Sổ Tay Mục Lục Tam Tạng Pāḷi

VIỆN NGHIÊN CỨUPHẬT HỌCVIỆT NAM
Trung tâmNghiên cứuPhiên dịchPhật học
SỔ TAY MỤC LỤCTAM TẠNG PĀḶI
Soạn dịch THÍCH NHẬT TỪ
Trợ lý NGỘ TRÍ ĐỨC &  NGỘ TÁNH HẠNH
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC
Sổ Tay Mục Lục Tam Tạng PāḷiSổ Tay Mục Lục Tam Tạng Pāḷi
Sổ Tay Mục Lục Tam Tạng PāḷiPDF icon (4)

Sổ Tay Mục Lục Tam Tạng Pāḷi (9.6 MB) 


LỜI NÓI ĐẦU

 

Sổ Tay Mục Lục Tam Tạng Pāḷithich nhat tu 4Khi được Trưởng lão Thích Thiện Nhơn, Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN, bổ nhiệm vào vai trò “đồng Tổng biên tập” dự án “Tam tạng Thánh điểnPhật giáo Việt Nam”[1] năm 2019, tôi bắt tay vào việc biên soạn và đến tháng 11/2021, tôi đã hoàn tất các bản thảo, dự kiến xuất bản trong cuối năm 2021: (i) Tổng mục lụcTam tạng Pāḷi, (ii) Mục lụcTam tạng Đại Chánh, (iii) Tổng mục mục Tam tạngPhật giáo, (iv) Thư mục tham khảoTam tạng Đại Chánh. Bốn quyển sách này là nguồn tài liệutham khảo hữu ích, giúp tôi tiếp tụcbiên soạn quyển “Tổng mục lụcThánh điểnPhật giáo Việt Nam”, dự kiếnhoàn tất trong năm 2022.

Quyển “Sổ tay mục lụcTam tạng Pāḷi” này chứa đựng các thông tin nền tảng của quyển toàn diện hơn, “Tổng mục lụcTam tạng Pāḷi,” giúp người tìm hiểu về Phật giáoThượng tọa bộ nói riêng và người yêu thích Phật giáo nói chung, có thể tra cứu nhanh về xuất xứ của các bản văn Kinh, Luật, Luận Pāḷi, cũng như đối chiếu tựa đề Việt – Pāḷi – Hán.

Toàn bộvăn học Pāḷi bao gồmTam tạng (Tipiṭaka), sách chú giảiTam tạng (Aṭṭhakathā), sách sớ giải về sách chú giảiTam tạng (Ṭīkā), sách hậu sớ giải tuần tự về sách sớ giải về sách chú giảiTam tạng (Anuṭīkā) và các bản văn Pāḷi ngoài Tam tạng (Añña Pāḷi gantha).

1. Tam tạng (tipiṭaka, 三藏) gồm (i) Kinh tạng (Suttapiṭaka, 經藏) tức chân lý được đức Phật giảng dạy trong 45 năm, giúp con người hiểu các quy luậtđạt trí tuệ, (ii) Luật tạng (Vinayapiṭaka, 律藏), tức các điều khoản đạo đức, giúp con người có nhân cách cao quý, hữu ích và giá trị, (iii) Luận tạng (Abhidhamma, 論藏), tức các tác phẩmtriết học về tâm, tâm lý, giúp con người làm chủ tâm và phản ứngtâm lý.

2. Aṭṭhakathā Sách chú giảiTam tạng (Tipiṭaka Aṭṭhakathā, 三藏註釋書, tam tạngchú thích thư) gồm: (i) Sách chú giải Kinh (Sutta Aṭṭhakathā, 經註釋書, Kinh chú thích thư), (ii) Sách chú giải Luật (Vinaya Aṭṭhakathā, 律註釋書, Luật chú thích thư), (iii) Sách chú giải Luận (Abhidhamma Aṭṭhakathā, 論註釋書, Luận chú thích thư).

Chữ “aṭṭhakathā” được kết hợp bởi hai thành tố: “aṭṭhađồng nghĩa vớiattha” có nghĩa là “ý nghĩa” (義) hay “nghĩa lý” (義理) và “kathā” có nghĩa là “luận” (論) hay “thư” (書); thường được dịch trong chữ Hán là sách “chú thích” (註釋), sách “chú giải” (註解), hoặc “giải thích ý nghĩa” (義疏, nghĩa sớ), “thuyết minh” (說明) hay “giải thích” (解說) tức sách chú thích ý nghĩa của Tam tạng (三藏的義註) hay sách chú thích Tam tạng Pāḷi (巴利三藏的註釋書). Bậc thầy viết sách chú giải về Tam tạng được gọi là “Tam tạng nghĩa chú sư” (三藏義注師) hay chuyên gia chú thích Tam tạng (三藏注釋專們家).

3. Ṭīkā Sách sớ giải về Sách chú giảiTam tạng(ṭīkā, 疏鈔)[2] gồm: (i) Sách sớ giải về Sách chú giải Kinh (Sutta Aṭṭhakathā Ṭīkā, 經註疏鈔, Kinh chú sớ sao), (ii) Sách sớ giải về Sách chú giải Luật (Vinaya Aṭṭhakathā Ṭīkā, 律註疏鈔, Luật chú sớ sao), (iii) Sách sớ giải về Sách chú giải Luận (Abhidhamma Aṭṭhakathā Ṭīkā, 論註疏鈔, Luận chú sớ sao).

Chữ “ṭīkā” thường được dịch trong chữ Hán là “sớ” (疏) hoặc “sớ sao” (疏鈔), đầy đủ hơn là “sớ giải về sách chú giải” (註書疏鈔, chú thư sớ sao), còn được dịch là “chú thích của chú thích” (註釋的註釋) hoặc “chú giải thêm” (復註, phục chú). Bậc thầy viết sách chú giải về sách chú giảiTam tạng được gọi là “Tam tạng nghĩa sớ sao sư” (Ṭīkācariya, 三藏義註疏鈔師), hoặc gọn hơn là “chú thích sư” (註釋師).

4. AnuṭīkātứcSách hậu sớ giải tuần tự về Sách sớ giải về Sách chú giảiTam tạng(Anuṭīkā, 順次復註, thuận thứ phục chú) tức sách “hậu sớ giải tuần tự” (隨複注, tùy phức chú) về các sách sớ giải (ṭīkā). Chữ “Anuṭīkā” được kết hợp bởi hai thành tố “anu” có nghĩa là “theo trình tự” (順次, thuận thứ) hoặc “hậu” (後) và “ṭīkā” có nghĩa là “sớ giải về chú giải”, do đó,  “Anuṭīkā” có nghĩa là “hậu sớ giải tuần tự về sách chú giải”.

Tại đồng bằng sông Cửu Long, mặc dù truyền thốngPhật giáoNam tông Khmer của cộng đồng người Campuchia đã có mặt nhiều thế kỷ trước, kể từ thập niên 70 của thế kỷ XX trở đi, khi Trưởng lão Thích Minh Châu, Viện trưởng Viện đại họcVạn Hạnh bắt đầu phiên dịchKinh tạng Pāḷi và giảng dạy Phật giáoThượng tọa bộ tại Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP.HCM từ năm 1984 cho đến nay, các Tăng NiPhật tửViệt Nam mới nghiên cứuhiểu biết sâu về Tam tạng Pāḷi, vốn là các bản văn Kinh, Luật, Luận được xem gần với lời dạy của đức Phật.

Quyển “Sổ tay mục lụcTam tạng Pāḷi” chia làm bốn phần. Phần một giới thiệu khát quát về: (i) Kho tàng chân lý (Suttapiṭaka, 經藏, Kinh tạng), (ii) Kho tàng đạo đức (Vinayapiṭaka, 律藏, Luật tạng), (iii) Kho tàng giáo pháp cao cấp (Abhidhammapiṭaka, 論藏, Luận tạng, A-tỳ-đạt-ma tạng), (iv) Chú giải và sớ giải Kinh tạng (Suttapiṭaka Aṭṭhakathā & Ṭīkā, 經藏注釋與疏抄, Kinh tạng chú thích dữ sớ sao), (v) Chú giải và sớ giải Luật tạng (Vinayapiṭaka Aṭṭhakathā & Ṭīkā, 律藏注釋與疏抄, Luật tạng chú thích dữ sớ sao), (vi) Chú giải và sớ giải Luận tạng (Abhidhammapiṭaka Aṭṭhakathā & Ṭīkā, 論藏注釋與疏抄, Luận tạng chú thích dữ sớ sao), (vii) Văn học Pāḷi ngoài Tam tạng (Añña Pāḷi gantha, 藏外文獻, Tạng ngoại văn hiến) bao gồm đã phân loại và chưa phân loại. Phần hai là danh mụcTam tạng Pāḷi – Việt – Hán theo mẫu tự ABC. Phần ba là danh mục 34 tựa đề đối chiếuKinh Trường bộ. Phần bốn là danh mục 152 tựa đề đối chiếuKinh Trung bộ.

Về cách dịch tựa đề tiếng Việt, đối với các trường hợp tựa Pāḷi quá súc tích thì tôi dựa vào tựa đề chữ Hán. Vì tựa đề Pāḷi quá ngắn nên các dịch giả tựa đề chữ Hán đã thêm vào những từ và cụm từ không có trong nguyên tác Pāḷi nhằm giúp độc giả dễ nhớ nội dung. Tùy theotrường hợp, miễn sao giúp độc giảhiểu rõý nghĩa, tôi chọn cách dịch tựa đề Pāḷi sang tiếng Việt một cách thích hợp, có tham khảo bản dịch chữ Hán.

Về các tựa đề tiếng Việt, nếu có 2-3 tựa đề cho cùng một tác phẩm thì phần lớn tựa đề ở vị trí đầu tiên là tựa đề bản dịch của các giả trước gồm Trưởng lão Thích Minh Châu, Hòa thượng Tịnh Sự và các dịch giả văn học Pāḷi, trong khi, các tựa đề ở trí sau (thường đứng sau dấu 😉 là do tôi dịch theo cách Việt hóa tối đa có thể, nhằm giúp độc giảViệt Namdễ hiểu và dễ nhớ tựa đề các bản văn Pāḷi. Vì tiếng Việt có hơn 50% có gốc rễ chữ Hán, do đó, bên cạnh tựa đề tiếng Việt, tôi còn giới thiệu bản dịch chữ Hán của các dịch giả Trung Quốc, kèm theo phiên âm Hán Việt để độc giảthể tham khảo và đối chiếu khi cần thiết.

Hoàn thành một công trình, bao giờ cũng nhờ sự đóng góp của nhiều người. Tôi cảm ơn TT. Thích Giác Hoàng đã dò bản tiếng Việt. Tôi tán dươngđệ tử của tôi, Thích Ngộ Trí Đức, đã hỗ trợ kỹ thuật và Ngộ Tánh Hạnh đã trợ giúp đối chiếu và dò bản chữ Hán. Về ấn tống, tôi tán dươngPhật tử Giác Thanh Nhã và các Phật tử gần xa.

Quyển “Sổ tay mục lụcTam tạng Pāḷi” được biên soạn với mục đích giúp sinh viên khoa Phật học và người học Phật làm quen với văn học Pāḷi gồm Tam tạng, chú thích, sớ giải và văn học Pāḷi ngoài Tam tạng và các tác phẩm Pāḷi chưa phân loại. Hy vọng quyển sổ tay này giúp độc giả có thêm nềm vui thích trong việc học Phật, nghiền ngẫmchân lý Phật và thực hànhchân lý Phật trong cuộc sống, nhằm đặt xuống gánh nặng khổ đau, trải nghiệm an vui, hạnh phúctrong đời.

 

Chùa Giác Ngộ, ngày 11/11/2021

THÍCH NHẬT TỪ


[1] Người được bổ nhiệm làm đồng Tổng biên tậpTam tạngThánh điểnPhật giáo Việt Nam là TT. Thích Minh Thành.
[2] Tiếng Anh thường dịch là “Sub-commentary” hay “A Pāḷi commentary on an aṭṭhakathā” tức “sách chú giải “ về sách chú thích Tam tạng.

MỤC LỤC
Lời nói đầu.
Bảng viết tắt.
Các ấn bản Tam tạng Pāli thông dụng.
Đối chiếu ấn bản HộiThánh điển Pāli (PTS) với Nam truyền Đại tạng Kinh.
Mục lụcTam tạng Pali (Đối chiếu Việt – Pali – Hán)
1. Kho tàng chân lý (Suttapiṭaka, 經藏, Kinh tạng): 17.348 bài kinh.
2. Kho tàng Giới luật (Luật tạng) (Vinaya, 聖律, Thánh luật) (VA.1-5, 3340).
3. Kho tàng Giáo phápsiêu việt (Abhidhammapitaka, 論藏, Luận tạng)
4. Chú giải và sớ giải Kinh tạng (Suttapitaka Aṭṭhakathā & Ṭīkā, 經藏注釋與疏抄, Kinh tạng chú thích dữ sớ sao).
5. Chú giải và sớ giải Luận tạng (Abhidhammapiṭaka-aṭṭhakathā & Ṭīkā, 論藏注釋與疏抄, Luận tạng chú thích dữ sớ sao)
6. Chú giải và sớ giải Luật tạng (Vinayapiṭaka-aṭṭhakathā & Ṭīkā, 律藏注釋與疏抄, Luật tạng chú thích dữ sớ sao)
7. Văn học Pali ngoài Tam tạng (Añña pāli gantha, 藏外文獻, Tạng ngoại văn hiến).
8. Các tác phẩm Pali khác chưa phân loại (其他未分类藏外文献, Kỳ tha vị phân loại Tạng ngoại văn hiến).
Danh mục tựa đề Tam tạng Pali (Đối chiếu Pali – Việt – Hán) 
Danh mục tựa đề Tam tạng Pali theo chữ Hán La-tinh 
Danh mục 34 bài KinhTrường bộ.
1. Phẩm giới uẩn (Sīlakkhandhavaggapāḷi, 戒蘊品, Giới uẩn phẩm) (DN.1-13, 1-559)
2. Phẩm lớn (Mahāvaggapāḷi, 大品, Đại phẩm) (DN.14-23,1-441).
3. Phẩm pāthika (Pāthikavaggapāḷi, 波梨品, Ba-lê phẩm) (DN.24-34, 1-360).
Danh mục 152 bài KinhTrung bộ..
1. Năm mươi bài kinh ở phần đầu (Mūlapaṇṇāsapāḷi, 根本分五十經篇, Căn bổn phần ngũ thập kinh thiên) (MN. 1-50, 1-513).137
2. Năm mươi bài kinh ở phần giữa (Majjhimapaṇṇāsapāḷi, 中分五十經篇, Trung phần ngũ thập kinh thiên) (MN. 51-100, 1-486)…….141
3. Năm mươi bài kinh ở phần cuối (Uparipaṇṇāsapāḷi, 後分五十經篇之二, Hậu phần ngũ thập kinh thiên chi nhị) (MN. 101-152,1-463)
Dẫn luận KinhTrường bộ.
1. Giới thiệu tổng quan.
2. Khái quát nội dung .
Dẫn luận KinhTrung bộ.
1. Tổng quan Kinh Trung bộ.
2. Khái quát nội dung các kinh 166
Sách tham khảo..

Bài đọc thêm:
https://thuvienhoasen.org/images/file/sTg1rZ1G0QgQAGI6/huong-dan-doc-tam-tang-kinh-dien-ty-khuu-ni-huyen-chau-dich.pdf