Nhà xuất bản Hồng Đức
Giới Thiệu
KINH BỐN LÃNH VỰCQUÁN NIỆM
CHÚ GIẢI
I. TỔNG LUẬN
II. GIẢI THÍCH ĐỀ KINH
III. CHÚ THÍCH THUẬT NGỮ
IV. ĐẠI Ý KINH
V. NỘI DUNG
A. Tự phần
B. Chánh tông phần
C. Lưu thông phần
VI. VÀI NÉT LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN
KINH NHỚ RÕ HÀNH SỬ VỀ THÂN
CHÚ GIẢI
I. TỔNG LUẬN
II. GIẢI THÍCHTHUẬT NGỮ
III. NỘI DUNG CỦA KINH
A. Tự phần
B. Chánh tông phần
C. Lưu thông phần
IV. ĐỐI CHIẾU GIỮA BẮC VÀ NAM TRUYỀN
KINH TÔN GIẢ TẠI THIỀN THẤTHỌ THÍCH
CHÚ GIẢI
I. TỔNG LUẬN
II. GIẢI THÍCHTHUẬT NGỮ
III. NỘI DUNG CỦA KINH
A. Tự phần
B. Chánh tông phần
C. Lưu thông phần
IV. ĐỐI CHIẾU GIỮA BẮC VÀ NAM TRUYỀN
V. NHỮNG KINH LIÊN HỆ
KINH TÂM TĂNG THƯỢNG(1)
CHÚ GIẢI
I. TỔNG LUẬN
II. CHÚ THÍCH TỪ NGỮ
III. PHÂN TÍCH NỘI DUNG KINH
A. Tự phần
B. Chánh tông phần
C. Lưu thông phần
IV. ĐỐI CHIẾU NAM TRUYỀN VÀ BẮC TRUYỀN
KINH DẤU ẤN CHÁNH PHÁP
CHÚ GIẢI
I. TỔNG LUẬN
II. GIẢI THÍCHTHUẬT NGỮ
III. GIẢI THÍCH NỘI DUNG
A. Tự phần
B. Chánh tông phần
C. Lưu thông phần
IV. NHỮNG ĐIỀU LIÊN HỆ
KINH KẾ THỪACHÁNH PHÁP (1)
CHÚ GIẢI
I. TỔNG LUẬN
II. GIẢI THÍCHTHUẬT NGỮ
III. NỘI DUNG KINH
A. Tự phần
B. Chánh tông
C. Lưu thông phần
IV. ĐỐI CHIẾU GIỮA NAM TRUYỀN VÀ BẮC TRUYỀN
V. VÀI NÉT VỀ TRUYỀN BÁ VÀ PHIÊN DỊCH .
KINH A LÊ TRA(1)
I. TỔNG LUẬN
II. CHÚ THÍCH
III. NỘI DUNG
IV. PHÁP HÀNH
V. ĐỐI CHIẾU
THƯ MỤC THAM KHẢO
GIỚI THIỆU
Mùa an cư của chúng Tăng đầu tiên sau đức Thế TônNiết bàn, Tôn giả Đại-ca-diếp liền triệu tập năm trăm vị A-la-hán về tại hang Thất-diệp, xứ Ma-kiệt-đà để kết tập kinh điển với sự hỗ trợ của vua A-xà-thế. Trong đó có 250 vị thuộc đồ chúng của Tôn giả Đại-ca-diếp và 250 vị thuộc đồ chúng của Tôn giả A-nâu-lâu-đà và có sự hiện diện của Tôn giả A-nan.
Ngôn ngữkinh điển được kết tập trong hội nghị này là bằng tiếng Ardha-magadhi.
Tạng kinh điển được kết tập đầu tiên bằng tiếng Ardha-magadhi này là do Tôn giả A-nan gom tụng về kinh, Tôn giả Ưu-ba-li gom tụng về luật và Tôn giả Đại-ca-diếp chủ tọa.
Sau khi hai Tôn giả gom tụng xong, hội nghịgiám định, gạn lọc và thông qua. Hội nghị này kéo dài đến bảy tháng. Đại hội kết tậpkinh điển lần thứ nhất này, do Tôn giả Đại-ca-diếp triệu tập ở hang Thất diệp chỉ có 500 vị. Đây là Đại hội kết tậpkinh điển lần thứ nhất ở hang Thất-diệp của hàng Thượng tọa. Đại hội này không có sự cộng tác của Tôn giả Phú-lan-na (Punnaji, Purāṇa). Đại chúng hơn mười ngàn vị, ở ngoài cương giới kiết-ma (karmanta) của Tôn giả Đại-ca-diếp do Tôn giả Ba-sư-ba (Vaspa, Baspa) làm giáo thọ, chủ tọa cũng kết tập kinh điển lần thứ nhất ngoài hang Thất-diệp. Theo ngài Vasumitra (Thế Hữu), ở trong Dị Bộ Tôn Luân Luận cho biết, trong kỳ kết tập lần thứ nhất của hàng Đại chúng ngoài hang Thất-diệp có tụng Bản sanh tạng và Đại sĩ tạng, tức là kinh điển Đại thừa.
Hội nghịkết tập kinh điển lần thứ hai tại Vesāli, cách đức Thế Tôndiệt độ khoảng một trăm bốn mươi năm, với sự tham dự bảy trăm vị Tỷ kheo, để giám định mười điều luật mới của nhóm Tỷ kheo ở Bạt-kỳ. Hội nghị này kéo dài đến tám tháng.
Hội nghị một và hai đều sử dụng khẩu dịch và ngôn ngữ chính của kinh điển vẫn sử dụngngôn ngữ Ardha-magadhi để kết tập.
Sự phân chia các bộ phái Phật giáo sau này, có gốc rễ từ hội nghị thứ nhất và thứ hai này.
Hội nghị thứ ba được tổ chức tại Pataliputra (Hoa Thị Thành) vào khoảng năm 244 trước kỷ nguyên, dưới sự bảo trợ của vua A’soka (A-dục). Ngài Moggallanaputta-Tissa (Mục-kiền-liên Đế-tu) đã đứng ra triệu tập, gồm 1000 vị Tỷ khưu về hội nghị để kết tập lại kinh điển, thời gian kéo dài đến chín tháng mới hoàn thành.
Trong hội nghị này, hình thành cả tam tạng giáo điển. Có thuyết cho rằng, Luận tạng, tức là “Thuyết sự” (Kathavattu) là do ngài Tissa (Đế-tu) trước tác để thuyết minh rõ giữa lý luận của Phật giáo trước ngoại đạo.
Tư liệu này đã căn cứ thư tịch Nam truyền, chứ không có trong thư tịch Bắc truyền. Hội nghịkết tập kinh điển vào thời vua A-dục cũng chỉ để hoàn chỉnh kinh điểnkhẩu truyền bằng ngôn ngữ Ardha-magadhi và tạng kinh này đã được truyền khắp Nam, Bắc, Trung Ấn.
Tạng kinh này khi truyền đến nước Avanti (A-bàn-đề), là một trong mười sáu nước cổ đại của Ấn Độ, nằm về phía Tây, hai ngôn ngữ Magadhi và Avanti phối hợpvới nhau tạo thành ngôn ngữ Pāli phôi thai. Tạng kinh Magadhi được chuyển dịch sang ngôn ngữ Pāli phôi thai tại thủ phủ Ujjayini (Ô-xa-diễn-ni) của nước Avanti.
Từ Avanti, Tôn giả Mahīnda, hoàng tử của vua A-dục và là đệ tử của ngài Ca-chiên-diên mang tạng kinh khẩu dịch bằng Pāli phôi thai này đi dọc theo vịnh Oman đến truyền bá tại Tích Lan.
Tuy, tạng kinh Pāli phôi thai này truyền đến Tích Lan (Sri-Lanka) thế kỷ thứ III trước Tây lịch, nhưng phải đến thế kỷ thứ V sau Tây lịch, khi ngài Buddhaghoṣa (Phật Âm) ra đời mới san định bằng văn bản hoàn chỉnh và gọi là kinh tạng Pāli Nikāya. Kinh tạng Pāli Nikāya là kinh đã được san định và tuyển chọn. Nên tạng kinh này không phải tạng kinhnguyên thủytừ hàngThượng tọa do Ngài Đại-ca-diếp kết tập tại hang Thất-diệp lần thứ nhất bằng ngôn ngữ Ardha-magadhi. Nói đúng hơn, Tạng kinh Pāli Nikāya hiện có thuộc về truyền thống của Thượng tọa bộ Tích-lan (Sri-Lanka) hơn là truyền thống của Thượng tọa bộ Ma-kiệt-đà (Magadha).
Ngài Buddhaghoṣa, người quê ở Phật-đà-già-da, xứ Ma-kiệt-đà, Trung Ấn, sinh trưởng trong một gia đình Bà-la-môn, học giỏi Vệ-đà, tinh thông Du-già và Số-luận… Sau đó, ngài quy y theo Phật giáo, tinh thôngPhật học, soạn các bộ luận để giải thíchpháp tụ luận.
Năm 432, ngài vượt biển đến Tích Lan, lưu trú tại chùa Mahāvihāra (Đại Tự), dưới sự chỉ dẫn của Trưởng lão Saṅghapāla (Tăng-già-ba-la). Ngài đã nghiên cứuThánh điển và giáo nghĩa được cất giữ ở chùa này và dịch ra tiếng Pāli. Sau đó, ngài đã đến lưu trú tại chùa Granthakara Parivena (Kiện-đà-la) ở thủ đô Anurādhapura để phiên dịch và san định kinh tạng Pāli và soạn nhiều bộ luận để chú sớ các kinh điển, trong đó có bộ Visuddhi-magga (Thanh Tịnh Đạo Luận).
Như vậy, đến thế kỷ thứ V, Phật giáoTích Lan (Sri-Lanka) mới có kinh tạng Pāli, được ngài Buddhaghoṣa san định bằng văn bản hoàn chỉnh gồm: Dīgha-Nikāya (Trường bộ kinh); Majjhima-Nikāya (Trung bộ kinh); Aṅguttara-Nikāya (Tăng chi bộ); Saṃyuttara-Nikāya (Tương ưng bộ)… Các bộ kinh thuộc văn hệ Nikāya Pāli này đã được Hòa thượng Thích Minh Châu dịch sang Việt văn vào những thập niên 60, 70 và 80, do Viện Đại họcVạn Hạnh và Viện Nghiên CứuPhật HọcVạn Hạnhấn hành trước và sau năm 1975, hiện có ở trong Đại Tạng KinhViệt Nam.
Cũng từ Ujjayini thủ phủ của Avanti, tạng kinhkhẩu truyền bằng tiếng Magadhi lại được các Tăng sĩ truyền lên phương Bắc, tiếp giáp với Ngũ hà, nơi có thổ ngữ Prakrit, đây là loại thổ ngữ cổ của tiếng Sanskrit.
Tại vùng Ngũ hà này, một số kinh điển bằng tiếng Magadhi được dịch sang tiếng Prakrit.
Lại nữa, tạng kinhnguyên thủy bằng văn hệ Magadhi lại truyền đến vùng Kashmir (Kế-tân), Tây bắc Ấn Độ, là nơi quê hương của cổ ngữ Vệ-đà (Veda). Vào thế kỷ thứ III trước Tây lịch, trường phái Sarvāstivāda (Nhất-thiết-hữu-bộ) đã thiết lập căn cứ hoằng pháp tại vùng này. Tại Kashmir, tiếng Sanskrit cổ đã được gạn lọc và chuyển hóa thành tiếng Sanskrit thuần. Các Tăng sĩ Phật giáo đã sử dụng loại Sanskrit thuần này để phiên dịchtạng kinh Magadhi thành tiếng Sanskrit, gọi là tạng kinh Āgama (kinh tạng A-hàm).
Āgama, Hán phiên âm là A-hàm hay A-già-ma, A-cấp-ma, A-hàm-mộ, và dịch rất nhiều nghĩa như: Pháp quy, nghĩa là quy củ của chánh pháp; Pháp bản, nghĩa là căn bản của chánh pháp; Pháp tạng, nghĩa là kho tàng của chánh pháp; Giáo pháp, nghĩa là chánh pháp thuộc về giáo nghĩa; Truyền giáo, nghĩa là giáo pháptruyền tụng từ thầy qua trò; Tịnh giáo, nghĩa là giáo phápthanh tịnh; Thánh huấn tập, nghĩa là Āgama là tập thành những lời giáo huấn của đức Phật… Nhưng, Āgama đúng nghĩa gốc của Phạn là trao truyền, nghĩa là thầy truyền lại cho trò, từ thế hệ này qua thế hệ khác, nên gọi là Āgama.
Tạng kinhnguyên thủy bằng tiếng Magadhi lại truyền đến vùng Kashmir (Kế-tân), được các Tăng sĩ dịch sang tiếng Sanskrit gồm: Dīgha-Āgama (Trường A-hàm); Madhyana-Āgama (Trung A-hàm); Ekottarika-Āgama (Tăng nhất A-hàm); Saṃyukta-Āgama (Tạp A-hàm).
Dīgha-Āgama hay Trường A-hàm là kinh gom nhiều bài kinh dài của đức Phậtthuyết giảng, có 22 quyển và 30 kinh, ghi lại bốn nội dung của đức Phật đã giảng dạy: một, nói về gốc rễ và công hạnh tu tập của đức Phậttrải qua nhiều thời kỳ, gồm có bốn kinh; hai, nói về công hạnh tu tập và cương yếu của chánh pháp do đức Phật giảng dạy, gồm có mười lăm kinh; ba, đề cập đến những vấn nạn giữa đức Phật với các giáo sĩ của các tôn giáo, gồm có mười kinh; bốn, đề cập đến tướng trạng và nguồn gốc của thế giới, gồm có một kinh.
Dīgha-Āgama hay Trường A-hàm, do hai ngài Buddhayaśas (Phật-đà-da-xá) và Trúc-phật-niệm dịch từ Phạn sang Hán vào thời Hậu Tần (414 TL), gồm 22 quyển, 30 kinh, hiện có ở trong Đại Chính 1.
Ngài Buddhayaśas, người Kashmir (Kế-tân), Tây bắc Ấn Độ, năm 13 tuổi xuất gia, năm 27 tuổi thọ cụ túc giới, tinh thônggiáo nghĩa của các trường phái Tiểu thừa và Đại thừa. Ngài là thầy của ngài Cưu-ma-la-thập. Theo lời thỉnh cầu của ngài Cưu-ma-la-thập, ngài Buddhayaśas đã đến Trường An, Trung Quốc thời Diêu Tần, năm Hoằng Thủy thứ 10 (408 TL) để hỗ trợ việc dịch kinh cho ngài Cưu-ma-la-thập và đến thời Hậu Tần, năm Hoằng Thủy 15 (414 TL), thì ngài cùng với ngài Trúc-phật-niệm dịch xong kinh Trường A-hàm.
Ngài Trúc-phật-niệm, năm sinh và mất không rõ, là cao Tăng của Trung Quốc, sống vào thời Đống Tấn, người ở Lương Châu (nay là huyện Vũ Uy, tỉnh Cam Túc). Ngài xuất gia từ nhỏ, học thông tam tạng và ngoại giáo. Ngài đảm trách nhiệm truyền ngữ cho các vị dịch giả đến Trung Quốc từ nước ngoài. Ngài đã cùng với ngài Buddhayaśas dịch kinh Trường A-hàm này.
Kinh Trường A-hàm bản dịch Hán của Phật-đà-gia-xá và Trúc-phật-niệm đã được Viện Cao Đẳng Phật HọcHuệ Nghiêm Việt dịch và Hòa thượng Thích Trí Tịnhhiệu đính, hiện có trong Đại Tạng KinhViệt Nam.
Cũng bản kinh này, Hòa thượng Thích Tuệ Sĩ dịch sang Việt và chú giải rất công phu, Phương Đông xuất bản 2007.
Madhyana-Āgama hay Trung A-hàm, là tuyển tập những bài kinhđức Phật dạy thuộc thể loại văn không dài, không ngắn. Loại kinh này đức Phật dạy cho những người có căn cơ sắc bén, thông tuệ. Nội dung kinh là đức Phật dạy cho các đệ tửxuất gia, tại gia, vua chúa và ngoại đạophân biệtrõ ràng về mọi hành tướng của chánh pháp. Ý tứ có tính chất luận lý khúc chiết. Trung A-hàm có 5 tụng, 18 phẩm, 222 kinh.
Kinh này có hai bản dịch. Một bản do ngài Cù-đàm Tăng-già-đề-bà dịch từ Phạn sang Hán vào thời Đông Tấn, có 60 quyển, và một bản do ngài Đàm-ma-nan-đề dịch từ Phạn sang Hán, gồm có 59 quyển. Bản dịch của ngài Cù-đàm Tăng-già-đề-bà, hiện có ở trong Đại Chính 1.
Ngài Cù-đàm Tăng-già-đề-bà, người Kashmir (Kế-tân), Tây bắc Ấn Độ, không rõ năm sinh và mất, tên tiếng Phạn là Saṃghadeva, Hán phiên âm là Tăng-già-đề-bà và dịch là Chúng Thiên. Họ của ngài là Gotama, Hán phiên âm là Cù-đàm. Ấy là một dòng họ thuộc giai cấp Sát-đế-lợi, tức là dòng họ vua chúa của Ấn Độ. Ngài là người thông tam tạng và rất giỏi về A-tỳ-đàm-tâm-luận. Năm Kiến Nguyên (365-384), ngài đến Trường An, Trung Quốc để dịch kinh luận.
Năm 397, niên hiệu Long An, ngài đến Kiến Nghiệp, rất được được Vương công nhà Tấn kính tín. Bấy giờ Tư Mã Tuấn thỉnh ngài giảng dạy luận A-tỳ-đàm và dịch kinh Trung A-hàm.
Ngài Đàm-ma-nan-đề, tiếng Phạn là Dharma-nandi, Hán phiên âm là Đàm-ma-nan-đề và dịch là Pháp Hỷ. Ngài người nước Đâu-khư-lặc, xuất gia từ nhỏ, học thông tam tạng, hiểu sâu Trung A-hàm và Tăng nhất A-hàm. Ngài đến Trường An năm Kiến Nguyên 20 (384 TL), thời Tiền Tần, đã dịch Trung A-hàm 59 quyển và Tăng nhất A-hàm 41 quyển. Sau đó ngài Tăng-già-đề-bà giáo chỉnh và lưu hành.
Bản dịch của ngài Cù-đàm Tăng-già-đề-bà được Viện Cao Đẳng Phật HọcHải Đức Nha Trang Việt dịch và Hòa thượng Thích Thiện Siêu hiệu đính, hiện có ở trong Đại Tạng KinhViệt Nam.
Ekottarika-Āgama, Hán phiên âm là Y-cô-đạt-ra-a-cam và dịch là Tăng nhất A-hàm. Tăng nhất là kinh đức Phật dạy mạch lạc về pháp, dùng số mà so sánh pháp theo thứ tự từ 1 mà tăng lên 1 thành 2; từ 2 tăng lên 1 thành 3; cho đến 10 tăng 1, các pháp sốđức Phật dạy tăng dần như vậy, nên gọi là tăng nhất. Tăng nhất A-hàm là bộ kinh ngắn, đức Phậttùy theo thời mà nói pháp số cho thế giới trời, người.
Kinh Tăng nhất A-hàm có 52 phẩm, 472 kinh. Loại 1 pháp có 13 phẩm. Loại 2 pháp có 6 phẩm. Loại 3 pháp có 4 phẩm. Loại 4 pháp có 7 phẩm. Loại 5 pháp có 5 phẩm. Loại 6 pháp có 2 phẩm. Loại 7 pháp có 3 phẩm. Loại 8 pháp có 2 phẩm. Loại 9 pháp có 2 phẩm. Loại 10 pháp có 3 phẩm. Loại 11 pháp có 4 phẩm.
Theo Ma-ha-tăng-kỳ luật 32, A-tì-đàm Tỳ-bà-sa 10, Hữu-bộ-tỳ-nại-da-tạp-sự 39… vốn từ 1 pháp theo thứ tự tăng lên 100 pháp, nhưng vì thất lạc, nên chỉ còn 10 pháp.
Tăng nhất A-hàm kinh văn hệ Hán tương đương với Tăng-chi-bộ-kinh (Aṅguttara-Nikāya) văn hệ Pāli. Kinh này do ngài Cù-đàm Tăng-già-đề-bà dịch vào thời Đông Tấn từ Phạn sang Hán và đã được Hòa thượng Thích Thiện Siêu và Hòa thượng Thích Thanh Từ dịch từ Hán sang Việt và đã đưa vào Đại Tạng KinhViệt Nam năm 1998.
Saṃyukta-Āgama hay Tạp A-hàm kinh, Hán phiên âm là Tán-du-khất-đát-ca-a-cam; hoặc vừa phiên và dịch Tạp A-cấp-ma. Kinh có 50 quyển, do ngài Cầu-na-bạt-đà-la dịch vào thời Lưu Tống. Kinh này tương đương với Tương-ưng-bộ-kinh (Saṃyuttara-Nikāya) của văn hệ Pāli. Nội dung là tập hợp những bài của đức Phật giảng dạy cho các chúng Tỷ kheo, Tỷ kheo ni, trời, người… về các pháp nhưTứ diệu đế, Bát chánh đạo, Thập nhị nhân duyên, Uẩn, Xứ, Giới, các pháp thiền định… văn nhiều thể loại dài ngắn không đồng nhau, pháp cũng có nhiều cấp độ, nên gọi là Tạp A-hàm. Kinh này cũng gọi là Tương-ưng, vì căn cơ của thính chúngtương ưng với pháp do đức Phật và các Thánh đệ tử trình bày, để tu tập ở trong kinh này.
Kinh này, bản Hán dịch của ngài Cầu-na-bạt-đà-la có 50 quyển và 1362 bài kinh ngắn, hiện có ở trong Đại Chính 2.
Ngài Cầu-na-bạt-đà-la sinh năm 394 và mất năm 468. Tên Cầu-na-bạt-đà-la là phiên âm từ tiếng Phạn Guṇabhadra và dịch là Công Đức Hiền. Ngài thuộc dòng dõi Bà-la-môn, người Trung Ấn, thiếu thời học tập luận Ngũ minh, nghiên cứu các môn họcThiên văn, Địa lý, Y học… sau đó, đọc A-tỳ-đàm-tâm-luận, sùng kínhTam bảo, phát tâmxuất gia, thọ cụ túc giới. Ngài học thông các kinh điểnTiểu thừa và Đại thừa, nhất là Đại phẩm Bát-nhã và Hoa Nghiêm.
Năm Nguyên Gia 12 (435 TL), thời Lưu Tống, ngài đến Quảng Châu bằng đường biển. Vua Văn Đế, cử sứ ra đón ngài về chùa Kỳ Hoàn ở Kiến Khang để dịch kinh. Ở chùa này ngài đã dịch kinh Tạp A-hàm, gồm 50 quyển. Ngài cũng đã dịch rất nhiều kinh điển và giảng dạy kinh Hoa Nghiêm cho các học chúng bấy giờ. Trước khi mất ngài thấy Thiên hoaThánh tượng và viên tịch, thọ bảy mươi lăm tuổi.
Kinh Tạp A-hàm do ngài Cầu-na-bạt-đà-la dịch từ Phạn sang Hán và đã được Hòa thượng Thích Thiện Siêu và Hòa thượng Thích Thanh Từ dịch từ Hán sang Việt, và đã đưa vào Đại Tạng KinhViệt Nam, năm 1993.
Trong những biến thiênlịch sử của xã hộicon người, kinh điểnPhật giáo cũng trải qua những nỗi thăng trầm hưng phế.
Vào thế kỷ thứ VIII, vua Al-Mahdi (775-785) của triều đạiHồi giáo Abhasad đã đem quân tiến đánh Ấn Độ, tiêu hủy
Phật giáo, quan trọng nhất là tiêu hủytrung tâmPhật học Valabhī, tiếp tục hủy hoại Phật giáo tại Afghanistan và Trung Đông.
Năm 1178, quân đội Hồi giáo của Muhammad Guri tiến hành nhiều cuộc chính phạt Ấn Độ, lại phá hủy các công trình kiến trúc và kinh sách Phật giáo trên đất nước này.
Năm 1197, khi Hồi giáo từ Ba Tư tiến lên đánh chiếm Ấn Độ, hơn mười ngàn tăng sĩ Phật giáo và ba ngàn giáo thọ đã bị hủy diệt tại Đại học Nalanda, kinh điểnPhật giáo Phạn văn bị đốt cháy sạch đến sáu tháng.
Năm 1203, Phật giáohoàn toàn biến mất tại Ấn Độ. Nhưng may, kinh tạng Pāli ở Tích Lan được bảo toàn nguyên vẹn. Và may hơn nữa là một số kinh điển Phạn văn đã được dịch ra Hán văn và Tây Tạng.
Thời pháp nạn Tam Vũ Nhất Tông, Phật giáo ở Trung Quốc cũng bị hãm hại khốc liệt bởi nhà vua Thái Vũ Đế, thời Bắc Ngụy. Năm Thái Bình Chân Quân thứ 7, tức năm 446, vua ban sắc lệnh giết sạch các bậc sa-môn tại Trường An và đốt sạch hết kinh sách và hình tượng của Phật. Phật giáo thời Bắc Ngụy bị hủy diệthoàn toàn. Đến đời vua Văn Thành Đếphục hưngPhật giáotrở lại.
Vũ Đế đời Bắc Chu, vua nghe lời sàm tấu của các nịnh sĩ, năm Kiến Đức thứ 2, tức năm 573, ra lệnh phế bỏPhật giáo, bắt sa-môn hoàn tục, đốt hết kinh sách và tượng Phật. Một năm sau, vua băng hà, Phật giáo hưng thịnh trở lại.
Vũ Tông nhà Đường, nghe những người sàm tấu bài Phật, đứng đầu là tể tướng Lý Đức Dụ, vào năm Hội Xương thứ 5, tức năm 845, vua ban lệnh chỉ giữ một số chùa và 30 vị tăng sĩ, còn bao nhiêu chùa viện đều san bằng, tượng Phật, pháp khí đều đúc thành tiền và khí cụ, tăng sĩ còn lại đều buộc phải hoàn tục. Năm sau Vũ Đế băng hà, Phật giáophục hưngtrở lại.
Thế Tông nhà hậu Chu, năm Hiền Đức thứ 2, tức năm 955, vua ra lệnh phá hủy 30.336 chùa viện Phật giáo, tịch thu hết pháp khíkinh điển để đốt phá.
Vào thời kỳCách mạngVăn hóa của Trung quốc do Mao Trạch Đông chủ xướng, chùa chiền kinh sách của Phật giáo cũng bị hủy diệt khá nhiều ở Trung Quốc và Tây Tạng.
Ở Tây Tạng, Phật giáo mới hưng thịnh vào thế kỷ thứ VIII, thời vua Khri-sron Ide-btsan (Khất-lật-song-đề-tán), nhưng đến thế kỷ thứ IX, Phật giáo bị xóa sạch bởi nhà vua Lang-darma (836-842), vì nhà vua tôn thờ đạo Bôn. Nhưng đến thế kỷ thứ X, Phật giáo Tây Tạng do ngài Rin-chen Bzangpo (958-1055) phục hồi và làm hưng thịnh trở lại.
Ở Tích Lan (Sri-Lanka), thế kỷ 16, Bồ Đào Nha đánh chiếm Tích Lan, phát triển Thiên Chúa giáo và tìm mọi cách hủy diệt Phật giáo, tiếp theo là Hòa Lan đánh chiếm Tích Lan ở thế kỷ 17, cũng mục đích phát triền Thiên Chúa giáo, hủy diệt Phật giáo. Đến thế kỷ 18, người Pháp đánh chiếm Tích Lan cũng để truyền bá Thiên Chúa và hủy diệt Phật giáo, và thế kỷ 19, người Anh đánh chiếm Tích Lan lại khống chế Phật giáo để phát triển Tin Lành giáo. Tất cả những quốc gia này đối xứ với Phật giáo tại Tích Lanhết sứctồi tệ. Nhưng, sau đó các Tăng sĩ Tích Lan đã tìm đủ mọi cách phục hồiPhật giáo và đã được Đại tá Steel Olcott của Hoa Kỳ ủng hộ, khi ông đọc bài viết tranh luận của Đại đức Migettvatta Gununanda với Giáo đoàn của Tin Lành đăng trên tờ báo Ceylon Time (Tích Lan Thời Báo). Phật giáoTích Lan từ đó phục hồitrở lạicho đến ngày nay.
Lịch sửPhật giáo của các quốc gia bị biến thiên qua nhiều thời kỳ tăm tối và bi đát như thế, đã làm tổn thương và tiêu hao tri thức của nhân loại do những hiểu biếtthiển cận của những con người có quyền thế tạo nên. Với những pháp nạn tày trời như thế mà kinh điểnPhật giáo được các Tổ sưkết tập, phiên dịch qua các thời kỳ ngày nay còn lưu lại đã là một điều kỳ diệu!
Và trải qua những biến cố như vậy, kinh điểnPhật giáo đã bị mất mát khá nhiều, khiến kinh tạng Nikāya và Āgama bị mất mát không phải là ít.
Nên, đối chiếukinh tạng Nikāya thuộc văn hệ Pāli với kinh tạng Āgama thuộc văn hệ Hán, số lượng có những chênh lệch nhau, và có những kinh cả hai văn hệ đều có, nhưng có những kinh ở văn hệ này có, nhưng ở văn hệ kia lại không có. Những sự chênh lệch và sai khác này không làm cho ta ngạc nhiên khi chúng ta đã nhận ra được những biến cốlịch sử đáng đau buồn ấy của tri thức nhân loại!
Trong Tập Kinh A-hàm Tuyển Chú này, tôi đã có duyên chọn sáu kinh để dịch và chú giải, gồm: kinh Bốn Lãnh VựcQuán Niệm (Tứ Niệm Xứ Kinh); kinh Nhớ Rõ Hành Sử Về Thân (Niệm Thân Kinh); kinh Tôn Giả Tại Thiền ThấtHọ Thích (Thích Trung Thiền ThấtTôn Kinh); kinh Tâm Tăng Thượng (Tăng Thượng Tâm Kinh); kinh Dấu Ấn Chánh Pháp (Pháp Ấn Kinh); kinh Kế ThừaChánh Pháp (Cầu Pháp Kinh).
Kinh Bốn Lãnh VựcQuán Niệm hay Tứ Niệm Xứ Kinh là kinh đức Phật dạy về bốn pháp quán chiếu đối với thân, thọ, tâm và pháp, để ngăn ngừa và đình chỉ các vọng niệm, dứt bặt Tập đế, khiến tâm an trú vào Diệt thánh đế, chấm dứtsanh tử, chứng ngộ Niết bàn ngay ở nơi thân năm uẩn này.
Kinh Nhớ Rõ Hành Sử Về Thân hay Niệm Thân Kinh là đề cập đến phần niệm thân, để ngăn ngừa những niệm khởi sai lầm đối với thân về tịnh hay bất tịnh. Tâm rỗng lặng làm duyên cho thân sinh khởi, thân ấy là tịnh; tâm điên đảo, vọng tưởng làm duyên cho thân sinh khởi, thân ấy là bất tịnh. Đối với thân bất tịnh thường quán niệm thân ấy, để thấy rõ tính chấtvô thường hay sanh diệttương tục của sắc thân; tính chất hỗ dụng và bức hại nhau của các yếu tố thuộc về sắc thân; tính chất trống rỗng bên trong của sắc thân và tính chất tương quan vô thể của sắc thân, khiến các chủng tử liên hệ đến tham, sân, si, kiêu mạn, tà kiếnvận hành nơi tâm không có điều kiện để vận hành nơi tâm, nên liền ngưng chỉ và tự hủy diệt, khiến cho minh và trí từ nơi tâm sáng lên.
Nói tóm lại, do thực hànhThân niệm xứ mà Tập đế ngưng lắng, khiến bị sanh, bị già, bị bệnh, bị chết của thân thuộcKhổ đếchấm dứt, thành tựuDiệt thánh đế ngay trong thân năm uẩn này.
Kinh Tôn giảThiền ThấtHọ Thích hay Thích Trung Thiền ThấtTôn Kinh là kinh dạy về năm uẩn. Năm uẩn là một dòng chảy sinh diệttương tục, nên quá khứ, hiện tại hay tương lai chỉ là những ý niệmvọng tưởng không thể nắm bắt. Hãy sử dụngnăm uẩn làm đối tượng quán chiếu, để thấy rõ tính chất bất thực và hư ảo của chúng, không những chúng sinh diệt vô thường và trống rỗng tự ngã về mặt không gian mà còn vô thường và trống rỗng tự ngã về mặt thời gian nữa.
Nên, quán chiếu thân năm uẩn một cách sâu sắc, ta thấy ngay chúng chỉ là một tập hợp hỗ dụng và bức hại lẫn nhau, nên vô thườngsinh diệttương tục. Không phải sinh là vô thường mà diệt cũng vô thường; không phải sinh là trống rỗng mà diệt cũng trống rỗng; không phải sinh không có chủ thể mà diệt cũng không có chủ thể. Thân năm uẩn sinh cũng do duyên mà diệt cũng do duyên. Duyên tụ năm uẩn sinh, duyên tán năm uẩn diệt. Nên, sinh không có chủ thể sinh và diệt cũng không có chủ thể diệt. Các pháp tùy duyên sinh mà cũng tùy duyên diệt.
Do quán chiếuthường xuyên như vậy mà mọi tham chấp đối thân năm uẩn đều bị rơi rụng, ta vượt qua mọi khổ đau của sanh tử do Khổ đế và Tập đế đem lại, đạt tới sự tự dotuyệt đối hay Niết bàn toàn hảo.
Kinh Tâm Tăng Thượng (Tăng Thượng Tâm Kinh) là kinh đức Phật dạy thực tậpthiền quán nhằm làm chủ tâm ý qua năm hành tướng như sau: thay thế tác ý; nhìn sâu và nhận diệntác ý; tránh né sự tác ý; sử dụng những hình tướngtư duy để giảm dần tác ý; sử dụng những phương phápđiều phục và chuyển hóatác ý. Do thực tập năm phương phápthiền quán này khiến những ác niệm đã sanh thì liền diệt, ác niệm chưa sanh thì không thể sanh; những thiện niệm chưa sanh thì liền sanh, những thiện niệm đã sanh thì tăng thượng đến chỗ viên mãn. Thực tập như vậy, Tập đế được chuyển hóa, Khổ đếchấm dứt, Diệt đếthành tựu và chứng đạt Niết bàn ngay nơi thân năm uẩn rỗng lặng hoàn toàn đối với các tập khởiphiền não.
Kinh Dấu Ấn Chánh Pháp (Pháp Ấn Kinh) là kinh nói về Không, Khổ và Vô thườnghay nói về Không, Vô tưởng và Vô tác, hoặc nói về Vô thường, Khổ, Vô ngã, Niết bàn và Tịch tịnh là những dấu ấn của chánh pháp.
Đây là những dấu ấn chánh pháp, ấn vào xuyên suốt trong các hệ thốngkinh điểnPhật giáo. Tự thể của thân năm uẩn vốn rỗng lặng, nên gọi là Không; thân năm uẩn do tương tác giữa nhân và duyên mà sinh khởi, nên chúng thường bức hại lẫn nhau, nên gọi là Khổ; thân năm uẩn do tương tác giữa nhân và duyên, nên chúng sinh diệt liên tụctrong vòngnhân duyên, nhân quả. Nhân sanh thì quả diệt, quả sinh thì nhân diệt, nhân quảsinh diệttương tục do tác động của các duyên, nên không phải nhân sinh mà quả cũng sinh, không phải nhân diệt mà quả cũng diệt, nhân quả của thân năm uẩn tương tác liên tục như vậy, nên cũng gọi chúng là Vô thường. Nhân của năm uẩn là tâm, quả của năm uẩn là thân. Nhân và quả của năm uẩn như vậy tương tác bởi các duyên, nên sanh diệttương tục, nên nhân của năm uẩntự tánh vốn không mà quả của năm uẩntự tánh cũng vốn không, nên không là thể tánh của năm uẩn và từng uẩn. Vì vậy, không là thực tướng ấn của năm uẩn, mười hai xứ, mười tám giới hay là thực tướng ấn của hết thảy vạn hữu.
Kinh Kế ThừaChánh Pháp (Cầu Pháp Kinh), là kinh nói về sự kế thừachánh pháp. Kế thừachánh pháp là kế thừa dấu ấn chánh pháp mà tự thân đức Phật đã giác ngộ và đã đóng dấu ấn giác ngộ ấy xuyên suốt trong các thời pháp thoại của ngài từ khi chuyển vận pháp luân đầu tiên tại vườn Nai cho năm anh em Kiều Trần Nhưcho đếnTôn giả Tu-bạt-đà-la cuối cùng nơi rừng Ta-la Song-thọ. Kế thừa pháp mà không kế thừa sự ăn uống, không kế thừatài sản, và thường quán chiếu đối với các pháp ấn Không, Khổ, Vô thường, Vô ngã, nên tâm viễn ly hết thảy ác pháp, thành tựu hết thảy thiện pháp, chấm dứtTập đế, đoạn tận gốc rễ sanh tử khổ đau, chứng nhậpNiết bànan lạctối thượng.
Những kinh thuộc văn hệ A-hàm này, tôi đã chọn để dịch và chú giải nhằm làm giáo trình giảng dạy cho các học chúng tại các Phật Học ViệnBáo Quốc, Từ Hiếu, Thuyền Lâm và chùa Phước Duyên – Huế vào thập niên 90.
Trong tập này có gì tốt đẹp, tạo nên công đức cho sự tu tập, thì đó là của Thầy Tổ, cha mẹ, bằng hữu và thiện tri thức; còn những gì không hoàn hảo thì đó là do sở học, sở tu còn kém cỏi của tôi.
Vậy, xin đem công đức này hồi hướng đến hết thảy mọi loài, đồng phát tâmBồ đề, đồng hànhBồ tát đạo và đồng thành Phật đạo.
Chùa Phước Duyên – Huế, mùa hạ, năm 2010.
Thích Thái Hòa
a-ham-tuyen-chu-gioi-thieu-dich-va-chu-giai-ht-thich-thai-hoa