THích Trung Định
Theo truyền thốngPhật giáoNam tông, y cứ theo lịch Ấn Độ cổ đại, Vũ kỳ An cư (Vassavāsa) bắt đầu từ ngày 16 tháng 6 (tháng Āsālha) và kết thúc vào ngày 16 tháng 9 (tháng Āssina).
Nếu An cư được bắt đầu vào ngày 16 tháng 6 thì gọi là Tiền an cư (Purimikavassà), còn nếu như có duyên sự không thực hiện Tiền an cư được phải dời lại một tháng sau, tức bắt đầu từ ngày 16 tháng 7 và kết thúc vào ngày 16 tháng 10 thì gọi là Hậu an cư (Pacchimikāvassā). Phật giáo Việt Nam thường gọi là “An cư kiết hạ”, tức An cư trong ba tháng hạ theo truyền thốngPhật giáoBắc tông.
Từ ngày 16 tháng 4 âm lịch, chư Tăng theo truyền thốngBắc tông (Đại thừa) bắt đầu kiết túc An cư, cho đến hết ngày 15 tháng 7 âm lịch, làm lễ Tự tứ và giải hạkết thúcmùa An cư.
Lễ Tự tứ (Pavāraṇā) là một ngày lễ quan trọng trong Phật giáo, đánh dấu sự kết thúc của ba tháng An cư. Pavāraṇā thường được dịch là Tự tứ, ý nghĩachính thức và chủ yếu của từ Pavāraṇā là sự thỉnh cầu (pavāreti), sự yêu cầuhay nói cách khác là sự thỉnh tội, tức là thỉnh cầuchư Tăng chỉ lỗi, nhắc nhở, khuyên bảo bằng tâm từ do thấy, do nghe, do nghi để vị Tỳ-khưu đương sự thấy lỗi của mình mà sửa sai và hoàn thiệnbản thân.
Pavāraṇā cũng có nghĩa là sự soi sáng, thức tỉnh cho nhau, cho khỏi phạm tội để làm gương cho nhau và cho kẻ hậu lai noi theo.Đức Phật dạy trong Luật tạng như sau: “Này các Tỳ-khưu, đối với các Tỳ-khưu đã sống qua mùa mưa (An cư), Ta cho phépthỉnh cầudựa trên ba tình huống là do đã được thấy, hoặc do đã được nghe, hoặc do sự nghi ngờ. Bằng cách ấy, các ngươi sẽ có được sự hòa thuận lẫn nhau, có được sự thoát ra khỏi tội, và có được sự hiểu rõ thêm về Luật.[1]
Trong khi Bố-tát gọi là trưởng tịnh, An cư là thúc liễm thân tâm thì Tự tứ là sự thỉnh cầu, sự thỉnh tội. Sự miên mật kỹ càng trong các nghi thứcPhật giáo cho thấy tính logic, hỗ tương, phụ trợ nhau để hoàn thiệnnếp sốngphạm hạnh. Nếu không có Bố-tát thì không có An cư và cũng không có Tự tứ.
Bố-tát là đọc lại giới bổn mà mình đã thọ xem thử nửa tháng vừa qua mình có phạm tội gì không. Còn Tự tứ là lễ kết thúc sau ba tháng An cư, đến ngày chư Tăng mãn hạ, thực hiện một nghi lễ đối thú xưng tộivới nhau.
Đầu tiên các vị Trưởng lão, Hòa thượng được đại chúng cung cử gọi là Tự tứ nhơn. Thông thường, một đại chúng lớn thì có ba vị làm Tự tứ nhơn. Họ sẽ đối thú nhau xưng tộicầu thỉnh vị kia chỉ tội để sám hối cho được thanh tịnh. Sau đó ba vị Tự tứ nhơn này sẽ lần lượt đi đến mọi người trong đại chúng để chư Tăngthú tội, nếu có thì sám hối. Và lần lượt ba vị một thú tộicho đến khi nào hết thì thôi.
Luật tạngquy định, trong kỳ lễ Pavāraṇā có nhiều vị, không nên đọc Pavāraṇā chung cùng nhau, phải đọc mỗi vị 3 bận, trừ ra có duyên cớ như: thí chủ đương bố thí, Tỳ-khưu đương nghe pháp, đêm gần tàn hành Pavāraṇā, mỗi vị 3 bận không kịp, hoặc 10 điều nguy hiểm không thể hành Pavāraṇā, mỗi vị đọc 3 bận không kịp, thì đọc mỗi vị 2 bận, nếu mỗi vị đọc 2 bận không kịp, thì đọc mỗi vị 1 bận, nếu mỗi vị đọc 1 bận không kịp, thì đọc chung cùng nhau với những vị đã nhập hạ chung một kỳ, nhưng phải tụng tuyên ngôn trước như vầy: Bạch Đại đức Tăng, xin Tăng nghe tôi trình, ấy là điều nguy hiểm đến phạm hạnh, nếu Tăng Pavāraṇā 3 bận chắc không kịp, điều nguy hiểm đến phạm hạnh ấy ắt sẽ phát sanh lên không sai. Nếu Tăng sự vừa đến Tăng rồi, Tăng nên Pavāraṇā (2 bận), (1 bận) cho Tỳ-khưu nhập hạ chung một kỳ nhau đều Pavāraṇā chung cùng nhau (samànavassikà Pavāraṇā).[2]
Theo tinh thần của Phật giáo, lễ Tự tứ hay thỉnh cầu vị khác chỉ lỗi của mình là một cách kiểm điểm lại bản thân. Từ những hành động do thân, đến những lời nói phát ra từ miệng, thậm chí là những suy nghĩtừ ý, nếu thấy những lời chỉ dạy đó là đúng sự thật, phải thành khẩnsám hối để được thanh tịnh. Nhờ vậy, mọi thành viên trong Tăng đoàn đều trở nên hoàn thiện, xứng đáng là bậc phước điền của nhân thiên.
Lễ Tự tứ, là hình thức thú lỗi lẫn nhau, vì trong thời gianan cưchắc chắn ít nhiều có những lỗi lầm do thấy, do nghe, do nghi nên thú lỗi với chư Tăng trước khi từ giã lên đườnghành đạo.
Nghi lễ bắt đầu với việc chư Tăngnhập hạ chung mặc y phụcchỉnh tề, lễ báiTam bảo, ngồi chồm hổm với nhau theo thứ tự hạ lạp, lớn hạ đọc trước nhỏ hạ đọc sau: “Kính bạch quý ngài, trong ba tháng An cư, tôi xin làm lễ Tự tứ với chư Tăng, nếu quý ngài có thấy, nghe, hoặc nghi những điều gì đối với tôi, xin quý ngài hãy từ bichỉ bảo, để tôi hành theo cho được sự lợi ích” (bạch lần thứ nhì, lần thứ ba).[3]
Văn bản tiếng Hán (phiên âm) như sau: “Đại đức nhấttâm niệm. Kim nhật chúng TăngTự tứ, ngã Tỷ-khưu… diệc Tự tứ. Nhược hữu kiến – văn – nghi tội, nguyện Đại đứcai mẫn ngữ ngã, nhược hữu kiến tội, đương như pháp sám hối”. Nghĩa: Đại đứcnhất tâm niệm. Hôm nay chúng TăngTự tứ. Tôi Tỷ-khưu… cũng Tự tứ. Nếu có tội được thấy, được nghe và được nghi, nguyện Đại đức thương tưởng chỉ giáo cho tôi. Nếu tôi thấy có tội, sẽ như phápsám hối (nói ba lần). Người nhận Tự tứ đáp: Thiện. Người Tự tứ đáp: Nhĩ. (Đại Chính 22, tr.837a).
Nghi thức tuy đơn giản nhưng rất thâm thúy và đầy đạo vị của những người xuất gia sống đời phạm hạnh. Giống như cánh đại bàng tự do giữa bầu trời thênh thang, sư tử oai hùng tự tại giữa cánh rừng đại ngàn, bậc xuất gia cũng tự doung dung trong nội tâm; trước khi nhập hạ cũng diễn ra trong niệm đoàn kết, kết thúc cũng thể hiệnlục hòa bằng hình thứcTự tứ.
Sau lễ Tự tứ, chư Tăng lại bắt đầu lên đường làm nhiệm vụ của sứ giả Như Lai, hoằng truyền Phật phápcứu độchúng sinh. Truyền thốngAn cư và Tự tứ trong Phật giáo diễn ra hàng năm. Nơi nào có trú xứ chư Tăng thì nơi đó có pháp An cư và Tự tứ. Đây có thể nói là một nét đẹp truyền thống được người xuất giađệ tử Phật giữ gìn qua bao thế hệ. Không vì bất cứ lý do gì mà hủy bỏ nghi lễ quan trọng này.
Ngoài sự thú tội, sám hối làm cho hành giả được thanh tịnh, nghi thứcTự tứ còn làm tăng trưởnglòng tintrong sạch cho hàng nam nữcư sĩPhật tử. Hiếm có một tôn giáo hay tổ chức nào có nghi lễý nghĩa và tuyệt đẹp như vậy.
Hình ảnh quý Tăng (Ni) đối thú nhau để xưng tội cầu sám hối nếu thấy, nghe, nghi thì như phápsám hối toát lên sự trang nghiêm, linh thiêng, mầu nhiệm. Nghi lễ này cũng đồng thờiđánh dấu một chặng đường tu học của hành giảAn cư trong ba tháng miên mật hànhtrì giới, định, tuệ để tấn tu đạo nghiệp.
Sau lễ Tự tứmọi người đều tăng trưởnghạ lạp, tức thêm một tuổi đạo. Đây là niềm vui lớn nhất của người xuất giahọc đạo.
Thông qua mỗi mùa An cư, Tự tứ các hành giả tự thân cảm nhận được năng lựctu học của mình. Phước đứctăng trưởng, đạo nghiệpviên dung đó là ý nghĩathiêng liêng và cao quý nhất của nghi thứcTự tứ.
Pháp chếTự tứ, nếu được đại chúngthực hànhchí thành, đúng mức thì đó thật là nguồn năng lực lớn lao để củng cốtinh thầnhòa hợpthanh tịnh của Tăng-già; trưởng dưỡng tâm Bồ-đề ngày càng lớn mạnh, bền chắc; giúp cho sự nghiệp nhiếp hóa chúng sinhthành tựuviên mãn. Chư vị thiện nam tín nữ cũng nương nhờuy đức rộng lớn như biển của Đại Tăng mà tâm linh thăng tiến; nhờ tu họcPhật pháp mà trí tuệ phát triển; nhờ thành tâm tu hạnh bố thícúng dường mà phước đức sâu dày, duyên lành đối với Phật pháp sẽ kết chặt vững bềnmãi mãi về sau.
[1]Luật tạng, Đại phẩm, chương IV, đoạn 14;
[2] Tự tứ (www.budsas.org);
[3] Pavāraṇā, theo Wikipedia.