So Sánh Giới Bổn Tỳ Kheo Giữa Các Bộ Phái Chính Phật Giáo – Luận Án Tiến Sĩ Phật Học Ấn Độ, 2002

Đại BảoTrang Nghiêm
SO SÁNHGIỚI BỔN TỲ KHEO
GIỮA CÁC BỘ PHÁI CHÍNH PHẬT GIÁO

Luận ánTiến sĩ Phật họcẤn Độ, 2002
Bốn ngôn ngữ Anh, Hán, Pāli, Sankrit
Cố Ân sư Thích Đỗng Tuyên
Chuyển sang Việt ngữ:
Tỳ kheoThích Thông Đạo California, Quý Mão (2023), Phật lịch 2567

Thành kínhCúng dườngThập phươngThường trụ Tam BảoKính lễGiác Linh Ân sư Thích Đỗng Tuyên Cầu nguyệnThế giới Hòa bình, Chúng sanhAn lạc. Mùa Phật đản Lần thứ 2647

A COMPARATIVE STUDY OF THE BHIKKHU PĀṬIMOKKHA
OF THE PRINCIPAL BUDDHIST SCHOOLS

THE THESIS SUBMITTED FOR
THE DEGREE OF DOCTOR OF PHILOSOPHY IN THE FACULTY OF SOCIAL SCIENCES

Under the guidance of: Submitted by Dr. Krishna Murari TRUONG THAI SIEU Ph., D. Litt Professor Dept. of A.I. & A.S Magadh University, Bodhgaya INDIA MAGADH UNIVERSITY, BODH – GAYA 2002

A COMPARATIVE STUDY OF THE BHIKKHU PĀṬIMOKKHAA COMPARATIVE STUDY OF THE BHIKKHU PĀṬIMOKKHAA COMPARATIVE STUDY OF THE BHIKKHU PĀṬIMOKKHAPDF icon (4)So Sánh Giới Bổn Tỳ Kheo Giữa Các Bộ Phái Chính Phật Giáo – Luận Án Tiến Sĩ Luật Học

 

LỜI GIỚI THIỆU

Giới luậtthọ mạngPhật giáo, Giới luật còn là Phật pháp còn. Đức Phật đã từng dạy trong kinh Di Giáo rằng: “Các chúng đệ tử hãy lấy Giới luật làm vị Thầy sáng suốt cho con đườnggiải thoát của chính mình, dù Như Lai còn ở trong đời cũng không khác gì cả”. Hơn thế nữa, mọi pháp môntu tập của Phật giáo đều lấy Giới luật làm nền tảng. Nhân giới sanh định, nhân định phát tuệ, tuệ minh tâm kiến tánh thành Phật vậy.

Có thể nói, Giới, Định, Tuệ là nền tảng của muôn hạnh lành. Mọi pháp môntu tập đều căn cứ vào tiến trình Giới Định Tuệ để diễn bày. Nó chính là con đường đưa đến giải thoáttối thượng.

Ân sư của chúng con vì sớm thấy giá trị của Giới luật trong việc tu tậpgiải thoát của một người xuất gia, nên Người đã nỗ lực nhiều năm nghiên cứu thông qua các bộ kinh: Trường A Hàm, Trung A Hàm, Tạp A Hàm, Tăng Nhất A Hàm, Ngũ Phần Luật, Ma Ha Tăng Kỳ Luật, Tứ Phần Luật, Thập Tụng Luật, cùng với nhiều tác phẩm, luận án viết bằng Anh ngữ, Hán, Sankrit hay Pali ngữ được liệt kê ở phần cuối tác phẩm. Cuối cùng Người đã hoàn thànhtác phẩmSO SÁNHGIỚI BỔN TỲ KHEO GIỮA CÁC BỘ PHÁI CHÍNH PHẬT GIÁO, qua bốn ngôn ngữ Anh, Hán, Pali, Sankrit. Bản này đa phần được diễn đạt bằng Anh ngữ và được phổ biến một số nước như Ấn Độ và Mỹ Quốc.

Hôm nay Sư phụ đã nhẹ nhàng về cõi tĩnh lặng. Vị đệ tửcuối cùng của Sư phụTỳ kheo Thích Thông Đạo phát nguyệnchuyển ngữ bản Luận án của Tôn sư sang Việt ngữ. Một phần là học hỏi, nghiên cứu thêm về tinh yếu Giới luật làm nền tảng ban đầu cho việc tu tập của một vị tân Tỳ kheo. Phần nữa là muốn chia sẻ tâm nguyệnnghiên cứu của Ân sư đến với một số quý Thầy không thông thạo Anh ngữ làm tư liệu học hỏi, tra cứu. Mọi việc làm chỉ mong đóng góp phần nào trong việc duy trì, gìn giữtruyền bá mạng mạch Phật giáo cho mai hậu.

Bản Việt dịch là sự nỗ lực hết mình của Tỳ kheo Thích Thông Đạo nên chúng con xin có đôi lời khích lệ, sách tấn và giới thiệu. Trong khi chuyển ngữ phần câu cú, ngôn ngữ có gì bất toàn xin các Bậc cao đức lượng thứ và chỉ giáo cho.

Nguyện đem chút lòng thành này kính cẩn dâng lên Ân sư, kính mong Ngài từ bichứng giám.
Tinh xáThiền Lâm, ngày 05 tháng 05 năm 2023
Tỳ kheoThích Thông Lý

 

HỌC TẬP GIỚI LUẬT
QUA LUẬN ÁN LUẬT HỌC CỦA BỔN SƯ

Kính lạy Giác LinhHòa thượng Bổn sư,

Con có duyên lành được Ôn cho xuống tóc xuất gia và thọ Sa di giớicuối năm 2017, khi tuổi đời đã gần 70. Sau ngày Ôn viên tịch, Đại Sư huynh Thích Thông Lý giới thiệu con đến thọ giớiTỳ kheo tại Đại giới đànƯu Ba Cúc Đa do Hòa thượng Thích Chơn Trí làm Đàn đầu Hòa thượng, Viện Phật họcBồ ĐềPhật Quốc tổ chức ngày 4/6/2022 tại Santa Clara, California, Hoa Kỳ.

Hơn nửa năm qua, con thường học Giới luật qua các bài giảng trên Internet, đọc sách viết về Giới luật của Chư tônTrưởng lão Thích Trí Quang, Thích Trí Thủ, Thích Thiện Siêu. Nhờ những hiểu biếtban đầu đó, nay con mới có thể đọc Luận ánTiến sĩ Phật họcẤn Độ, 444 trang, do Ôn viết vào năm 2002 về Giới luật.

Đề tài luận án là “So sánh Giới bổn Tỳ kheo giữa các Bộ phái chính Phật giáo”. Ôn đã bỏ rất nhiều công phunghiên cứu, so sánh từng giới điều một trong 250 giới Tỳ kheo qua 6 bộ luật: Nguyên Thủy, Tứ Phần, Tăng Kỳ, Ngũ Phần, Hữu Bộ và Thập Tụng. Ôn tổng hợp, biên tập, chú thích và viết ra bằng Anh văn. Ngoài ra Ôn còn trích dẫn rất nhiều tài liệu bằng chữ Hán, chữ Phạn và chữ Pāli. Từng trường hợpcụ thể, tên người vi phạm, địa điểm, thời gian, bối cảnh, cử tội, phạt tội, giảm tội đều nêu rõ ràng, dàn bài mạch lạc, lại có rất nhiều bảng tóm tắt.

Lúc sinh tiền, Ôn rất tâm đắc với tác phẩm này và đã cho copy thành 4 bản PDF. Sau khi Ôn về cõi Phật, bản PDF mới được phổ biến trên trang nhà Quảng Đức, Thư viện Hoa SenĐạo Phật Ngày Nay. Trong vòng chưa đầy 1 năm, đã có hơn 7.400 lượt độc giả vào tham khảo.

Nhân ngày lễ Tiểu tường Ôn sắp đến, con xin phát nguyệnchuyển ngữluận án của Ôn sang tiếng Việt làm Lễ phẩm cúng dường. Tuy nhiên, từ chương II đến chương IV, gồm 290 trang, thay vì viết thành văn, con xin được dùng các bảng tóm tắt như Ôn đã trình bày, vừa gọn vừa dễ hiểu. Về 250 giới, con xin mạo muội trích dẫn bản tiếng Việt của cố Trưởng lão Thích Trí Quang để khỏi sai sót khi chuyển ngữ.

Đây cũng là thuận duyên cho con học tập Giới luật.

Kính thỉnh cầuChư tôn Thiền đức Tăng Ni từ bi sửa cho các chỗ thiếu sót.

Nam mô Thế độ Phú pháp Tôn sư thượng Thị hạ Đạt, tự Hạnh Hưng, hiệu Đỗng Tuyên Hòa thượngGiác LinhChứng minhgia hộ.
Tháng 2 năm Quý Mão (2023)
Đệ tửTỳ kheoThích Thông Đạocẩn bạch

 

MỤC LỤC

Lời Giới thiệu Trang 3
Lời Tác bạch 4
Chứng nhận 6
Niệm ân 7
CHƯƠNG I: Giới thiệu 11
CHƯƠNG II: So sánhGiới bổn Tỳ kheo giữa 6 Bộ phái chính trong đạo Phật 21
Mục A: So sánh về 4 Giới Khí 21
Mục B: So sánh về 13 Giới Tăng tàn 32
Mục C: So sánh về 2 Giới Bất định 57

CHƯƠNG III
Mục A: So sánh về 30 Giới Xả đọa 60
Mục B: So sánh về 90 Giới Đọa 95

CHƯƠNG IV
Mục A: So sánh về 4 Giới Hối quá 189
Mục B: So sánh về 100 Giới Học 194
Mục C: So sánh về 7 pháp Diệt tránh 200

CHƯƠNG V
Mục A: Tác động của Giới bổn 203
1. Cá nhânCộng đồng
2. Tiến trình Tâm linh
3. Đạo đứcXã hội
Mục B: Ảnh hưởng đến Tăng đoàn 207
1. Giáo dục và Chính trị
2. Văn hóaTư tưởng
Mục C: Liên hệ giữa Giới bổn với Tăng đoàn 211
1. Vai trò của Tăng đoàn
2. Tăng đoàn trong tương lai
CHƯƠNG VI: Kết luận 213
Trích nguyên văn 3 trang luận án 216
Tài liệutham khảo 218
TIỂU SỬHÒA THƯỢNG ÂN SƯ 223
HỒI HƯỚNG 231