Ý Nghĩa Khổ Đau Và Con Đường Giác Ngộ Vượt Thoát Trong Thiền Tông

Ý NGHĨA KHỔ ĐAU
CON ĐƯỜNGGIÁC NGỘ VƯỢT THOÁT
TRONG THIỀN TÔNG
Như Hùng

Làm thinh
như Chánh Pháp
Nói năng như Chánh
Pháp

1, Từ hiện tượng nầy
sanh hiện tượng khác

Những đau khổ nào mà
con người còn diễn tả được, còn quan niệm, còn sờ mó được, thì cái đó chưa phải
tột cùng của khổ đau. Cái khổ mà con người đang gánh chịu chỉ là kết quả tất
nhiên của một động cơ, nó đẩy đưa con người từ hiện tượng nầy sang hiện tượng
khác, chìm đắm trong đêm dài tăm tối, lặn hụp trong biển si mê không thể nào
thoát ra được, cũng chỉ vì sự chi phốitác động và cai trị của một chủ tể đó là
Vô Minh.

Vô minh là không sáng
suốt
, tăm tối, không nhận ra được chân lýkhổ não, nó không là gì cả, chỉ là
bóng dáng của một giả thể, nhưng con người đã tổng hợp và cho đó như một thực
thể
, ôm ấp, gắn vào đó những nhãn hiệu, khuôn mẫu mà thực ra không phải là nó.
Chưa một lần nào ta chịu nhìn ngắm khám phá ra nó và nếu có chăng đi nữa thì sự
nhìn ngắm đó, cũng chỉ là nhìn ngắm để rồi ngắm nhìn, chứ chưa thật sự đặt vấn
đề
giải quyết và tìm phương vượt thoát khỏi nó.

Sự nhận thức của con
người
vốn đã bị bóp méokhông thật, khi nhìn ngắm và soi xét về một đối tượng,
con người đã không nhìn bằng ánh mắt của như thật, của trí tuệ mà bằng sự chi
phối
, dẫn dắt, tác động của vô minh. Không một sự nhìn ngắm nào mà không khởi
lên những phân biệt, chấp trước, nắm bắt, vì khi phân biệt phải có chủ thể
khách thể, cái nhận thức và cái bị nhận thức, cái ta và cái của ta. Con người
luôn nắm bắt thực tại và không sự nắm bắt nào mà không tạo nên khổ đau, rên rỉ,
thất vọng. Bởi lẽ tất cả mọi sự vật đều biến hóa, ảo tưởng, không thật, thì sự
nắm bắt ấy đồng nghĩa với sự biến dạng mất mát.

Khi ý thức nảy sinh sự
ham muốn, thì động niệm theo đó phát sinh, khi động niệm sinh, tức khắc ý thức
bị phân hai trở thành chủ và khách, như vậy sự xung độtchắc chắn xảy ra. Nếu sự
phân hóa vừa xuất hiện, thay vì quán chiếu vào tận cùng tâm thức để phản tỉnh
vượt thoát những kiến chấp nắm bắt, dùng trí tuệ vốn sẵn có trong mỗi người để
soi sang, thì chúng ta lại bám vào thế giớitrần cảnh, những quan niệm cùng giáo
điều
cứng ngắt, những khuôn mẫu đúc sẵn, những trí thứclừa đảo. Khi nào tâm thức
còn bị đánh lừa bởi những gì do chính nó tạo ra hoặc phản chiếu, thì vô minh vẫn
còn ngự trị trong sâu thẳm. Chỉ khi nào lớp vỏ khô cứng đó bị đập vỡ tung, trí
tuệ
xuất hiện chiếu rọi trong tận cùng tâm thức, xé tan màn dày đặc của
minh
, thì lúc ấy nó mới không còn chổ để dung thân.

2, Ý thứcthường
trực
về khổ đau.

Khổ đau đã gắng liền
với con người như bóng với hình, cho dù có trốn chạy cũng không thể nào thoát ra.
Đã không trốn chạy được, phương pháp hay nhất là đối diện với nó, đương đầu và
chấp nhận, sẵn sàng nở nụ cười hoan hỷchấn động cả tâm thức, ôm ấp nó vào lòng
như ôm một đứa con yêu quý. Không một sự thoát khổ nào bắt nguồn từ sự xa lánh
trốn chạy, cái khổ càng được nung nấu, un đúc, trui rèn, mài dũa thì cái tâm lại
càng tinh luyện, cứng rắn và vững chãi, thân thể càng bị đày đọa, tim rỉ máu, mắt
đẫm lệ, thì tâm thức mới thể nhập vào sự diệu huyềnbiến hoá của vũ trụ. Như một
con dao được trui rèn trong lửa, đập phá nhiều lần bởi người thợ rèn, con dao ấy
mới có công năng chặt đứt được sự vật. Nếu một con người không trưởng thành từ
trong đau khổ, con người ấy dễ bị thời gianđào thải. Nếu một con người không
đương đầu, mặc nhiên, chấp nhận, ý thứcthường trực về nỗi thống khổ và tìm
phương thoát ra, thì con người đó không thể thoát được khổ đau.

Cuộc đời vốn đầy dẫy
sự bất công và đe dọa bởi thực trạng khổ đau, không một ai dành cho chúng ta sự
hạnh phúcbình an và nếu có đi nữa thì sự bình an do kẻ khác mang đến trao tặng,
đều kèm theo điều kiện. Sự ích kỷ, ngộ nhận, bóp méosự thật, vốn là một tâm lý
nằm sẵn trong mỗi người, được dịp và đúng thời điểm là con người dán chặt vào
đó những nhãn hiệu, những móc ngoặc, tạo khủng hoảng cho chính mình và đối tượng.
Con người tìm mọi cách để thấy mình hơn kẻ khác, những phương cáchlọc lừa, mưu
mẹo đều được đem ra trắc nghiệm, xử dụng. Nhận lấy điều nầy, là sự đau khổ, bất
an
xuất hiện, dĩ nhiên không một sự hơn thua nào mà không bắt nguồn từ khổ đau,
gây nên khổ đau. Con người vốn đã không nương tayvới nhau khi hành động, khi
được dịp họ chỉ cần chiến thắng, dù sự chiến thắng được xây đắp trên nỗi khổ, nỗi
đau của kẻ khác, dù sự chiến thắng ấy phát xuất từ sự sai khiến của tâm lýphức
tạp
, trải qua những xáo trộn trong tận cùng tư tưởng, và do vô minh chủ động. Cho
dù sự chiến thắng ấy có đồng nghĩa với chiến bại, thì trong nội tâm họ vẫn muốn
làm kẻ chiến thắng, và đương nhiên không một sự chiến thắng nào mà không đưa đến
mất mát, đau khổ.

Thông thường những
phương cáchcon người dùng để giải quyết khổ đau là tạo ra những cuộc vui giả
tạo, tìm hạnh phúc trong sự bất chợt, nắm bắt, hoan lạc, trong ly cà phê điếu
thuốc, trong khói hương ngây ngất của cuộc đời, bên những ly rượu mạnh để giải
sầu
. Thực ra đây chỉ là phương pháp tạm thời, chứ chưa phải cứu cánh, điều hẳn
nhiên không một cuộc vui nào lại không chóng tàn, không cơn say nào mà không tỉnh.
Con người trốn chạy khổ đau bằng cách tìm vui, nhưng vui lại là nguyên nhân của
khổ, khi vui vừa tàn sự trống trải, cô đơn, chán chường, và điều muốn tiếp tục vui
nữa lại dâng cao, cứ thế đẩy dần ta vào vũng bùn đen tối, chôn chặt trong hố thẳm
không biết lúc nào ra khỏi.

3, Bùng vỡ của tâm
thức

Con đường vượt thoát
ra khỏi chính nó là phải nhìn thẳng, quán chiếu vào lẽ sinh diệt của nó, hãy
yên lặng để thấy nó len lõi đi vào, một khi không tạo được sự tác độnggây hấn,
thì chính nó sẽ hủy diệt. Thân phậncon người như điếu thuốc đang cháy dần, nếu
người hút thuốc muốn tìm thêm khói cảm trong đó mà hít vào thật nhiều, dĩ nhiên
sẽ chóng tàn hơn, và nếu không hít thì điếu thuốc đang cháy cũng vẫn phải tàn.
thân phậncon ngườithân phận của bèo mây tan hợp.

Khi sự vật đưọc hình
thành để rồi tự nó hủy diệt, một đóa hoa tươi đẹp đang khoe sắc dưới nắng hồng
ban mai nhưng trong đó đang có sự hủy diệt trong từng phút giây và ngày mai kia
hoa sẽ héo tàn rơi rụng theo thời gian. Thời gian là khởi diểm của tồn tại
là kết quả của diệt vong. Thời gian được đặt ra để đo lường sự hiện hữu và mất
mát, sự liên tục của nó tạo cho con người cái cảm giáctrường cửu, nhưng trong
đó sự biến dạngliên tụcchi phối, từ ban ngày chuyển thành ban đêm, từ đêm trở
lại
ngày, nối tiếp nhau đi qua trở lại. Cái có và không xuất hiện ở một kết hợp,
khi duyên không còn tự tiêu vong. Nếu không có cái không thì hẳn nhiên không
cái có, và ngược lại sở dĩchúng ta trông thấy đưọc cái có thì cũng nhờ cái
không bao bọc chung quanh nên cái có hiển lộ. Nếu sơn hà đại địa nầy chất đầy cả
cái có, không một kẻ hở để cái không xen vào thì sao gọi là có được. Như vậy cái
có nương vào cái không, cái không nương vào cái có, nương với nhau mà thành,
duyên với nhau mà hợp ” có thì có tự mảy may, mà không thì cả thế gian
nầy cũng không” .

Con người vốn lẩn quẩn
trong vòngsanh diệt, chấp có, chấp không, tha hồ nắm bắt, nhận giả làm thật, lấy
mê làm ngộ, đến khi vụt mất khỏi tầm tay sinh ra tiếc nuối khổ đau, do vì
minh
tạo ra những cảm tưởng mê mờ. Nếu muốn vượt thoát tử sinh, cần phảiquán
chiếu
vào nội tâm, tìm về uyên nguyên của giác ngộ, uống ngụm nước đầu nguồn.
Giác ngộ không tách rời vô minh mà có, muốn được điều này cần phảitrực nhận
vào tận gốc rễ của vô minh, nhận rõ chân tướng của sự thật trong mọi khía cạnh nhận
thức
. Vượt lên đối đãi, chấp trước, phân biệt, kiểm chứng và duy trìnội tâm bằng
chánh niệm một cách liên tục không gián đoạn, không một kẻ hở, chúng ta mới có
thể đoạn trừ được vô minh, vén màn cho sự giác ngộ. Nếu giác ngộ là sự chấn độngtoàn diệntâm thứccon người, vượt thoát tử sinh, thì vô minh khi chưa giác ngộvẫn cóý tưởng ngược lại, đẩy lùi con người vào hố thẳm ngút ngàn của tử sinh.
Chỉ cần chúng ta dốc sức bình sinh xoay chiều thì công năng và kết qủa sẽ trái
ngược, cũng cái tâm nầy chúng tathành Phật và cũng cái tâm nầy điên đảotử
sinh
.

4, Hoán chuyển đối
nghịch

Giác ngộ là sự bùng vỡ
của tâm thức, chuyển hoán từ vô minhthoát ly ra ngoài mọi ràng buộc, không còn
niệm phân biệt, hiển lộ nên chân tâm, bặt hết duyên trần, những kiến giải, quan
niệm
đều bị vỡ tung khi ánh sáng giác ngộ chiếu vào soi sáng. Trong Kinh Pháp
có đoạn:

Trong vòngsống chếtvô tận

Ta chạy mãi không nghĩ
ngơi

Từ bào thai nầy sang
bào thai khác

Đuổi theo người chủ
ngôi nhà

Chủ nhà ta phát giác
mi rồi

Mi không cất nhà lại
được

Kèo cột gẫy hết rồi

Mái sườn sụt đổ hết

Tâm lìa hết tạo tác

Tất cả diệt trừ xong.

Cái hoát nhiên đại ngộ
là khi nhìn thẳng vào chân tướng của sự vật, một khi vọng động dừng lại thì cả
càn khônhiển lộ. Điều này không nằm trong kiến giải mà là sự thử thách cam go,
trực nhận không một giây tách rời, cầm giữ thanh gươm trí tuệ sẵn sàng chặt tan
mọi ràng buộc động niệm, đẩy lùi tất cả đến tận cùng, chuyển hoán sự đối nghịch,
trở thành chất liệu nuôi dưỡnggiác ngộ.

Vô mình đã nằm trong
sâu thẳm, thì sự tỉnh thức trong từng niệm đã cắt đứt và cuốn phăng đi chặng đường
tồn tại của nó, khi giác ngộ vụt khởi trạng thái nầy không còn một mảy may
tưởng
, kiến giải, đối tượng. Chủ thể và khách thể hòa cùng một thể, đó là thể của
giác ngộ, dĩ nhiêngiác ngộ không phải tiến trình đi tới của tri thức mà là sự
quật khởi nội tâm, buông bỏ sự níu kéo nắm bắt, vượt thoát những ý thứcsai biệt.
Sự nối liền giữa vô minhgiác ngộ như đường tơ kẻ tóc, nếu khôngnhận ra được
đâu là nguồn cội, thì tự nó là hố thẳm nghìn trùng xa cách, một khi nhận chân
ra được thì trong tích tắt mọi ngăn ngại đều đánh bật ngã. Sự hoát nhiên giác
ngộ
liền xâm nhập vào tâm thức, như một làn chớp bất chợt xuất hiện chỉ trong
sát na. Trong Pháp Bảo Đàn, Lục Tổ Huệ Năng có dạy:

Thiện tri
thức
đừng trụ bất cứ ở đâu, ở trong ở ngoài, thì lui tới được tự do. Đừng để
tâm
chấp trước thì thông suốt hết không gì vướng mắc. Kẻ ngu nếu bổng chốc trí
sáng tâm mở thì với người trí chẳng sai khác.

Thiện tri thức khi
chưa ngộ Phật là chúng sanh như ta, phút chốc ngộ rồi thì ta chúng sanh tức là
Phật. Thế mới biết tất cả đều ở nơi tâm. Vậy sao ta không biết tự nơi tâm thoắt
thấy ngay cái bổn tánh chân như. “

Huệ Năng là một chú
tiều đốn củi nuôi mẹ, nghe một người tụng kinhKim Cang đến câu ” Ưng
vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm ”
ngài hốt nhiênđại ngộ. Cái ngộ của ngài
không nằm trong suy luận, so đo tính toán, mà là sự tiếp nhận thẳng vào tâm thức.
Càng suy luận càng tách rời chân tâm, không giúp được gì cho giác ngộ, “khảy mổ
cùng một lúc”, hành động nhịp nhàng ăn khớp trong một thời điểm nhất định, ngộ
là ngộ tức khắc, không chần chừ, so đo phân biệt, và không ngộ là không ngộ chứ
không có kiểu nửa tỉnh nửa say.

Ngài Hương Nghiêm
lần nói: “Ví như có người lơ lững trên miệng vực sâu muôn trượng, răn
cắn vào một cành cây, chân thòng giữa hư không, hai tay không bám vào đâu được.
Lúc ấy có người đi ngang qua hỏi vọng lên, nếu người trên cây mở miệng trả lời
thì rơi xuống vực sâu mất mạng. Nếu khôngtrả lời thì phụ người hỏi. Trong phút
giây nguy kich ấy, người đó phải làm sao? “

Giữa cái chết và cái
sống, giữa cái mê và ngộ, giữa sự trả lời và không, quả thậtlúc ấy không còn
gì để mà biện luận, cân nhắc tính toán, hể mở miệng ra để trả lời thì rơi xuống
hố sâu muôn trượng tan thân nát thịt. Lúc ấy chỉ còn “ Làm thinh như
chánh pháp, nói năng như chánh pháp “.

Một cuộc sống an lành
là khi không còn bị trói buộc bởi nội và ngoại tại nữa, vì tất cả những dính mắc
đều phải tốn công nhọc lòng tháo gỡ, hể còn phải tháo gỡ thì vẫn còn phiền não,
khổ đau. Nếu ở trong tâm bặt hết duyên trần, ở ngoài không đắm trước, thì không
một hành động nào làm hoen ố được, ung dungtự tại mà bổn thể hoàn toànvô nhiễm.
Điều nầy quả thât là khó, nhưng tử sinh, luân hồisống chếtvô tận, làm cho
chúng ta quá chán ngán rồi, điều may mắn còn làm được thân người, ngay từ bây
giờ nếu không vận dụng cả bình sanh, xương tủy, máu thịt trong người thì khó mà
thoát ra. Buông bỏ tất cả, theo dõi tâm mình, tỉnh thức trong từng động niệm,
những vọng niệm nào cản trởgiác ngộ, cần phải chặt phăng nó đi, duy trìchánh
niệm
một cách liên tục, một ngày nào đó giác ngộ sẽ bùng vở. Nếu buông thỏng nội
tâm
không kiểm soát, phó mặc cho duyên trần, thì muôn kiếp vẫn phải tử sinh,
trôi lăn vô tận.

5, Tâm an tịnh

Sự vượt thoát tử sinh
tìm về giác ngộ là điều tối cần, mục đích của Đạo Phậtgiải phóngcon người ra
khỏi khổ đau, đạt đếngiải thoáthoàn toàn. Giải phóngthoát ly ra ngoài mọi
đối đãi, không còn dính mắc ở khía cạnh hay góc độ nào, còn níu kéo thì còn bị
trì trệ ứ đọng, buông xả tất cả. Tâm con người tựa như dòng nước chảy, nó có thể
cuốn phăng đi tất cả, nhưng ngược lại nó vẫn có thể bị ô nhiễm, điều quan trọng
cho sự tìm về giải thoát là phải lắng đọng chính cái ô nhiễm đó. Thường trựcquán chiếu không khơi dậy dòng nước dục, không tạo những chuyển động để ô nhiễmtái sinh, luân lưu nhưng không nhiễm ô. Dòng tâm thức nếu ngăn chận dễ phát
sinh ra những nguy hại, như dòng nước đang chảy xiết nếu ngăn lại tất nhiên nước
sẽ phá bờ, chảy lan tràn. Cho nên cứ mặc nhiên để nó tuôn chảy, chỉ cần lắng đọng,
ý thức một cách liên tụcrõ ràng sự lưu chuyển ấy, tươi mát trong suốt là điều
cần thiết cho hành trình vượt thoát.

Giải thoát không có
nghĩa chối bỏ trốn chạy cuộc đời nầy, vì chỉ trong cuộc đời nầy mới tìm thấysự
giải thoát
, bên cạnh khổ đau phiền não thì giải thoát mới có ý nghĩatuyệt diệu.
Nếu cuộc sống lúc nào cũng bình an, hẳn nhiên không cần giải thoát và không cần
tìm phương vượt thoát. Sở dĩ điều này phát sinh cũng chính từ sự ràng buộcchìm
đắm
trong khổ đau. Bồ Tát mang hạnh nguyệnđộ sanh, nên quốc độ của qúy ngài là
thế giới khổ đau, hể còn khổ đau thì còn phải giải thoát, ngoài điều nầy ra Bồ
Tát
sẽ không còn đối tượng để phục vụ và đất để dung thân. Qúy ngài xuất hiện cũng
chính vì cuộc đời đầy dẫy khổ đau, khi không còn khổ đau lúc ấy không còn qúy
ngài nữa, tự động biến mất.

Nếu tâm con người được
an tịnh trong mọi chiều hướng, có nghĩa chúng ta đã giải thoát ở một vài khía cạnh
nào đó, ít ra sự bình an trong cuộc sống. Giải thoát không có nghĩa vượt thoát
được tử sinh, khi chưa thật sự thể nhập vào uyên nguyên của nó. Đó chỉ là một
chặng đường chứ chưa phải rốt ráo cho một hành trình, đó chỉ là nền móng chứ
chưa phải ngôi nhà thật thể, đó chỉ là cánh cổng để hành giả bước vào ngôi nhà
giải thoát, vào được hay không, an trúlâu dài hay không, đều tùy thuộc vào mỗi
người và đó mới là vấn đềtrọng đại.

Có những lúc trong một
cuộc hành trình dài, ta hay dừng lại để nghỉ ngơi, nhưng do mãi vui hay lầm tưởng
đó là cứu cánh, nếu khôngdụng tâmrốt ráo ta vẫn còn sự ngự trị của vô minh. An
phận
và lầm tưởng vẫn là điều cố hữu trong mỗi chúng ta, nó tạo ra khuynh hướng
phụ thuộcbiếng nhác, mặc nhiên. Mặc nhiên trong ý nghĩachấp nhận trôi lăn
trong dòng đời, chứ không phải mặc nhiên trong ý nghĩa cùng tuyệt của giác ngộ,
giải thoát. Chính những điều ấy tạo nên sự dừng lại bên cổng của ngôi nhà, muốn
vào được bên trong, trước hết và trên hết sự an tịnh nơi tâm thường xuyên ngự
trị, không còn dính mắc nơi ngôi nhà và người đi vào, thể nhậptrọn vẹn hòa đồng,
không một hình thái vướng bận nào, dù vi tế cuả tâm thức.

Giải thoát không đòi
hỏi nhất thiết cho một tương lai, quá khứ không níu kéo lại được, tương lai thì
quá xa vời, chỉ có hiện thực là quan trọng, cho nên những tác độngcần phảitác
động
ngay trong hiện tại, ngoài điều nầy ra tất cả đều trở nên vô nghĩa
không giúp được gì cho hành trìnhgiải thoát thật sự. Hiện tạinền móng cho
tương lai và quá khứ cũng gắn liền ngay từ bây giờ, nếu hiện tại còn sự xô bồ,
sanh diệt, phân hoá tiếp nối, thì hẳn nhiên tương lai cũng như vậy. Khi đã gieo
nhơn sanh diệt thì quả không thể sai khác, cho nên cần phảitác động cho một hiện
tại
không sanh diệt, chỉ khi nào không sanh mới không bị diệt.

Trong Chứng Đạo Ca
ghi lại cuộc đối thoại hào hứng của nhà sưHuyền Giác với Lục Tổ Huệ Năng. Huyền
Giác
mang tâm trạng hoang mang giữa mê và ngộ, sinh tử, vô thường, tìm đến gõ cửa
Huệ Năng và đặt vấn đề sống chết lên trên, một vấn đềtrọng đạigấp rút, cần phảigiải quyết ngay tức khắc ” Sanh tử là việc lớn, vô thường mau chóng lắm
Sanh tử vẫn là chuổi dài vô tận, vô thường tấn tốc không chờ đợi một
ai, khi nó đến chỉ trong một hơi thởthân mạng không còn. Huyền Giác đưa vấn đề
của kiếp nhân sinh ra, và Huệ Năng đã giải quyếtSao chẳng nhận cái
không
sinh, thấu rõ cái nghĩa không chóng”
Câu nói nầy như một đòn thí
mạng
đánh vào tâm thức, nhưng nhà sư đã thoát hiểmmay mắnđạt đượctâm Phật
nhờ bộ kinhDuy Ma, nhưng phải nhờ Huệ Năngấn chứng cho.

6, Lối trở về

Chặng đường tìm về
giác ngộ vưọt thoát đã thênh thang, chỉ cần chúng ta bưóc vào với tâm trạng tha
thiết cầu mong, dốc cả tâm huyết của mình thể nhập vào cái diệu huyền, niềm tin
mãnh liệt vào sự giải thoát ngay trong hiện tạicần phảithực hiện. Lối trở về
đầy hoa thơm cỏ lạ, mỗi bước chân khắc ghi kỳ công, đánh phá trong thẩm sâu của
dòng tâm thức một cách liên tục, thì sự đổ vở ảo tuởng do vô minh chủ động, mới
không còn cơ hội tồn tại. Như hoa đốm ở giữa hư không vốn không thật, vì do con
mắt bị nhậm mới sinh ra ảo tưởng như vậy, khi mắt hết nhậm thì làm gì thấy được
hoa đốm.

Sự sanh diệt, phải
đánh đổi bằng cái vô sanh vô diệt, vô thường phải đưọc thay thế bằng cái thường
còn bất biến. Cả một kỳ công và cả một tâm niệm không còn ngự trị, móng dậy của
sát nasanh diệt nào, lý lẽ nầy như một thoại đầu, cần phải nghiền nát thì mới
vỡ ra ở kiếp nhân sinh nầy. Nếu không thì muôn kiếp phải đắm chìm trong khổ
não
, nổi trôi giữa dòng thác loạn tạp nhiễm, cái hoang mang ray rức giữa trạng
thái
mê ngộ, dỡ sống dỡ chết, giữa cái sinh và vô sinh diệt, một khi không còn
vọng động thì chân nhưhiện diện, then chốtcuối cùngcần phải ấn mạnh mở tung,
nếu không thì sự trở về vẫn còn là khúc quanh trong cuộc đời.

Sự khác biệt giữa căn
trình độ, không cần thiết cho sự trực nhận về giác ngộ, ứng dụng vào thực
tế
mới là điều cấp bách, cứ việc gõ cửa thì cửa sẽ tự động mở, sự kiên nhẫn
chờ đợi để đưọc mở cửa, đòi hỏi chúng ta phải biết cách gõ và chờ. Gõ sao cho
đúng nhịp, thì âm vang đinh tai nhức óc của nó, khiến cho vô minhrun sợ khiếp
viá trong âm hưởngvô tận. Một khi cánh cửa được mở tung, chúng talập tức bước
vào ngay không so đo, chùn bước, đó là cơ hội nghìn vàng, dịp may hiếm có mà suốt
cả dòng nhân sinh, chúng ta mới có cơ may bắt gặp, nếu buông lơi vụt mất cơ hội,
thì không biết lúc nào mới gặp lại. Như chú rùa một mắt biết khi nào mới gặp bộng
cây trôi trên biển, chú rùa vẫn phải lặn hụp trong dòng biển mặn bao la, trong
khi khúc cây cứ lững lờ trôi về nơi vô tận, mặc cho chú rùa gào thét quờ quạng,
thẩm sâu của đại dương là ngôi mộ chôn chặt chú. Chỉ còn lại tiếng gầm thét của
biển khơi, của những đợt sóng tiếp nối.

Làm sao và làm sao vượt
thoát? Một câu hỏi gắng liền với quảng đời còn lại, một công án đánh động ray rức
ngay trong hạnh phúc, khổ đau, hỷ lạc, trong sự say đắm của lý lẽ vô sanh vô diệt.
Nếu cái đích cuối cùng không tóm thâu, thì cả một hành trình không cơ may tồn tại
lâu bền. Chư Phật và Bồ Tát đã thể nhậptrọn vẹn vào cái thường còn, nên lúc
nào cũng thấy đưọc cái lẽ vô sanh ở trong cái sanh diệt, cái ngộ trong cái mê,
giải thoát trong khổ đau. Với chúng ta còn mịt mù xa thẳm, thì làm sao và lúc
nào mới đến được đầu nguồn của giải thoát?

7, Chiếc bè

Khi nào cứ điểmcuối
cùng
thâu tóm và ngự trị rồi, thì lúc ấy cả một bình sanh còn lại, không cần dụng
công
mà vẫn như dụng công, hành mà vô hành. Chặng đường nào, nếu không khéo dụng
công
thì chặng đường đó có muôn lối, lạc buớc rơi vào hố thẳm ngay. Trí tuệ
sáng soi, ý lực vượt thoát tử sanh, đều phải trải quathử thách cam go, hành giả
phải cẩn trọng, dò dẫm từng bước, đạt đượctrạng tháiliễu ngộchân tâm, thấy
đuợc mặt trờichân như chiếu rọi, theo đó mới không lạc lối, lúc ấy mới không dọ
dẫm nữa, mà phải lao mình cho thật nhanh đến đích cuối cùng. Nương vào ngộ để đến
giải thoát, nương vào chiếc bè để qua sông, khi qua được bờ kia đừng quên bỏ bè
lại cho dòng sông, đừng vác theo làm gì cho mệt xác, nơm dùng để bắt cá, được
cá rồi thì quêm nơm, hạnh nguyệnđộ sanh phải lập thệ, đừng an hưởng trong niết
bàn
chứng đắc.

Hành trang cho ngày
trở về phải được chuẩn bị, trăng thanh đang soi đường, hoa thơm đang chờ đón,
hương lạ được kết tinh bằng giải thoát. Chúng ta chỉ cần lập thệ dấn thân, dụng
công
liên tục, chắc hẳn ta tìm thấy được một bình minh tươi sáng, hạnh phúctrong vòng khổ đau, giải thoáttrong vòngràng buộc. Phải uống trà mới thấy đưọc
hương vị ngọt ngào của nó, trong cái thẩm sâu mênh mang, vượt thoát là tối cần.

Như Hùng
Tạp
chí Chân Nguyên, số 1 tháng 10 năm 1985

(CÙNG TÁC GIẢ)