Dẫn Luận Kinh Tạp A-hàm

DẪN LUẬN KINH TẠP A-HÀM
Chúc Phú

 

Đại Tạng Kinh Việt Nam A-Hàm Hán tạngĐại Tạng Kinh Việt Nam A-Hàm Hán tạngTheo Xuất Tam Tạng Ký Tập[1] thì Kinh Tạp A-Hàm (經) do ngài Cầu-na-bạt-đà-la (求那跋陀羅; S. Guṇabhadra) dịch từ Phạn sang Hán tại chùa Kỳ Hoàn (祇洹寺)[2] vào niên hiệu Nguyên Gia năm thứ mười hai (năm 435 TL), đời vua Tống Văn Đế (407-453). Tác phẩmCao Tăng Truyện[3]Phật Tổ Thống Kỷ[4] cũng xác nhận sự tương đồng về sự kiện và niên đại.

Theo những nguồn tư liệu vừa dẫn thì ngài Cầu-na-bạt-đà-la sinh ra và lớn lên trong truyền thống Bà-la-môn ở miền trung Ấn Độ. Nhân đọc tác phẩmTạpA-tỳ-đàm tâm (雜阿毘曇心)[5] nên ngài tỏ ngộ và đã xả tục xuất gia, thọ cụ túc giới rồi từng bước bác thông tam tạng. Vì tu tập theo giáo nghĩaĐại thừa nên được người đời tôn xưng là Ma-ha-diễn (摩訶衍). Ở Ấn độ, ngài vân dugiáo hóa nhiều nơi rồi đến Tích Lan. Từ đây, ngài theo đường biển đến Quảng Châu (廣州), Trung Quốc, được Tống Thái Tổ sai sứ nghinh tiếp và cung cử các vị danh tăng như Tuệ Nghiêm (慧T55n2145_p0105c08║嚴), Tuệ Quán (慧觀) biệt đãi ở Tân Đình (新亭)[6] rồi sau đó thỉnh ngài an trú ở chùa Kỳ Hoàn. Bấy giờ, bên cạnh lòng nhiệt thành kính ngưỡng của Tống Thái Tổ, ngài Cầu-na-bạt-đà-la còn được các hoàng thân nhà Lưu Tống như Lưu Nghĩa Khang (劉義康: 409-451), Nam Tiều vương Lưu Nghĩa Tuyên (劉義宣: 415-454) kính ngưỡng và sùng trọng.

Đặc biệt, Nam Tiều vương Lưu Nghĩa Tuyên sau khi nhận chức Thứ sử ở Kinh Châu (荊州) đã thỉnh riêng ngài về đây và cầu thỉnh ngài dịch nhiều bộ kinh như Vô Ưu Vương, Quá KhứHiện TạiNhân Quả, Vô Lượng Thọ, Nê-hoàn, Ương-quật-ma-la…hơn 100 quyển[7]. Điều đáng chú ý và mang tính thần dị là, khi được Lưu Nghĩa Tuyên cung thỉnh giảng kinhHoa Nghiêm thì ngài Cầu-na-bạt-đà-la đã từ chối vì cho rằng mình chưa am tường Hán ngữ. Trong một giấc mộng, ngài được thần nhân thay đầu ngài bằng một đầu người khác và kể từ đó Phạn – Hán ngài đã làu thông[8].

Những cứ liệu lịch sử và cả sự thần dị đó cũng đồng thời cho thấy KinhTạp A-hàm được ngài dịch trước nhất, khi vừa mới đến kinh đô Kiến Khang. Từ thực tếlịch sử ngài Cầu-na-bạt-đà-la được hai vị cao đồ của ngài La Thập là Tuệ Nghiêm và Tuệ Quán[9]tiếp đãi, từ câu chuyện ngài được thần nhân thay đầu lúc ở Kinh Châu nên kể từ đó vốn Hán ngữ của ngài thêm tinh thông đã góp những bằng chứng cho thấy rằng, khi truyền dịch Kinh Tạp A-hàm, ngài Cầu-na-bạt-đà-la chưa am tường Hán ngữ. Đó là một trong những cơ sở quan trọng nhằm lý giải vì sao trong Kinh Tạp A-hàm có những cấu trúc từ ngữ rất dị biệt, tối nghĩa, khó hiểu, nếu như không được soi sáng từ các nguồn kinh điểntham chiếu tương đương.

Trong cả ba nguồn tư liệu khả tín, gồm Xuất Tam Tạng Ký Tập[10], Cao Tăng Truyện[11],Lịch Đại Tam Bảo Ký[12]đều ghi nhận rằng, trong dịch trường Kinh Tạp A-hàm của ngài Cầu-na-bạt-đà-la có ngài Thích Bảo Vân (:376-449) là người truyền dịch từ Phạn sang Hán, ngài Tuệ Quánbút thọ. Điều đáng chú ý là trong Khai Nguyên Thích Giáo Lục, ngài Trí Thăng còn chú thích thêm rằng, Kinh Tạp A- hàm được hợp dịch[13], nhưng không nói rõ hợp dịch với ai. Trong bối cảnh vừa mới sang Trung Hoa truyền đạo khoảng một năm nên ngài Cầu-na-bạt-đà-la có khả năng chỉ đóng vai trò là người tuyên dịch, như là một Kinh sư[14]. Đây là một trong những cơ sở góp phần khẳng định ngài Bảo Vân có thể là người giữ vai trò quan trọng trong việc phiên dịchKinhTạp A-hàm từ Phạn sang Hán.

Từ thực tế đã từng đi chiêm bái các Thánh tích cùng thời với ngài Pháp Hiển[15] và đã ở lại Ấn Độ cầu học kinh pháp nhiều năm, thế nên ngài Thích Bảo Vântinh thông cả Phạn và Hán[16], đã trực tiếp phiên dịch hoặc trợ giúp việc phiên dịch cho nhiều bậc cao tăng. Theo thống kê của ngài Trí Thăng (智昇) trong KhaiNguyên Thích Giáo Lục thì dịch phẩm kinh điểncủa riêng ngài Bảo Vânbao gồm 4 bộ, 117 quyển[17]. Tuy nhiên, với một số triết lý cao thâm như tánh không, vi trần… thì ngài Bảo Vân vẫn còn vài chỗ chưa thể giải bày hết ý nghĩa. Chính vì vậy mà ngài Bảo Vân đã đôi lần tham vấn thầy của mình là ngài Phật-đà-bạt-đà-la (羅:359-429) để giải nghi[18].

Với những cứ liệu nêu trên cho thấy, trong quá trình phiên dịchKinh Tạp A-hàm, ngài Cầu-na-bạt-đà-la chưa hoàn toànthông thạo chữ Hán và người trợ phiên là ngài Thích Bảo Vân cũng có những giới hạnnhất định về nội điển, nhất là những tư tưởngthâm áo trong giáo nghĩaĐại thừa và cả những quan điểmtriết học của các triết phái Ấn Độ thời cổ đại. Đây là những lý do khiến cho bản dịch Hán ngữ Kinh Tạp A-hàmtồn tại những cú ngữ hàm súc, những kết cấu đặc dị như Đoạn đoạn (斷斷), Chân thuyết (真說), Chánh tận khổ (), Pháp trụ, pháp giới (法住, 法界),Mạn vô gián đẳng (慢), Bát đại sĩ địa (八大士地), Đoạn ngũ chi, thành lục chi, thủ hộ nhất, y tứ chủng, khí xả chư đế (斷五枝,成六枝,守護一,依四種,棄捨諸諦) …Trong bản dịch tiếng Việt kinh Tạp A-hàm do Trung tâm dịch thuật Trí Tịnhphiên dịch, phần lớn những cú ngữ nêu trên đã được lý giải sau khi tham chiếu những bản kinh, luận tương đương ở kinh văn Pāli và cả trong Hán tạng.

Về phương diệntiêu đề, khi lý giải về chữ Tạp ()trong Kinh Tạp A-hàm (經) thì xưa nay có nhiều quan điểm không thống nhất. Trong số những quan điểm dị biệt liên quan đếnvấn đề này có thể quy vào hai xu hướng.

Thứ nhất, chữ Tạp () ở đây mang nghĩa là phồn tạp, lẫn lộnbộ loại, không có trật tự. Đại diện cho quan điểm này xuất hiện trong bộ luận giải về bốn phẩm đầu của kinh Tăng nhất A-hàm, gọi là LuậnPhân biệtcông đức. Luận ghi: Tạp nghĩa là, các kinh rời rạc, khó tụng khó nhớ, nhiều việc phức tạp, khiến người dễ quên, nên gọi là Tạp vậy[19]. Có thể bị ảnh hưởng bởi quan điểm này nên ngài Trí Thăng trong Khai Nguyên Thích Giáo Lục cũng giải thíchtương tự: Bộ kinh [Tạp A-hàm] này, toàn là nói những việc phức tạp, vì các phẩm không theo thứ tự, các bài tụng…cũng khác biệt[20]. Quan điểm của ngài Trí Thăng trong Khai Nguyên Thích Giáo Lục cũng là cơ sở để ngài Hoằng Tán vận dụng trong tác phẩmTứ phần luậtdanh nghĩatiêu thích[21].

 Thứ hai, theo ngài Ấn Thuận trong Tạp A-hàm kinh hội biên thì chữ Tạp () trong văn tự Trung Hoa không nhất thiết chỉ mang nghĩa tạp loạn[22], vì có nhiều nguồn thư tịch khả tín đã minh chứng cho quan điểm này. Chữ Tạp () ở đây còn mang nghĩa là khế hợp với nhau[23], như Luật Ma-ha-tăng-kỳ đã ghi rõ: Những bài kinhkệ tụng khế hợp với nhau gom lại thành Tạp A-hàm, gọi là khế hợp về Căn, khế hợp về Lực, khế hợp về Giác chi, khế hợp về Thánh đạo, những việc khế hợp như vậy được gọi là Tạp[24].  Tương tự, Luận Du-già-sư-địagiải thíchrõ ràng hơn: Tất cả kinh điểngiáo nghĩa giống nhau, liên hệ chặt chẽ với nhau[25] tập hợp thành từng nhóm nên gọi là Tạp A-cấp-ma[26].

Khảo sát về nội dung Kinh Tạp A-hàm thì có thể thấy rằng, cả hai quan điểm nêu trên đều có mặt trong nội dung kinh, tuy nhiênquan điểm thứ hai mang tính phổ biến hơn cả. Nghĩa là, Tạp A-hàm là một bộ kinh mà có những bài kinh, những sự kiện, những chủ đề giống nhau được kết tập vào thành từng nhóm, đó là đặc thù chủ yếu của tên gọi Tạp A-hàm.

Về phương diện tên gọi, cấu trúc và đặc thù tư tưởng của Kinh Tạp A-hàm, ở đây, nhiều nhà nghiên cứuPhật họcthẩm quyềnnhư học giả Lữ Trừng (呂澂), Pháp sưẤn Thuận (印順)… đã đưa ra những nhận định, những đề xuất nhưng chỉ dừng lại ở phương diện gợi mở.  Xét về phương diện tên gọi, với những bằng chứng rời rạc được lưu lại trong kinh Tạp A-hàm đã cho thấy, ngay từ ban đầu, mỗi kinh trong Tạp A-hàm được định danh với những tên gọi khác nhau, xuất hiện trong những bài kệtóm tắt, gọi là Nhiếp tụng.

Theo khảo sát, toàn bộ kinh Tạp A-hàm hiện chỉ còn 15 bài Nhiếp tụng. Trong quyển thứ nhất có bốn bài Nhiếp tụng, nằm ở cuối kinh số 7, kinh số 14, kinh số 24 và kinh số 29. Trong quyển thứ hai, có bốn bài Nhiếp tụng, nằm ở cuối kinh 36, kinh số 46, kinh số 56 và kinh số 58. Trong quyển thứ ba, có bốn bài Nhiếp tụng, nằm ở cuối kinh số 64, kinh số 68, kinh số 71 và kinh số 81. Trong quyển thứ năm chỉ có một bài Nhiếp tụng, nằm ở cuối kinh số 110. Trong quyển thứ mười có hai bài Nhiếp tụng, nằm ở cuối kinh số 262 và kinh số 272. Tính bình quân, mỗi bài Nhiếp tụng bao hàm khoảng 10 kinh thì với số lượng 15 bài Nhiếp tụng còn lại đã xác định khoảng 150 tựa đề kinh trên tổng số 1362 bài kinhTạp A-hàm. Đây cũng là cơ sở lý luậntrọng yếu để Trung tâm dịch thuật Trí Tịnhcăn cứ vào nội dung kinh đặt lại tựa đề cho toàn bộ kinh Tạp A-hàm, bên cạnh hình thức đánh số thứ tự nhưxưa nay.

Về phương diện cấu trúc, căn cứ vào bài tựa Trường A-hàm của ngài Thích Tăng Triệu (釋僧肇) thì kinh Tạp A-hàmgồm có Bốn phần, mười tụng[27]. Theo ngài Ấn Thuận trong Tạp A-hàm kinh hội biên thì Tụng (誦) ở đây chính là tên gọi khác của Thiên (篇)[28]. Nếu y cứ vào quan điểm này thì cấu trúc của kinh Tạp A-hàm rất đặc biệt, vì nếu như KinhTương Ưng Bộ chỉ phân ra năm thiên thì Tạp A-hàm được phân ra đến mười thiên (篇=誦). Mặc dù dấu vết về sự phân chia này trong kinh Tạp A-hàm hiện không còn đầy đủ, nhưng với một vài chương mục còn sót lại đã góp phần chứng tỏ điều này. Đó là, ở đầu quyển 16, xuất hiện cụm từTạp nhân tụng đệ tam phẩm chi tứ (雜因誦第三品之四), nghĩa là, phần thứ tư của phẩm thứ ba, thuộc Tạp nhân tụng. Kế tiếp, ở đầu quyển 17, xuất hiện cụm từ Tạp nhân tụng đệ tam phẩm chi ngũ (雜因誦第三品之五), nghĩa là, phần thứ năm của phẩm thứ ba, thuộc Tạp nhân tụng. Kế tiếp, đến đầu quyển 18, xuất hiện cụm từ Đệ tử sở thuyết tụng đệ tứ phẩm (弟子所說誦第四), nghĩa là, phẩm thứ tư, thuộc Đệ tử sở thuyết tụng. Đặc biệt, đầu quyển 24, xuất hiện cụm từ Đệ ngũ tụng đạo phẩm đệ nhất (道品第一), nghĩa là, phần thứ nhất của phẩm Đạo, thuộc Đệ ngũ tụng.

Mặc dù hình thái, cấu trúc của kinh Tạp A-hàm chỉ còn lưu lại vài cụm từ như trên, nhưng qua sự sắp xếp mang tính tương liên, thứ lớp của Tạp nhân tụng (雜因誦) đặc biệt là sự xuất hiện của Đệ ngũ tụng () nằm ở phần giữa của bộ kinhTạp A-hàm, tức là quyển 24 trong 50 quyển, đã góp thêm bằng chứng cho thấy rằng, quan điểmTạp A-hàm có mười tụng của ngài Tăng Triệu là có cơ sở.  Bên cạnh đó, nếu như các bài kinhliên quan đếnchư thiên, dạ-xoa…nằm ở thiên thứ nhất, thuộc kinh Tương Ưng Bộ thì ở kinh Tạp A-hàm các bài kinh này nằm ở quyển gần cuối. Sau khi đối khảo bài kinh thuộc Thiên phẩm (天品) được nêu dẫn trong Luận Đại trí độ[29] đã cho thấy rằng, bài kinh đó mang số 1323 thuộc về quyển 49 của Tạp A-hàm.

Truyền bản Kinh Tạp A-hàm hiện được bảo tồn trong Đại tạng kinh Đại chánh tân tu nằm trong tập thứ hai mang số hiệu 0099 gồm 50 quyển với 1362 bài kinh. Dựa trênTạp A-hàm kinh hội biên của ngài Ấn Thuận và từ thực tế khảo sát của chúng tôi đã cho thấy rằng, có ba kinh khá dài trong Kinh Tạp A-hàm, đó là kinh 604, 640 và 641, ba kinh này cũng xuất hiệntác phẩmThiên Thí Dụ (Divyāvadāna)[30]. Từ những nêu dẫn trong bản kinh lục xưa nhất hiện còn như tác phẩmXuất Tam tạng Ký Tập thì vẫn chưa thể xác định chính xác nguyên tác Kinh Tạp A-hàm đã có sẵn hai bản kinh vừa nêu hay do ngài Cầu-na-bạt-đà-la thêm vào. Tuy nhiên, trong Bốn bộ A-hàmthỉnh thoảng cũng xuất hiện những câu chuyệnsinh động và chúng đồng thời cũng có mặt trong Thiên Thí Dụ (Divyāvadāna)[31].阿育王傳,阿育王經阿育王傳,阿育王經

Từ những bằng chứng liên quan đến trật tự, cấu trúc, hình thái tổ chức, số lượng các kinh Tạp A-hàm hiện còn đến hôm nay, đã góp thêm nhiều bằng chứng cho thấy rằng bản kinhTạp A-hàm do ngài Cầu-na-bạt-đà-la truyền dịch không phải là truyền bản do ngài Pháp Hiển mang về từ Tích Lan, như Phí Trường Phòng đã ghi chép trong Lịch đại Tam bảo ký[32]. Có lẽ do vậy nên ngài Tăng Hựu trong Xuất tam tạng ký tập cũng như ngài Tuệ Kiểu trong Cao tăng truyện không gắn kết sự liên quan giữa hai truyền bản này.

Như vậy, kinh Tạp A-hàm do ngài Cầu-na-bạt-đà-la dịch là một truyền bản độc lập, không phải là bản dịch từ nguyên tác Pāli của kinh Tương Ưng Bộ, có nguồn cội từ Tích Lan. Các bằng chứng về hình thái tổ chức, cấu trúc của bản kinh đã khẳng định điều này. Không những vậy, xét về phương diện nội dung và tư tưởng thì kinh Tạp A-hàm có nhiều quan điểm kỳ đặc so với bản kinhTương Ưng Bộ được xem là bộ kinh tương đương.

Về phương diệntư tưởng và những điểm đặc thù thì kinh Tạp A-hàm chuyên chở nhiều dấu ấu của các bộ phái Phật giáo quan trọng. Khách quan hơn thì có thể nói rằng, các bộ phái Phật giáo đã tách riêng những quan điểm trong KinhTạp A-hàmsử dụng chúng như là cơ sở lý luậncủa riêngtông phái mình. Đơn cử như kinh số 320 đã ghi nhậnquan điểm chủ đạo của Thuyết nhất thiết hữu bộ (説一切有部 – Sabbatthivāda) qua đoạn đối đáp giữa đức Phật và bà-la-môn Sanh Văn: Thưa Cù-đàm! Ngài cho rằng tất cả đều có, vậy thế nào gọi là tất cả đều có?…Này Bà-la-môn! Có sắc, có sự nhận biết của mắt, có sự xúc chạm của mắt, có nhân duyên xúc chạm của mắt nên sanh ra cảm thọ hoặc khổ, hoặc vui, hoặc không khổ không vui chăng?” Bà-la-môn Sinh Văn đáp: – Ta có, bạch Ngài![33]Quan điểm về Tất cả đều có cũng được ghi nhận trong Luật Ma-ha Tăng-kỳ[34] và cả trong Tứ phần luậtdanh nghĩatiêu thích[35]. Ngoài quan điểm thuộc  về Thuyết nhất thiết hữu bộ (説一切有部 – Sabbatthivāda) vừa nêu, Kinh Tạp A-hàm cũng đồng thờighi nhận những quan điểm của Phật giáoĐại thừa như giáo nghĩaTrung đạo (中道 – Majjhimā paṭipadā), ở kinh số 262, 297, 300, 961, 962…; Pháp tánhthường trụ (常住), ở kinh 296, 299, 854;  triết lý về tánh Không (空) như kinh số  80, 236, 335, 567; triết lý về Như Thị, như kinh số 312; mười hai thể tàikinh điển, như ở kinh số 1138. Ngoài ra, những cơ sở tư liệu thuộc về A-tỳ-đàm, tâm lý học, luận lý học thể hiện qua sự phân tích giáo pháp trong những kinh như 917, 919, 964, 984, 985,1249…cũng là những nội dung sinh động được đề cập trong Kinh Tạp A-hàm. Đáng chú ý, xét về vai trò tư liệu lịch sử đã được học giớithừa nhận về giá trị niên đại thì Kinh Tạp A-hàm còn chuyên chở nhiều bài kệ tương đương với phẩm thứ năm trong kinh Tập (Sutta Nipāta), gọi là phẩm Đường đến bờ kia (那 – Pārāyana) như các bài kinh 345, 982, 983, 1164, 1321…Với những nội dung đặc thù và mang tính khái quát cao độ như vậy nên khó có thể khẳng định chính xácKinh Tạp A-hàm là truyền bản của bộ phái Phật giáo nào. Mặc dù vậy, qua những đối khảo bước đầu giữa Kinh Tạp A-hàm, Luận Du-già-sư-địa và cả kinh Tập (Sutta Nipāta), đã cung cấp nhiều bằng chứng cho thấy, Kinh Tạp A-hàmtác phẩmvăn hiếnPhật giáo xưa nhất trong Bốn bộ A-hàm và có thể bộ kinh này đã được định hình trước khi diễn ra quá trình phân phái của Phật giáo.

Việt Nam, bản dịch tiếng Việt Kinh Tạp A-hàm đầu tiên do cố Hòa thượng Thích Thiện Siêu và Hòa thượng Thích Thanh Từ thực hiện, được Viện nghiên cứuPhật họcViệt namấn hành vào năm 1993. Mười bảy năm sau, Kinh Tạp A-hàm cũng được Hòa thượng Thích Đức Thắng trùng dịch và được Nhà xuất bản Phương Đông ấn hành vào năm 2010. Cũng trong thời gian này, các công trìnhphiên dịch ba tạng kinh điển Phật giáo ra tiếng bản ngữ của nhiều quốc gia trên thế giới đã được nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm. Hòa trong tâm thế đó, Trung tâm dịch thuật Trí Tịnh đã tham chiếukế thừa có chọn lọc những thành tựuliên quan đếnKinh Tạp A-hàm từ các công trình trong nước cũng như trên thế giới, để hoàn thiện bản dịch tiếng Việt kinh Tạp A-hàm.

Lời Phật là Thánh ngôn, nói như kinh số 245 trong Tạp A-hàm thì Thánh ngôn đó phần đầu thiện, phần giữa thiện và phần cuối cũng thiện, nghĩa lýtốt đẹp, câu chữ chính xác, thuần nhấtthanh tịnh, Phạm hạnhtrong sạch[36]. Với hàm nghĩa cao quý tột bậc như thế, cho nên để chuyển nghĩa Thánh ngôn ra bất kỳ ngôn ngữ nào mà ở đây là tiếng Việt, là một sứ mạng không hề dễ dàng. Dẫu nỗ lựctham chiếu từ nhiều nguồn và cẩn trọng đến mức có thể nhưng cũng khó tránh khỏi những điều chưa đúng Thánh ý. Nơi đây, chúng con xin cúi mình kính lạy mười mương Tăng giàlân mẫn chỉ dạy để bản dịch được hoàn thiện hơn trong những ấn bản về sau.

TRUNG TÂM DỊCH THUẬT TRÍ TỊNH, thực hiện.

 


[1]T.055. 2145. 014. 0105b18.

[2]Tuy nhiên, theo Phí Trường Phòng trong Lịch Đại Tam Bảo Ký thì ngài Cầu-na-bạt-đà-la dịch kinhTạp A-hàm tại chùa Ngõa Quan (瓦官寺). Bản kinh này do ngài Pháp Hiền mang về.  Xem, T.049. 2034. 10.  0091a24.

[3] T.050. 2059. 03. 0344a05.

[4]T.049. 2035. 036. 0345a25.

[5]Cao tăng truyện chép nhầm là A-tỳ-đàm-tạp-tâm  阿毘曇雜心, đúng ra phải là Tạp A-tỳ-đàm-tâm (雜阿毘曇心 – T.028. 1552) gồm có 11 quyển, do tôn giảPháp Cứu tạo (尊者法救造).

[6] Tân Đình (新亭): Tên gọi một ngôi dinh thự của triều đình dùng tiếp đón các danh sĩ ở kinh đô. Thời Tam Quốc gọi Lâm Thương Quán (臨滄觀). Vào giữa niên hiệu Long An, thời Tấn An đế, tổ chức trùng tu lại và gọi là Tân Đình.

[7]T.055. 2145. 014. 0105c18. Nguyên tác: 即於新寺出無憂王過去現在因果及一卷無量壽一卷泥洹央掘魔相續解脫波羅蜜了義第一義五相略八吉祥等諸經. 凡一百餘卷.

[8]T.055. 2145. 014. 0105c26.

[9]T.049. 2037. 02. 0785c03. Nguyên tác: 師之弟子曰生,肇, 融, 叡.謂之什門四聖. 加曇影, ,慧觀, 僧䂮, 道常, 道標謂之什門十哲

[10]T.055. 2145. 014. 0105b18. Nguyên tác: 傳譯

[11]T.050. 2059.03. 0344a05. Nguyên tác: 傳譯

[12]T.049. 2034. 10. 0092a14. Nguyên tác: 傳語

[13] T.055. 2154. 13. 0610c21. Nguyên tác: 雜阿含經五十卷(五帙) 宋天竺三藏譯(單重合譯)

[14]Kinh sư 經師 – Bhāṇaka: vị tu sĩPhật giáo chuyên về việc học thuộc lòng và trì tụng kinh điển.

[15]T.051. 2085. 0857a06

[16]T.055. 2145.15. 0113a06. Nguyên tác: 華戎兼通音訓允正

[17]T.055. 2154. 05. 0525c04

[18]T.050. 2059.02. 0334b27

[19]T.025. 1507. 01. 0032a20. Nguyên tác: 雜者,諸經斷結,難誦難憶,憙令人忘,故曰雜也.

[20]T.055. 2154. 13. 0610c22. Nguyên tác: 右此部經.說事既雜。故誦等差別.

[21]X. 44. 0744. 037. 0683a13

[22] Y.030. 01. b006a07. Nguyên tác: 在中國文字中, ‘雜’不一定是雜Y30n0030_pb006a12║亂

[23] Tạp (雜) mang nghĩa tổ hợp, phối hợp (組合, 配合).

[24] T.022. 1425. 032. 0491c16. Nguyên tác: 文句雜者集為 ‘’, 所謂根雜, 力雜, 覺雜, 道雜, 如是比等名為雜.

[25] Nguyên tác Gian xí 間廁. Dùng như Nhàn xí, 閒廁 chỉ cho sự liên hệ chặt chẽ, quyện chặt, khắng khít. Tham chiếutác phẩmcổ vănNghệ văn loại tụ (藝文類聚), quyển 76, thời nhà Đường: Cây cối rậm rạp, ngào ngạt muôn hương (蹤橫雜樹,閒廁眾芳).

[26] T.030. 1579. 085. 0772c09. Nguyên tác: 即彼一切事相應教,間廁鳩集,是故Y30n0030_pb006a10║說名雜阿笈摩.

[27] T.01.0001. 01. 0001a10. Nguyên tác: Tạp A-hàm Tứ phần thập tụng (雜阿含四分十誦). Có quan điểm cho rằng tụng ở đây chỉ cho ngày tụng.

[28] Y.030. 01. b045a01. Nguyên tác (五篇)

[29] T.025. 1509. 010. 0135a27

[30] Theo chú thích của Đại tạng kinh Đại chính tân tu và khảo cứu của người viết thì kinh 604 vốn là quyển 26 và 27; kinh 640 và 641 thuộc quyển 29 của tác phẩmThiên Thí Dụ (Divyāvadāna). Tham chiếu: Cowell, E. B. and R. A. Neil (ed.). 1886. The Divyâvadâna: A Collection of Early Buddhist Legends Now First Edited from the Nepalese Sanskrit mss. in Cambridge and Paris. Cambridge: Cambridge University Press.

[31] Không phải chỉ xuất hiện trong Kinh Tạp A-hàm, nhiều câu chuyện trong Thiên Thí Dụ (Divyāvadāna) còn xuất hiện trong Bốn bộ A-hàm như kinh Tứ châu (四洲經 – T. 002. 0026. 017. 0494b10) tương đương môt phần chuyện số 17: Māndhātā Avadāna; một kinh Tăng Nhất A-hàm (增壹阿含經 – T.002. 0125. 011. 0601a10) có tương đương chuyện số 35: Cūḍāpakṣa Avadāna. Theo tác giả Keith, A.B(A History of Sanskrit Literature, tr. 15) thì Thiên Thí Dụ (Divyāvadāna) là tác phẩmvăn học Sanskrit có niên đại hình thành vào khoảng thế kỷ thứ hai. Thực tế khảo sát của chúng tôi còn phát hiện ra rằng, tên gọi Bốn bộ A-hàm (Āgama Catushṭayaṃ) và cả tên kinh Trường A-hàm (Dīrghāgama), Trung A-hàm (Madhyama/ Madhyamāgama), Tăng Nhất A-hàm (Evaikottarikāṃ/ Ekottarikāgama)… cũng xuất hiện trong tác phẩm này (Cowell, E. B. and R. A. Neil (ed.). 1886. The Divyâvadâna, tr. 333). Những cứ liệu vừa nêu cho thấy nguồn gốc ban đầu của ba kinh 604, 640 và 641 chưa phải xuất từ Thiên Thí Dụ (Divyāvadāna). Ở đây, nhằm góp phần giữ gìn và cũng cố tư liệu lịch sử, bản dịch tiếng Việt kinh Tạp A-hàm của Trung tâm dịch thuật Trí Tịnh vẫn giữ nguyên vị trí, số hiệu bản kinh này theo Đại tạng kinh Đại chánh tân tu..

[32] T.049. 2034. 010. 0091a24. Nguyên tác: [Kinh Tạp A-hàm] được dịch ở chùa Ngõa Quan, do ngài Pháp Hiển mang về. Xem trong Tống Tề Lục của ngài Đạo Tuệ (於瓦官寺譯法顯齎來. 見道慧宋齊錄.

[33]Kinh Tạp A-hàm (雜阿含經 – T.002. 0099. 013. 0091b05).

[34]Luật Ma-ha Tăng-kỳ (摩訶僧祇律 – T. 022. 1425. 040. 0548b09)

[35]Tứ phần luậtdanh nghĩatiêu thích (四分律名義標釋 – X.044. 0744. 01.  0407a10)

[36]Kinh Tạp A-hàm (雜阿含經 -T.002. 0099. 09. 0058c18)

Đọc KinhTạp A Hàm tại đây:
Đại Tạng Kinh Việt Nam A-Hàm Hán tạng
Xem thêm:
Giới Thiệu Kinh Tạp A-hàm (Thích Nguyên Hùng)
Khái Quát Về Nguồn Gốc Kinh A Hàm (Thích Nguyên Hiền)
A Hàm – Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não (Thích NữGiới Hương)
Kinh Tạng Bắc Truyền Bộ A Hàm PDF

.