Phật Giáo và Giáo Dục là một tác phẩm không chỉ giá trị về mặt triết lý giáo dục mà còn bao gồm cả hệ thống giáo dục và thành quả giáo dục ưu việt có khả năng thích ứng cao với mọi quốc độ và thời đại. Tác giả đã dẫn chứng một cách cụ thể những lời dạy của Đức Phật, những nhân vật đặc trưng và một số ngôi trường đã đạt được những thành tích giáo dục tiêu biểu.
Tác giả của Phật Giáo và Giáo Dục là dịch và tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng; đã tốt nghiệp Tiến sĩ Tôn Giáo Học tại Đại học University of The West ở tiểu bang California, Hoa Kỳ và được xem như một học giả – hành giả uy tín hiện nay. Với tất cả sự trân trọng, chúng tôi xin giới thiệu đến chư liệt vị tác phẩm Phật Giáo Và Giáo Dục của Hòa Thượng Thích Viên Lý. Kính mời Quý độc giả cùng xem.
Thượng Thích Viên Lý.
Hoa Kỳ 2019
Nhà xuất bản Bodhi Wisdom.
Hoa Kỳ 2019
Nhà xuất bản Bodhi Wisdom.

TOÁT YẾU
Giáo dục vào thế kỷ thứ 21 là hướng đến sự thu thập kiến thức, đặc biệt là kiến thức về thông tin truyền thông.Thời đại mà kỹ thuật áp đặt lên hệ thống giáo dục để đào tạo ra nhiều chuyên viên tốt nghiệp hơn trong các ban ngành kỹ thuật, mà tất cả được trang bị chỉ bằng những X và O cùng với thiết bị và dụng cụ tối tân của họ.
Tuy nhiên, điều thiếu sót trong phương pháp sư phạm hiện nay là sự hiểu biết về cái bản ngã và, sự phát triển về cả hai năng lực thân và tâm để có thể tạo thành một cá nhân biết sống hài hòa với chính họ và với thế giới chung quanh họ. Đáng buồn thay, phần lớn các học viện giáo dục ngày nay đã quên dạy điều tối ưu quan trọng trong cuộc sống như lòng từ bi và sự thương cảm đối với đồng loại và muôn loài chúng sanh, đồng thời phải có bổn phận và hành động giúp giảm đi sự khổ đau của nhiều bằng hữu và người lân cận với mình. Những người tốt nghiệp và học viên ngày nay, phần lớn, chỉ nhắm vào mỗi một việc là làm sao để kiếm tiền, làm sao để kiếm thật nhiều lợi nhuận cho mình để có thể mua sắm mọi thứ vật thực kể cả danh vọng trong cuộc sống
mà họ mong ước. Trong tiến trình này, nó chính là cái bản ngã mà người ta tôn quý, mà quên đi trách nhiệm của họ đối với người khác cũng như môi trường mà sự sống đang rất cần đến.
mà họ mong ước. Trong tiến trình này, nó chính là cái bản ngã mà người ta tôn quý, mà quên đi trách nhiệm của họ đối với người khác cũng như môi trường mà sự sống đang rất cần đến.
Không có cùng định hướng về tinh thần thủ chấp được xuất phát từ cái tôi; nền giáo dục Phật Giáo đưa ra một khuôn mẫu khác. Trong hệ thống giáo dục này, cả kiến thức hữu hình và quan trọng hơn nữa, kiến thức vô hình được truyền từ vị thầy đến học trò của mình. Người thầy đóng vai trò như là cha mẹ, nuôi dưỡng và hướng dẫn người học trò để người ấy có thể đạt đến khả năng tối đa của họ và, dùng khả năng ấy để giúp ích cho xã hội và thế giới muôn loại. Kiến thức này, kết hợp với sự thực hành đường lối Trung Đạo, sẽ giúp cho cá nhân người ấy làm chủ được tâm thức, kiềm chế được hành vi của mình, tránh xung đột với người khác và giải quyết mọi vấn đề mà cả hai phía đều thật sự lợi lạc qua sự đồng thuận, hoan hỷ.
Tóm lại, nghiên cứu trong tác phẩm này với chủ đích đưa ra một khuôn mẫu về giáo dục dựa trên hệ thống giáo dục Phật Giáo khả dĩ có thể dễ dàng đem ra áp dụng và khai triển bởi bất kỳ học viện giáo dục nào trên toàn thế giới.
CHƯƠNG 1: DẪN NHẬP
Bối Cảnh Phật Giáo
Tiến trình phát triển của Phật Giáo đã được thiết đặt nền móng vào khoảng giữa thế kỷ thứ 7 và thứ 5 trước Tây Lịch, khi giai cấp tăng lữ của Bà La Môn
giáo trong các vương quốc Ấn Độ đã tiến đến địa vị có uy quyền, thậm chí còn cao hơn cả vua chúa và giới quý tộc.
giáo trong các vương quốc Ấn Độ đã tiến đến địa vị có uy quyền, thậm chí còn cao hơn cả vua chúa và giới quý tộc.
Tôn giáo nổi bật vào thời kỳ đó là Vệ Đà, một tôn giáo đa thần nhấn mạnh đến sự kỳ vọng về đời sau sẽ là cõi thiên đàng, đã được nêu rõ trong các giáo lý của kinh Vệ Đà. Siddhartha Gautama, vị hoàng tử sinh vào khoảng 556 trước Tây Lịch, đã từ bỏ hoàng cung vào lúc 19 tuổi để theo đuổi một đời sống đơn sơ và khổ hạnh.
Sau thời gian 6 năm khổ hạnh, Ngài đã tu tập bằng con đường Trung Đạo, được hiểu như một cuộc sống trung dung giữa hai thái cực về sự khổ hạnh và
Đấng Siddhartha Gautama, người đã bị ngăn cản không cho thấy sự nghèo đói và khổ đau vào thời kỳ non trẻ, đã dốc hết thời gian để tìm ra giáo lý Trung
Đạo vì ngài đã chứng kiến bốn sự thấy biết về đau khổ: một người già, một người bệnh, một xác chết và một tu sĩ – những sự thấy biết này đã làm cho tâm tư ngài ngập tràn tư duy và khổ não và, do đó đã thúc đẩy ngài quyết tâm đi tìm con đường thoát khổ.
Đấng Siddhartha Gautama, người đã bị ngăn cản không cho thấy sự nghèo đói và khổ đau vào thời kỳ non trẻ, đã dốc hết thời gian để tìm ra giáo lý Trung
Đạo vì ngài đã chứng kiến bốn sự thấy biết về đau khổ: một người già, một người bệnh, một xác chết và một tu sĩ – những sự thấy biết này đã làm cho tâm tư ngài ngập tràn tư duy và khổ não và, do đó đã thúc đẩy ngài quyết tâm đi tìm con đường thoát khổ.
Ban đầu, ngài tu theo phương pháp khổ hạnh, nhưng do ý thức rõ khổ hạnh không đưa dẫn đến giải thoát giác ngộ, do vậy ngài quyết định giải thoát khổ đau bằng chính sự tập trung quán chiếu. Ngài cũng đã quyết định đi theo đường lối
Trung Đạo, vì ngài tin rằng, thân và tâm có sự tương liên và, khi mà hoàn toàn khổ hạnh thì làm cho cơ thể bị suy kiệt vì thiếu dinh dưỡng, do đó đưa tới tâm trí bị suy kém. Mặt khác, nếu người ta quá nuông chiều bản ngã, thì cơ thể và tâm trí cũng đều sẽ bị hư hỏng. Cho nên, Trung Đạo là đường lối mà Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã hành trì, đạt ngộ và khai thị cho những đệ tử của ngài.
Trong suốt 49 ngày đêm thiền định, thái tử Siddhartha đã đạt được sự toàn giác dưới cội cây Bồ Đề. Đức Phật biết rõ toàn bộ đời sống thuộc về nhiều kiếp quá khứ của mình và toàn bộ chu kỳ sinh và tái sinh (Túc Mạng Minh).
Ngài cũng chứng được Thiên Nhãn Minh và Lậu Tận Minh, chấm dứt mọi khổ đau, phiền não và, truyền bá giáo pháp mầu nhiệm do ngài chứng ngộ để giúp cho mọi loài giải thoát khổ đau.
Bài pháp đầu tiên mà Đức Phật đã thuyết giảng cho 5 anh em Tôn giả Kiều Trần Như là giáo pháp Tứ Diệu Đế. Tứ Diệu Đế là bốn chân lý mầu nhiệm gồm có:
1. Khổ đế: Thực trạng khổ đau của đời sống gồm có Tam khổ và Bát khổ;
2. Tập đế: Nguồn gốc đưa dẫn đến khổ đau gồm có: 12 nhân duyên hay nói gọn là do vô minh tham dục;
3. Diệt đế: Chấm dứt khổ đau – cảnh giới giải thoát niết bàn;
4. Đạo đế: Con đường chấm dứt khổ đau. Bằng cách thực hành Bát Chánh Đạo: Chánh Kiến, Chánh Tư Duy, Chánh Ngữ, Chánh Nghiệp, Chánh Mạng,
Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định.
Chánh Tinh Tấn, Chánh Niệm và Chánh Định.
Toàn bộ kinh điển của Phật Giáo được gọi là “Tam Tạng Kinh Điển”, có nghĩa là “ba cái giỏ”, chứa đựng
giáo pháp của Đức Phật. Tam Tạng Kinh điển này được chia thành ba tạng chính:
giáo pháp của Đức Phật. Tam Tạng Kinh điển này được chia thành ba tạng chính:
1. Sutta (Kinh Tạng);
2. Vinaya (Luật Tạng);
3. Abhidhamma (Luận Tạng).
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã thị hiện niết bàn năm ngài 80 tuổi và những đệ tử của ngài tiếp tục lưu bố giáo pháp của ngài đến khắp mọi nơi. Tuy nhiên, trên mặt bản môn thì Đức Phật đã thành đạo từ vô lượng kiếp quá khứ và ngài vẫn có mặt nơi cõi ta bà này để giáo hóa độ sanh như Phẩm thứ 16 của Kinh Pháp Hoa đã ghi rõ.
Sự Truyền Bá Phật Giáo
Giáo pháp của Đức Phật đã được lưu bố khắp xứ Ấn Độ sau khi Đức Phật thị hiện nhập niết bàn. Tuy nhiên, giáo pháp vi diệu của Ngài đã truyền bá sang các quốc gia khác là do công đức của vua Asoka. Sau cuộc chinh phục vương quốc Kalingas đã khiến cho hơn một trăm ngàn người Kalinga bị giết chết, Đại đế Asoka (A Dục Vương) đã vô cùng hối hận, do vậy ông đã cải đạo và trở thành một Phật tử thuần thành vào thế kỷ thứ 3 trước Tây Lịch. Vua Asoka đã phát tâm bảo trợ Đại Hội Kết Tập Kinh Điển lần thứ 3 và phát tâm trùng kiến, xây dựng các tự viện Phật Giáo cũng như áp dụng Phật pháp vào chính sách trị quốc để nâng cao đức tin và giúp cho đất nước phồn thịnh, dân chúng có một đời sống đạo đức, hạnh phúc, an lạc.
Sau giai đoạn này, Phật Giáo đã được truyền bá trên khắp Ấn Độ và vượt xa hơn nữa trên nhiều quốc gia. Trong quá trình này, một số trường phái mới bắt đầu triển khai đến những vùng đất khác nhau bên ngoài Ấn Độ. Hình thức nguyên thủy nhất của Phật Giáo, được gọi là Phật Giáo Nguyên Thủy (Theravada), được truyền bá khắp vùng Đông Nam Á, nơi đây Phật Giáo Nguyên Thủy vẫn còn được thực hành cho đến ngày nay như tại Tích Lan, Miến Điện, Lào, Cam Bốt, Thái Lan, Việt Nam…
Phật Giáo Nguyên Thủy nhấn mạnh đến việc Đức Phật là một nhân vật lịch sử có thật, không mang
sắc thái tôn giáo. Trường phái thứ hai, Phật Giáo Đại Thừa (Mahayana). Phật giáo Đại Thừa cho rằng, Đức Phật Thích Ca (Gautama – Cồ Đàm) là đời Phật gần nhất của nhiều thế hệ Phật. Tiêu biểu gồm 7 Đức Phật như sau:
sắc thái tôn giáo. Trường phái thứ hai, Phật Giáo Đại Thừa (Mahayana). Phật giáo Đại Thừa cho rằng, Đức Phật Thích Ca (Gautama – Cồ Đàm) là đời Phật gần nhất của nhiều thế hệ Phật. Tiêu biểu gồm 7 Đức Phật như sau:
1. Phật Tỳ Bà Thi: Nhập Niết Bàn cách đây chín mươi mốt kiếp, thọ tám vạn tuổi.
2. Phật Thi Khí: Nhập Niết Bàn cách đây ba mươi mốt kiếp, thọ bảy vạn tuổi.
3. Phật Tỳ Xá Phù: Nhập Niết Bàn cách đây ba mươi mốt kiếp, thọ sáu vạn tuổi.
4. Phật Câu Lưu Tôn: Xuất hiện vào kiếp thứ sáu trong hiền kiếp, thọ bốn vạn tuổi.
5. Phật Câu Na Hàm Mâu Ni: Xuất hiện vào kiếp thứ bảy, thọ ba vạn tuổi.
6. Phật Ca Diếp: Xuất hiện vào kiếp thứ tám, thọ hai vạn tuổi.
7. Phật Thích Ca Mâu Ni: Xuất hiện vào kiếp thứ chín thọ 80 tuổi.
Giáo phái này theo đường bộ, truyền từ Bắc Ấn Độ đến A Phú Hãn, đến Trung Hoa qua ngã Con Đường Tơ Lụa, tiếp tục đến Việt Nam, Trung Hoa, Tây Tạng, Đại Hàn, Nhật Bản… Một giáo phái Phật Giáo khác đó là Phật Giáo Kim Cương Thừa (Vajrayana), hay Phật Giáo Tây Tạng, đã tiến hóa từ thế kỷ thứ 4 cho đến thế kỷ thứ 6 với việc thiết lập các trung tâm tu học Phật Giáo ở vùng Đông Bắc Ấn Độ. Trường phái Phật Giáo này bao gồm nhiều sự tu tập và sinh hoạt qua nghi thức tâm linh và, nhấn mạnh đến khả năng của con người dùng năng lực tâm-vật lý của họ để đạt đến sự tỉnh giác cao xa hơn.
Một khía cạnh đáng ghi nhận trong sự truyền bá Phật Giáo qua đường bộ là làm cách nào mà Con Đường Tơ Lụa đã giúp tạo điều kiện cho việc này. Con Đường Tơ Lụa, như chúng ta biết, đã tạo nên mối dây thương mại giữa Âu Châu và Phương Đông. Con đường ấy bắt đầu từ Nam Tư, xuyên qua Ấn Độ, và chia ra làm hai lối tiến về phương Đông dọc theo biên giới của xứ sa mạc Taklamakan, cuối đường là đến vùng tây bắc Trung Hoa.
Con đường này được dùng từ thế kỷ thứ 2 trước Tây Lịch đến thế kỷ thứ 15 sau Tây Lịch, hay cho đến khi các tuyến đường biển trở thành lộ trình chính trong việc thương mại và du hành từ Âu Châu sang Phương Đông. Tơ lụa từ Trung Hoa được gửi sang Ý, nho và rượu nho được đưa vào Á Châu, nhưng điều quan trọng hơn nữa là, việc Phật
Giáo bắt đầu được truyền bá dọc theo Con Đường Tơ Lụa ngay từ khi có các nhà thương buôn và người lữ hành trên lộ trình này. Các Tăng sĩ Phật Giáo sống dọc theo con đường trong các hang động có khắc hình tượng Đức Phật. Vào năm 67 sau Tây Lịch, Hoàng Đế nhà Hán ở Trung Hoa bắt đầu quan tâm đến Phật Giáo và mong muốn chuyển dịch kinh điển Phật Giáo từ tiếng Phạn sang tiếng Hoa. Vào thời kỳ này, đã có rất nhiều tự viện Phật Giáo được thiết lập rải rác dọc theo Con Đường Tơ Lụa. Thiền Tông Phật Giáo phát triển mạnh ở Việt Nam, Trung Hoa và sau này khi truyền sang Nhật Bản thì được
gọi là Thiền Phật Giáo (Zen).
gọi là Thiền Phật Giáo (Zen).
Phật Giáo ở Phương Tây
Vào thế kỷ thứ 19, Phật Giáo đã được đưa vào Hoa Kỳ do những người di dân Trung Hoa và Ấn Độ mong thoát khỏi cảnh nghèo túng và sự khủng bố tại mẫu quốc của họ. Hai vị Phật tử đáng ghi nhận đó là Ngài Dharmapala từ Tích Lan và Ngài Soyan Shoku, một thiền sư từ Nhật Bản, đã lôi cuốn hấp dẫn thính giả trong kỳ Hội Nghị Tôn Giáo Thế Giới ở Chicago vào thế kỷ thứ 19.
Nhiều thành viên của khối thính giả này đã cảm thấu được những gì mà hai vị diễn giả này đã nêu lên và, điều này đã mở đường cho việc bắt đầu nghiên cứu Phật Giáo tại nhiều trung tâm học thuật ở Hoa Kỳ. Sự phát triển của ngành du lịch và thương mại cộng với dòng nhập cư vào Hoa Kỳ trong đó có chư Tăng Việt Nam đã giúp mở đường cho Phật Giáo thăng hoa tại Hoa Kỳ một cách tốt đẹp.
Những Vấn Đề Nghiên Cứu
Các câu hỏi được nêu ra dưới đây hy vọng để có được những trả lời là:
1. Phật Giáo có thể được coi như là một hệ thống giáo dục mà trong đó học viên được dạy để hiểu lấy chính họ trong bối cảnh của sự hiểu biết về những
chúng sinh khác trong vũ trụ hay không?
chúng sinh khác trong vũ trụ hay không?
2. Làm thế nào để Phật Giáo có thể được hiểu như là một công cụ (phương tiện) hiện đại của giáo dục trong thế giới ngày nay?
Những ghi nhận được đặt ở phần đầu của tác phẩm này là, Phật Giáo chắc chắn là một cách sống có tầm quan trọng cho sự giáo dục của con người, giải thoát họ ra khỏi những ràng buộc của vô minh và khổ đau.
Phật Giáo không mâu thuẫn với bất kỳ một triết lý sống cổ đại hoặc hiện đại nào, Phật Giáo cũng không đi ngược với bất cứ truyền thống văn hóa tốt đẹp nào mà là một đạo tiêu biểu cho sự thương yêu và hiểu biết, được thế giới công nhận là đạo của hòa bình, từ bi và trí tuệ và, vì vậy có thể đem ra áp dụng vào cuộc sống thiết thực của chúng ta ngay trong bối cảnh hiện nay và tương lai.
>>> Xem tiếp CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP HỌC