Phật giáo và giáo dục chương 2 sẽ chia sẻ về những nội dung xoay quanh: Đề Án khảo sát, Nghiên cứu bậc nhì, Độ tin cậy, độ hiệu lực và độ phổ quát. Kính mời độc giả cùng đón đọc.
ĐỀ ÁN KHẢO SÁT
Công cụ nghiên cứu chính sẽ được sử dụng trong chương này là phương pháp đề án khảo sát. Phương pháp đề án khảo sát là một hình thức nghiên cứu sớm nhất bắt nguồn từ thời Đức Phật. Xuyên qua quá trình thiền quán, Đức Phật đã liễu triệt vô lượng kiếp quá khứ (Túc Mệnh Minh), thấu triệt như thật mọi hiện tượng bao gồm hữu vi và vô vi (Thiên Nhãn Minh) và, đoạn
tận mọi vô minh minh lậu hoặc (Vô Lậu Minh).
Sau này Phương pháp đề án khảo sát được ứng dụng tại Âu Châu, đặc biệt là ở Pháp. Tại Hoa Kỳ, học viện tiên phong với phương thức đề án khảo sát này là Phân Khoa Xã Hội Học tại Đại Học Chicago vào năm 1935. Học viện Chicago sau đó được coi như là học viện đầu tiên sử dụng phương pháp đề án khảo sát. Tuy nhiên, với sự gia tăng trong việc sử dụng các phương pháp nghiên cứu định lượng, việc sử dụng phương pháp đề án khảo sát đã mất đi chỗ đứng qua một thời gian. Trong các lãnh vực, lãnh vực xã hội học là lãnh vực thường hay kết hợp với phương pháp này nhiều nhất.
Các nhà phê bình cho rằng sự lệ thuộc của nhà nghiên cứu về một trường hợp đơn độc không thể đưa ra một nhận định toàn diện của vấn đề đang được nắm giữ. Điều này nghịch lại với thực tế rằng, nhiều nghiên cứu dùng phương pháp này để tạo nhiều trường hợp như thế làm những mô thức cho sự kiện được quan sát và ghi chép và; những mô thức này sau đó làm mạnh thêm lý thuyết hoặc giả thuyết ban đầu. Việc sử dụng nhiều trường hợp cũng cho phép đạt phương pháp tam giác trong ý nghĩa là các mô thức được kiểm chứng bằng phép chéo góc giữa các sự kiện đang nắm giữ.
Do đó, phương pháp đề án khảo sát có thể được mô tả như là một cuộc điều tra thực nghiệm mà quan sát vào sự kiện môi trường sống thực sự của nó, giúp cho các nhà nghiên cứu hiểu rõ một sự kiện hay đối tượng phức tạp, và vì vậy, phương pháp này giúp làm tăng thêm những gì đã biết đối với các vấn đề hoặc những sự kiện(Yin, 2003, 23-25).
Trên trang web của Đại Học Nova Southeastern có viết rằng, phương pháp đề án khảo sát của sự nghiên cứu cho ra sự tham cứu một phương pháp tiếp cận đa dạng mà nhà nghiên cứu có thể cho những người trong nhóm đề án khảo sát một tiếng nói và, những sự diễn đạt cũng như các mối quan hệ và tương tác phức tạp giữa những người trong nhóm đề án khảo sát này.
Trong sự phân tích những số liệu và dữ kiện sự đề án khảo sát, nhà nghiên cứu phải có khả năng đưa ra một mẫu phân tích. Chẳng hạn như, để thu thập số liệu dữ kiện, nhà nghiên cứu có thể sử dụng các công cụ như lược đồ, phương thức, bảng liệt kê sự thường xuyên của các sự kiện, hoặc người ấy có thể tận dụng khả năng ghép nối các mô thức của các sự kiện được tìm thấy trong mỗi trường hợp trong tay. Giá trị của sự khảo sát được nâng cao khi các mô thức đồng dạng, hoặc có xu hướng như vậy. Ngoài ra, nếu các mô thức dự đoán mà thích nghi với những gì có trong giả thuyết ban đầu của sự khảo sát, thì giá trị tổng quát có thể gắn cho sự kiện, vấn đề hay đối tượng đang nghiên cứu.
NGHIÊN CỨU BẬC NHÌ
Nhằm tìm kiếm các dữ kiện có thể hỗ trợ hoặc vô hiệu hóa các phát biểu của luận án trên, nghiên cứu bậc nhì cũng sẽ phải được thực hiện trên cùng một đề tài. Vì vậy, nghiên cứu bậc nhì là cần thiết để kiểm chứng chéo góc và xác định các kết quả. Ngoài ra, cũng có thể có những phát hiện trong nghiên cứu bậc nhì sẽ mâu thuẫn hay vô hiệu hóa các phát hiện ban đầu và, vì thế chúng có thể trở thành cơ sở cho những khuyến cáo cho các
nghiên cứu trong tương lai.
ĐỘ TIN CẬY – ĐỘ HIỆU LỰC – ĐỘ PHỔ QUÁT
Phẩm chất dữ kiện của các vấn đề cũng phải được nêu ra một vài sự chú ý để bảo đảm độ tin cậy của nghiên cứu. Những gì sau đó là những điều sẽ được thực hiện trong nghiên cứu liên quan đến độ tin cậy, tính hiệu lực và sự phổ quát của công trình nghiên cứu. Nó cũng bao gồm một vài thử thách đối với thành quả trên ba khía cạnh.
Độ tin cậy
Độ tin cậy có nghĩa là, nếu một nghiên cứu có một chỉ số hoặc mức độ đáng tin cậy, thì nó sẽ cho ra cùng kết quả mỗi lần cùng với một sự vật được đo lường miễn là đối tượng đo lường không thay đổi (Neuman, 1994). Đó là mối quan tâm chính của sự tái lập lại nghiên cứu bởi các nhà nghiên cứu khác.
Nhằm cải thiện độ tin cậy của công trình nghiên cứu, đề án khảo sát cần phải được đọc trước một cách kỹ lưỡng qua những kinh điển có sẵn trên tuyến mạng hay các thư viện gần nhất. Chỉ sau khi hiểu rõ kinh điển thì sự so sánh độ tin cậy mới có thể thiết lập giữa hệ thống giáo dục của nhiều quốc gia và hệ thống giáo dục được coi như là giới luật của Phật Giáo.
Độ hiệu lực
Độ hiệu lực thì liên quan với những phát hiện thực sự là những gì chúng được đề cập đến (Saunders et al., 2003). Jankowicz (2005) đã khẳng định rằng, các phép đo lường được thực hiện là có hiệu lực nếu chúng chính xác và phản ảnh những chi tiết trong các dữ kiện không lệch lạc. Độ hiệu lực thường cũng được thiết lập bằng cách kiểm tra xem các thông tin ấy có đồng nhất với những phương pháp đo lường khác hay không. Độ hiệu lực của nghiên cứu này cũng được thiết lập bằng cách kiểm chứng các kết quả của các nghiên cứu tương tự và so sánh chúng với các dữ kiện có được.
Độ phổ quát
Điều này đề cập đến mức độ mà người ta có thể rút ra kết luận từ các dữ kiện (Saunders et al, 2000). Tuy nhiên, với số lượng mẫu lấy từ những quá trình thu thập các dữ kiện dùng trong nghiên cứu này, lẫn các đề xuất của nghiên cứu được tin cậy rằng, các phát hiện có thể được áp dụng tương đương với những nghiên cứu khác trong cùng một lãnh vực.
(Còn tiếp)
Trên đây là chương 2 trong cuốn sách Phật giáo và giáo dục mà Chùa Diệu Pháp muốn chia sẻ đến Quý độc giả. Hãy tiếp tục theo dõi Phật giáo và giáo dục chương 3 chia sẻ chi tiết về :Dữ kiện bậc nhì – Đề án khảo sát kinh điển Phật giáo nhé!