VÀI SUY NGHĨ NHÂN ĐỌC
TẠNG KINH NIKAYA TIẾNG VIỆT Chúc Phú Tự nhận rằng, là người của công việc, hay đi lại đó đây, ngay cả trong mùa an cư, do đó với riêng tôi, việc thực hiện đúng thời khóa công phu theo phương thức truyền thống là điều bất khả! Mặc dù vậy, tự trong sâu thẳm của lòng mình, mong mỏi được đọc tụngtoàn bộkinh tạng trong mùa an cư dường như là một sở nguyện đã manh nha từ lâu… Với vốn ngoại ngữ không lấy gì làm phong phú, tôi đã chọn tạng kinh Nikaya qua bản dịch tiếng Việt của Hòa thượng Thích Minh Châu, dành cho lần đầu tiếp cận kho tàng thánh điển đồ sộ của Đức Phật trong mùa an cư năm nay. Không tìm mua được Đại tạng kinh trên giấy, tôi phải tìm đọc Đại tạng kinh qua những trang mạng Phật họcuy tín, với phương tiện máy tính cá nhân để dễ dàng ghi chép khi phải di chuyển. Đọc kinh trong tâm thế không có sự hỗ trợ của không gian, nghi lễ và các điều kiệnthuận lợi khác, nên kết quả thu được của tôi sẽ bị giới hạn ở một chừng mựcnhất định. Đó là điều cần phải nói, trước khi chia sẻ cùng bạn đọc những cảm nhận của riêng mình khi đọc Đại tạng kinh. Sự hỗ trợ của các tài liệu hướng dẫn Kinh điển thường được ví như rừng, đó cũng là điều được Đức Phật xác chứng trong nhiều kinh điển. Muốn khỏi lạc đường khi đi trong rừng và đạt được nhiều mục đích, phải có sự hướng dẫn, chỉ bày. Nói cách khác, phải có phương pháp khi đọc đại tạng kinh. Kết quả của việc đọc đại tạng kinhphụ thuộc rất nhiều vào phương pháp tiếp cận, phương thức nghiên cứu của mỗi người. Với hệ thống Nikaya, có nhiều tài liệu hướng dẫn. Chúng tôi chọn bản Hướng dẫn đọc Tam tạng kinh điển do giáo sư người Miến Điện U Ko Lay qua bản dịch của Thích nữ Huyền Châu. Thực sự đây là bản hướng dẫn khá tổng quát về Kinh, Luật và Thắng pháp trong hệ thốngTam tạng kinh điển Nikaya. Do vì khá tổng quát nên sẽ bỏ quên những chi tiết, dù rất mực quan trọng. Cũng chính vì điều này nên chúng tôi cần sử dụng thêm các bản hướng dẫn khác như: Tìm hiểuTrung Bộ kinh của Hòa thượng Thích Chơn Thiện hoặc Toát yếu kinh Trung Bộ do Thích nữTrí Hảitóm tắt và chú giải… cùng những bản chú giải về các bộ kinhtương ứng như Trường Bộ, Tăng Chi, Tương Ưng,… của các nhà luận giảiPhật học. Việc đọc các bản chú giải này trước khi đọc trực tiếp vào văn kinh, giúp chúng tôikhám phá tính hệ thống cũng như dễ dàng định hình các mối liên hệ các vấn đềPhật học, các nhóm vấn đề… vốn dĩ được chuyển tải rời rạc trong kinh tạng Nikaya. Vượt qua cảm thức nhàm chán Mỗi giai đoạn lịch sử có những cách lưu giữ tri thức khác nhau. Trong điều kiệngiới hạn về phương thức lưu giữ tri thức, nhân loại đã vận dụng năng lực lưu giữ riêng có của con người, đó chính là khả năng ghi nhớ. Một trong những đặc thù của tri thức ghi nhớ là sự lặp lại liên tục. Phương thức này ngày nay có thể bắt gặp ở một số khu vực miền quê tại nhiều nơi trên thế giới và thậm chí ngay cả Việt Nam. Trong một chuyến điền dã tại miền Trung Việt Nam, chúng tôikhám phá ra rằng, có thể người ta không biết chữ, nhưng vẫn thuộc rất nhiều câu hò và còn đọc rành rọt từng câu Kiều, thậm chí đọc toàn văn Lục Vân Tiên! Ở đây, nhằm mục tiêu ghi nhớ và giữ gìn những lời dạy của Đức Phật một cách nguyên vẹn nhất, các thế hệtiền nhân đã vận dụng cách thức ghi nhớ này đối với kinh điển mà Đức Phật đã chỉ dạy trong suốtcuộc đời hoằng hóa của mình. Đến khi kinh điển được lưu lại bằng văn bản, để đảm bảo tính chân thực của kinh văn, các nhà kiết tập thời ấy quyết định ghi vào văn bản đầy đủ những gì truyền miệng, dù có những đoạn bị lặp lại đến nhiều lần. Nói cách khác, kết cấu và thể loại của Tam tạng kinh điển Nikaya mang nặng dấu ấn của tri thức ghi nhớ. Do bởi dấu ấn đó, nên khi tiếp cận kinh điển, theo cảm quan người viết, chúng ta có thể lướt nhanh những đoạn lặp lại để đỡ tốn thời gian và phải biết dừng lại, đọc thật kỹ và thật chậm khi có những thông tin mới. Đồng thời, lúc đọc kinh, phải giữ tâm hồ hởi khi phát hiện điểm mới và biết dừng lại để chiêm nghiệm sâu thêm sự phát hiện này. Niềm vui mừng khi phát hiện điểm mới được xem như sự tưởng thưởng, giúp người đọc tăng thêm nhiệt huyết để tiếp tục đọc sâu vào kinh văn. Vận dụng kỹ thuật đọc nhanh, đọc chậm và chiêm nghiệm sâu đúng lúc, sẽ giúp chúng tavượt qua cảm thức nhàm chán khi lần đầu tiếp cận với tạng kinh Nikaya. Tích cực ghi chép và phân loại tư liệu Đức Phậtthuyết giảng rất phù hợp với mọi căn cơ và trình độ của đối tượng. Tính đối cơ, tùy thời dường như là một đặc tính không thể thiếu trong các bài thuyết giảng của Đức Phật. Tuy nhiên, sự sắp xếp các bài thuyết giảng ấy trong kinh tạng Nikaya quả thực chưa hợp lý và chưa khoa học lắm. Từ thực tế cho thấy, lượng tri thứcPhật học chứa đựng trong kinh điển phân bố không đồng đều và dàn trải ở nhiều mức độ khác nhau. Đó là điều làm cho người đọc lần đầu dễ bị lúng túng trong việc nối kết các vấn đề, các dữ kiện, thậm chí dễ bị lẫn lộn các niên biểu lịch sử quan trọng trong cuộc đờiĐức Phật. Đôi khi, có những lý thuyết, những quan điểm mang tính then chốt, nền tảng trong giáo lý của Đức Phật, nhưng lại được sắp xếp ở một đoạn kinh rất ngắn, làm cho người đọc dễ bị bỏ qua. Dẫu biết rằng, Phật thuyết pháp là thuận thứ, nghĩa là từ thấp lên cao, tuy nhiên, do bị chi phối bởi cách thức sắp xếp kinh điển theo dung lượng dài, ngắn cũng như căn cứ vào mô típ, hình thức để phân loại kinh điển, chính vì vậy đã tạo nên một trật tự sắp xếp kinh điển nhằm mục đích chính là thuận lợi cho việc ghi nhớ, bảo lưu hơn là nhằm đáp ứng các yêu cầu khác. Đọc và tích cực ghi chép khi phát hiện những vấn đềliên hệ, đó là việc cần làm khi bắt đầu đọc kinh tạng Nikaya. Càng đọc, tư liệu chép càng nhiều. Sau khi tích lũy tư liệu đến một lượngnhất định, cần phải chuyển sang phân loại tài liệu theo chủ kiến hoặcdự định của mình, nhằm sử dụng vào những mục đíchtương ứng. Các hình thứcđọc kinh Kinh điển là sự thể hiện của chân lý. Đã là chân lý thì luôn đúng trong mọi khoảng không gian và thời gian. Biết vận dụng kinh điểnsoi sáng những vấn đề tự thân của Phật giáo hoặc những vấn đềxã hội, đó cũng là trải nghiệm chân lý trong thực tại đời thường. Có thể bắt gặp trong kinh những vấn đềhết sức nóng bỏng trong xã hộihiện tại cũng như các cách lý giải rất mực thỏa đáng về các tồn nghi giới luật, các lý thuyếtcăn bản của Phật giáo… khi chúng ta đọc sâu vào kinh văn. Từ lịch sử phát triển của Phật giáo cho thấy, có nhiều phương thức tiếp cận kinh điển. Tập trung đọc tụng một vài bộ kinh điển theo những thời khóa định kỳ cũng là một cách thức. Thậm chí ở một số truyền thốngPhật giáo ngày nay, việc học thuộc lòngTam tạngThánh điển và trùng tuyên lại trong những dịp đại lễ, cũng là một trong những cách thức đọc kinh và giữ gìnPháp bảo. Truyền thống này, tại một số tu viện ở Miến Điện ngày nay vẫn còn thực hiện. Được biết, ở Miến Điện hiện tại, có khá nhiều vị Tăng sĩ làu thông Tam tạng Kinh điển Pali. Cách thức đọc kinh đặc thù này có giá trị và ý nghĩa rất lớn trong công cuộc bảo tồnChánh pháp. Tuy nhiên, cách thức đọc Tam tạng kinh điển vừa nêu không phải ai cũng thực hiện được, vì người đọc phải có một tâm lựcphi phàm và phải có một sự chuẩn bị lâu dài về thời gian. Trong những năm gần đây, tại Bồ Đề Đạo Tràng ở Ấn Độ, trong mùa lễ hộiĐức PhậtThành đạo, đã có một số tổ chức Phật giáo đứng ra đã tổ chức trì tụng Đại tạng kinh qua một số kinh văn được chọn lọc. Pháp hội tụng Đại tạng kinh tại đây quả là một điểm nhấn sáng ngời trong không gianthiêng liêng nơi Đức Phật đã chứng ngộThánh quả. Người viết chợt nghĩ, không biết đến bao giờ ở Việt Nam có được một pháp hội tụng Đại tạng kinh tiếng Việt? Trên một phương diện khác, đã có một số nhà nghiên cứu phương Đông và cả phương Tây đã táo bạo trong phương thức tiếp cận kinh điển. Chẳng hạn, cách thức tiếp cận kinh tạng Nikaya của Stephen Batchelor(1) hoặc của Hajime Nakamura(2) cũng như các nhà nghiên cứu phương Tây khác, mặc dù tạo nên một hiệu ứng khó chịu trong suy nghĩtruyền thống, nhưng ở một chừng mực nào đó đã gợi mở những cách suy nghĩtích cực, phóng khoáng về Đức Phật cũng như giáo pháp của Ngài. Thiển nghĩ, cách thức tiếp cận giáo pháp của Đức Phật theo phương thức này có cảm giác như được đặt mình vào không giansinh hoạt thời Đức Phật, cũng như dễ dàng thấu đạt sự rõ ràng, đơn nghĩa được thể hiện trong kinh. Đọc kinh tạng trong tâm thế vừa liên hệthực tại và thậm chí đưa ra những nghi ngờcần thiết, để cuối cùng hóa giải tồn nghi và từng bước nhận chân chân lý, là tiền đề dẫn đến cảm thức pháp hỷsung mãn riêng có khi đọc kinh tạng. Khám phá kho tàng thực sự Tuy chỉ lần đầu tiếp cận, nhưng với những tư liệu góp nhặt bước đầu đã cho thấy có một kho tàng phong phú về chủng loại được chứa đựng trong kinh tạng. Trên phương diệntri thức nói chung, nếu như phân chia theo quy chuẩn hiện tại, người đọc dễ dàng bắt gặp nhiều lãnh vựctri thức được đề cập trong tạng kinh, với cách biểu đạt hơi cổ xưa. Đơn cử như các lãnh vực y tế, trị bệnh, kỹ thuật nông lâm nghiệp, thương mại, dịch vụ… cũng đều có mặt sống động trên những trang kinh. Thậm chí ngay cả những lãnh vực hiếm hoi của khoa học tự nhiên như ngành phân kim, luyện kim… cũng rải rác có mặt trong một vài ngữ cảnh. Đành rằng, như nhiều lần Đức Phật đã dạy: Ngài chỉ nói đến khổ và vấn đềdiệt khổ. Tuy nhiên, do sự da dạng nghiệp cảm của chúng sanh nên Đức Phật cũng tùy duyênchuyển hóa. Sự vận dụng đến mức thuần thụctri thức về các ngành nghề chỉ là một minh chứng nhỏ về sự thông tuệvô tận của Đức Thế Tôn. Đôi khi, ta dễ dàng ngập ngừng dừng lại giữa những trang kinh, vì tưởng rằng Đức Phật là một nhà kinh doanh, một bác sĩ giỏi, một bậc thầy trong nghệ thuật, khi Ngài viện dẫn một cách khéo léo những kiến thức của các lãnh vực vừa nêu, nhằm làm sáng tỏchân lý. Đặc biệt, không những chỉ bảo lưu giáo pháp, phương cáchdiệt khổ, chứng ngộ Niết bàn; kinh tạng còn là nơi lưu giữ những dấu ấn kinh văn của các tôn giáo khác, thể hiện qua những cuộc tranh luận, trao đổi giữa Đức Phật hoặc các đệ tử của Ngài và các vị lãnh đạo của các tôn giáo ở Ấn Độ cổ xưa. Nghiên cứu các tôn giáo, tư tưởngtriết họcẤn Độ cổ đại thông qua hệ thốngkinh tạngPhật giáo, phát hiện này đã được một số nhà nghiên cứu phương Tây tuyên bốgần đây. Dù là hành giảđi theocon đường của Đức Phật, có rất nhiều người xuất gia thời nay vẫn đang loay hoay tìm kiếm cho mình một pháp hànhtương ứng trong điều kiệnxã hộihiện tại. Khát vọng chính đáng này sẽ được thỏa mãn nếu như khảo sát thật kỹ các pháp hành đã được Đức Phậttùy nghi chỉ bày trong kinh văn. Thỉnh thoảng đây đó, các giáo lý về Tịnh độ, về Thiền tập về Mật giáo… cũng được thể hiện một phần hoặc đầy đủ trong kho tàng kinh điển mang tính nguyên thủy này. Ở đây, ngoài việc nương tựa vào một pháp hànhtu tập đã được định hình trong hiện tại, việc khảo sát các pháp hành đó thông qua kinh tạng, sẽ làm cho phương pháptu tập vừa có hơi thở của thời đại vừa nối kết được truyền thốnggiải thoát. Nếu như đủ sức và đủ duyên, hành giảvẫn có thể tự mình xây dựng một pháp hànhtu tậptương ứng, bằng cách tham chiếuđiều kiệnnghiệp lực của tự thân và những pháp hành đã được Đức Phật chỉ bày rất rõ ràng trong kinh tạng. Vài đề nghị bước đầu về tạng kinh tiếng Việt Kinh tạng tiếng Việt là kho tàng văn hóa của người Việt nói chung và của Phật giáo Việt Nam nói riêng. Làm sao để mọi người tiếp cận kho tàng văn hóa đó là trách vụ không riêng gì của những nhà lãnh đạoPhật giáo. Được biết, hiện tại, ngoài hệ thốngTam tạng kinh điển Nikaya đã được phiên dịch gần như đầy đủ, các hệ thốngkinh điển Bắc truyền cũng đã được các tổ chức và cá nhân, chính thức hoặc không chính thức của Phật giáo, tổ chức phiên dịch và ấn hành. Cách đây vài năm, Viện Nghiên cứuPhật họcViệt Nam đã lần lượt tổ chức ấn hànhkinh tạng Nikaya gần như đầy đủ. Tuy nhiên, do số lượng ấn hành có hạn nên không đủ sứcđáp ứng nhu cầu học và đọc của số đông Phật tử và không phải Phật tử. Trong công cuộc hoằng pháp nói chung và ấn hànhĐại tạng kinh nói riêng, nếu như cho rằng việc phiên dịchĐại tạng kinh là trọng trách đầy khó khăn, và ở đây, nhiệm vụ khó khăn đó đã vượt qua, thì không lý nào việc xuất bản, phát hành lại khó hơn cả việc dịch kinh mà tiền nhân đã dày côngthực hiện. Kinh nghiệm phát triển văn hóa, cụ thể là văn hóaĐại tạng kinh ở một số nước trong khu vực cho thấy, các tổ chức nhà nước và cá nhân sẵn sàng chung tay hỗ trợ vào dự án phát triển Đại tạng kinh, nếu như có một kế hoạch đầy đủ, hợp lý và chi tiết. Thiển nghĩ, nếu như được sự chung tay của các tổ chức và cá nhân trong và ngoài Phật giáo, nếu như tất cả đồng lòng vì tương lai của Phật giáo Việt Nam, vì tương lai của văn hóaViệt Nam nói chung, và khi thực tế là giá thành của một bộ Đại tạng kinh không là vấn đềquan ngại, khi số lượng ấn hành không hạn chế, thì khả năng trang bị cho mỗi ngôi chùa, mỗi thư viện trên đất nước Việt Nam một bộ Đại tạng kinh tiếng Việt là vấn đề nằm trong tầm tay. Đọc kinh để thấy Phật và thấy mình. Đôi khi do nghiệp dĩ nặng nề, thấy đó rồi quên đó, cho nên cần phải đọc đi đọc lại nhiều lần một bản kinh. Kinh Phật như lá trong rừng, mỗi lần đọc ta chỉ nắm được vài lá trong tay của Đức Thế Tôn. Xin hẹn mùa Hạ sang năm, con sẽ tiếp tục đọc lại tạng kinh để làm mới những gì đã cũ.
(1) Nhà văn, nhà nghiên cứu đương đại, tu theo truyền thốngKim Cương thừa, người Scotland, tác giả của nhiều cuốn sách best seller viết về Phật giáo. Xem thêm: Sự kết tập kinh điểnquên lãng niên đại lịch sử. Thư Viện Hoa Sen đăng tải tháng 8 năm 2011 tại địa chỉ: http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-83_4-13557_5-50_6-1_17-66_14-1_15-1/ (2) Giáo sư người Nhật Bản, Viện trưởng Viện nghiên cứuĐông phương. Xem thêm: Đức Phật Gotama – một tiểu sửcăn cứ vào những bản kinhuy tín nhất. Bản dịch của Trần Phương Lan, NXB. Phương Đông, 2011. |