TÔN KÍNHĐỨC PHẬTDƯỢC SƯ
****
KINH DƯỢC SƯ PHẠN BẢN TÂN DỊCH[1] Bản dịch đầu tiên từ Phạn văn
ẤN BẢN ĐIỆN TỬ: 12-02-2019
Tỷ-khưu Thích Phước Nguyên
dịch từ nguyên tác Phạn ngữ
TÌNH HÌNH VĂN BẢN:
PHẠN:
– Nguyên bản Sanskrit của kinh Dược Sư, nhan đề là: Bhaiṣajyaguruvaidūryaprabharājasūtram, được lưu giữ trong Buddhist Sanskrit Texts No. 17, Mahāyāna-sūtra-saṁgrahaḥ (part 1)[1]; bản Sanskrit này cũng được tìm thấy ở trong Gilgit Manuscript do Dutta và Nalinaksa biên tập[2].
– Bản Sanskrit thứ 2 của kinh Dược Sư, nhan đề là Bhaiṣajyagrurvaiḍūryaprabhātathāgata-sūtra, trong bản này pha tạp nhiều thổ ngữ sogdian, thường được gọi là tiếng Xôcđiana, được sử dụng bởi người Iran, và một bận phận người Xôcđiana ở Trung á; bản này do Benveniste biên tập, xuất bản lần đầu năm 1940[3], có tham khảo tư liệu của David A. Utz[4].
TẠNG:
Bản dịch tương đương bằng tiếng Tây Tạng của kinh Dược sư, tựa đề là: འཕགས་པ་བཅོམ་ལྡན་འདས་སྨན་གྱི་བླ་བེེ་ཌཱུརྱའི་འོད་ཀྱི་སྔོན་གྱི་སྨོན་ལམ་གྱི་ཁྱད་པར་རྒྱས་པ་ཞེས་བྱ་བ་ཐེག་པ་ཆེན་པོའི་མདོ Ḥphags-pa bcom-ldan-ḥdas sman-gyi bla-bai-ḍūryaḥi ḥod-kyi sṅon-gyi smon-lam-gyi khyad-par rgyas-pa shes-bya-ba theg-pa chen-poḥi mdo: Thánh Bạc-già-phạm Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Sai Biệt Quảng Đại Đại Thừa Kinh (聖薄伽梵藥師毗琉璃光本願差別廣大大乘經), được lưu trữ trong Đại Tạng Kinh Tây Tạng, thông trật đệ 87Da, No.504, trang 274a1-283b7[5]. Được dịch bởi dịch sư Tây Tạng: Ye-śes sde và các dịch sư Ấn độ: Jinamitra, Dānasīla, và Śīlendrabodhi. Căn cứ theo đề kinh trong bản dịch Tây Tạng, có thể khôi phục đề kinh Sanskrit như sau: ‘Ārya-bhagavato bhaiṣajyaguruvaiḍūryaprabhasya pūrvapraṇidhānaviśeṣavistāra-nāma-mahāyānasūtra’.
HÁN:
Hán văn của Kinh Dược Sư, hiện còn bảo tồn trong Taishō Tripiṭaka (Đại Chánh Tân Tu Đại Tạng Kinh), hiện có bốn bản dịch:
– Taisho14, số hiệu 449: Phật thuyết Dược Sư Như Lai Bổn Nguyện kinh 佛說藥師如來本願經, đời Tuỳ, ngài Dharmagupta (Đạt-ma Cấp-đa) dịch năm 615 Tây lịch[6].
–Taisho 14, số hiệu 450: Phật thuyết Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai Bổn Nguyện Công Đức kinh藥師琉璃光如來本願功德經, Đại Đường, Huyền Trang dịch năm 650 Tây lịch[7].
– Taisho 14, số hiệu 451: Dược Sư Lưu Ly Quang Thất Phật Bổn Nguyện Công Đức kinh 藥師琉璃光七佛本願功德經, 2 quyển, Đại Đường, Nghĩa Tịnh dịch vào năm 707, tại nội tự Phật Quang[8].
–Taisho 21, số hiệu 1331: Phật thuyết Quán Đảnh Bạt Trừ Quá Tội Sanh Tử Đắc Độ Kinh quyển đệ thập nhị 佛說灌頂拔除過罪 生死得度經卷第十 二 , Đông Tấn, Thiên Trúc Tam Tạng Bạch-thi-lê-mật-đa-la dịch, tức quyển thứ 12 của Phật thuyết Quán Đảnh kinh 佛說灌頂經.[9]
NGOẠI VĂN KHÁC:
Kinh Dược Sư, cũng được dịch qua tiếng Anh và tiếng Pháp. Có thể thấy các bản dịch tiếng Anh như sau:
– Liebenthal, Walter dịch từ bản Hán của Huyền Trang (T14n0450), tựa đề: The Sutra of the Lord of Healing (Bhaishajyaguru Vaiduryaprabha Tathagata): Kinh Chúa tể chữa lành vết thương[10].
– Sen, S. dịch tựa đề: Two medical texts in Chinese translations, Hai văn bản Dược Sư Trong các bản dịch Trung Quốc[11].
– Birnbaum, Raoul, nhan đề: The Lapis Lazuli Radiance Buddha, Master of Healing: A Study in Iconography and Meaning, Đức Dược Sư Lưu Ly Quang Phật, Vị Thầy Chữa Bệnh: Một nghiên cứu mô tả bằng tranh vẽ và ý nghĩa. Luận án Ph.D. (tiến sĩ) của Columbia University (New York), 1976. Trong luận án đó dịch đầy đủ các bản T14n0450, T14n0451, T20n1161 và Tự phần của T14n0449 sau đó được xuất bản với tựa đề Birnbaum, Raoul:The Healing Buddha, Shambala, 1979. (Luận văn này cũng được dịch sang tiếng Đức: Birnbaum, Raoul: Der heilende Buddha – Heilung und Selbstheilung im Buddhismus. Bern/München/Wien: Otto Wilhelm Barth, 1982.)
– Hsing Yun, tựa đề: The Sutra of the Medicine Buddha with an Introduction, Comments and Prayers, Kinh đức Phật Dược Sư, giới thiệu, chú giải và cầu nguyện[12].
– Bản dịch tiếp theo được hiệu đính bởi Shen Shou-Liang, dịch bởi các vị: Chow Su-Chia, v.v.. tựa đề: The Sutra of the Master of Healing.
-Bản dịch được chú ý hơn hết, vì dịch từ nguyên bản Sanskrit, là bản dịch của Dutt, Nalinaksha (ed.), tồn trữ trong Gilgit Manuscripts. Vol. I.[13]
Ngoài ra hiện tìm thấy một bản dịch tiếng Pháp có thể là duy nhất và sớm nhất của Kinh Dược Sư, tựa đề: Le Bhaiṣajyaguru, dịch bởi Pelliot, Paul[14].
________________________________
GHI SAU KHI DỊCH:
Kinh Dược Sư có những điểm độc đáo như sau:
-Đặc điểm 1: Bản nguyệnDược sưxây dựng trên Bồ-tát nguyện và Bồ-tát hành, rất thực tiễn, hoạt dụng thiết thực. Có thể mượn hai câu thơ để diễn tả: “Hiện thân các bụi vào muôn nẻo, chữa bị trầm kha khắp mọi loại” (Ôn Trí Thủ).
– Đặc điểm 2: Tịnh độ công thông, dẫu phát nguyện sinh về thế giớiTịnh độ của đức Phật A-di-đà, nhưng được nghe hay niệm danh hiệu của đức Dược Sư thì ngài vẫn dẫn đạo cho về Thế giớiTịnh độ ấy, nên bản nguyệnTịnh độ không có phân biệt cao thấp, đông tây, đồng đẳng không khác.
– Đặc điểm 3: Phạn bản được dùng ở đây không có thần chú, cho thấy Phạn bản này có thể được biên tập sớm hơn Phạn bản mà Huyền Tráng đã dùng. Vì vậy muốn đọc hiểu Pháp thoạiDược Sư một cách nghiêm túc, cần phải làm, là đọc đủ bản Phạn, Tạng, Hán dịch: Huyền Tráng và Nghĩa Tịnh. Có thể tham khảo thêm bản của Đạt-ma Cấp-đa.
-Đặc điểm 4: bản dịch này, phân thành 21 tiết mục, trừ tiết mục 1 và 21, còn lại các tiết mục khác, tiêu đề đã nói lên mục đích của Pháp thoại này.
Đọc kinhDược Sư, không phải đọc với một tâm trạng hoài nghi mà có thể tiếp nhận, Dược Sư là thể tínhthuần khiết, vô bệnh vô nhiễm.
Duyên khởi của bản dịch này, bắt nguồn từ cảm hứng sau khi cách đây trên 15 năm, sau khi đọc được tác phẩmDƯỢC SƯ KINH SÁM của Trưởng lãoTrí Quang, ân đứcphiên dịch này là nhờ năng lựcsoi sáng của tác phẩm ấy, từ khi đọc xong Dược sư kinh sám, đức tinDược sư trong người dịch như dần được lớn lên theo thời gian. Nên trong bản dịch này, có được lợi ích gì đó toàn là do được nương nhờ vào công hạnh của chư vị Trưởng lão, còn có gì sai sót thảy đều vì sự hạn chế của dịch giả.
Vậy cúi mong các bậc Thánh tríDược Sư, mở rộng lòng thương từ bi mà chỉ giáo cho.
Kính cẩn,
Phước Nguyên
_________________________________________
*CHÁNH KINH:
Kính lễ bậc Nhất thiết chủng trí.
Kính lễ đức Thế Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai[2].
1. MỞ ĐẦU PHÁP HỘI
Tôi nghe như vậy:
Một thời, Thế Tôn đi đến xóm dân du mục, nằm ngoài rìa hướng đông của đại thành Vaiśālī (Tì-xá-ly)[3].
Bấy giờ, đức Thế Tôn ngồi dưới cội cây Vādyasvara (Nhạc Âm), thuộc thành Vaiśālī, hiện diện cùng với đại Bí-sô Tăng gồm tám ngàn vị, ba mươi sáu ngàn Bồ-tát, và quốc vương, đại thần, Bà-la-môn và trưởng giả nhóm họp.
Khi ấy, ngài Mañjuśrīr – Pháp vương tử (Văn-thù-sư-lợi/Mạn-thù-thất-lợi) nương oai thần đức Phật, từ chỗ ngồi đứng dậy, vắt thượng y[4] qua một bên vai, đầu gối chân phải sát đất, phủ phục, chắp tay mà bạch Phật rằng:
“Cúi xin đức Thế Tôn tuyên thuyết danh hiệu, bản nguyện tu hành, phân tích phẩm tính ưu việt của chư vị Như Lai trong thời quá khứ, khiến các hữu tình khi nghe đến thì tịnh hóa được tất cả nghiệp chướng, luôn luôn an trụ Thánh Pháp trong mọi thời điểm, không có tật bệnh, viễn ly vọng tưởng”.
Lúc bấy giờ, Thế Tôn tán thán Mañjuśrīr đồng tử rằng:
Tốt lắm! Tốt lắm, Mañjuśrīr! Đại từ bi thay, Mañjuśrīr! Chỉ những ai an trú trong tam-ma-địa từ bi mới thỉnh nguyện được như thế, giúp cho hữu tình trừ khử vô số nghiệp chướng, chấm dứt bệnh tật, thọ hưởng an vui nghĩa lợi nhân thiên.
Thế Tôn tán thán như thế. Lúc này, ngài Mañjuśrīr kính vâng Thánh giáo của Phật.
2. QUỐC ĐỘ & BẢN NGUYỆN
Thế Tôn dạy:
Này Mañjuśrīr! Từ chỗ này, hướng về phương đông, cách mười hằng hà sa quốc độ Phật, có đất nước Phật gọi là Lưu Ly Quang[5]. Tại đó, có đức Phật danh hiệu Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Ứng, Chánh đẳng giác, Minh hành viên mãn, Thiện thệ, Thế gian giải, Vô thượng trượng phu, Điều ngự sĩ, Thiên nhân sư, Phật Bạc-già-phạm.
Này Mañjuśrīr! Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai ấy trước đây, khi còn tu tập Bồ-tát hành[6], có phát khởi mười hai đại nguyện[7]. Những gì là mười hai?
Đại nguyện thứ nhất: khi ta hiện chứng Vô thượng Chánh đẳng bồ-đề, quang minh trên thân ta lúc đó phổ khắp vô lượng vô biên a-tăng-kỳ thế giới, thành tựu ba mươi hai đặc tính chính của bậc đại sĩ, tám mươi đặc tính phụ trang nghiêm thân hình, tất cả hữu tình đồng như ta không khác[8].
Đại nguyện thứ hai: khi ta hiện chứng Vô thượng Chánh đẳng bồ-đề, thân thể ta trong suốt như ngọc lưu-ly vô giá, trong ngoài đều tinh diệu, quang minh thanh tịnh, thân thể nhu nhuyến, lông tóc mịn màng, sức lực, an vui, quang minh của ta sáng tỏ hơn vầng nhật nguyệt, chiếu soi phổ quát tất cả thế giới hữu tình. Nếu có hữu tình nào, sống trong chỗ mờ tối, tâm tính tạp loạn, kiến giải đa thù, thì quang minh này đều phổ cập. Những ai được quang minh phổ cập đều đắc chánh hành thiện nghiệp[9].
Đại nguyện thứ ba: khi ta hiện chứng Vô thượng Chánh đẳng bồ-đề, hữu tình được an trụ năng lực bát-nhã vô biên không giới hạn, hữu tình trong tam giới thường trú an lạc, tất cả hữu tình thành tựu sự toàn hảo[10].
Đại nguyện thứ tư: khi ta hiện chứng Vô thượng Chánh đẳng bồ-đề, hữu tình đang đi theo tà đạo, ta khai thị đường lối Thanh văn, Độc giác, nếu hữu tình nào muốn hướng đến tối thượng Bồ-đề, thì ta sẽ khai thị Đại thừa[11].
Đại nguyện thứ năm: khi ta hiện chứng Vô thượng Chánh đẳng bồ-đề, nếu có hữu tình nào tu tập phạm hạnh thuần tịnh, ta làm cho tất cả đều hành trì đúng đắn chánh giới. Nếu có ai hủy phạm học giới, khi nghe được danh hiệu của ta thì thoát khỏi tất cả phiền não[12].
Đại nguyện thứ sáu: khi ta hiện chứng Vô thượng Chánh đẳng bồ-đề, nếu có hữu tình thân hình thấp kém, giác quan không đủ, xấu xí bất tịnh, ngu si, mù mờ, câm ngọng, lưng gù, lác hủi, tàn tật, mắt tối, tai điếc, tâm trí điên loạn, thân thể khiếm khuyết, bần cùng hạ tiện, khi nghe được danh hiệu của ta, liền được an lạc, tái sanh thân thể đoan chánh, hình hài đầy đủ[13].
Đại nguyện thứ bảy: khi ta hiện chứng Vô thượng Chánh đẳng bồ-đề, nếu có hữu tình nào bị nhiều thứ bệnh tật trói buộc, không được cứu hộ, không được trị liệu, các thứ dược liệu trong thế gian đều không chữa khỏi, không gặp lương y, nghèo nàn khổ sở, khi nghe danh hiệu của ta, dầu chỉ một lần lướt qua thính giác, thì tất cả bệnh khổ đều được tiêu trừ, thoát khỏi tật bệnh, chấm dứt đau đớn, hiểm nguy, đều được an trụ trong Chánh đẳng giác[14].
Đại nguyện thứ tám: khi ta hiện chứng Vô thượng Chánh đẳng bồ-đề, nếu có người nữ nào phải chịu đựng đủ thứ trăm điều khổ sở, khổ do thân hình người nữ, khổ do làm vợ của người khác, khổ do hoài thai sinh sản, muốn cầu thoát khỏi, khi thọ trì danh hiệu của ta, thì người nữ đó, sau khi tái sanh không còn mang thân nữ, đều được an trụ trong Chánh đẳng giác[15].
Đại nguyện thứ chín: khi ta hiện chứng Vô thượng Chánh đẳng bồ-đề, tất cả hữu tình bị cuốn chặt trong cảnh giới ma, có đa dạng kiến chấp cố hủ, hạn hẹp, hành theo toàn thể chủ trương của cảnh giới ma, ta đều khai thị cách đoạn trừ, hiển hiện toàn diện, thấu suốt Bồ-tát đạo[16].
Đại nguyện thứ mười: khi ta hiện chứng Vô thượng Chánh đẳng bồ-đề, nếu có hữu tình nào gặp phải tai hoạ từ vua quan, khiếp sợ, bị gông cùm, xiềng xích, tù ngục, phải bị tử hình, bị tra tấn, hành hạ thân thể, không được coi trọng, thân thể sắp bị tra hình, phát ngôn, tâm tưởng bị các thứ khổ não bức bách, khi nghe danh hiệu của ta thì liền được tôn trọng, tất cả khiếp đãm tạm thời được đình diệt, giải thoát[17].
Đại nguyện mười một: khi ta hiện chứng Vô thượng Chánh đẳng bồ-đề, nếu có hữu tình nào bị đói khát, bị đói khát thiêu đốt, vì tìm cầu thực phẩm mà phải tạo tác rất nhiều ác nghiệp, không biết tu tập bố thí; nhưng khi thọ trì danh hiệu của ta, thì sẽ được người chu cấp các thứ thực phẩm thơm ngon, thân thể phục hồi, không còn đói khổ[18].
Đại nguyện mười hai: khi ta hiện chứng Vô thượng Chánh đẳng bồ-đề, nếu có hữu tình nào thiếu thốn y phục, nghèo khổ, đói khát xin ăn, thân chịu nóng lạnh, bị muỗi mòng, côn trùng cắn đốt, ngày đêm ưu khổ trong tâm tái diễn không ngừng, nhưng khi thọ trì danh hiệu của ta, thì sẽ được người chu cấp y phục như ý, màu sắc tươi đẹp, thích ý vô cùng, đủ loại chuỗi hạt, dầu thơm, âm nhạc, trú xứ tốt đẹp, tất cả hữu tình đều được thành tựu đầy đủ[19].
Này Mañjuśrīr! Đây là mười hai đại nguyện của đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Ứng, Chánh đẳng giác, lúc xưa khi còn tu hành Bồ-tát đạo đã phát thệ.
3. TRANG NGHIÊM TỊNH ĐỘ
Lại nữa, Mañjuśrīr! Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai đã phát thệ trang nghiêm đất nước Phật, phát thệ ấy dù trong một kiếp hoặc dưới một kiếp cũng không thể diễn nói cùng tận. Đất nước Phật ấy tinh khiết thuần tịnh, không có gò bãi, đất đá sỏi cát, không phân đêm ngày, không có tiếng khổ, không có phụ mẫu, không có nam nữ giao hội, đất bằng lưu ly, tường vách, lầu các, đường lối, cửa sổ, màn lưới, lan can đều do bảy báu tác thành, đồng như thế giới Cực Lạc trang nghiêm ở phương Tây vậy[20].
4. THƯỢNG THỦ BỒ-TÁT
Thế giới Lưu Ly Quang Chiếu đó có vô lượng vô biên A-tăng-kì Bồ-tát Đại sĩ. Trong đó, có hai Bồ-tát Đại sĩ thượng thủ, vị thứ nhất danh hiệu Nhật Quang Biến Chiếu[21], vị thứ hai danh hiệu Nguyệt Quang Biến Chiếu[22], duy trì kho tàng Chánh pháp[23] của đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.
5. NGUYỆN SINH TỊNH ĐỘ
Này Mañjuśrīr! Các thiện gia nam tử, thiện gia nữ nhân nên chí thành phát nguyện sanh về quốc độ Phật Dược Sư ấy.
6. CHUYỂN HOÁ ÁC NGHIỆP
Khi ấy, đức Thế Tôn bảo Mañjuśrīr đồng tử rằng:
Này Mañjuśrīr! Phàm phu hữu tình không có đạo sư, không biết đâu là nghiệp thiện, đâu là nghiệp bất thiện, bị hoài nghi tác hại, không biết bố thí và kết quả lớn lao của bố thí, si ám vô trí, khuyến khuyết tín tâm, tích luỹ tài sản, nhưng không muốn thí xả. Các hữu tình này, vì không có tín tâm, thấy ai đến xin, thì tâm tư tiếc khổ, như lóc thịt trên thân mà cho.
Lại có vô lượng hữu tình bản tính tham lẫn, chính mình không dám thọ dụng tài vật, cũng chẳng cho tặng cha mẹ, vợ con, kẻ dưới, nên gieo trồng nghiệp nhân quỷ giới, thường phải xin ăn. Những hữu tình này, sau khi thân hoại mạng chung phải sinh vào quỷ giới, hoặc phải đoạ vào bàng sinh.
Nhưng nếu trong quá khứ, lúc còn thân người, những vị ấy đã từng nghe qua danh hiệu của đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, mà bấy giờ chỉ tạm thời nhớ lại danh hiệu của đức Như Lai ấy, thì dẫu đang sống trong quỷ giới hoặc trong bàng sinh, cũng liền mạng chung tại trú xứ ấy rồi tái sinh lại trong nhân loại, hồi tưởng được đời trước, sợ hãi ác đạo, không nghiện đắm các dục, thực hành bố thí, tán dương những vị hành bố thí. Toàn bộ những gì bản thân đang sở hữu đều đem bố thí hết thảy, thậm chí đầu mắt, tay chân, xương thịt, máu tủy, nếu có ai đến xin, cũng đều thí xả. Bất cứ gì liên hệ đến năm uẩn cũng đều huệ thí.
7. TRƯỞNG DƯỠNG PHẨM CHẤT
Lại nữa Mañjuśrīr! Có những hữu tình nào, tôn kính Như Lai, thọ trì các học xứ, nhưng lại phá giới pháp, phá chánh kiến, phá phạm hạnh, hoặc hủy phạm học giới; hoặc tuy trì giới, thủ hộ giới cấm, nhưng không tinh cầu đa văn, không biết nghĩa lý Như Lai thuyết giảng; hoặc tuy đa văn, nhưng tăng thượng mạn; hoặc tật đố; hoặc bài xích Chánh pháp; kết giao với chúng ma, đi theo tà đạo. Những kẻ si ám này, đồng với vô lượng hàng trăm, hàng ngàn, hàng triệu, hàng tỷ hữu tình hành theo tà đạo sẽ đọa vào Địa ngục lớn nhất. Các hữu tình đó trong lúc tái sanh trôi lăn vô định trong các cảnh giới địa ngục, nhưng hễ nghe được danh hiệu của đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, thì dẫu ở trong địa ngục nhờ Phật lực gia trì, tuỳ niệm phẩm hiệu của đức Như Lai, thì trong địa ngục liền mạng chung, tái sanh vào trong nhân loại, lại tinh cần, chánh kiến, tinh chuyên dũng mãnh, tâm ý thuần thiện, xuất gia trong giáo pháp đức Như Lai, trở thành vị xuất gia, lần lượt tu tập Bồ-tát hành.
8. ĐẬP VỠ TỰ NGÃ
Lại này Mañjuśrīr! Có những hữu tình thổi phòng tự ngã, tâm tư đố kỵ, tuyệt chẳng khen người. Các hữu tình này tâm tính lạm phát, khinh khi người khác, nên bị đoạ đầy trong ba định hướng tái sinh xấu ác, trong vô lượng nghìn năm chịu các thống khổ. Trải qua vô lượng nghìn năm rồi, tại trú xứ đó thân hoại mạng chung, tái sanh vào bàng sinh, làm thân trâu, ngựa, lạc đà, lừa, bị roi gậy đánh đập, hành hạ trói buộc, đói khát khổ não, thân thường chở nặng, truy lùng săn bắn. Nếu có ai sanh trong nhân loại, thì sống trong tầng lớp thấp hèn, làm thân nô bọc, thay người làm nặng.
Nếu trong quá khứ, lúc còn thân người, nghe được danh hiệu của đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, nhờ thiện căn này mà được giải thoát toàn bộ thống khổ, giác quan bén nhạy, trí tuệ thông suốt, tri thức quảng bác, tầm cầu thiện căn, thường gặp thiện hữu, thoát khỏi lưới ma, đập tan vỏ vô minh, tát cạn sông phiền não, giải thoát tất cả sanh già bệnh chết, sầu – thán – ưu – bi – khổ – não.
9. VUN ĐẮP HOÀ BÌNH
Này Mañjuśrīr! Lại có hữu tình ưa thích thi hành ác tính, thích tạo xung động, tranh chấp, căng thẳng bất hòa giữa các hữu tình. Các hữu tình có tâm đối kháng lẫn nhau này, tạo tác vô số nghiệp bất thiện từ thân ngữ ý, mong cầu các điều bất lợi xảy đến cho người, làm những điều không có nghĩa lợi cho nhau, yêu thích chiến tranh; hoặc triệu thỉnh thần rừng, thần cây, thần núi, thần chết và rất nhiều vị thần khác nhau, sát hại sinh vật, dùng máu thịt cúng tế cho Dạ-xoa, cho quỷ La-sát thọ hưởng; hoặc thư ếm danh tính kẻ thù, hoặc trù rủa thân họ, hoặc dùng đủ thứ độc hại, các loại bùa thuật, thần chú, ma quỷ, các vật hại người, chú quỷ khởi thi, để đoạt mạng sống hoặc tổn hại người khác. Nếu ai bị mắc phải các loại tà độc như vậy mà nghe được danh hiệu của đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, thì các điều ác như thế chẳng thể làm thương tổn họ, còn phát khởi tâm từ, tâm nghĩa lợi, tâm không thù oán, hoan hỷ như bạn tốt, gia đình, thân hữu.
10. TỊNH ĐỘ CỘNG THÔNG
Lại này Mañjuśrīr! Bốn chúng Bí-sô, Bí-sô-ni, Cận sự nam, Cận sự nữ, cùng các thiện gia nam tử, thiện gia nữ nhân thọ trì Tám trai giới, hoặc một năm, hoặc ba tháng, hoặc thọ trì các học giới, mà được tùy ý tự tại, tùy ý mong cầu; do thiện căn này, nếu phát nguyện vãng sanh về thế giới Cực Lạc của đức A-di-đà Như Lai, nếu nghe được danh hiệu của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, lúc mạng chung sẽ có tám vị Bồ-tát[24] từ hư không xuất hiện tiếp dẫn sanh vào hoa sen đa dạng màu sắc.
11. PHƯỚC BÁU AN VUI
Nếu có người sinh trên thiên giới, thì được sanh thiên, các thiện căn quá khứ không có giới hạn, chẳng còn tái sanh trong ác thú nữ. Khi mạng căn thiên giới đã tận, được tái sanh vào trong nhân loại, làm Chuyển luân vương, tự tại an lập bốn châu thiên hạ; hoặc có vô lượng hàng trăm, hàng ngàn, hàng triệu, hàng tỷ hữu tình, an trụ trong mười thiện nghiệp, hoặc sanh trong chủng tính Sát-đế-lợi, chủng tính Bà-la-môn, nhà đại phú quý, tài vật, vàng bạc, lúa gạo, vải vóc, ngân khố tràn đậy, dung nhan tươi đẹp, thư thái, quyến thuộc đông đảo, sự nghiệp thành tựu.
12. VĨNH LY THÂN NỮ
Nếu có người nữ nghe được danh hiệu của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, tôn kính thọ trì, thì người nữ ấy, đời sau vĩnh thoát thân nữ[25].
13. ĐỨC VĂN-THÙ KHUYẾN PHÁT
Lúc bấy giờ, Mañjuśrīr đồng tử bạch đức Phật rằng:
Bạch đức Thế Tôn! Con sẽ tùy thuận trú xứ, tuỳ thuận thời gian, bất cứ thiện gia nam tử, thiện gia nữ nhân nào có tín tâm thanh tịnh, làm cho họ được nghe danh hiệu của đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai; thậm chí trong lúc họ ngủ, con cũng dùng danh hiệu đức Phật ấy cho lọt vào thính giác của họ.
Hoặc có người thọ trì, độc tụng, luận giải, thực hành, hoặc thuyết giảng chi tiết cho người khác, tự mình biên chép hoặc nhờ người biên chép, in ấn bản kinh hoặc cung kính hiến cúng bằng vô số hoa thơm, các loại hương báu, tràng hoa, hương xoa, tràng phan, bảo cái, dùng chỉ ngũ sắc quấn quanh, rưới nước làm sạch chỗ phụng hiến. Khi vị ấy hiến cúng bản kinh như thế, có bốn đại vương chúng thiên cùng các tuỳ tùng và vô lượng vô biên hàng trăm, hàng ngàn, hàng triệu, hàng tỷ chư thiên đi đến chỗ đó. Nếu có chỗ nào lưu truyền bản kinh này, hoặc có ai độc tụng bản kinh tôn quý này của đức Thế Tôn, thệ thọ các đại nguyện, tu hành quảng bác, diễn giảng đạo ưu việt và danh hiệu của đức Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, thì không bị chết yểu, tuyệt đối không bị các loại quỷ giam giữ hay chiếm đoạt tinh khí, hoặc đã bị đoạt mất cũng đều được hoàn lại như cũ.
14. HIỆU LỰC PHÁP BẢN DƯỢC SƯ
i. Thoả mãn ước nguyện
Đức Phật day:
Thật như vậy, thật như vậy, này Mañjuśrīr! Thật như ông nói, Mañjuśrīr! Thiện gia nam tử, thiện gia nữ nhơn có tín tâm thanh tịnh, muốn cung kính hiến cúng đức Như Lai ấy, người này phải tôn tạo hình tượng của đức Như Lai, suốt thời gian bảy ngày đêm ăn uống thanh tịnh, thọ trì tám trai giới, dùng các thứ hương thơm, đa dạng vải lụa, thiết trí nhiều loại tràng phan để trang nghiêm trú xứ ấy, tắm rửa sạch sẽ, mặc y phục tinh tươm, giữ tâm tịnh, không có vẩn đục, tâm không sân nhuế, não hại người khác, đối với tất cả hữu tình thường khởi tâm từ bi, tâm nghĩa lợi, tâm hỷ xả, bình đẳng với các hữu tình, dùng nhiều loại âm nhạc hiến cúng đức Như Lai, nhiễu quanh hình tượng đức Như Lai, ghi nhớ bản nguyện lâu xưa của đức Như Lai ấy, chuyên cần giải nghĩa bản kinh này, thì điều người ấy suy niệm, mong cầu, tất cả ý nguyện đều được viên mãn, cầu trường thọ được trường thọ, cầu phước báu thì được phước báu, cầu tự tại thì được tự tại, cầu con trai thì sanh con trai, cầu con gái thì sanh con gái.
ii. Vượt thoát tai nạn
Hoặc lại có người trong giấc chiêm bao bỗng nhiên thấy các ác cảnh, hoặc thấy các loài chim quái dị đậu quanh, chỗ ở có trăm loại quỷ quái xuất hiện, người ấy nếu có thể đem nhiều loại vật dụng hiến cúng đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, thì tất cả ác mộng, ác cảnh, điều không cát tường thảy đều biến mất.
Hoặc nếu sợ hãi nạn nước, sợ nạn lửa đốt, sợ nạn gươm đao, sợ nạn độc dược, sợ hãi độ cao, sợ di chuyển trên con đường núi hiểm trở, sợ hãi các loài voi dữ, sư tử, hổ sói, gấu dữ, rắn độc, bò cạp, trùng rết, sâu độc, nếu nghĩ đến phụng hiến đức Như Lai ấy, thì tất cả sợ hãi kia đều được thoát ly.
Hoặc nếu sợ bị nạn giặc ngoại quốc xâm lăng, đạo tặc phản loạn tung hoành, thì cần cung kính hiến cúng đức Như Lai ấy.
iii. Không đoạ ác thú
Lại nữa Mañjuśrīr! Có thiện gia nam tử, thiện gia nữ nhơn có đức tin thuần tịnh, trọn đời tiếp thọ Tam quy, tuyệt không quy y bất kỳ chư thiên nào khác; hoặc thọ trì năm học giới tại gia, hoặc thọ trì một trăm lẻ bốn học giới của Bồ-tát; hoặc xuất gia thọ Bí-sô, hai trăm năm mươi giới; hoặc thọ trì năm trăm giới của Bí-sô ni[26], mà trong lúc thọ trì học giới lại phạm giới, hủy phá giới cấm, sợ đọa vào ác thú, nếu ai có thể thọ trì danh hiệu của đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, thì quyết định sẽ không bị quả báo trong ba ác thú.
iv. Sinh nở vuông tròn
Hoặc có người nữ, trong lúc sắp sinh sản, phải chịu thống khổ, đau đớn muôn phần, mà nếu có thể xưng niệm danh hiệu, hiến cúng đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, thì lập tức được giải thoát, nội tâm an ổn, hài nhi hình hài đầy đủ, sắc diện đoan chánh, mọi người thích nhìn, giác quan nhạy bén, thông huệ đĩnh đạc, an vui ít bệnh, không bị phi nhân chiếm đoạt tinh chất.
15. KHAI THỊ TÔN GIẢ A-NAN
Khi ấy, đức Thế Tôn bảo Cụ thọ A-nan-đà:
Này A-nan-đà! Hôm nay, Như Lai ca ngợi phẩm tính siêu việt của đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, Ứng, Chánh đẳng giác. Ông có tin tưởng chăng? Khi ông nghe giáo huấn thâm diệu của chư Phật có khởi do dự hoài nghi, sinh quan niệm trái nghịch chăng?
Bấy giờ, Cụ thọ A-nan-đà bạch đức Phật rằng:
Bạch đức Thế Tôn! Đối với khế kinh mà đức Như Lai tuyên thuyết, tâm con không có hoài nghi, không có quan niệm trái nghịch. Tại sao vậy? Bởi vì tất cả thân ngữ ý của đức Như Lai hoàn toàn thanh tịnh. Bạch Thế Tôn! Mặt trời, mặt trăng kia có đại thần lực, có đại uy thế như vậy, mà vẫn có thể ném chúng bay qua phương khác; hay như núi chúa Tu-di bất động kiên cố mà vẫn có thể làm cho nó lay chuyển; phát biểu, tư duy của chư Phật không có khuyết điểm, tịch nhiên bất động. Nếu có hữu tình nào, tín tâm không đủ, nghe nói đến cảnh giới của chư Phật, tự nghĩ thế này: “Do đâu chỉ trì niệm danh hiệu Như Lai mà được công đức như thế?” Tâm họ hoài nghi, sanh lòng huỷ báng. Kẻ ấy trong đêm trường sinh tử, sống đời vô ích, không có nghĩa lợi, sẽ đoạ lạc ác thú, không được an ổn.
Đức Phật dạy:
Này A-nan-đà! Giả sử có hữu tình nào nghe được danh hiệu của đức Như Lai ấy, mà vị ấy phải bị đọa vào ác thú, thì không có trường hợp này xảy ra.
Này A-nan-đà! Cảnh giới của chư Phật Thế Tôn, cực kỳ khó tin. Nhưng hôm nay, A-nan-đà sinh tâm tịnh tín, thì phải biết rằng, đó đều nhờ oai lực của Như Lai. Đây chẳng phải cảnh vực của tất cả Thanh văn và Độc giác có thể tín thọ, ngoại trừ Bồ-tát Đại sĩ nhất sinh sở hệ.
Này A-nan-đà! Thành tựu thân người là hiếm có, phát khởi tịnh tín tôn kín Tam Bảo lại hiếm có hơn, mà nghe được danh hiệu của đức Như Lai ấy lại cực kì hiếm có.
Này A-nan-đà! Đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai đó thành tựu vô lượng Bồ-tát hành, vô lượng phương tiện quyền xảo, vô lượng thệ nguyện quảng đại. Nếu ta muốn thuyết minh Bồ-tát hành và phân biệt đạo ưu việt của đức Như Lai ấy trong một kiếp hoặc hơn một kiếp, này A-nan-đà, thậm chí cùng tận các kiếp, cũng không thể nào phân biệt được các thệ nguyện ưu việt và hoạt dụng của đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.
16. BỒ-TÁT CỨU THOÁT TRÌNH BÀY
Lúc bấy giờ, ở trong hội chúng có một Bồ-tát Đại sĩ danh hiệu là Trāṇamukta (Cứu Thoát), đứng dậy khỏi chỗ ngồi, vắt thượng y qua một bên vai, đầu gối chân phải sát đất, chắp tay hướng về đức Thế Tôn, cung kính bạch đức Phật rằng:
Bạch đức Thế Tôn! Trong đời vị lai, có hữu tình nào thân thể chịu nhiều bệnh tật, gầy mòn yếu ớt, ưu tư kéo dài, không thể ăn uống, cơn khát cháy bỏng, các dấu hiệu suy hao trước tử vong xuất hiện, thị giác mù tối; cha mẹ, bà con, bạn bè thân gần than khóc xung quanh, hình thể người này vẫn an trí ở đó, mà thần thức đã bị dẫn độ đến quốc độ Diêm-ma[27]. Khi hội kiến Diêm-ma pháp vương, hữu tình này phải quỳ xuống, căn cứ lúc còn thân người đã làm các điều thiện hay điều ác, hay điều tội lỗi, thì đều phải khai nhận tất cả các điều ấy với Diêm-ma Pháp vương. Bấy giờ, người đó phải đối chất với Diêm-ma Pháp vương, kiểm tính tội lỗi, kê khai các điều tội, điều ác, rồi từ đó mà phân định xử lý. Nếu khi ấy, thân thuộc có thể thay thế người bệnh ấy, phát tâm quy y với đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, như pháp mà cúng kính hiến cúng đức Như Lai đó, thì bệnh nhân kia liền được phục hồi. Bệnh nhân này lúc thần thức quay trở về, tợ như giấc chiêm bao, đều ghi nhớ đầy đủ, hoặc trải qua bảy ngày, hoặc hai mươi mốt ngày, hoặc ba mươi lăm ngày hoặc bốn mươi chín ngày, khi thần thức trở lại rồi, đều ghi nhớ đủ cả, các quả báo của nghiệp thiện, nghiệp ác, do trực tiếp chứng kiến, nên dù huỷ mất mạng sống, cũng tuyệt không dám tạo tác ác nghiệp nữa. Vì lý do đó, các thiện gia nam tử, thiện gia nữ nhơn có tâm tịnh tín cần cung kính hiến cúng đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai ấy.
17. PHƯƠNG THỨC
HIẾN CÚNG ĐỨC PHẬT DƯỢC SƯ
Vào lúc ấy, Cụ thọ A-nan-đa hỏi Bồ-tát Trāṇamukta rằng:
Hỡi Thiện gia nam tử! Cần phải cung kính hiến cúng đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai như thế nào?
Bồ-tát Trāṇamukta đáp:
Bạch đại đức A-nan-đà! Nếu có người gặp phải tai nạn, muốn thoát bệnh nặng, thân quyến phải đại diện người này trong bảy ngày thọ trì Tám trai giới; dùng thực phẩm, đa dạng vật dụng, tùy khả năng và điều kiện, hiến cúng Bí-sô Tăng; ngày ba thời, đêm ba thời, trì niệm danh hiệu, tôn kính hiến cúng đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai; xưng tụng bản kinh này đủ bốn mươi chín biến, thắp bốn mươi chín ngọn đèn đặt trước bảy tôn tượng đức Như Lai, trước mỗi tôn tượng đặt bảy ngọn đèn, thiết trí chu vi của bảy ngọn đèn theo kích thước như bánh xe, và duy trì đèn sáng trọn trong bốn mươi chín ngày, không để tắt mất; tạo dựng một tràng phan năm màu, dài bốn mươi chín gang tay.
Lại nữa, bạch đại đức A-nan-đa! Nếu giai cấp Sát đế lợi, các vị vua đã làm lễ quán đảnh, phải chịu gặp tai ách, như là nạn quốc dân bị dịch bệnh, nạn giặc ngoại quốc xâm lăng, nạn nội quốc phản nghịch, nạn tinh tú kì dị, nạn nhật thực, nguyệt thực, nạn mưa bão trái mùa, nạn hạn hán, mất mùa, nạn đói các thứ; thì giai cấp Sát đế lợi, các vị vua đã làm lễ quán đảnh, lúc này phải phát khởi tâm từ bi nhớ nghĩ hết thảy hữu tình, đặc xá tù nhân, phóng thích các hữu tình đang bị giam cầm, đúng như pháp phụng hiến đã nói mà hiến cúng đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai.
Bấy giờ, giai cấp Sát đế lợi, các vị vua đã làm lễ quán đảnh đó, bằng chính thiện căn ấy, nương nhờ bản nguyện ưu việt thuở xưa của đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, mà khiến cho đất nước tức khắc an ổn, mưa thuận gió mùa, mùa màng thịnh vượng, đất đai tươi tốt, tất cả hữu tình cư trú trong đất nước đó không bị bệnh tật, hỷ lạc an ổn, tâm tư phấn khởi. Các quỷ Dạ-xoa, La-sát, quỷ Tất-xá-già[28] cùng các quỷ thần chẳng thể quấy nhiễu được họ; tất cả ác cảnh tuyệt không còn hiển hiện. Giai cấp Sát đế lợi, các vị vua đã làm lễ quán đảnh đó, được thọ mạng dài lâu, khí lực sung mãn, không bị bệnh tật, tự tại vô nhiễm, đạt được mục đích nghĩa lợi.
18. CHÍN LOẠI HOẠNH TỬ
Khi ấy, Cụ thọ A-nan-đà hỏi Bồ-tát Trāṇamukta rằng:
Hỡi Thiện gia nam tử! Tại sao mạng sống đã sắp hết mà có thể làm cho tăng lên?
Bồ-tát Trāṇamukta đáp:
Bạch đại đức A-nan-đà! Ngài không nghe đức Như Lai nói có chín loại chết ngang trái sao?
(i) Cách cho thuốc men. Loại chết ngang trái thứ nhất: nếu có hữu tình nào, không bị bệnh nặng, nhưng không có thuốc và không gặp đúng lương y trị bệnh, hoặc thầy thuốc chẩn trị nhầm sai, nên chưa đáng chết mà phải chết một cách ngang trái.
(ii) Loại chết ngang trái thứ hai: Bị pháp luật nhà vua xử trị, tử hình.
(iii) Loại chết ngang trái thứ ba: vui chơi thác loạn, phóng túng buông tuồng, tà hành bất chính, nghiện đắm các loại rượu, bị phi nhân hút đoạt tinh chất.
(iv) Loại chết ngang trái thứ tư: bị lửa dữ đốt cháy.
(v) Loại chết ngang trái thứ năm: bị nước lớn cuốn trôi.
(vi) Loại chết ngang trái thứ sáu: bị các loài thú dữ như sư tử, hổ gấu, trùng độc các thứ hại chết.
(vii) Loại chết ngang trái thứ bảy: bị đói khát khổ sở, ăn uống không đủ, vì lý do này mà chết.
(viii) Loại chết ngang trái thứ tám: bị trù ếm, độc dược, bị quỷ khởi thi tác hại.
(ix) Loại chết ngang trái thứ chín: bị tai hoạ vỡ đầu, sa chân vực núi cao, thân thể bị phương hại, vì lý do này mà chết.
19. DẠ-XOA ĐẠI TƯỚNG HỘ TRÌ
Đây là chín loại chết ngang trái, do đức Như Lai đã tuyên thuyết, ngoài ra còn có rất nhiều sự chết ngang trái khác nữa.
Ngay lúc này, trong đại hội, có mười hai đại tướng Dạ-xoa tập hội thính pháp, đó là:
Dạ-xoa đại tướng Cung-tỳ-la, Dạ-xoa đại tướng Phạt-chiết-la, Dạ-xoa đại tướng Mê-xí-la, Dạ-xoa đại tướng An-để-la, Dạ-xoa đại tướng Ngạch-nễ-la, Dạ-xoa đại tướng San-để-la, Dạ-xoa đại tướng Nhân-đạt-la, Dạ-xoa đại tướng Ba-di-la, Dạ-xoa đại tướng Ma-hổ-la, Dạ-xoa đại tướng Chân-đạt-la, Dạ-xoa đại tướng Chiêu-đỗ-la, Dạ-xoa đại tướng Tỳ-yết-la[29].
Mười hai vị đại tướng Dạ-xoa ấy, mỗi vị đồng hành với rất nhiều quyến thuộc tuỳ tùng, đồng thanh tác bạch với Phật rằng:
Bạch đức Thế Tôn! Chúng con hôm nay đều nương nhờ oai đức của chư Phật mà được nghe về danh hiệu của đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, nên không còn lo sợ bị đọa lạc vào ác thú nữa. Hôm nay tất cả chúng con thảy đồng tâm phát nguyện quy y Phật, quy y Pháp và quy y Tăng. Chúng con sẽ vì hết thảy hữu tình, khiến họ thành tựu nghĩa lợi, không tổn hại đến họ. Bất cứ làng mạc, thành thị, thôn xóm, tháp miếu thanh tịnh, xứ A-lan-nhã, bất cứ chỗ thanh vắng nào mà có kinh này được truyền bá, hoặc tôn kính trì niệm danh hiệu của đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, hoặc chí thành hiến cúng đức Như Lai ấy, thì chúng con cùng với quyến thuộc sẽ bảo hộ vị đó, trợ giúp họ vượt thoát tai nạn, mọi điều mong cầu của họ sớm được thành tựu.
Lúc này, đức Thế Tôn khen ngợi các đại tướng Dạ-xoa rằng:
Tốt lắm! Tốt lắm, các đại tướng Dạ-xoa! Các vị đã nhớ nghĩ ân đức của đức Phật Dược Sư Lưu Ly Quang Như Lai, thì phải ghi nhớ phương thức thành tựu lợi ích cho tất cả hữu tình.
20. LƯU HÀNH PHÁP MÔN
Bấy giờ, Cụ thọ A-nan-đà bạch đức Phật rằng:
Bạch đức Thế Tôn! Pháp môn này mệnh danh là gì? Cần thọ gì như thế nào?
Đức Phật dạy:
Này A-nan-đà! Pháp môn này mệnh danh là: “Dược sư Lưu ly Quang Như Lai bản nguyện công đức”, cần thọ trì như thế, cũng gọi là: “Thuyết kết nguyện của mười hai Đại tướng Dạ-xoa”[30], cần thọ trì như thế.
21. KẾT THÚC PHÁP THOẠI
Lúc bấy giờ, khi đức Phật đã tuyên thuyết hoàn tất, Bồ-tát Mañjuśrīr đồng tử, Cụ thọ A-nan-đà, Bồ-tát Trāṇamukta, cùng chư vị Bồ-tát, các đại Thanh văn đệ tử, quốc vương, đại thần, bà-la-môn, gia chủ, cùng tất cả chư thiên, nhân loại, A-tu-la, Càn-thác-bà, v.v… nghe lời Phật dạy rồi, hoan hỷ phụng hành.
Kính dâng đức Bổnsư Thích Mâu Mâu niThế Tôn, là bậc Đạo sư của chúng con, đã tuyên thuyếtpháp thoạiDược Sư.
Kính dâng đức Bổn Tôn Dược Sư Lưu Ly Quang Vương Như Lai.
Nguyện kính dâng Thầy Tổ, Ân sư, Sư Trưởng, Giáo thọ sư, Thiện hữu tri thức.
Nguyện hồi hướng công đức đến Phụ mẫu, Thân quyếnhiện tại và quá khứ, người còn người mất đều được lợi lạc.
Nguyện bằng công đức này, sám hốitội lỗisai lầm đã gây tạo trong vô thuỷ đến này, nguyện cắt đứt tương tục của ác duyên, giải trừ oan kết, khổ đau với mọi loài chúng sinh, những vị mà con đã kết tạo phiền muộn, ưu sầu.
Nguyện cầu Chánh pháptrường tồn vời lợi ích nhơn thiên.
Kính cẩn,
Phước Nguyên.
[1] Chánh kinh: Bhaiṣajyaguruvaidūryaprabharājasūtram, Based on the ed. by P.L. Vaidya in: Mahayana-sutra-samgrahah, Part 1. Darbhanga: The Mithila Institute 1961 (Buddhist Sanskrit Texts, 17), p. 165 – 173. Jinamitra, Śīlendrabodhi, Ye śes sde (9th century) ‘Phags pa bcom ldan ‘das sman gyi bla bai ḍūrya’i ‘od kyi sṅon gyi smon lam gyi khyad par rgyas pa zhes bya ba theg pa chen po’i mdo (D 504), in Tg, vol. 87, rgyud, da 274a1-283b7. Cf. Schopen, Gregory (1978), The Bhaisajyaguru-Sutra and the Buddhism of Gilgit, Doctoral Thesis, Australian National Universit. Tham khảo: Dược Sư Kinh Sám, Trí Quang thượng nhân dịch.
[2] Oṃ namaḥ sarvajñāya – Namo bhagavate bhaiṣajyaguruvaidūryaprabharājāya tathāgatāya. BhG Kj D 274a2 – b4
(2)saṅs rgyas daṅ byaṅ chub sems dpa’ thams cad la phyag ‘tshal lo || Bản Đạt-ma-Cấp-đa (Cđ): có phần tựa.
[3] Ht: Một thời, đức Thế tôn du hóa các nước, đến thành Quảng nghiêm, dừng ở dưới cây Tiếng nhạc.
[4] uttarāsaṅgaṃ: uất-đa-la-tăng, một trong ba y, chỉ thượng y.
[5] Skt. Vaidūryanir-bhāsā. Ht: Phật dạy Mạn thù, phía đông, cách thế giới hệ này bởi những thế giới hệ bằng số cát hơn mười sông Hằng, có một thế giới hệ tên Tịnh lưu ly.
[6] Skt. bodhisattvacārikāṃ carata: Thực hành Bồ-tát hành. Ht: 行菩薩道Hành Bồ-tát đạo.
[7] Skt. dvādaśa mahāpraṇidhānāny, Ht: 十二大願.
[8] Skt. prathamaṃ tasya mahāpraṇidhānam abhūt yadāham anāgate ‘dhvany anuttarāṃ samyaksaṃbodhim abhisaṃbudhyeyaṃ tadā mama śarīrābhayāprameyāsaṃkhyeyāparimāṇā lokadhātavo bhrājeraṃs tapyeran viroceran | yathā cāhaṃ dvātriṃśadbhir mahāpuruṣalakṣaṇaiḥ samanvāgato ‘śītibhiś cānuvyañjanair alaṃkṛtadehaḥ | tathaiva sarvasattvā yādṛśā lakṣaṇānuvyañjanasamalaṃkṛtā bhaveyuḥ | idaṃ prathamaṃ mahāpraṇidhānam abhūt || BhG Kj D 274b4 – 276b3:
de’i smon lam chen (5) po daṅ po ni | gaṅ gi tshe bdag ma ‘oṅs pa’i dus na bla na med pa yaṅ dag par rdzogs pa’i byaṅ chub mṅon par rdzogs par saṅs rgyas pa de’i tshe | bdag gi lus kyi ‘od kyis ‘jig rten gyi khams graṅs med dpag tu med ciṅ dpag gis mi laṅ ba dag lham me lhan ne lhaṅ ṅer (6)gyur cig | sems can thams cad skyes bu chen po’i mtshan sum cu rtsa gñis daṅ | dpe byad bzaṅ po brgyad cus legs par brgyan par gyur te | bdag ci ‘dra ba de bźin du sems can thams cad kyaṅ ‘dra bar gyur cig ces btab bo ||
[9] bodhiprāptasya ca me kāyo bhaved yathā vaiḍūryamaṇiratnam antarbahiḥsupariśuddham | nirmalaṃ prabhāsvaraṃ vipulaṃ mahāntaṃ śryā tejasā jvalantaṃ supratiṣṭhitaṃ candrasūryātirekai raśmijālaiḥ samalaṃkṛtam | ye ca sattvā lokāntarikāsūpapannāḥ bhaveyur ye ceha manuṣyaloka andhākāre timisrāyāṃ rātrau nānādiśaṃ gaccheyus teṣāṃ yathepsitā diśo gacchatāṃ karmāṇi ca kurvatām | mamābhayā yatheṣṭā diśā gaccheran karmāṇi ca kurvīran | idaṃ dvitīyaṃ mahāpraṇidhānam abhūt ||
de’i smon lam chen (7)po gñis pa ni gaṅ gi tshe bdag ma ‘oṅs pa’i dus na | bla na med pa yaṅ dag par rdzogs pa’i byaṅ chub mṅon par rdzogs par saṅs rgyas pa de’i tshe bdag byaṅ chub thob pa na | lus nor bu rin po che bai ḍū rya ci ‘dra ba de ‘dra bar phyi naṅ śin tu yoṅs su dag pa daṅ | dri ma (275a1)med la ‘hod gsal ba daṅ | kho lag yaṅs śiṅ che ba daṅ | dpal daṅ gzi brjid ‘bar ba daṅ | legs par gnas pa daṅ | ñi ma daṅ zla ba bas lhag pa’i ‘od zer gyi dra ba rnams kyis legs par brgyan par gyur cig | de na sems can (2)gaṅ dag ‘jig rten gyi bar dag tu skyes pa dag daṅ | gaṅ dag yaṅ mi’i ‘jig rten ‘di na mtshan mo mun pa mun nag gi naṅ na phyogs tha dad par ‘gro ba de dag bdag gi ‘od kyis phyogs dga’ mgur ‘gro bar gyur cig | las rnams kyaṅ byed par gyur cig ces btab bo ||
[10] Skt. bodhiprāptasya ca me aprameyaprajñopāyabalādhānenāparimāṇāṃ sattvadhātuṣv akṣayopabhogaparibhogāḥ syuḥ | mā ca kasyacid sattvasya kenacid vaikalyaṃ bhavet | tṛtīyaṃ tasya mahāpraṇidhānam abhūt || Cf. Tib.
(3)de’i smon lam chen po gsum pa ni gaṅ gi tshe bdag ma ‘oṅs pa’i dus na | bla na med pa yaṅ dag par rdzogs pa’i byaṅ chub mṅon par rdzogs par saṅs rgyas pa de’i tshe bdag byaṅ chub thob pa na | bdag gi śes rab daṅ thabs dpag tu med pas sems can gyi khams (4)dpag gis mi laṅ ba dag loṅs spyod mi zad pa daṅ ldan par gyur te | su yaṅ cis kyaṅ brel ba med par gyur cig ces btab bo ||
[11] Skt. bodhiprāpto ‘haṃ kumārgapratipannān sattvāñ chrāvakamārgapratipannān pratyekabuddhamārgapratipannāṃś ca sattvān sarvān anuttare mahāyane niyojyayeyam | idaṃ caturthaṃ tasya mahāpraṇidhānam abhūt ||
Tib. de’i smon lam chen po bźi pa ni gaṅ gi tshe bdag ma ‘oṅs pa’i dus na | bla na med pa yaṅ dag par rdzogs pa’i byaṅ chub mṅon par (5)rdzogs par saṅs rgyas pa de’i tshe bdag byaṅ chub thob pa na | sems can gaṅ dag lam ṅan par źugs pa de dag byaṅ chub kyi lam la dgod par bya’o || ñan thos kyi lam du źugs pa daṅ | raṅ saṅs rgyas kyi lam du źugs pa de dag thams cad ni theg pa chen po la (6)gzud par bya’o źes btab bo ||
[12] Skt. bodhiprāptasya ca me ye sattvā mama śāsane brahmacaryaṃ careyus te sarve akhaṇḍaśīlāḥ syus trisaṃvarasaṃvṛtāḥ | mā ca kasyacic chīlavipannasya mama nāmadheyaṃ śrutvā durgatigamanaṃ syāt | idaṃ pañcamaṃ tasya mahāpraṇidhānam abhūt ||
Tib. de’i smon lam chen po lṅa pa ni gaṅ gi tshe bdag ma ‘oṅs pa’i dus na | bla na med pa yaṅ dag par rdzogs pa’i byaṅ chub mṅon par rdzogs par saṅs rgyas pa de’i tshe bdag byaṅ chub thob pa na | sems can gaṅ dag bdag gi gan na (7)tshaṅs par spyad pa spyod pa daṅ | de bźin du sems can gźan dpag tu med ciṅ dpag gis mi laṅ ba de dag thams cad kyaṅ bdag gi miṅ thos nas bdag gi mthus sdom pa gsum gyis bsdams pa daṅ | tshul khrims ñams pa med par gyur cig | su yaṅ (275b1)tshul khrims log par źugs te | ṅan ‘gror ‘gro bar ma gyur cig ces btab bo ||
[13] Skt. bodhiprāptasya ca me ye sattvā hīnakāyā vikalendriyā durvarṇā jaḍaiḍā mūkā laṅgāḥ kubjāḥ śvitrāḥ kuṇḍā andhā badhirā unmattā ye cānye śarīravyādhayas te mama nāmadheyaṃ śrutvā sarva avikalendriyāḥ syuḥ paripūrṇagātrāḥ | idaṃ ṣaṣṭhaṃ mahāpraṇidhānam abhūt ||
Tib. de’i smon lam chen po drug pa ni gaṅ gi tshe bdag ma ‘oṅs pa’i dus na | bla na med pa yaṅ dag par rdzogs pa’i byaṅ chub mṅon par rdzogs par saṅs rgyas pa de’i tshe bdag (2)byaṅ chub thob pa na | sems can gaṅ su dag lus ṅan pa daṅ | dbaṅ po ma tshaṅ ba daṅ | mdog mi sdug pa daṅ | bems po daṅ | yan lag skyon can daṅ | sgur po daṅ | śa bkra can daṅ | źar ba daṅ | loṅ ba daṅ | ‘on pa daṅ | smyon par (3)gyur pa daṅ | gźan yaṅ gaṅ su dag lus la nad kyis btab pa de dag gis bdag gi miṅ thos nas thams cad dbaṅ po tshaṅ źiṅ yan lag yoṅs su rdzogs par gyur cig ces btab bo ||
[14] Skt. bodhiprāptasya ca me ye nānāvyādhiparipīḍitā atrāṇā aśaraṇā bhaiṣajyopakaraṇarahitā anāthā daridrā duḥkhitāḥ sacet teṣāṃ mama nāmadheyaṃ karṇapuṭe nipatet teṣāṃ sarvavyādhayaḥ praśameyur arogāś ca nirupadravāś ca te syur yāvad bodhiparyavasānam | idaṃ saptamaṃ mahāpraṇidhānam abhūt ||
Tib. de’i smon lam chen po bdun pa ni | gaṅ gi tshe bdag ma ‘oṅs pa’i dus (4)na | bla na med pa yaṅ dag par rdzogs pa’i byaṅ chub mṅon par rdzogs par saṅs rgyas pa de’i tshe bdag byaṅ chub thob pa na | sems can gaṅ su dag nad sna tshogs kyis yoṅs su gzir ba | skyabs med pa | mgon med pa | ‘tshog chas daṅ sman mi bdog pa | dpuṅ (5)gñen med pa | dbul ba | sdug bsṅal ba gaṅ dag gi rna lam du bdag gi miṅ grag pa de dag ni nad thams cad rab tu źi bar gyur cig | byaṅ chub kyi mthar thug gi bar du nad med ciṅ gnod pa med par gnas par gyur cig ces btab bo ||
[15] Skt. bodhiprāptasya ca me kaścin mātṛgrāmo nānāstrīdoṣaśataiḥ saṃkliṣṭaṃ strībhāvaṃ vijugupsanto mātṛgrāmayoneḥ parimoktukāmo mama nāmadheyaṃ dhārayet tasya mātṛgrāmasya strībhāvo vinivartet | puruṣabhāvo bhaved yāvad bodhiparyavasānād | idam aṣṭamaṃ tasya mahāpraṇidhānam abhūt ||
de’i smon lam chen po (6)brgyad pa ni gaṅ gi tshe bdag ma ‘oṅs pa’i dus na | bla na med pa yaṅ dag par rdzogs pa’i byaṅ chub mṅon par rdzogs par saṅs rgyas pa de’i tshe bdag byaṅ chub thob pa na | bud med gaṅ la la bud med kyi skyon brgya dag gis kun nas ñon moṅs par gyur pa | bud med kyi (7)dṅos po la smod pa | bud med kyi skye gnas las yoṅs su thar par ‘dod pa de dag bud med kyi dṅos po las log par gyur cig | byaṅ chub kyi mthar thug gi bar du skyes pa’i dbaṅ po ‘byuṅ bar gyur cig ces btab po ||
[16] Skt. bodhiprāpto ‘haṃ sarvasatvān mārapāśabandhanabaddhān nānādṛṣṭigahanasaṃkaṭaprāptān sarvamārapāśadṛṣṭigatibhyo vinivartya samyagdṛṣṭau niyojyānupūrveṇa bodhisatvacāryāṃ saṃdarśayeyaṃ | idaṃ navamaṃ mahāpraṇidhānam abhūt ||
Tib. de’i smon lam chen po dgu pa ni gaṅ gi tshe bdag (276a1)ma ‘oṅs pa’i dus na bla na med pa yaṅ dag par rdzogs pa’i byaṅ chub mṅon par rdzogs par saṅs rgyas pa de’i tshe bdag byaṅ chub thob pa na | sems can thams cad bdud kyi źags pa rnams las yoṅs su thar par bya’o || lta ba tha dad pa mi mthun (2)pa ziṅ ziṅ pas mi mthun par gyur pa dag yaṅ dag pa’i lta ba la dgod par bya’o || mthar gyis byaṅ chub sems dpa’i spyod pa bstan par bya’o źes btab bo |
[17]Skt. bodhiprāptasya ca me ye kecit sattvā rājādibhayabhītā ye vā bandhanatāḍanāvaruddhā vadhyārhā anekamāyābhir upadrutā vimānitāś ca kāyikacaitasikaduḥkhair abhyāhatās tato nāmadheyaśravaṇato te puṇyānubhāvena sarvopadravebhyaḥ parimucyeran | idaṃ daśamaṃ tasya mahāpraṇidhānam abhūt ||
Tib. de’i smon lam chen po bcu pa ni gaṅ gi tshe bdag ma ‘oṅs pa’i dus na | bla na med pa yaṅ dag par rdzogs (3)pa’i byaṅ chub mṅon par rdzogs par saṅs rgyas pa de’i tshe bdag byaṅ chub thob pa na | sems can su dag rgyal po’i ‘jigs pas skrag pa daṅ | gaṅ dag bciṅ ba daṅ | brdeg pa daṅ | go rar gźug pa daṅ | gsad par ‘os pa | rgyu du mas gtses (4)pa | ṅa rgyal daṅ bral ba | lus daṅ | ṅag daṅ | sems sdug bsṅal gyis ñen pa de dag bdag gi bsod nams kyi mthus gnod pa thams cad las yoṅs su thar par gyur cig ces btab bo |
[18] Skt. bodhiprāptasya ca me ye sattvāḥ kṣudhāgnināḥ prajvalitā āhārapānaparyeṣṭyabhiyuktās tannidānaṃ pāpaṃ karma kurvanti | sacet te mama nāmadheyaṃ dhārayeyur ahaṃ teṣāṃ varṇagandharasopetenāhāreṇa śarīraṃ saṃtarpayeyam | paścād dharmarasena saṃtarpyātyantasukhe pratiṣṭhāpayeyam | idam ekādaśamaṃ tasya mahāpraṇidhānam abhūt ||
Tib. de’i smon lam chen po bcu gcig pa ni | gaṅ gi tshe bdag ma ‘oṅs pa’i dus na bla na med (5)pa yaṅ dag par rdzogs pa’i byaṅ chub mṅon par rdzogs par saṅs rgyas pa de’i tshe bdag byaṅ chub thob pa na | sems can gaṅ dag bkres pa daṅ | skom pa’i me rab tu ‘bar ba | kha zas ‘tshol ba la rab tu brtson pa | sdig pa’i las byed pa de dag bdag gis kha (6)dog daṅ | dri daṅ | ror ldan pa’i kha zas kyis lus tshim par byas te || phyis chos kyi ros śin tu bde ba la dgod par bya’o źes btab bo ||
[19] Skt. bodhiprāptasya ca me ye kecit sattvā nagnā vasanavirahitā daridrāḥ śītoṣṇadaṃśamaśakair upadrutā rātriṃdivaṃ duḥkham anubhavanti | sacet te mama nāmadheyeṃ dhārayeyur ahaṃ teṣāṃ vastrabhogam upasaṃhareyam nānāraṅgaraktān yathākāmam upanāmayeyam vividhaiś ca ratnābharaṇagandhamālyavilepanavādyatūryatāḍāvacaraiḥ sarvasattvānāṃ sarvābhiprāyān paripūrayeyam | idaṃ dvādaśamaṃ tasya mahāpraṇidhānam abhūt ||
Tib. de bźin gśegs pa de’i smon lam chen po bcu gñis pa ni gaṅ gi tshe bdag ma ‘oṅs pa’i dus na | bla na med pa yaṅ (7)dag par rdzogs pa’i byaṅ chub mṅon par rdzogs par saṅs rgyas pa de’i tshe | sems can su dag sgren mo | bgo ba med pa | dbul ba | sdug bsṅal ba | graṅ ba daṅ | tsha ba daṅ | sbraṅ bu daṅ | śa sbraṅ dag gis ñin mtshan du sdug bsṅal gyi tshor ba myoṅ ba dag la (276b1)bdag gis gos yoṅs su spyad par ‘os pa | tshon sna tshogs yoṅs su kha bsgyur ba dag sbyin par bya’o || ji ltar ‘dod pa bźin du rin po che’i rgyan sna tshogs daṅ | spud pa daṅ | phreṅ ba daṅ | spos daṅ | byug pa daṅ | rol mo’i sgra daṅ | sil sñan daṅ | pheg rdob pa (2)rnams kyis sems can rnams kyi bsam pa thams cad yoṅs su rdzogs par gyur cig ces btab bo ||
[20] Skt. yādṛśī sukhāvatī lokadhātus tādṛśaṃ tatra vaiḍūryanirbhāsaprabhāyāṃ lokadhātau guṇavyūham. Ht: Y như thế giới hệ Cực lạc ở phía tây, công đức trang nghiêm không khác gì cả.
[21] Sūryavairocana.
[22] Candravairocana.
[23] saddharmakośaṃ dhārayanti: duy trì hay thủ hộ kho tàng (kośa, nghĩa đen: vỏ hay bao đựng) hánh pháp.
[24] aṣṭau bodhisattvā. Ht. tám vị đại bồ tát, danh hiệu Văn thù sư lợi bồ tát,Quan thế âm bồ tát, Đắc đại thế bồ tát, Vô tận ý bồ tát, Bảo đàn hoa bồ tát, Dược vương bồ tát, Dược thượng bồ tát và Di lạc bồ tát.
[25] Skt. yaś ca mātṛgrāmas tasya bhagavato bhaiṣajyaguruvaiḍūryaprabhasya tathāgatasya nāmadheyaṃ śrutvodgrahīṣyati | tasya sa eva paścimastrībhāvaḥ pratikāṅkṣitavyaḥ ||
Tib. bud med gaṅ gis de bźin gśegs pa de’i mtshan thos śiṅ bzuṅ ba de’i bud (2)med kyi dṅos po de tha ma yin par śes par bya’o ||
[26] Skt. bodhisattvasaṃvaraṃ caturvaraśikṣāpadaśataṃ dhārayanti, ye punar apiraṃ niṣkrāntagṛhavāsā bhikṣavaḥ, pañcādhike dve śikṣāpadaśate dhārayanti, yā bhikṣuṇyaḥ pañcaśataśikṣāpadāni dhārayanti; Theo bản Huyền Tráng: Bồ-tát, 10 giới trọng – 48 giới khinh; Bí-sô, 250 giới; Bí-sô ni, 348 giới.
[27] Yamasya: thường phiên âm là Diêm-ma, có tên này là do có người em song sinh. Cht. Xin xem Giới thiệu nguồn gốc Đức Phật A-di-đà.
[28] piśāca, một loại quỷ ăn thịt người. Ht. tất-xá-già 畢舍遮; Cđ. quỷ 鬼
[29] Skt. yad uta kiṃbhīro nāma mahāyakṣasenāpatiḥ | vajraś ca nāma mahāyakṣasenāpatiḥ | mekhilaś ca nāma | anantaś ca nāma |
anilaś ca nāma | saṃnilaś ca nāma | indāla nāma | pāyilaś ca nāma |
māhuraś ca nāma | cindālaś ca nāma | caudhuraś ca nāma | vekālaś ca nāma mahāyakṣasenāpatiḥ | Cđ. 宮毘羅大將、跋折羅大將、迷佉羅大將、安捺羅大將、安怛羅大將、摩涅羅大將、因陀羅大將、波異羅大將, 摩呼羅大將、真達羅大將、招度羅大將、鼻羯羅大將,Ht: 宮毘羅大將,伐折羅大將, 迷企羅大將,安底羅大將, 頞儞羅大將,珊底羅大將, 因達羅大將,波夷羅大將, 摩虎羅大將,真達羅大將, 招杜羅大將,毘羯羅大將.
[30] Skt. bhagavān āha tena hy ānanda dharmaparyāyam idaṃ bhaiṣajyaguruvaiḍūryaprabhasya tathāgatasya pūrvapraṇidhānaviśeṣavistaram iti dhāraya dvādaśānāṃ mahāyakṣasenāpatīnāṃ praṇidhānam iti dhāraya. Ht. 佛告阿難:「此法門名『說藥師琉璃光如來本願功德』,亦名『說十二神將饒益有情結願神呪』,亦名『拔除一切業障』,應如是持。」Phật dạy tôn giả A nan, pháp môn này nên mệnh danh Nói về bản nguyện công đức của đức Dược sư lưu ly quang như lai, cũng nên mệnh danh Nói về sự kết nguyện thần chú để lợi ích chúng sanh của mười hai thần tướng, lại nên mệnh danh Bạt trừ hết thảy nghiệp chướng. Nên phụng trì như vậy.
PHỤ BẢN: Thần chúDược Sư (Phạn văn phiên âm La-tin)
“namo bhagavate bhaiṣajyaguru vaiḍūryaprabharājāya
tathāgatāya arahate samyaksambuddhāya tadyathā:
oṃ bhaiṣajye bhaiṣajye bhaiṣajya-samudgate svāhā”
*Bài cần đọc thêm:
– Đi vào bản nguyện Dược Sư (Phước Nguyên)