Bình Anson
Dưới đây là bảng tóm
tắtso sánh các bộ Luật Tỳ-kheo hiện đang lưu hành:
Phân loại |
Luật |
Luật |
Luật |
Luật |
Luật |
Luật |
Cực ác pháp |
4 |
4 |
4 |
4 |
4 |
4 |
Tăng tàn pháp |
13 |
13 |
13 |
13 |
13 |
13 |
Bất định pháp |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
2 |
Xả đọa pháp |
30 |
30 |
30 |
30 |
30 |
30 |
Đơn đọa pháp |
92 |
90 |
90 |
91 |
92 |
90 |
Hối quá pháp |
4 |
4 |
4 |
4 |
4 |
4 |
Chúng |
75 |
100 |
113 |
100 |
66 |
42 |
Diệt tránh pháp |
7 |
7 |
7 |
7 |
7 |
7 |
Tổng cộng |
227 |
250 |
263 |
251 |
218 |
192 |
Ghi chú:
a) Bảng trên được dựa theo quyển (ngoại trừ cột số 6):
– Thích Minh Thành, “Tỳ Kheo Giới Yếu Giải”, Giáo
trình Luật học Cơ bản – Tập IV, Sài gòn, 1993.
b) Về các bộ Luật:
(1) Luật Pali: Bộ Luật của Phật giáo Nguyên thủy Theravada.
Xin xem thêm:
– Bhikkhu Dhammavuddho, “The Buddhist Monk’s
Precepts”, Penang, Malaysia, 1988.
– Bhikkhu Ariyesako, “The Bhikkhus’ Rules – A Guide for Laypeople”,
Melbourne, Australia, 1999.
– Bhikkhu Thanissaro, “The Buddhist Monastic Code – The Patimokkha
Training Rules”, California, USA, 1999.
(2) Luật Tứ Phần của Pháp tạng bộ (Đàm-vô-đức,
Dharmaguptaka), do ngài Phật-Đà-Da-Xá (Buddhayasas) dịch . Đây là bộ Luật phổ
thông nhất trong các quốc giaPhật giáoĐại thừa.
(3) Luật Thập Tụng của Hữu bộ (Tát-bà-đa, Sarvastivada), do ngài
Phất-Nhã-Đa-La (Punyatara) dịch .
(4) Luật Ngũ Phần của Hóa địa bộ (Di-sa-tắc, Mahisasaka) , do ngài
Phật-Đà-Thập (Buddhajiva) dịch .
(5) Luật Tăng Kỳ của Đại chúng bộ (Ma-ha Tăng-kỳ, Mahasanghika), do ngài
Phật Đà-Bạt-Đà-La (Buddhabhadra, Giác Hiền) dịch .
(6) Luật Hữu Bộ của Da-Du-La (Căn Bản) Thuyết Nhất Thiết Hữu bộ
(Mula-Sarvastivada).
c)So sánh 5 bộ Luật đang lưu hành trong Phật GiáoBắc Tông – từ (2) đến (6), Hòa thượng Thích Trí Quang viết:
– … “Muốn biết giữa 5 bộ luật như thế nào thì sơ khởi
hãy đem giới bản của 5 bộ ra mà so sánh chút ít. Tỷ-kheo giới có 8 loại: 1 là khí,
2 là tăng tàn, 3 là bất định, 4 là xả đọa, 5 là đọa, 6 là hối quá, 7 là học
pháp, 8 là diệt tránh. Trong 8 loại này, chỉ có 2 loại 5 và 7 là 5 bộ khác
nhau: loại 5 thì Tứ phần, Thập tụng và Hữu bộ đều có 90, Ngũ phần có 91, Tăng
kỳ có 92; còn loại 7 thì Ngũ phần và Tứ phần có 100, Tăng-kỳ (Ma-ha-tăng-kỳ,
Mahasaghika) có 66, Thập tụng có 113, Hữu bộ có 42. Nhìn đại khái, giới điều
quan trọng thì 5 bộ như nhau, giới điều linh tinh mới khác nhau. Nhìn thêm chút
nữa, giới bản của Tăng-kỳ, Ngũ phần và Thập tụng thì lời kệ mở đầu và kết thúc
đều như nhau, chỉ Tứ phần với Hữu bộ mới khác nhau. Xét văn tự thì Tứ phần có
chậm nhất, xét bộ phái thì Tăng-kỳ có sớm nhất. Theo ngài Pháp hiển ghi thì “luật
Tăng-kỳ này khi Phật tại thế được đại chúng đầu tiên tuân hành, được lưu truyền
tại tinh xá Kỳ-hoàn”.”
So sánh với Luật Pali, phần lớn sự khác biệt là ở Chúng học
pháp (Sekhiya), trong đó, Luật Pali không đề cập đến 26 giới điều ứng xử về
tháp Phật và tượng Phật (Luật Tứ Phần, Chúng học pháp: điều giới số 60 đến 85).
Có thể tham khảo quyển sách của Bhikkhu Dhammavuddho nêu trên.
Xin xem thêm:
– Thích Trí Thủ, “Luật Tỳ Kheo”, Sài gòn, 1991.
– Thích Trí Quang, “Tỷ Kheo Giới”, Sài gòn, 1993.
– Thích Hành Trụ, “Luật Tứ PhầnGiới Bổn Như Thích”, Sài gòn, 1995.
– Thích Thiện Siêu, “Cương Yếu Giới Luật”, Sài gòn, 1996.
d) Sau đây là phần giải thíchsơ lược các học giới –
dựa theo Tứ phần luật, trích từ quyển “Cương Yếu Giới Luật” của Hòa
thượng Thích Thiện Siêu:
* 4 pháp Cực ác (Ba-la-di):
Bốn Ba-la-di: Ba-la-di, Phạn tự là Pàràjjka, Tàu dịch là “Khí” –
bỏ vứt ra ngoài Tăng chúng. Tội Ba-la-di có bốn, là bốn tội phạm vào thì bị bỏ
đi, vứt đi. Mắc bốn tội này coi như bỏ ra ngoài Tăng chúng, vì vậy gọi là Khí
(vứt bỏ). Phạm tội này gọi là bất cọng trụ, tức không được phép tham dự tất cả
công việc của Tăng. Luận Du-dà-sư-địa cho rằng khi phạm bốn tội này gọi là Tha
thắng – tức khi phạm tội nầy thì bị Ma thắng. Vì sao? vì người tu sĩví như một
chiến sĩ chiến đấu với bốn thứ ma: Ma phiền não, ma ngũ ấm, tử ma, thiên ma. Họ
đánh bằng khí giới gì? Họ chiến đấu bằng cách hành trìgiới luật. Khi người tu
sĩ không trì giới, không giữ giới thì thua bốn thứ ma đó, như vậy là Ma thắng. Do
đó phạm bốn Ba-la-di cũng gọi là phạm Tha thắng. Tha là kẻ khác, thắng là hơn.
Phạm tội để kẻ khác hơn gọi là Tha thắng. Nếu phạm tội này thì Ma hơn. Còn phạm
tội dưới tội đây thì còn dằn co, chưa phần thắng bại.
* 13 pháp Tăng tàn (Tăng-già-bà-thi-sa):
Mười ba Tăng tàn: Phạn tự là Samghà-vasena. Phiên âm là Tăng-già-bà-thi-sa.
Tàu dịch là “Tăng tàn”. Tăng tàn có hai nghĩa:
- Nghĩa thứ nhất: Giới luật là
tính mạng của Tăng. Khi phạm Ba-la-di coi như chết hẳn. Còn nếu phạm Tăng
tàn thì như một người chết mà chưa chết hẳn, mới hấp hối thôi, nếu cấp cứu
kịp thời, gặp thầy hay thuốc tốt thì có thể cứu được. - Nghĩa thứ hai: Phạm giới này
nếu đủ hai mươi Tỷ-kheo hợp lại Kiết-ma đúng pháp, cho họ sám hối thì có
thể tiêu diệt được tội này, nên gọi là Tăng tàn. Trong Căn bản nhất hữu bộ
gọi là Chúng giáo. Chúng là chúng Tăng, giáo là giáo dục. Chúng giáo có
nghĩa phải có hai mươi vị Tăng giáo dục cho, cho sám hối thì mới hết tội.
* 2 pháp Bất định:
Hai bất định: Vì sao gọi là Bất định (Aniyata)? Vì không dứt khoát tội đó là
Ba-la-di hay Tăng tàn hay Ba-dật-đề. Nó có thể thành tội Ba-la-di hay tội Tăng
tàn hoặc Ba-dật-đề theo lời trú tín Ưu-bà-di, là vị nữ cư sĩ có lòng tin thanh
tịnhkiên cố, không nhất định nên gọi là Bất định. Hai tội này chỉ liên hệ giới
bất dâm, chứ không liên hệ các giới khác.
* 30 pháp Xả đọa (Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề):
Ba mươi tội Xả đọa: Phạn tự là Nissagiya-pàcittiya. Ni-tát-kỳ Ba-dật-đề là
phiên âm. Tàu dịch là “Xả đọa”.
Tội xả và tội đọa. Loại tội này là chỉ các Tỷ-kheo, đồ dùng đó khi phạm vào
mà trái phép thì phải đọa. Muốn sám hối tội đó thì phải ở giữa chúng hoặc đối
một người mà xả đồ vật lấy dùng trái phép trước rồi sám tội sau.
Nói cách khác, khi đề cập đến tội xả đọa là các vật sở hữu của Tỷ-kheo, như
y, bát, tọa cụ… lại không làm thủ tụctác pháp thì phải làm phép xả vật, xả
tội, chừa bỏtâm lý chứa chấp, tàng trữ tài vật để khỏi đọa lạc, nó gồm ba mươi
giới. Ai phạm nên đưa các phẩm vật ấy ra giữa Tăng, từ bốn vị trở lên để xả và
đối trước một vị Tỷ-kheo để nói tội và xin sám hối.
* 90 pháp Đơn đoạ (Ba-dật-đề):
Ba-dật-đề (Pàcittiya). Tàu dịch là “Đơn đọa”. Nó liên quan đến các
tội tiểu vọng ngữ, cố ýsát hại côn trùng, cùng với nữ nhơn đi chung đường v.v…
gồm có chín mươi đơn đọa là tội không dính dáng gì đến vật dụng hết. Phạm thì
bị đọa thôi, không cần xả, nên gọi là đơn đọa.
* 4 pháp Hối quá (Ba-la-đề Đề-xá-ni):
Bốn hối quá pháp. Ba-la-đề Đề-xá-ni (Pàtidesanniya), Tàu dịch là “Hướng
bỉ hối”. Phạm tội này chỉ hướng tới một Tỷ-kheo khác, nói rõ lỗi lầm đã
phạm và xin sám hối. Tóm lại là tội nhỏ, có thể hối cải, người phạm có thể nói
tội với một Tỷ-kheo khác mà xin sám hối.
* 100 pháp Chúng học (Thức-xoa-ca-la-ni):
Một trăm Học pháp phiên âm Phạn tự là Thức-xoa-ca-la-ni (Sikkhà Karaniya).
Tàu dịch là “Chúng học”. Chúng học pháp là những pháp cần nên học.
Như các sinh hoạthằng ngày, các oai nghi nhỏ nhặt…. Pháp này chủ yếu là tự
trách lấy mình. Đây là tội nhỏ nhặt, tội khó giữ nhưng hết sức dễ phạm. Khi
biết phạm thì tự trách lấy mình để ăn năn, tự hứa lần sau không tái phạm là đủ.
* 7 pháp Diệt tránh:
Bảy Diệt tránh pháp, tiếng Phạn là Adhikaramà-samathà. Tàu dịch là
“Diệt tránh pháp”. Tức bảy phương pháp trị tội hay bảy cách thức để
chấm dứt sự tranh cãi giữa chúng Tăng.
Bình Anson, tháng 10-2000
(hiệu đính tháng 11-2001)