* Dẫn nhập
Người Việt Nam đa phần biết Đường tăng qua tác phẩmTây Du Ký của tác giảNgô Thừa Ân chứ ít ai thực sự đọc tự truyện Đại Đường Tây Vực Ký do chính Trần Huyền Trangthủ bút. Phải công nhận Trung Hoa đã sản xuất ra nhiều danh tác mà người Việt thường say mê đọc. Xưa thì có Tam Quốc Chí của La Quán Trung, Thủy Hử của Thi Nại Am, Hồng Lâu Mộng của Tào Tuyết Cần; nay thì có kiếm hiệp của Kim Dung, Ngọa Long Sinh, Cổ Long… và gần đây nhất lại có những tác giả trẻ viết tiểu thuyết “xuyên không” và “toán pháp”như Huỳnh Dị, Phượng Ca… Nói chung, Trung quốc là cái nôi văn hóa ngay cả Nhật Bản cũng khó thoát khỏiảnh hưởng của nó nói chi Việt Nam và Hàn Quốc.
Tôi đọc Hoa Nghiêm Kinh “dĩ Nhất Chân pháp giớivô tận duyên khởi vi lý thú” ( 以一眞法界無盡緣起为理趣 – dùng Nhất Chân pháp giớivô tận duyên khởi làm lý thú).
Từ “lý thú” tuy rất dễ hiểu, nhưng với tôi, từ này đã được Việt hóa đến mức rất thông dụng, ý nghĩavì vậy trở nên khá “phàm tục”, nên khi thấy nó chen vào kinh điểnnhất thừa, tôi nghi ngờ sự hiểu biết của tôi chưa đủ lực đi sâu vào huyền nghĩaHoa Nghiêm, nên cầu cứu ngay từ điển. Tôi chẳng dám để mình bị sự hồ nghi ngăn chặn . Đúng vậy, tĩnh từ “lý thú” rất thường được thốt ra từ đầu môi chót lưỡi của bất kỳ người Việt nào, bất kể trình độ nào, ai ai cũng hiểu lý thú là gì. Chẳng hạn người ta hay nói, đó là câu chuyệnlý thú, đây là trò chơi thú vị, kia là là nơi tham quan thích thú, hoặc nghe nhạc phẩm này chẳng hứng thú gì cả v.v, nói chung từ “thú” có cái gì khá phàm tục, khiến khi tôi gặp nó giữa giòng kinh, tôi sững lại ít nhất là nhiều phút để xem mình có nhầm lẫn không ? Làm sao mà một từ vựng “phàm tục” như vậy lại có thể được chen chân vào giữa rừng ngôn ngữ đầy “thánh triết” của Hoa Nghiêm Tam Muội ?