Duyên khởi
Khi Đức Phật trú tại thành Vương Xá, nước Ma Kiệt Đà, tại đây có các nhóm Phạm Chíngoại đạo cùng nhau tập họp về một chỗ để giảng đạo và thọ dụng sự cúng dường của các đệ tửtại gia. Họ sinh hoạt trong những ngày ấy rất thân mật, dân chúng đi đến để nghe pháp, họ có niềm tin và có lòng mến mộ.
Vua Bimbisara của xứ Ma Kiệt Đà thấy các nhóm ngoại đạosinh hoạt như vậy bèn nghĩ rằng, nếu chúng Tỷ kheođệ tử Phật cũng tụ họp như vậy thìphúc lạc cho những người Phật tửtại gia biết bao! Sau đó nhà vua đã ngự đến chỗ Phật đang cư trú, trình bày suy nghĩ của mình, “Bạch ngài, hiện nay các du sĩ ngoại đạo tụ hội lại và giảng pháp vào các ngày mười bốn, mười lăm và vào ngày thứ tám của mỗi nữa tháng.
Dân chúng đi đến nghe pháp, và họ có lòng tin và mến mộ…hay là các ngài đại đức cũng nên tụ hội vào những ngày như vậy vào mỗi nữa tháng?” Nhận thấynhân duyên hội đủ, Đức Phật đã chấp nhận sự đề nghị đó và dạy rằng: ‘này các Tỷ kheo, ta cho phép tụ hội vào các ngày mười bốn, mười lăm và vào ngày thứ tám của mỗi nữa tháng để thực hànhlễ Bố tát.”[1] Từ đó về sau, truyền thốnglễ Bố tát (Uposatha) được diễn ra điều đặn trong tăng chúngđệ tử Phật qua nhiều thế hệ.
Ý nghĩathuật ngữ
Bố tát là dịch âm từ tiếng Phạn là ‘Posatha’. Từ này là một dạng hỗn chủng của tiếng Sanskrit Phật Giáo, mà tiếng Pāli đọc là Uposatha, và tiếng Sanskrit tiêu chuẩn gọi là Upavasatha. Thuật ngữ Posatha có nghĩa là nuôi lớn và duy trì. Trung Hoa dịch ý là trưởng tịnh, trưởng dưỡng, tăng trưởng, thiện túc, tịnh trụ, trưởng trụ, cận trụ, cộng trụ, đoạn, xả.
Tức ý nói là nuôi lớn sự thanh tịnh hay duy trì các thiện pháp. Nó cũng được dịch là hướng với nhau để nói tội, tức trong mỗi nữa tháng thuyết giới hỏi sự thanh tịnh nhau vậy. Như vậy, Bố Tát là ngày định kỳ thuyết giới, cùng nhắc nhở nhau về giới pháp của hành giảtu hành, nhằm nuôi lớn các thiện pháp, giới thânhuệ mạng khiến chúng trưởng thành trong sự thanh tịnh, hầu duy trì và phát triển sinh mệnh của Tăng đoàn trong tinh thầnhòa hợp và thanh tịnh.
Nội dung của lễ bố tát
Ban đầu, đức Phật chỉ cho phép chư vị Tỷ kheotụ họp vào các mười bốn, mười lăm và vào ngày thứ tám của mỗi nữa tháng, nhưng vẫn chưa quy định nội dung thực hiệnnghi lễ này. Do vậy, khi chư Tăng tập trung lại với nhau chỉ ngồi im lặng. Dân chúng đi đến nghe pháp thấy chư tăng ngồi im lặng như vậy nên phàn nàn, chê bai rằng: “Tại sao các sa mônThích Tử sau khi hội tụ vào ngày mười bốn, mười lăm và vào ngày thứ tám của mỗi nữa tháng lại ngồi im lặng giống như các con heo đần độn vậy?
Sao các vị đã hội tụ lại mà không chịu thuyết pháp? Các Tỷ kheonghe được những lời phàn nànchỉ trích như vậy liền trình sự việc đó lên Đức Thế Tôn, nhân sự kiện này đức Phật dạy: “Này các Tỷ kheo, ta cho phépgiảng pháp sau khi hội tụ lại vào các ngày lễ của mỗi nữa tháng.”[2] Rồi sau đó đức Phật suy tầm và sanh khởiý nghĩ rằng Ta nên cho phép các vị Tỷ kheođọc tụnggiới bổnBa la đề mộc xoa (Pātimokkha), gồm các điều học đã được quy định cho các Tỷ kheo, việc ấy sẽ là hành sự Uposatha cho các vị ấy.
Lễ Bố tát thường được tổ chức vào những ngày định kỳ của một nửa tháng, gọi là ngày Sóc và Vọng, (mười bốn mười lăm ngày hoặc ba mươi, mồng một trong mỗi tháng, tùy thuộc vào thời điểm chính xác của mặt trăng mới và đầy đủ của hai tuần trăng). Nhân duyên Phật quy định như vậy là vì, khi đức Phậtcho phépđọc tụnggiới bổn, nhiều vị Tỷ kheo khởi lên ý nghĩ rằng, hay ta nên đọc tụnggiới bổn vào mỗi ngày…vào ba lần trong nữa tháng. Đức Phậtquy định, không nên tụng đọc giới bổn trong mỗi ngày…và ba lần trong nữa tháng, vị nào tụng thì phạm tội dukkata. “Này các tỷ kheo, ta cho phépđọc tụnggiới bổn Pātimokkha một lần vào ngày mười bốn hoặc ngày mười lăm của nữa tháng.[3]
Để lễ Bố tát của chư tăng được trang nghiêmthanh tịnh, nơi diễn ra lễ bố tát phải được lau chùi quét dọn sạch sẻ tươm tất, thắp hương đèn và trải các tọa cụ sẵn sàng… Đức Phật cũng cho phép tất cả Tỷ kheo đều học cách tính toán ngày của nửa tháng. Trong khi thực hiệnlễ Bố tátchư tăng nên kiểm tăng bằng cách gọi tên, hoặc là cho rút thẻ.
Ấn địnhranh giới
Đức Phật cũng quy định không nên tụng giới bổn Pātimokkha theo tập thể riêng của mình mà hành sựlễ Bố tát phải hợp nhất, tức sự hợp nhất trong một trú xứ. Tuy nhiênphạm vi của một trú xứ là đến tận đâu? Sự việc này cũng nảy sinh một vài lúng túng của chư vị Tỷ kheo. Do đó, ngài cho phépấn địnhranh giới: “Trước tiên, các điểm mốc cần được định danh: điểm mốc là ngọn núi, tảng đá, khu rừng, cội cây, đường đi, gò mối, con sông, vũng nước. Sau khi định danh các điểm mốc, thì hội chúng nên thông báo cho vị trưởng lãoTỷ kheo và đại chúng để tác thànhyết ma.
Tuy nhiên khi chọn điểm mốc cho trú xứ thì không nên quá bốn, năm hoặc sáu do tuần, ranh giới không nên vượt quabờ bên kia dòng sông nếu không có thuyền bè và các phương tiện qua sông. Trong trường hợp có nhiều trú xứ cùng chungranh giới thì nơi nào có vị trưởng lãoTỷ kheocư ngụ thì nên tụ hội nơi ấy để thực hiện lễ Uposatha. Ngày nay, chúng ta có thể quy định theo từng địa phương như tỉnh, thành phố, quận, huyện …để làm trú xứ cho việc hành lễbố tát một cách thuận tiện dễ dàng.
Chỉ định nhà hành lễBố tát
Khi trú xứ và ranh giới đã được quy định, lễ Bố tát sẽ được tổ chức tại một tu việntrung tâm của trú xứ đó, và chỉ có một tòa nhà (chánh điện) có thể được ủy quyềnnhư hội trường làm lễ Bố tát. Nếu tu viện hay hội trường đó không sử dụng được, việc uỷ quyền có thể bị thu hồi và hội trường khác có thẩm quyền được chọn.
Nếu phòng quá nhỏ cho số lượng các Tỳ kheo, người tham dự lễ có thể thể ngồi bên ngoài xung quanh hội trường miễn sao họ đang ở trong tầm nghe của việc đọc giới bổn Patimokkha. Theo luật định, trong một trú xứ thì chỉ có một nhà hành lễbố tátduy nhất. Trong ngôi nhà hay chánh điện thì chư vị Trưởng lãoTỷ kheo được ngồi trước và sau đó tuần tự theo giới lạp để sắp xếp chỗ ngồi cho phù hợp.
Năm cách tụng đọc giới bổn Pātimokkha
Khi tụng đọc giới bổn, đại chúng thường cử một vị Tỷ kheo có tuổi đạothâm niên, có giọng đọc trong sángrõ ràng để tụng giới bổn cho hội chúng. Theo giới luật nhà Phật, trước khi tụng giới phải qua việc tự kiểm thảo mình trong nửa tháng qua có vi phạmgiới không. Vị Chủ tọalễ Bố Tát hỏi Tăng chúng: “Trong nửa tháng qua, ai có phạm giới phải đứng ra tự bạch và sám hối với chúng?” Hỏi như vậy ba lần, nếu cả chúng im lặng thì tuyên bố: “Tất cả giữ giới trong sạch”, rồi mới bắt đầu tụng giới.
Theo luật tạng, đức Phậtquy định năm cách tụng đọc giới bổn Pātimokkha.
1. Cách thứ nhất: sau khi tụng đọc phần mở đầu, nên thông báo phần còn lại bằng cách đã được nghe;
2. Cách thứ hai: sau khi tụng đọc phần mở đầu, và tụng hết bốn giới điều Ba la di (pārajika), nên thông báo phần còn lại bằng cách đã được nghe;
3. Cách thứ ba: sau khi tụng đọc phần mở đầu, sau khi tụng hết bốn giới điều Ba la di, sau khi tụng đọc mười ba điều tăng tàn (sanghādisesa), nên thông báo phần còn lại bằng cách đã được nghe;
4. Cách thứ tư: sau khi tụng đọc phần mở đầu, sau khi tụng hết bốn giới điều Ba la di, sau khi tụng đọc mười ba điều tăng tàn, sau khi tụng đọc hai điều bất định pháp (aniyata), nên thông báo phần còn lại bằng cách đã được nghe;
5. Cách thứ năm: tức tụng đọc một cách chi tiếttoàn bộgiới bổn.
Đức Phậtquy định năm cách tụng đọc giới bổn Pātimokkha để cho chư vị Tỷ kheolinh hoạtthực hànhtùy theo các trường hợp. Nếu gặp các trường hợp nguy hiểm từ đức vua, nguy hiểm từ trộm cướp, nguy hiểm hỏa hoạn, vì nước ngập, vì loài người, vì phi nhân, vì thú dữ, vì rắn, nguy hiểm cho mạng sống, nguy hiểm cho phạm hạnh thì đức Phậtcho phépđọc tụnggiới bổn một cách tóm tắt. Còn trong trường hợp không có gì nguy hiểm thì không được đọc tụnggiới bổn một cách tóm tắt.
Luật tạng cũng quy định, không nên tụng đọc giới bổn Pātimokkha ở hội chúng có sự hiện diện của nam nữcư sĩPhật tử. Quy định này nhằm tránh sự dị nghị, cơ hiềm của Phật tử đối với chư tăng. Trong Tiểu phẩm (Culavagga) nói rằng Đức Phật cùng tham dựlễ Bố tátthuyết giới, trong khi đó có một vị Tỳ kheo giả ngồi trong hội trường lễ Bố tát, lúc đó Đức Phật đã cảnh báo nhưng vị Tỷ kheo giả vẫn ngồi yên. Lúc đó, Tôn giả Mục Kiền Liên sữ dụng thần thông dùng cánh tay túm lấy và ném vị đó ra khỏi hội trường. Từ đó trở đi, các lễ Bố tátthuyết giới được thực hiệnhoàn toàn bởi các Tỷ kheo chân chín đệ tử Phật.[4]
Tầm quan trọng của lễ Bố tát
Tầm quan trọng của việc tuân thủBố tátthuyết giới được thể hiện rõ trong Luật tạngĐại Phẩm (Mahavagga). Đại đức Mahā Kappina, ở vùng ngoại ô của Vương Xá sau khi đã đạt đượcquả vịA La Hán, liền cho rằng dù tôi có đi tham dựlễ Bố tát hay không thì tôn vẫn hoàn toànthanh tịnh, nên cảm thấy không hứng thú để đi.
Lúc đó Đức Phật trú tại Trúc Lâm Tinh Xá, biết được tâm niệm của Đại đức Mahā Kappina, ngài liền biến mất khỏi tịnh xá và đến trước mặt vị ấy, ngài hỏi, “Nếu các ngươi là những người có Phạm hạnh không trọng vọng, không cung kính, không sùng bái không cúng dường lễ Uposatha thì còn ai sẽ trọng vọng, sẽ cung kính, sẽ sùng bái, sẽ cúng dườnglễ Bố tát nữa. Này người có phạm hạnh, ngươi hãy đi tham dựlễ Bố tát, chớ có không đi. Ngươi hãy đi tham dựhành sự của hội chúng chớ có không đi.’ Bạch ngài, xin vâng. Đại đức Mahā Kappina đáp lời đức Thế Tôn. [5] Câu chuyện trên cho thấy tầm quan trọng của việc thực hiệnnghi lễBố tát như thế nào. Ngay cả vị A La Hán cũng không được miễn nghĩa vụ cộng đồng nói chung, và lễ Bố tát nói riêng.[6]
Việc tuân thủlễ Bố tát phải được tổ chức trong sự thống nhất và hòa hợp. Không giống như các nghi lễbình thường, tuy nhiên, bất kỳ tỳ kheo nào trú tại lãnh thổ nhưng không tham gia được vì bệnh duyên hoặc những Phật sự chín đáng khác thì phải gởi dự dục. Và người nhận dự dục phải ra trước đại tăng trình lên, như vậy mới đúng pháp.[7]
Bất cứ trú xứ nào mà các Tỳ kheo không hòa hợp tụ hội định kỳ nửa tháng làm lễ Bố Tát để tụng đọc giới bổnBa La Đề Mộc Xoa, thì nơi ấy tăng đoàn được xem như là bị chia rẽ, chưa có sự hoà hợp. Và nếu trú xứ nào mà Tăng chúng định kỳ nửa tháng hoà hợp tụ hội để Bố tát thì Tăng đoàn trú xứ ấy, xem như là Phật giáo hưng thịnh và được coi như có sự hiện diện của Đức BổnSư Thích Ca Mâu Ni Phật. Do đó, “Bố tát là mạng mạch của Tăng đoàn, nên không có chúng Tỳ kheo nào được gọi là Tăng mà không thực hànhBố tát, ngoại trừ những kẻ lạm dụng Tăng để phá hoạichánh pháp. Chỉ có ngoại đạo, kẻ tà kiến mới làm như vậy. Vì tính chấtnghiêm trọng của Bố tát là như vậy nên nó không thể không có trong sự sinh hoạt của Tăng.”[8]
Ý nghĩa
Ngài Phật Âm trong Luận thư của mình nói rằng: “giới luật là thọ mạng của Phật pháp. (Buddhaghosa also said that the vinaya constitutes the life-blood of the sāsana [9]). Vì giới luật còn thì Phật pháp còn, giới luật diệt thì Phật pháp cũng diệt. (Tỳ ni tạng trụ, Phật pháp diệc trụ). Trong Tạng luật Đại phẩm 1, Chương Trọng Yếu khẳng định rằng: “Cho đến khi kinh và vi diệu pháp bị quên lãng mà Giới luật chưa bị tiêu hoại thì Giáo Pháp vẫn còn tồn tại.”[10] Kinh Di giáo dạy: “Này các Tỳ kheo sau khi Như Laidiệt độ, các thầy phải trân trọngtôn kínhtịnh giới, như người mù mà được mắt sáng, nghèo mà được ngọc quý. Phải biết tịnh giới là đức thầy cao cả của các thầy. Nếu ta ở đời thì cũng không khác gì tịnh giới ấy.”[11] Qua các đoạn trích dẫn trên cho chúng ta thấy tầm quan trọng và ý nghĩa của giới luật đối với hành giảxuất giađệ tử Phật như thế nào.
Mục đích chính của việc hành sựBố Tát định kỳ nữa tháng là duy trìsinh mệnhtồn tại của tăng đoàn theo tinh thầnhoà hợp và thanh tịnh. Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn-Trường Bộ 16, (Mahāparinibbāna Sutta) Đức Phậtliệt kê bảy điều kiện giúp ngăn chặn sự suy yếu của Tăng chúng. Việc đầu tiên và thứ hai là những: (1) Chúng Tỷ-kheo thường haytụ họp và tụ họp đông đảo với nhau, 2. Chúng Tỷ-kheo tụ họp trong niệm đoàn kết, giải tán trong niệm đoàn kết, và làm việc Tăng sự trong niệm đoàn kết. Thì Tăng chúng sẽ được hưng thịnh không bị suy giảm.”[12] Việc thực hiệnlễ Bố tát của chư tăng là đáp ứng cho vấn đề này.
Thực hiệnnghi lễBố tátthuyết giới hai lần trong một tháng cho chư vị Tỷ kheo là đễ đáp ứng với sự tín thành của nam nữ cư sỹ Phật tử, đồng thời để quản lý các thành viên trong Tăng đoàn. Mặc khác là để đối phó với bất kỳ các thành viên bướng bỉnh, và tái khẳng định sự tuân thủgiới pháp chung của Tăng theo quy định của giới Luật. Nghi lễbố tátthuyết giới được thực hiện nhằm liên kết các thành viên Tăng trong một phạm vi lãnh thổ nhất định.
Đức Phật dạy, trong ngày Bố tát, hành giảthực hànhlục niệm (Niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm thí, niệm giới và niệm thiên) sẽ được lợi ích lớn. Khi người ấy niệm tín, giới, nghe pháp, thí và tuệ của tự mình và chư Thiên ấy, tâm được tịnh tín, hân hoansanh khởi.
Các phiền não của tâm được đoạn tận. “Ví như, này Visākhā, là vàng bị uế nhiễm được làm cho thanh tịnh nhờ phương phápthích nghi.Vào những Trai giới, những ô nhiễmlậu hoặc sẽ được lắng dịu, kiểm thúc với sự trợ giúp của việc tuân thủlễ Bố tát. Bởi vì, những ô nhiễm và những đam mê cao độ có thể được kiểm soát khi họ có thể được nhìn thấy – khi họ là lành mạnh, thanh tịnh nhất. Nó là không thể kiềm chế các phiền não trong chính mình khi họ không thấy biết rõ ràng, mặc dù chúng có thể hoạt động dưới dạng tùy miên.” Do đó, lễ bố tátvô cùng quan trọng, đây là một phương phápgiáo dục của Đức Phật nhằm củng cố việc hành trìgiới luật cho hang xuất giađệ tử của Ngài.
Ghi chú:
[1] Mahāvaggapāli, Pathamo Bhāgo, Đại Phẩm tập 1, Buddhist Cultural Centre, Sri Lanka, 2009, p. 249. [2] Sđd, tr. 251. [3] Sđd. tr. 255. [4] The Buddhist Monastic Code 2, The Patimokkha Rules, Translated & Explained by Thanissaro Bhikkhu (Geoffrey DeGraff), The Abbot Metta Forest Monastery P.O. Box 1409, Valley Center, CA 92082 U.S.A, 1994, p. 219. [5] Tạng Luật Đại Phẩm, chương Uposatha, tr. 257. [6] Mahāvagga Pāli, Paṭhamo Bhāgo, vol, 1, Srilanka: Buddhist Cultural Centre, 2009, p. 257. [7] Aṅguttara Nikāya, The Numerical Discourses of the Buddha, Boston: Wisdom Publication, 2012, p. 298. [8] TT. Thích Minh Chuyển, Luật Tạng. [9] Jotiya Dhirasekera, (ed), Buddhist monastic discipline : a study of its origin and development in relation to the Sutta and Vinaya Pitakas, Sri Lanka: Colombo, 1982, [10]Vinayapitake Mahāvaggapāli, vol.1, Sri Lanka: Buddhist Cultural Centre, 2009, p.245. [11] Bhikkhu Khantipālo, The Buddhist Monk’s Discipline, Some Points Explained for Laypeople, Buddhist Publication Society, Kandy, Sri Lanka, 2008, p. 12. [12] Dīgha Nikāya, Dialogues of the Buddha, Vol.2, Delhi: Motilal Banarsidass, 2007, p. 82.