Lê Tấn Tài
Khi còn nhỏ, nhân dịp về nhà Bà Ngoại để coi chừng bà đang đau nặng, tôi có dịp đọc Bát Nhã Tâm Kinh trong tủ sách kinh của Ngoại . Tôi đọc, nhưng chỉ hiểu mơ hồ về sự huyền nhiệm của bản kinh (nếu tụng niệm mỗi ngày thì sẽ được hưởng phước) . Đến nay đọc lại bản kinh nầy mới thấy được nhiều ý nghĩathâm sâu hơn .
Tôi không là gì cả – không phải tu sỉ, không phải cư sỉ, cũng không phải
học giả. Lúc trẻ thì chả muốn biết gì đến các triết lý xa xôi, khó hiểu
. Nhưng bây giờ già rồi, trãi qua bao nhiêu cuộc thăng trầm, vật đổi sao dời, con người đổi trắng thay đen, lên voi xuống chó, bệnh tửvô thường…, vô cùng thấm thía với chữ Không . Chữ Không như có một cái gì huyền dịu, một lực hút rất mạnh làm tôi say mê . Đọc Bát Nhã Tâm Kinh, tôi thấy như có một luồng gió mới, nó phá bỏ tất cả quan niệm, chối bỏ luôn cả cái hiện hữu . Tôi viết bài nầy theo sự hiểu biếtđơn giản của tôi, không chú thích rườm rà . Thật ra đã có hàng vạn quyển sách và bài viết của các nhà sư và học giả cao thâm, nhưng rốt lại cũng không ai hiểu gì nhiều . Có cần phải đọc nhiều, nghiên cứu chi li từng chữ, từng câu? Thật ra một chữ cũng quá đủ để giác ngộ, vì đến một lúc nào đó, giác ngộ sẽ đến như một làn chớp . Tâm kinhphải chăng là một chiếc lá trong một nhúm lá mà Phật đã truyền
lại cho chúng ta ?
oo0oo
Bát Nhã Tâm Kinh tên gọi tắt của Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh, Phật thuyết giảng lúc ngoài 60 tuổi, là một bản văn ngắn nhất về Bát Nhã Ba La Mật . Trong bản Hán dịch của Huyền Trang, kinh gồm 260 chữ. Đây là bản lưu hànhphổ biến nhất trong giới Phật tửNhật bản, Chân ngôn tông, Thiên thai tông và Thiền tông . Sau đây là bản dịch Tâm Kinh của Huyền
Trang, năm 649, đời nhà Đường .
Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh
Đường Tam TạngPháp SưHuyền Trang dịch
Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát Nhã Balamậtđa thời chiếu kiếnngũ uẩngiai không, độ nhất thiếtkhổ ách.
Xá lợi tử! Sắc bất dị Không. Không bất dị sắc. Sắc tức thị Không. Không tức thị sắc. Thọ tưởng hành thức diệc phục như thị.
Xá lợi tử! Thị chư pháp Không tướng: bất sanhbất diệt, bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.
Thị cố Không trung: vô sắc, vô thọ tưởng hành thức; vô nhãn nhĩ tỉ thiệt
thân ý; vô sắc thanh hương vị xúc pháp; vô nhãn giớinãi chívô ý thức giới.
Vô vô minh diệc vô vô minh tận nãi chí vô lão tử diệc vô lão tử tận .
Vô khổ tập diệt đạo .
Vô trí diệc vô đắc. Dĩ vô sở đắc cố.
Bồ đề Tát đoã y Bát Nhã Balamậtđa cố tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố vô hữukhủng bố, viễn lyđiên đảomộng tưởng, cứu cánhniết bàn.
Tam thế chư Phậty Bát Nhã Balamậtđa cố đắc A nậu Đa la Tam miệu Tam Bồ đề.
Cố triBát Nhã Balamậtđa thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất
hư!
Cố thuyết Bát Nhã Balamậtđa chú, tức thuyết chú viết:
Yết đế, Yết đế, Bala yết đế, Bala tăng yết đế, Bồ đề, Tát bà ha!
Bản Việt dịch của Thích Trí Thủ
Bồ tátQuán tự tại khi hành Bát Nhã Ba La Mật Đasâu xa soi thấy năm uẩn đều không, vượt qua mọi khổ ách.
Xá Lợi Tử! Sắc chẳng khác không, không chẳng khác sắc; sắc tức là không,
không tức là sắc; thọ, tưởng, hành, thức cũng lại như vậy.
Xá Lợi Tử! Tướng không các pháp đây, chẳng sanh chẳng diệt, chẳng dơ chẳng sạch, chẳng thêm chẳng bớt.
Cho nên, trong không, không sắc, không thọ, tưởng, hành, thức; không mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp; không nhãn giớicho đến không ý thức giới .
Không vô minh cũng không vô minh hết; cho đến không già chết, cũng không già chết hết .
Không khổ, tập, diệt, đạo .
Không trí cũng không đắc, bởi không sở đắc.
Bồ Tát nương Bát Nhã Ba La Mật Đa, nên tâm không mắc ngại; vì không mắc ngại nên không sợ hãi, xa lìamộng tưởngđiên đảo, rốt ráoniết bàn.
Chư Phật ba đời nương Bát Nhã Ba La Mật Đa nên chứng A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.
Nên biết Bát Nhã Ba La Mật Đa là chú thần lớn, là chú minh lớn, là chú vô thượng, là chú không gì sánh bằng, trừ hết mọi khổ ách, chắc thật vì không dối.
Nên nói chú Bát Nhã Ba La Mật Đa, nên nói chú rằng:
Yết đế, Yết đế, Ba laYết đế, Ba la tăng Yết đế, Bồ đề, Tát bà ha.
“Quán Tự Tại Bồ Tát hành thâm Bát NhãBa La Mật Đa thời chiếu kiếnngũ uẩngiai không, độ nhất thiếtkhổ ách.”
Bồ Tát là tiếng gọi tắt ” Bồ đề tát đỏa” có nghĩa là chúng sanhcầu đạogiác ngộ . Bát Nhã là cái sâu xa , bát ngát , đẹp đẻ , dịu dàng . Ba La Mật là tới bờ bên kia . Có người ví Bát Nhã như là một con thuyền chở
người qua bờ bên kia . Quán là quan sát các đối tượng một cách tự tại không để các yếu tố giả tạo làm lạc hướng nhìn của hành giả . Quán tự tại Bồ Tát là một cách nói về sự đi tìm cái tính bản nhiên bên trong của
chính mình, là lắng nghe tiếng kêu của trần thế, mở rộng tấm lòng từ bi để giúp người .
Tâm Kinh nói phải tu tậpthực hànhsâu xa mới đạt đếnBát Nhã, mới có một cái nhìn mới mẻ về cuộc sống .
Cái diệu dụng của Tâm Kinh chính là sự xác tín với những người tu tập là
loại trừ được hết mọi khổ đau vì toàn bộ kinh đã chối bỏ tất cả những gì hiện hữu, nhất là thân xác (ngũ uẩn) chỉ là không .
Có năm thành tố kết hợp lại để thành cái “tôi” của con ngườigồm có thân
(sắc), và tâm (thọ, tưởng, hành, thức) . Phật không nhìn con người riêng biệt mà con người chỉ được kết hợp bởi những cái duyên tương khắc mà thành . Thân đứng trước tâm là đúng vì không có thân thì làm sao có tâm được . Tiêu diệt thân là tự huỷ diệt . Phật không dạy thế ! Thân còn
là do hơi thở (bởi thế tập yoga là để chăm sóc thân thể và quán niệm hơi thở là để giữ thân không mất). Có thân thì mới có cảm giác , cảm xúc do giác quan (thọ) . Từ giác quan dẫn đến sự nhận biết các cảm giác (tưởng) . Tưởng dẫn đến tưởng tượng , vẽ vời tạo ra thành kiến, ghen tị, giận hờn… Đây có thể nói là tri thức, cái tri thứcbiện biệt, phân
chia . Nhưng tưởng chỉ còn là một thái độ chưa chuyển sang hành động (hành) . Hành tạo ra cái tốt xấu . Hành chỉ là vô tâm như con nít hành động mà không có tưởng . Thức (ý thức đứng sau cùng) . Hành mà có ý thức tức là đã tạo nghiệp . Thức do những kinh nghiệm, thói quen, khởi động từ bên ngoài .Vì vậy ta sống giống như đóng một vai tuồng mà cứ tưởng đó là sống thật .Vạn vật không có tự tánh mà nhờ tác dụng của thức
chúng ta mới nhận biết được sự vật . Người chết cũng có năm căn (mắt, tai, mũi, lưởi, thân) nhưng không biết gì cả .
Ngũ uẩn tạo thành cái “tôi” . Nỗi khổ của con người là do cái “tôi” lớn quá nên luôn luôn bám víu và nghĩ rằng nó sẽ trường tồnvĩnh viễn . Đó là “chấp ngã” hay là “ngã kiến” (chỉ thấy cái tôi) . Theo Bát Nhả Tâm Kinh, nó chỉ là giả tướng, không có thật, giống như tiếng kêu của một động cơ, khi gỡ bỏ các bộ phận trong động cơ thì tiếng kêu không còn nữa
. Ngũ uẩn là vô thường nhưng nếu Thức đúng thì Hành đúng, Tưởng đúng, Thọ đúng . Và Thân sẽ an nhiêntự tại . Bát Nhã giúp cho Thức đúng để thấy cái diện hữu chân thật, không bám víu vào cái Ngã vô thường .
“Xá lợi tử! Sắc bất dị Không. Không bất dị sắc. Sắc tức thị Không. Không tức thị sắc. Thọ tưởng hành thức diệc phục như thị.”
Không đây chẳng phải là “không có” mà là “không có thật như ta nhận thức” . Bởi vậy cái mà ta gọi là “có” chỉ là cái “không có thật” ( giả hữu) . Chẳn hạn màu sắc hay âm thanh chỉ là những làn sóng .
Sắc là thân xác được tạo nên bởi tứ đại (đất – chất đặt như xương, nước – chất lỏng như máu, gió – chất động như hơi thở, lửa – chất nóng như nhiệt độ) , những nguyên tố mà do cái duyên nào đó kết hợp lại .
Duyên là những vật hỗ trợ cho nhân để sinh ra quả, giống như hột lúa (nhân) có sức phát sinh thành cây lúa (quả) khi có những điều kiệnthuận tiện (duyên) như đất, nước, phân… giúp hột lúa sinh ra cây lúa
. Khoa học ngày nay đã khám phá cái gène của các loài đều giống gène của loài người, chỉ khác nhau số lượng gène mà thôi . Cái cây có gène giống con người như vậy cái cây kia cũng giống như con người .
Không trong Bát Nhã là sự Trống Rỗng (Emptiness) như bầu trời trong vắt
hay như khoảng trống của căn nhà, khoảng trống của cái thùng, cái tô,
cái chén…. Sắc là do duyên tạo thành, nên biến đổi theo không gian, thời gian và từ đó sinh ra mọi khổ đau . Như vậy Sắc không khác với Không vì Không không có tự tính, tức là mọi hiện tượngthân tâm đều không có tự tính và cái Không cũng không khác với Sắc vì Không vẫn có hình thể, vẫn hiển hiện ra đó dưới những hình dạng xuất hiện (nước trong bầu thì tròn, trong ống thì dài). Einstein nói vật chất chính là năng lượng, như vậy năng lượng và vật chất là một . Thọ, Tưởng, Hành, Thức cũng giống như Sắc Không .“Thọ bất dị không, Không bất dị thọ, Thọ tức thị không, Không tức thị thọ” . Và các uẩn khác cũng đều như vậy . Cuối cùngngũ uẩn cũng là Không . Chúng ta không còn chấp ngã nữa . Không có cái “tôi” thì không còn vướng víu và bị ràng buộc vào điều gì nữa . Khi ý thức cuộc sống là thay đổi, vô thường, bất an thì mọi khổ đau sẽ tiêu trừ .
“Xá lợi tử! Thị chư pháp Không tướng: bất sanhbất diệt,bất cấu bất tịnh, bất tăng bất giảm.”
Vạn vậthữu hình với các hiện tượng trong vũ trụ là pháp . Nhưng theo Bát Nhã thì pháp cũng chỉ là Không Tướng, không có tính riêng biệt . Khoa học vật lý ngày nay cũng cho rằng thế giớihữu hình cũng chỉ là Không Tướng (sắc tức không) . Hiện tượng của vũ trụ mà chúng ta thấy, tưởng là Có nhưng thật sự là Không, không có thật, như sóng biển khi hợp
khi tan nhưng bản thể của nó không bao giờ thay đổi (sóng tan chứ nước
không tan) . Bất sanhbất diệt là bản thểthường trụ . Mây, mưa hợp tan vô định. Hòn đá, hạt cát vở tan thành bụi . Tất cả chỉ là sinh diệt của vũ trụ . Tại sao ta sinh ra đời ? Có phải là cái duyên của cái trứng
và tinh trùng gặp nhau . Nếu có một trục trặc nào đó trong quá trình thụ thai thì đã không có ta . Sinh diệt là nổi lo lớn nhất của con người, nhưng sinh và diệt chỉ là một, chỉ là một sự chuyển hóanăng lượng và năng lượng thì được bảo toàn .
Bất cấu (không dơ) và bất tinh (không sạch) là nói tác dụng của nó không thể phân biệt được, đó là hai mặt của con người . Không dơ bẩn cũng không sạch sẽ . Không tốt, không xấu . Tốt xấu đối với người đời khác với tốt xấu của Phật giáo . Người đời thường bị ràng buộc trong cái
giả tướng nên dùng đến những danh từ ” lợi hại, thiện ác, tốt xấu …” rồi đặt thành quy luật để bảo vệ cái Thiện và bài trừ cái Ác . Đừng lấy cái đức tính tốt nầy mà đả phá cái tánh xấu kia, phải nếm tất cả mùi vịcay đắng của cuộc đời rồi mới thấy được cái chân thậtthường hằng . Đừng
nghĩ đến Thiện, Ác thì mới hiện rõ được thật tướng .
Không tăng, không giảm, là hiện tượngviên mãn . Thuỷ triều lên bên nầy
thì xuống bên kia, trên một dòng sông, bờ bên nầy sói mòn thì bờ bên kia được bồi đắp . Bát Nhã đã chối bỏ cái thuyết nhị nguyên làm phiền toáicon người .
“Thị cố Không trung: vô sắc, vô thọ tưởng hành thức; vô nhãn nhĩ tỉ thiệt thân ý; vô sắc thanh hương vị xúc pháp; vô nhãn giớinãi chívô ý thức giới .”
Trong cái tính Không đều không có sắc – thọ – tưởng – hành – thức . Bản chất của ngũ uẩn chỉ là cái duyên tương tác, tương sinh, có sắc nên
có thọ, có hành nên có thức… Từ cái Trống Rỗng đến cái Không có gì hết . Trong đoạn văn này Tâm Kinh muốn phá chấp, không chấp vào bất cứ việc gì cả . Giải thoát là giải thoát sự khổ đau của chính bản thân mình . Cái tôi không có thực vì thân xác tôi chỉ là giả tạm . Không có thân, tức nhiên không có lục căn (mắt, tai, mũi, luỡi, xúc giác và ý tưởng) . Đấy là các cửa ngỏ để đưa buồn vui sướng khổ vào trong ta . Không có sắc, thanh âm, mùi, vị, thì cũng không có pháp gì cả .
Thấy là do mắt . Thấy một hoa đẹp thì trầm trồ khen ngợi, khi thấy hoa tàn thì suýt xoa, tiếc rẻ, đâu có biết rằng hoa sớm nở tối tàn, chỉ là vô thường . Đó là do cái tâm của ta nghĩ ra vậy . Từ cái ý nghĩ đi đến cái tâm thứcbiện biệt, khen chê, xấu tốt, được thua, hơn kém… Hoa
xấu hay đẹp là do ý thức của chúng ta vậy .
“Vô vô minh diệc vô vô minh tận nãi chí vô lão tử diệc vô lão tử tận .”
Trong thập nhị nhân duyên, vô minh là yếu tố đầu tiên . Vô Minh là nguồn gốc của tất cả khổ đau . Diệt được vô minh là giải thoát . Nhưng Tâm Kinh lại dạy rằng : ” Không có ngu dốt mà cũng không có gì gọi là ngu dốt cả” . Ai ngu, ai khôn ? Trong cuộc đời có khi bị mắng là ngu nhưng đó là người khôn (Ta dại ta tìm nơi vắng vẻ, người khôn người đến chốn lao xao) . Xóa bỏ cái dại khôn đó là Bát Nhã . Tâm Kinh dạy tiếp “Không có già, không có chết, mà cũng không có “không già” và không có “không chết” . Sống chết là lý đương nhiên, nên ta cũng không nên lo sợ nó . Thật ra chúng ta đã mất biết bao thời gian để lo sống, sợ chết . Mỗi giây phút hiện tại đều quý giá và có ý nghĩa . Ta có bao giờ sống thật với hiện tại mà lúc nào cũng hối tiếc ngày qua và mong đợi một ngày
mai tốt đẹp . Ngũ uẩn đã là không thì sống chết cũng là không . Trong Không, không có gì sinh ra nên cũng không có gì mất đi .
“Vô khổ tập diệt đạo .”
Khổ là đau khổ về tinh thần và thể xác .Tập chính là ham muốn, nguyên nhân gây ra đau khổ, nó là đầu mối của tham sân si . Diệt là chấm dứtnguyên nhân của đau khổ . Đạo là phương pháphành trìthực tế để chấm dứtđau khổ . Khổ Tập là hai nhân quả thuộc thế gian . Diệt Đạo là nhân quảxuất thế gian . Cặp nào cũng có nhân quả .
Chân lý thứ nhất của Tứ Diệu Đế nói về tính chất của khổ bao gồmsinh lão bệnh tử, hay mọi thứ liên quan đếnngũ uẩn đều khổ .
Nhưng thân không có thì lấy gì có khổ . Không Khổ thì Tu Tập để Tiêu Diệt và Đạt Đạo làm gì ?
“Vô trí diệc vô đắc. Dĩ vô sở đắc cố.”
Tâm Kinhphá chấp từ thấp lên cao, từ chấp ngã đến chấp pháp, cuối cùng phá cả chấp trí và chấp đắc . Trí là phần cao nhất của lục độ (sáu hạnh
: bố thí ba la mật, giới, nhẫn, tinh tiến, định và trí huệ) . Trí còn thì con người còn phân biệt, nên khó mà giải thoáttrọn vẹn được vì tâm
trí luôn luôn chứa đựng tri thức . Thiền phải vô trí, chỉ chứng nghiệm mà không lý luận . Có vô tríchúng ta mới thoát khỏi óc nhị nguyên, nhưng Vô Đắc mới giải quyếtrốt ráo, không có cái gì để đạt cả . Có được thì có mất, nên cần phải tránh cái Đắc . Cái chúng ta phát hiện có sẵn đó . Còn chấp Đắc là còn mong muốn . Còn mong muốn thì không giác ngộ được . Phải vượt qua cái Đắc thì mới tới cái Không .
(Câu “Dĩ vô sở đắc cố = bởi không sở đắc”, xưa nay các nhà chú giải thường dựa vào nội dung của bản văn để ngắt vào đoạn sau. Nhưng gần đây có một vài nhà luận giải cho rằng nó phải thuộc đoạn trước vì Tâm Kinh muốn xác nhận thêm một lần nữa về chữ Vô Đắc)
“Bồ đề Tát đoã y Bát Nhã Balamậtđa cố tâm vô quái ngại, vô quái ngại cố vô hữukhủng bố, viễn lyđiên đảomộng tưởng, cứu cánhniết bàn.”
Hành giảtu tập theo sáu phép Ba La Mật, trong đó có phép tu quánBát Nhã, đạt đếntrình độ tâm vô sở đắc nên được coi như là Bồ Tát (Bồ Đề Tát Đỏa) . Người thực hànhBát Nhã cao thâm, không sở Đắc nên không còn trở ngại gì nữa, cũng không còn sợ hãi, rời bỏ được những mộng tưởng, ảo
vọng đảo điên thì sẽ đạt đếnbờ bên kia, đạt đếnniết bàn . Niết bàn chính là sự an lạc trong từng giây phút hiện tại . Niết bàn có sẵn đó thôi, không tìm đâu xa .
“Tam thế chư Phật y Bát Nhã Balamậtđa cố đắc A Nậu Đa La Tam Miệu Tam Bồ Đề.”
Các bậc giác ngộ (tam thế chư Phật : quá khứ, hiện tại, vị lai) hiểu được cái vô thường của kiếp người, không còn đảo điên vì ảo vọng là nhờ
thực hành theo Bát Nhã Ba La Mật mà đạt đến cái không, nên đạt “Vô thượng Chánh đẳng, Chánh giác” (A nậu Đa la Tam miệu Tam Bồ đề) . Tất cả
mọi người ai cũng có khả năng hiểu được chân tính của vạn vật . Vì thế
nếu hành giả chịu tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định và thực hànhBát Nhã thì sẽ đắc A nậu Đa la Tam miệu Tam Bồ đề . Đắc đây không nghịch lý với cái Vô Đắc ở trên mà là đắc cái Không, cái có sẵn đó . Đắc cái không
có gì , tức Đắc mà không Đắc .
“Cố tri Bát Nhã Balamậtđa thị đại thần chú, thị đại minh chú, thị vô thượng chú, thị vô đẳng đẳng chú, năng trừ nhất thiết khổ, chân thật bất
hư!”
Chú, đại thần chú (rất thần diệu), đại minh chú (rất sáng suốt), vô thượng chú (cao nhất), vô đẳng đẳng chú (không có gì sánh bằng) là cái
công năng tóm thâu mọi nghĩa lý để từ đó phát sinh ra mọi diệu dụng, là
một thứ linh ngữ, mật ngữthiêng liêng mà ở trong trạng thái nào đó con người hiểu được, do đó với nguời nầy thì linh mà với người khác thì
không linh . Cũng có thể đây là tiếng reo vui mừng khi đạt đếngiác ngộ, không còn đau khổ . Cái kết quả nầy hiện thực, cho nên khẳng định lại một lần nữa Tâm Kinh là Chân Thật, không có gì lừa dối .
“Cố thuyết Bát Nhã Balamậtđa chú, tức thuyết chú viết:”
Chú linh diệu như vậy, cho nên hãy nói chú Bát Nhã Ba La Mật Đa và nên nói chú rằng :
“Yết đế, Yết đế, Bala yết đế, Bala tăng yết đế, Bồ đề, Tát bà ha!”
Nguyên ngữ chữ Phạn là :
“Gate, gate, paragate, parasamgate, bodhi, svaha!”
गते गते पारगते पारसंगते बोधि स्वाहा
Đọc chú :
Tuệ Sỹ dịch:
“Đi qua, đi qua, qua bờ bên kia, qua đến bờ bên kia. “
Theo Suzuki thì chú không dịch và không giải nghĩa, vì chú không thể
hiểu và cứ giử y như thế để tăng thêm uy lực của linh ứng, chỉ dịch âm theo tiếng Phạn để có tác dụngmầu nhiệm .
Suzuki kết : “Sự thực, hình như toàn thểbản kinh được viết ra vì câu thần chú đó, và không có gì khác hơn”.
o0o
Nói tóm lại muốn hiểu Tâm Kinh không nhờ kinh nghiệm từ bên ngoài mà từ
cái Phật tính ở bên trong .Từ “thực hành” được lập đi lập lại nhiều lần
trong kinh . Như vậy đọc Tâm Kinh là phải thực hành, tự mình đi tìm ra những vi diệu của nó . Tâm Kinh cũng không thể coi như là những câu chú, câu niệm có những uy lực huyền bí có thể giúp con ngườithoát khỏitai nạn, bênh tật, khổ ải, trầm luân, mà chính con người phải tự mình khám phá ra để tự giải thoát .
Vậy tâm kinh có phải là một liều thuốc để hóa giải cái tình trạng bất ổn của chúng sinh ?
Trong các bản Tâm Kinh được truyền tụng chỉ đào sâuchữ nghĩa, triết lý
cao siêu , chứ không nói gì nhiều về khía cạnh hành động . Muốn hiểu Tâm Kinh là phải sống thiền, hành thiền liên tục trong cuộc đời của hành
giả .
Thiền bằng cách làm thế nào để xóa bỏtri thức, không vọng động, để một lúc nào đó chúng tađạt đến một trạng tháihồn nhiên, nhẹ hẫng . Thiền là để tâm mình lắng đọng, sau đó mới quán, dùng hơi thở để điều tâm . Muốn xóa bỏ vọng động không cách nào hay hơn là quán niệm hơi thở .
Quán niệm hơi thở là gì ? Đó là chú ý đến hơi thở vào, thở ra, không để
ý đến cảm xúc .”Thở vào thì biết là mình đang thở vào; thở ra thì biết là mình đang thở ra; thở vào một hơi dài thì biết mình đang thở vào một hơi dài; thở ra một hơi ngắn thì biết mình đang thở ra một hơi ngắn …”
Người xưa luyện khí bằng cách thở bụng như cách thở của trẻ sơ sinh, đưa hơi xuống dưới phía rốn (thở cơ hoành).
Thiền là thở . Quán hơi thở là lúc nào cũng nghĩ đến hơi thở của mình là
được rồi . Nhưng nếu ngồi bán già hoặc kiết già để nghĩ đến hơi thở thì có lợi hơn nhiều .
Thay đổi hiểu biết dễ hơn thay đổi tâm . Mọi tình cảm, quan niệm của chúng ta đều do Tâm mà ra .
Tâm Kinh làm đảo lộn mọi suy tư, thành kiến của con người . Tâm Kinh chối bỏ hết, chối bỏ luôn cái tâm cá nhân của chúng ta . Nhìn cuộc đời với một thái độ khác . Phải chăng là phải thay đổi tâm . Không, tâm vẫn
còn đó, chỉ tháo bỏ những vướng mắc, tri thức, thành kiến mà ta có từ trước, tâm của chúng ta sẽ hiện ra một cách mới mẻ, trong sáng . Trước hết chúng ta phải nhìn lại bản thân của chúng ta, đừng lên án, đừng phê bình, đừng bênh vực để thực hiệntâm không, tức không nghĩ đến điều thiện mà chúng taưa thích và điều ác mà chúng ta ghét bỏ, như thế những vấn đề khác như vinh nhục, thị phi, thất tình lục dục đâu có làm điên đảochúng ta được . Chánh kiến về sự vật không thể nhận thức theo lòng ưa ghét hay yêu thích của chúng ta được. Cuộc sống tự nó đâu có thiện ác vì mỗi lúc mỗi chứa đựng một khoảnh khắc thường trụ . Khi chúng
ta nói cái nầy Có là chúng ta khẳng định , cái kia Không là chúng ta
phủ định . Đó là suy luận theo kiểu nhị nguyên . Thực tướng của vạn vật
không chịu được sự phân chia, biện biệt. Nó không phải Có mà cũng không
phải Không . Màu trắng là trắng, nhưng cũng không phải là trắng (phân
tích ra nó gồm có 7 màu) .
Con ngườivô tận vì nó là “sắc không” . Cái tâm cũng vô tận vì nó là “tâm không” . Đem cái vô tận bên ngoài mà ứng cái vô tận bên trong là hành động của bậc giác ngộ . Giác ngộ là đến bờ bên kia (đáo bỉ ngạn) , nhưng đấy chỉ là nghĩa bóng , thực ra cái bờ ấy không có ở đâu cả, nhưng ở đâu cũng có . Không phải đợi kiếp sau mới đạt đếnniết bàn mà ngay bây giờ trong nháy mắt nếu chứng ta đốn ngộchúng ta cũng đạt đếnniết bàn rồi. Chúng tacần phảiđạt đến tâm trạng không còn so sánh bờ
bên nầy hay bờ bên kia, không có sinh, không có tử, không có chúng sinh, không có Phật, không có Mê, không có Ngộ . Cũng như không có bóng tối và ánh sáng . Đó là chúng ta đã giải thoát, đạt đếncảnh tríniết bàn .
San José ngày 27-6-2009
Tham khảo :
–Nghe đọc kinh
-Nghĩ từ trái tim – Đỗ Hồng Ngọc
-Dẫn vào Tâm KinhBát Nhã – Tuệ Sỹ
-Bát Nhã Tâm Kinhgiảng giải – Thích Thanh Từ
-Tâm Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa – Thích Trí Thủ