Tác Pháp Yết Ma – Nguyên Tắc Nghị Sự Trong Tăng Đoàn Phật Giáo

TÁC PHÁPYẾT MA 
NGUYÊN TẮC NGHỊ SỰ TRONG TĂNG ĐOÀNPHẬT GIÁO
(Tham khảo Yết-ma yếu chỉ, HT. Thích Trí Thủ)
Thích Minh Thông

yetmayetmaNếu
một cộng đồngxã hộithịnh vượng được bắt đầu bằng yếu tố cơ bản của sự
thống nhất ý chí và hành động, thì thanh tịnhhoà hợpyếu tốtiên
quyết
cho mạng mạch của Tăng-già. Tăng-già có thanh tịnhhoà hợp thì
Phật pháp mới trường tồn và hưng thịnh. Trong đó, ý chíhoà hợp để đưa đến hành động thanh tịnh của Tăng-già chính là “tác pháp yết-ma”, một nguyên tắc nghị sự trong tổ chức Tăng đoànPhật giáo có bề dầy truyền thống gần ba ngàn năm qua.

Yết-ma, được phiên âm từ karmam[1] của
tiếng Phạn. Hán dịch là “biện sự tác pháp”, được định nghĩa: “Vạn sự do
tư thành biện cố”. Nghĩa là, tất cả công việc của Tăng đều do đây mà được thành tựu mỹ mãn. Nghĩa đen của “yết-ma” có nghĩa là hành động hay hành vi. Có hành động thuộc cá nhân mà cũng có hành động thuộc tập thể. Ở
đây, yết-ma chỉ dùng cho các hành vi tập thể.

ĐỐI TƯỢNG YẾT-MA: 


Nhân: 
tức
nhân cách hay cá nhân. Tăng tác yết-ma với đối tượng là một cá nhân nào
đó, như các loại yết-ma truyền giớicụ túc, yết-ma trị phạt, v.v… Thí dụ trong trường hợp yết-ma truyền giớicụ túc. Trước khi tác pháp, Tăng phải kiểm nghiệm tất cả điều kiệncần thiết của giới tử Tỳ-kheo. Người muốn được Tăng tác pháp yết-ma để trao giới cụ túc phải không có các già
nạn, tuổi đủ hai mươi, ba y, bình bát,… phải đủ.

Pháp: 
hay
bỉnh pháp, chỉ cho các sinh hoạt tập thể của Tăng mà Phật đã quy định, như việc thuyết giới mỗi nửa tháng, tự tứ,v.v… Mục đích của việc thuyết giớiduy trì và phát huy sự thanh tịnh và hòa hiệp của Tăng.

Sự: 
tức
sự thể hay sự vật. Nói rõ hơn y xứ của yết-ma trong các trường hợp này là những vật thể hữu hình, như việc kết đại giới, tiểu giới, việc phân chiaTăng phòng, Tăng vật v.v… mỗi loại đối tượng có một sắc thái tác thànhbản chất của nó. Thí du, đại giới thì phải có mốc rõ rệt của các đường ranh; Tăng vật thì có những vật dụng thuộc sở hữu của chiêu-đề
Tăng, hay của thường trú Tăng. Như việc phân chiabình bát giữa Tăng, nếu các bình bát này không được chế tạo đúng theo qui luật, nó không thể
y xứtoàn vẹn của yết-ma. Và nếu đối tượng để phân chia là thường trú Tăng trong một trú xứ, nhưng các Tỳ-kheo không tập họp đúng pháp nhưvậy thìy xứ cũng bị khuyết.

PHÂN LOẠI YẾT-MA: 
có 3:

Tâm niệm (
Cita karma): Tâm niệm là tự mình nghĩ và nói lên lời mà không cần có người thứ hai. Như tâm niệm bố-tát hay tâm niệmtự tứ.

Đối thú: 
Đối thú là sự tác pháp giữa hai hay ba người. Một người nói, một hay hai người khác nghe.
Cả
hai pháp này thực chất không phải là yết-ma, nhưng sự tác pháp vẫn tuân
theo
những gì mà Tăng đã qui định, chỉ có điều không hội đủ túc số để thành Tăng pháp.

Tăng pháp (
Saṅgha kamma): căn cứ trên pháp thức, có ba loại[2]:

a.
Đơn bạch (Ñatti kamma), có 44 pháp: Tăng sự trong các trường hợp này vốn đơn giản, chỉ cần một lầntác bạch cho Tăng biết là đủ.

b.
Bạch nhị (Ñatti dutiya kamma), có 78 pháp: Tăng sự trong các trường hợp
này có tầm quan trọng hơn các Tăng sự thuộc loại đơn bạch yết-ma. Do đó, sau khi tác bạch cho Tăng biết sự việc mà Tăng cần phảiquyết định, rồi bấy giờ hỏi xem các Tỳ-kheo đang hiện diện giữa Tăng có ai phản đối hay không. Nếu tất cả đều im lặng, không Tỳ-kheo nào nói lời phản đối, hay phủ quyết, thì quyết định của Tăng có hiệu lực. Nói cách khác, bạch nhị yết-ma tức là một lầntác bạchmột lầnbiểu quyết.

c.
Bạch tứ (Ñatti catuṭṭha kamma), có 39 pháp: Một lần bạch và ba lần yết-ma, tức một lầntác bạch cho Tăng biết Tăng sự cần làm rồi ba lần lấy biểu quyết. Đây là trường hợp của những Tăng sự quan trọng nhất. Căn
bản
thực chất của các Tăng sự này chỉ có thể thành tựu sau khi ba lần hỏi và ba lần toàn thể Tăng đều đồng ýchấp thuận bằng cách im lặng.
161
pháp yết-ma trên không phải là con số cố định. Tuỳ vào mức độ Tăng sự khinh trọng, hoàn cảnhlịch sử, môi trường xã hội,v.v… Nhưng điều căn bản cần nắm vững là ba loại pháp thức yết-ma ấy. Mỗi khi có sự việc gì xảy ra giữa Tăng, cần phảicân nhắcy xứ để áp dụng một pháp thức yết-ma
nào cho tương xứng.

Như
vậy, trong sự diễn tiến của tác pháp yết-ma có thể được thực hiện qua các động tác của thân và ngữ, như lễ bái, cầu thỉnh,v.v… nhưng căn bản cho sự thành tựu này vẫn bằng ngôn ngữ. Không phải tất cả các Tỳ-kheo trong Tăng đều cùng nói một lượt để xác định một vấn đề. Nhưng một Tỳ-kheo trong Tăng biết rõ các pháp thức yết-ma, đại diện Tăng tác pháp.
Lời nói của vị này trong khi tác pháplời nóicá nhân, nhưng thể tính của căn bản nghiệp đạo ở đây là cộng nghiệp. Cũng như trong các sinh hoạt tập thể xã hội, khi một mệnh lệnh được ban hành hay một quyết định được thông báo, thì chỉ có thể phát xuất từ lời nói của một người có tư cáchđại diện (phát ngôn viên).

Cũng
nên lưu ý, theo thông lệtác pháp yết-ma, sau tác bạch của Tỳ-kheo tác pháp, có thêm câu hỏi: “Tác bạch có thành không?” Toàn thể Tăng đồng thanh đáp: “Thành”. Và sau mỗi lần yết-ma, tức lấy biểu quyết, cũng có thêm câu hỏi: “Yết-ma có thành không?” Toàn thể Tăng đáp: “Thành”. Có ý kiến cho rằng thủ tục hỏi như vậy trái vớibản chất của yết-ma. Nhưng cũng có giải thích nói rằng, điều này không có nghĩa là quyết định của Tăng được nói bởi nhiều người cùng một lúc, mà chỉ là xác nhận của toàn thể Tăng về sự thành tựu của yết-ma như pháp. Tức văn từ của người tác pháp được phát biểu đúng pháp.

 


[1] s:karmavācanā (p:kammavācā), Hán: yết-ma ngữ 羯摩語; dịch: biện sựtác pháp 辨事作法.
[2] Ma-ha
Tăng kỳ luật 24 (Đại 22, tr. 422a) gọi là đơn bạch, bạch nhất và bạch tam; Tùy cơ Yết-ma (Đại 40, tr. 492b: 1.Tăng pháp yết-ma có 134 pháp. Trong đó, a) đơn bạch: 39 pháp; b) bạch nhị: 57 pháp; c) bạch tứ: 38 pháp. 2. Đối thủ: 28 pháp. 3. Tâm niệm: 7 pháp