LỜI GIỚI THIỆU
Phật Giáo và Giáo Dục là một tác phẩm không chỉ giá trị về mặt triết lý giáo dục mà còn bao gồm cả hệ thống giáo dục và thành quả giáo dục ưu việt có khả
năng thích ứng cao với mọi quốc độ và thời đại. Tác giả đã dẫn chứng một cách cụ thể những lời dạy của Đức Phật, những nhân vật đặc trưng và một số ngôi trường đã đạt được những thành tích giáo dục tiêu biểu.
Tác giả của Phật Giáo và Giáo Dục là dịch và tác giả của nhiều tác phẩm nổi tiếng; đã tốt nghiệp Tiến sĩ Tôn Giáo Học tại Đại học University of The West ở tiểu bang California, Hoa Kỳ và được xem như một học giả – hành giả uy tín hiện nay.
Với tất cả sự trân trọng, chúng tôi xin giới thiệu đến chư liệt vị tác phẩm Phật Giáo Và Giáo Dục của Hòa Thượng Thích Viên Lý.
Hoa Kỳ 2019
Nhà xuất bản Bodhi Wisdom.
TOÁT YẾU
Giáo dục vào thế kỷ thứ 21 là hướng đến sự thu thập kiến thức, đặc biệt là kiến thức về thông tin truyền thông. Thời đại mà kỹ thuật áp đặt lên hệ thống giáo dục để đào tạo ra nhiều chuyên viên tốt nghiệp hơn trong các ban ngành kỹ thuật, mà tất cả được trang bị chỉ bằng những X và O cùng với thiết bị và dụng cụ tối tân của họ.
Tuy nhiên, điều thiếu sót trong phương pháp sư phạm hiện nay là sự hiểu biết về cái bản ngã và, sự phát triển về cả hai năng lực thân và tâm để có thể tạo thành một cá nhân biết sống hài hòa với chính họ và với thế giới chung quanh họ. Đáng buồn thay, phần lớn các học viện giáo dục ngày nay đã quên dạy điều tối ưu quan trọng trong cuộc sống như lòng từ bi và sự thương cảm đối với đồng loại và muôn loài chúng sanh, đồng thời phải có bổn phận và hành động giúp giảm đi sự khổ đau của nhiều bằng hữu và người lân cận với mình.
Những người tốt nghiệp và học viên ngày nay, phần lớn, chỉ nhắm vào mỗi một việc là làm sao để kiếm tiền, làm sao để kiếm thật nhiều lợi nhuận cho mình để có thể mua sắm mọi thứ vật thực kể cả danh vọng trong cuộc sống mà họ mong ước.
Trong tiến trình này, nó chính là cái bản ngã mà người ta tôn quý, mà quên đi trách nhiệm của họ đối với người khác cũng như môi trường mà sự sống đang rất cần đến.
Không có cùng định hướng về tinh thần thủ chấp được xuất phát từ cái tôi; nền giáo dục Phật Giáo đưa ra một khuôn mẫu khác. Trong hệ thống giáo dục này, cả kiến thức hữu hình và quan trọng hơn nữa, kiến thức vô hình được truyền từ vị thầy đến học trò của mình. Người thầy đóng vai trò như là cha mẹ, nuôi dưỡng và hướng dẫn người học trò để người ấy có thể đạt đến khả năng tối đa của họ và, dùng khả năng ấy để giúp ích cho xã hội và thế giới muôn loại.
Kiến thức này, kết hợp với sự thực hành đường lối Trung Đạo, sẽ giúp cho cá nhân người ấy làm chủ được tâm thức, kiềm chế được hành vi của mình, tránh xung đột với người khác và giải quyết mọi vấn đề mà cả hai phía đều thật sự lợi lạc qua sự
đồng thuận, hoan hỷ.
Tóm lại, nghiên cứu trong tác phẩm này với chủ đích đưa ra một khuôn mẫu về giáo dục dựa trên hệ thống giáo dục Phật Giáo khả dĩ có thể dễ dàng đem ra áp dụng và khai triển bởi bất kỳ học viện giáo dục nào trên toàn thế giới.
Cuốn sách Phật Giáo và Giáo Dục được chia làm 22 chương bao gồm:
– Bối cảnh Phật Giáo
– Sự Truyền Bá Phật Giáo
– Phật Giáo ở Phương Tây
– Những Vấn Đề Nghiên Cứu
– Đề Án Khảo Sát
– Nghiên Cứu Bậc Nhì
– Độ Tin Cậy, Độ Hiệu Lực Và Độ Phổ Quát
– Độ Hiệu Lực
– Độ Phổ Quát
CHƯƠNG 3: DỮ KIỆN BẬC NHÌ – ĐỀ ÁN KHẢO SÁT KINH ĐIỂN PHẬT GIÁO
– Kinh Tạng
– Luật Tạng
– Luận Tạng
– Đối Tượng của Giáo Dục Phật Giáo
– Sự Tiếp Cận Giáo Lý của Đức Phật
– Phật Giáo là một nền Giáo Dục và không phải là …
– Giáo Dục Phật Giáo tại Anh Quốc
– Giáo Dục Phật Giáo tại Hoa Kỳ
– Mục Tiêu về Giáo Dục Hoa Kỳ và Phật Giáo
– Mô Hình Dung Hợp về Giáo Dục
– Khuyến Nghị cho Những Nghiên Cứu trong Tương Lai
CHƯƠNG 6: GIÁO DỤC PHÙ HỢP VỚI PHẬT PHÁP
– Rèn Luyện Tâm
– Trường Đạo Pháp Ở Quốc Gia Phật Giáo Sri Lanka 70
CHƯƠNG 7: GIÁO DỤC PHẬT GIÁO GIÚP ĐẠT ĐƯỢC MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
– Dẫn nhập
– Mục tiêu phát triển bền vững
– Giáo dục là mục tiêu phát triển bền vững
CHƯƠNG 8: MỤC TIÊU CỦA GIÁO DỤC PHẬT GIÁO
– Phật giáo và giáo dục
– Mục tiêu của giáo dục Phật giáo
– Hệ thống giáo dục hiện đại theo quan điểm Phật giáo
– Kết luận
CHƯƠNG 9: LỊCH SỬ THÀNH LẬP HỆ THỐNG TRƯỜNG PHẬT PHÁP Ở SRI LANKA
– Công Đức Về Giáo Dục Của Nhà Sáng Lập
– Hội Thông Thiên Học Henry Steel Olcott
– Thiết Lập Hệ Thống Trường Phật-Pháp
CHƯƠNG 10: HENRY STEEL OLCOTT THÀNH LẬP TRƯỜNG PHẬT GIÁO Ở ẤN ĐỘ VÀ SRI LANKA
– Tiểu Sử Đại-Tá Henry Steel Olcott
– Lập Hệ Thống Trường Học Miễn Phí … Ở Ấn Độ
– Thành Lập Hệ Thống Trường Phật Pháp Ở Sri Lanka
– Kết Luận
CHƯƠNG 11: ĐẠI HỌC PHẬT GIÁO NALANDA THỜI XƯA
– Đại Sư Huyền-Trang Hành Hương Nalanda
– Đại Sư Nghĩa Tịnh Ở Nalanda
– Nghệ Thuật Kiến Trúc Kỳ Diệu
– Thời Sơ Khai Của Nalanda
– Nalanda Phát Triển Trong Triều Đại Gupta
– Thời Kỳ Hậu Gupta
– Đại Học Nalanda Trong Triều Đại Pala Gặp Đại Họa 11510 THÍCH VIÊN LÝ • PHẬT GIÁO VÀ GIÁO DỤC
CHƯƠNG 12: DI TÍCH ĐẠI HỌC NALANDA THỜI XƯA THÀNH LẬP ĐẠI HỌC NALANDA MỚI
– Tìm Thấy Di Tích Đại Học Nalanda Thời Xưa 119
– Dự Án Thành Lập Tân Đại Học Nalanda 121
– Đại Học Nalanda Gồm Có 4 Phân Khoa Chính Yếu 123
– Phân Khoa Nghiên Cứu Lịch Sử 123
– Phân Khoa Nghiên Cứu Sinh Thái Và Môi Trường 124
– Phân khoa Nghiên Cứu Phật Giáo, Triết Học Và… 125
– Phân Khoa Ngôn Ngữ, Văn Chương và Các Môn… 126
CHƯƠNG 13: ĐẠI SƯ HUYỀN TRANG ĐI ẤN ĐỘ THỌ GIÁO Ở ĐH NALANDA VÀ CHIÊM BÁI THÁNH ĐỊA
– Lưu Lại Xứ Kashmir
– Thăm Viếng Những Thánh Địa Ở Ấn Độ
– Đại Sư Huyền Trang Ở Đại Học Nalanda
– Đại Sư Huyền Trang Hồi Hương…
– Đại Sư Huyền Trang Từ Biệt Ấn Độ Và Hồi Hương
CHƯƠNG 14: ĐẠI SƯ HUYỀN TRANG & PHẬT GIÁO ĐẠI THỪA
– Cố Vấn Cho Triều Đình
– Sơ Lược Tiểu Sử Đại Sư Huyền-Trang
CHƯƠNG 15: ĐẠI HỌC PHẬT GIÁO NAROPA Ở TIỂU BANG COLORADO
– Sứ Mạng Và Những Tiêu Chuẩn Của Naropa University
– Tuyên Ngôn Sứ Mạng Của Naropa University
– Những Tiêu Chuẩn Của Naropa University
CHƯƠNG 16: ĐẠI HỌC UNIVERSITY OF THE WEST
– Lịch Sử Thành Lập
– Tiểu Sử Hòa Thượng Tinh Vân…
– Thu Học Phí Thấp
– Những phân khoa chủ yếu của UWest
CHƯƠNG 17: ĐẠI HỌC SOKA UNIVERSITY OF AMERICA
– Du Học Ngoại Quốc
– Lịch Sử Thành Lập Soka University of America
– Bành Trướng Trong Tương Lai
CHƯƠNG 18: ĐẠI HỌC SOKA UNIVERSITY Ở NHẬT BẢN
– Triết Lý Giáo Dục Của Soka University
– Ba nguyên tắc căn bản của Soka University
– Cơ sở cao nhất để thụ huấn giáo-dục nhân bản
– Cái nôi của một nền văn hóa mới
– Thành trì bảo vệ hòa bình cho nhân loại
– Trao Bằng Tiến Sĩ Danh Dự Cho Những Nhân Vật…
CHƯƠNG 19: ĐẠI CƯƠNG VỀ PHƯƠNG CÁCH DẠY PHẬT PHÁP CHO TRẺ EM
– Làm Gương Cho Trẻ Em
– Nhắc Nhở Trẻ Em Về Đức Phật
– Những Ngày Lễ Phật Giáo
– Lịch Sử Phật Giáo
– Giảng Giải Giáo Lý
– Học Thuộc Lòng
– Đạo Phật Là Tôn Giáo Của Tình Thương
– Theo Gương Đức Phật
– Tìm Hiểu Cá Tánh Của Các Con
– Tránh Cho Trẻ Em Bị Ảnh Hưởng Từ Những…
– Tinh Thần Trách Nhiệm Đối Với Bản Thân
CHƯƠNG 20: TRƯỜNG PHẬT GIÁO THIẾU NHI SARAHA Ở OREGON
– Giới Thiệu Trường Thiếu-Nhi Saraha
– Mục Tiêu Chủ Yếu
– Giáo Dục Thiếu Nhi Phù Hợp Với Truyền Thống…
– Học Phí Mỗi Niên Khóa
– Những Điều Kiện Khả Năng Của Thầy Giáo
– Thu Nhận Học Sinh Không Phân Biệt Tôn Giáo
CHƯƠNG 21: TRẠI HÈ MẠN-ĐÀ-LA TRÊN NÚI
– Trại hè có những mục tiêu chủ yếu sau đây:
– Sơ Lược Về Sinh Hoạt Của Trại
– Những Giám Thị Và Thầy Giáo
– Điều Lệ Tham Dự
CHƯƠNG 22: NỀN GIÁO DỤC CỦA PHẬT GIÁO LÀ NỀN GIÁO DỤC TOÀN GIÁC
– Tiêu đích giáo dục (cứu cánh)
– Phương tiện giáo dục
– Ưu tiên hóa giáo dục
– Phương Pháp Giáo Dục
– Hiệu năng giáo dục
>> Tải file PDF toàn bộ cuốn sách tại đây
Trên đây là những thông tin về cuốn sách Phật Giáo và Giáo Dục mà chúng tôi muốn chia sẻ đến Quý độc giả. Nếu Quý độc giả muốn tham khảo thêm nhiều cuốn sách hay khác vui lòng vào Tủ sách Pháp Âm để tham khảo thêm nhé!