Chùa Diệu Pháp - GHPGVNTN - DIEU PHAP TEMPLE
|
|
ĐẠI CƯƠNG
TRIẾT HỌC TRUNG QUÁN
Dịch giả:
Thích Viên Lý
CHƯƠNG II
8. ĐÓNG GÓP TÍCH CỰC CỦA LONG THỌ
Khi đọc “Trung Quán Tụng” (Madhyamaka Kàrias) lần đầu, có vẻ như
Long Thọ chỉ là một người tiêu cực không thể thỏa hiệp. Nhưng,
như Tiến Sĩ K. Venkata Ramanan đã đề ra một giải thích tuyệt
diệu: Trong “Đại Trí Độ Luận” (Mahàprajnàpàramità Sàstrà)
Long Thọ trình bày những quan điểm tích cực của ngài về vấn
đề Thực Tại – một vấn đề gây nhiều tranh luận.
1/ Cả “Trung Quán Tụng” (Madhyamaka
Kàrias) và “Đại Trí Độ Luận” (Mahàprajnàpàramita Sàstra) đều
coi vô tự tánh (naihsvàbhàvya), hay hạn định tánh, tương đối
tánh như là sự xâm nhập căn bản của “Không Tánh” (Sùnyata) xét
theo bản chất thế tục của sự vật, nhưng Đại Trí Độ Luận vạch
ra rõ ràng hơn Trung Quán Tụng về ngụ ý của vô thực thể tánh
của sự vật thế tục. Nó cho rằng khuynh hướng của con người
muốn coi tương đối như tuyệt đối bắt rễ từ khát vọng thầm kín
ban sơ trong thâm tâm con người muốn đạt được sự tuyệt đối (dharmaisanà).
Do Vô Minh thâm căn, khát vọng này bị áp dụng sai lầm. Loài
người bám víu vào tương đối và coi nó như là tuyệt đối cho nên
không thể tránh khỏi bị thất vọng. Nhưng nếu họ bám vào sự
khác biệt của tuyệt đối và coi chúng như là “tuyệt đối riêng
rẽ” thì họ lại vướng vào lỗi lầm “bám víu” – theo một hình
thức khác.
Long Thọ đã cố gắng vạch ra cho
người ta thấy cái chân lý sâu xa rằng điều kiện vô hạn định và
sự thể tuyệt đối không những chỉ là căn cơ của điều kiện hạn
định hay tương đối mà thật ra nó là bản chất của chính tương
đối, chứ không phải là một thực thể khác biệt với tương đối.
2/ Tuyệt đối, vô hạn định không
những là bản chất tối hậu của những thực thể mà còn là bản
chất tối hậu của con người.
Chính vì như thế, sự khao khát
thực tại của con người càng có ý nghĩa thâm sâu hơn. Với tư
cách là một cá thể, con người đương nhiên có liên hệ với toàn
thể thế giới, với các hiện tượng, với các “uẩn” (skandhas)
của y, tới hoàn cảnh ngẫu nhiên và hạn định, nhưng y không bị
tách ra khỏi cái vô hạn định – mà thật ra vô hạn định chính
là bản chất tối hậu của bản thể y, và y không bị trói buộc
vĩnh viễn vào sự phân hóa của mình. Hoàn toàn mải mê với sự
trình diễn thoáng qua của những thực thể hạn định, và không
biết đến ý nghĩa nội tại của bản thể mình, y nắm lấy tương
đối và coi nó như là tuyệt đối và do đó y không thể tránh
khỏi bị vướng mắc vào sự đau khổ. Một khi y tỉnh ngộ đối với
tính cách hạn định (sùnyata) của sự vật hạn định, lúc đó ý
thức về giá trị của y sẽ thay đổi. Y trở thành một người đã
biến đổi và lúc đó sự khao khát tuyệt đối (dharmaisana) của y,
lòng khao khát mong mỏi Thực Tại của y sẽ tìm thấy ý nghĩa và
nó được mãn nguyện.
Trung Quán tụng nhấn mạnh sự
không đầy đủ, sự không toàn vẹn, sự thiếu thực chất của các
dharmas (pháp, thực thể) và pudgala (tự ngã). Đại Trí Độ Luận
thì nhấn mạnh ý nghĩa của ý thức về sự bất toàn vẹn này,
và cho rằng chính sự ý thức sắc bén về sự không đầy đủ này
thổi cho tia lửa nhỏ bé của sự khao khát Thực Tại và tuyệt
đối trong con người bùng cháy thành ngọn lửa sống động của
chân lý.
3/ Thật ra, mọi căn bản khái
niệm chủ yếu của triết học Long Thọ đều nằm trong Trung Quán
Tụng (Kàrikà), nhưng chúng bị làm lu mờ bởi tính cách tiêu
cực của đường lối diễn đạt.
Tất nhiên phải là như thế, không
thể nào có thể khác hơn, bởi vì trong Trung Quán Tụng Long Thọ
thủy chung vẫn sử dụng kỹ thuật “thành phản chất nan luận
chứng” (prasangavàkya), cách lý luận theo qui mậu luận chứng. Sự
quan tâm chính yếu của ngài là vạch trần những sai lầm xem
tương đối tánh (nihsvabhàva) như là tuyệt đối tánh (sasvabhàva).
Ngay cả trong Trung Quán tụng Long Thọ đã xác định một cách
minh bạch rằng vật bị hạn định đã hiển thị thành vật vô hạn
định như là cơ sở tối hậu của nó.
“Cái có bản chất đi và đến, sanh
và diệt trên phương
diện hữu
hạn, thì cũng chính là Niết Bàn trên phương
diện vô
hạn định.”
(XXV, 9)
|
|
Chùa Diệu Pháp - DIEU PHAP TEMPLE - TĐGHPGVNTN
Chùa Diệu Pháp - DIEU PHAP TEMPLE - TĐGHPGVNTN
|
|