Chùa Diệu Pháp - GHPGVNTN - DIEU PHAP TEMPLE
|
|
THẬP NHỊ MÔN LUẬN Dịch Giả: Thích Viên Lý
CỬA THỨ
MƯỜI MỘT
QUÁN TAM
THỜI
Các pháp đều là không. Tại sao?
Một nhân không có trước, hay sau, hay đồng thời với quả. Như đã
nói trong những câu:
Nhân có trước quả, có sau quả, hay
có đồng thời với quả,
Những biến cố như vậy đều không thành.
Làm sao nhân có thể sanh ra biến cố?
Nếu nói chân có trước quả là không đúng. Tại sao?
Nếu một nhân có trước và từ nó sanh ra quả sau, thì không có
quả ngay từ đầu, vậy thì nhân của nó là gì? Nếu một quả có
trước nhân thì quả đã thành khi chưa có nhân, vậy tại sao nó
cần tới nhân? Nếu nhân và quả cùng một lúc thì không có sự
sanh sản. Thí dụ, hai cái sừng của một con bò sanh ra cùng
một lúc; sừng bên trái và sừng bên phải không sanh ra lẫn nhau.
Bởi vậy có thể suy luận rằng khi hai cái cùng sanh ra một lúc
thì chúng chẳng phải là những liên hệ “tam thời” (trước, sau,
và đồng thời) giữa nhân và quả.
Hỏi: Việc ngài bác bỏ liên hệ nhân quả trong
tam thời cũng không thành. Nếu sự bác bỏ có trước cái có thể
bác bỏ thì không thể có cái bị bác bỏ, vậy thì lấy cái gì
để mà bác bỏ? Nếu cái có thể bác bỏ có trước sự bác bỏ,
có nghĩa là cái có thể bác bỏ đã thành, cần gì bị bác bỏ?
Nếu sự bác bỏ và cái có thể bác bỏ có cùng một thời gian
với
nhau thì cũng không có nhân. Thí dụ, hai sừng của một con bò
được sanh ra đồng thời; sừng bên trái và sừng bên phải không
sanh ra nhau. Cho nên sự bác bỏ không sanh ra cái có thể bác bỏ,
hay ngược lại.
Đáp: Sự bác bỏ của bạn và có thể bác bỏ
đều có cùng sai lầm giống nhau. Nếu các pháp là không thì
không thể có sự bác bỏ lẫn cái bị bác bỏ. Nay bạn nói rằng
sự bác bỏ của tôi là không, vậy có nghĩa là điều tôi nói là
đúng [vì tôi nói các pháp đều là không]. Nếu tôi nói rằng
phải có sự bác bỏ và cái có thể bác bỏ thì tôi sai lầm như
bạn nói; nhưng tôi không nói rằng phải có sự bác bỏ và cái
có thể bác bỏ, vì vậy tôi sẽ không bị bạn coi là sai lầm.
Hỏi: Chúng ta nhận thấy một nhân có trước
một quả; thí dụ: người thợ gốm tạo một cái bình. Một nhân
không thể có sau một quả; thí dụ: vì có đệ tử cho nên có
thầy’ và họ chỉ được coi là đệ tử sau khi đã thụ huấn. Một
nhân và một quả cũng có thể đồng thời hiện hữu; thí dụ:
ngọn đèn và ánh sáng hiện hữu cùng một lúc. Vì vậy, nếu
nói rằng một nhân không có trước, không có sau, không đồng thời
với một quả là không đúng.
Đáp: Thí dụ của bạn về người thợ gốm làm
cái bình là không đúng. Tại sao? Nếu chưa có cái bình thì
người thợ gốm là nhân của cái gì? Giống như trường hợp của
người thợ gốm, không có thứ gì có thể là nhân trược quả.
Cũng không thể có nhân sau quả. Nếu không có đệ tử
thì ai có thể là thầy? Vì vậy không thể có nhân sau quả.
Nếu bạn nói rằng giống như ngọn đèn và ánh sáng,
nhân và quả hiện hữu đồng thời, thì nhân mà bạn nói đó vẫn
không đúng. Hãy cho rằng ngọn đèn và ánh sáng hiện hữu đồng
thời, làm sao chúng có thể sanh ra nhau?
Vì vậy nhân và duyên là không. Do đó, bạn nên biết
rằng tất cả hữu vi pháp, vô vi pháp và chúng sanh đều là không.
|
|
Chùa Diệu Pháp - DIEU PHAP TEMPLE - TĐGHPGVNTN
Chùa Diệu Pháp - DIEU PHAP TEMPLE - TĐGHPGVNTN
|
|