Giới Thiệu Kinh Hoa Nghiêm

GIỚI THIỆUKINH HOA NGHIÊM
Hoà Thượng Thích Trí Quảng

I. Lịch sửkinh Hoa
Nghiêm

1- Khái niệm về lịch sửkinh Hoa Nghiêm

Về
mặt học thuật, chúng ta học lịch sử phần lớn căn cứ vào dữ liệu mà người trước
đã ghi lại để đánh giá. Nhưng đứng ở lãnh vựctôn giáo để quan sát, chúng ta
lại có nhận thức về lịch sử khác hơn là những điều được các nhà học thuậtghi
nhận
.

Từ hiểu biết
theo học thuật thông thường, tiến lên một bước nữa để hiểu lịch sửĐại thừa
Phật giáo
theo tinh thần của người tu có niềm tin, có trí tuệ. Và bước sang
lịch sử kinh Hoa Nghiêm, chúng ta phải phát Bồ đề tâm. Có thể nói, chúng
ta
học Đại thừa bằng Bồ đề tâm của chính mình, không học bằng vọng thức, nghĩa
tiếp nhận tinh ba của giáo nghĩa bằng tâm hồnthanh tịnh, không phải chỉ
dừng lại ở phân tích, học hiểu theo văn tự, ngữ ngôn.

Kinh Hoa
Nghiêm
có ba bộ: Bộ thứ nhất gọi là Đại Hoa Nghiêm do Pháp thân Tỳ
Lô Giá Na chuyển. Bộ thứ hai là Trung Hoa Nghiêm do Báo thân Lô Xá Na
chuyển và bộ thứ ba do -ng thân Thích Ca Mâu NiPhật thuyết.

Như vậy, kinh Hoa
Nghiêm
có cái nhìn về Đức Phật khác hơn các hệ tư tưởng khác và đương nhiên
cũng khác với lịch sử thông thường mà chúng ta học.

Cả ba bộ kinh
này đều ở cung rồng Ta Kiệt La. Nhưng hai bộ đại kinh và trung kinh quá đồ sộ,
không thể mang về, nên ngài Long Thọ Bồ tát chỉ thỉnh được bộ Tiểu Hoa Nghiêmgồm có 100.000 bài kệ. Và mang về nhân gian, Ngài lọc lại, chỉ còn một nửa là
45.000 bài kệ.

Bộ Tiểu Hoa
Nghiêm
mà ngài Long Thọ đem về, rồi truyền sang Trung Hoa, được dịch ra
tiếng Trung Hoa, còn lại ngày nay hai bộ. Bộ Hoa Nghiêm 60 quyển do ngài
Giác Hiền dịch đời Tấn và bộ 80 quyển dịch ở đời Đường, dưới sự bảo trợ của Tắc
Thiên hoàng đế, quen gọi là Võ hậu.

Bộ kinhHoa
Nghiêm
chúng tatu học chủ yếu nương theo bộ kinh đời Đường. Kinh Hoa
Nghiêm
do Báo thânviên mãn Lô Xá Na và kinh do Pháp thânTỳ Lô Giá Na Phật
chuyển thì chúng ta không thấy được Báo thânPháp thân Phật, nên không thể
nghe, không thể đọc và không hiểu được.

Điều này gợi
cho chúng taý thức rằng khi học Phật pháp, nhất là học Đại thừa, đòi hỏi quá
trình thiết thân thể nghiệm pháp trong cuộc sống.

Hiểu kinh Hoa
Nghiêm
là từ văn tựđi vàotư duy, vào thiền định, phát sinh được trí tuệ
và dùng trí tuệ quán sát mọi sự, mọi vật. Nói cách khác, kinh Hoa Nghiêmdẫn
chúng ta vào pháp giới hay nhìn thế giớichân thật. Và biết được việc ở dạng
chân thật, thì ta không còn lỗi lầm trên sinh hoạthiện tượng của cuộc đời.
Kinh Hoa Nghiêm muốn dạy ta cốt lõi ấy.

Theo phán giáo
của ngài Trí Giả, Đức Phật nói kinh Hoa Nghiêm 21 ngày. Chỉ có 21 ngày
ngắn ngủi, làm sao Phật nói được vô lượngbài kệ gọi là vi trần? Trong khi các
bộ kinh khác, Đức Phật nói trong thời gian dài hơn mà lại không nhiều.

Phật nói Hoa
Nghiêm
21 ngày trong thiền định. 21 ngày của cuộc sống vật chất theo đời
thường tất nhiên quá ngắn ngủi. Nhưng 21 ngày tư duythiền địnhthiết nghĩ thật
lớn lao không thể tính được. Ai không hành đạo, không công phutu tập không thể
nào biết được điều này.

Một niệm tâm
trong thiền định, Bồ tátcứu độ được vô số chúng sanh. Ngài Thiên Thai chứng
được 3.000 pháp biến dịchtrong một niệm tâm. Và 3.000 pháp này tác động lẫn
nhau, tạo thành trùng trùngduyên khởi theo Hoa Nghiêm.

21 ngày Phật
duy
dưới cội bồ đề lại càng lớn không thể tưởng, vì hoạt động dưới dạng Pháp
thân
, trở thànhđại tự nhiên. Tư duy bằng vọng niệm chẳng là bao. Nhưng tư duy
dưới cội bồ đề nghĩa là ở dạng bản thể của sự vật, ở chơn như tâm thì Phật,
chúng sanh và tâm, tuy ba nhưng thông làm một.

Từ bồ đề đạo
tràng
, Phật thuyết kinh Hoa Nghiêm 21 ngày, nhưng thuyết được tất cả.
Thuyết tất cả, nghĩa là thuyết những gì xảy ra từ khi Ngài phát tâmBồ đề
giáo hóachúng sanhcho đến ngày thành Phật. Và hiện giờ, Ngài đang tiếp tụcgiáo hóa. Tất cả mọi người trên khắp năm châu bốn biển vẫn đang tiếp tục học
pháp với Tỳ Lô Giá Na Phật, là ý nghĩa quan trọng nhất của lịch sử kinh Hoa
Nghiêm
theo tinh thầnĐại thừa.

Thật vậy, Đức
Phật
vẫn còn giáo hóahộ niệm cho chúng ta, nên chúng ta mới tu học được.
Nếu không có lực gia trì đó, Phật pháp không thể tồn tại đến ngày nay.

Thái độ của
người học Phật giáoĐại thừa nói chung và lịch sử kinh Hoa Nghiêm nói
riêng, là phải thấy cái bao lavô cùng tận, còn cái chúng ta hiểu được giống
như con muỗi uống nước biển. Tôi thấm thía ý này trong kinh Pháp Hoadạy
rằng khi nào tu tròn hạnh Bồ tát, thành Phật mới hiểu được Phật. Vì vậy, cho
rằng học hết giáo lý là xong, quả là sai lầm lớn.

Trên tinh thầnbao lavô tận của Phật pháp, chúng ta phải nhận rathọ mạngPhật pháptồn tạithường hằngmiên viễn ở dạng Pháp thân vĩnh hằng bất tử. Đức Phật chỉ phương tiện
hiện Niết bàn
, nhưng kỳ thực Ngài vẫn hiện hữu ở khắp mọi nơi, ở bên cạnh chúng
ta
trong từng niệm tâm vậy.

2- Lịch sửtruyền thừa và phát triển kinh Hoa Nghiêm

Kinh Hoa
Nghiêm
phát xuất từ Êẽn Độ, nhưng được phát triển mạnh ở Trung Quốc, Nhật
Bản
. Thật vậy, theo sự nghiên cứu, kinh Hoa Nghiêm chỉ còn tìm thấy rải
rác trong vài tác phẩm ở Êẽn Độ. Đó là bộ Đại Trí Độ luận của ngài Long
Thọ
có dẫn dụng kinh Hoa Nghiêm và những tác phẩm chú sớ như Thập Trụ
Tỳ Bà Sa luận
, hoặc Thập địa kinh luậngiải thích về hai phẩm: Thập
trụ
, Thập địa của kinh. Như vậy, chỉ có một phần nhỏ của kinh được truyền thừa.
Còn toàn bộ kinh Hoa Nghiêmkhông có.

Tuy nhiên về
sau, kinh Hoa Nghiêm được truyền sang Trung Quốc có 3 bộ, nhưng đều phát
xuất từ nước Vu Điền của Trung Á (ngày nay thuộc khu tự trị của Trung Quốc).

Kinh Hoa
Nghiêm
mang về Trường An, đến đời Tấn thì ngài Phật Đà Bạt Đà La (Giác
Hiền
) là người đầu tiên dịch sang tiếng Trung Quốc bộ lục thập Hoa Nghiêm,
gồm có 60 quyển, thường gọi là bộ cựu dịch.

Cách 200 năm
sau, đến đời Đường, ngài Thập Sa Nan Đà dịch, chia thành 80 quyển, gọi là bát
thập
Hoa Nghiêm
hay bộ tân dịch.

Và cũng ở đời
Đường, ngài Bát Nhã dịch riêng phẩm Nhập pháp giới, gọi là tứ thập Hoa
Nghiêm
,
gồm 40 quyển.

Kinh Hoa
Nghiêm
phát triển mạnh ở Trung Quốc, tiến đến thành lập tông Hoa Nghiêm.
tổ
của tông này là ngài Đỗ Thuận (557-640), nhưng đến ngài Trí Nghiêm (602-668)
là Nhị tổ mới chính thứcthành lập tông Hoa Nghiêm.

Và Tổ thứ ba
của tông này rất nổi tiếng, đó là ngài Pháp Tạng (Hiền Thủ, 643-712). Phải nói
là đến thời của ngài Pháp Tạng mới luận giải kinh Hoa Nghiêmgiảng
kinh
này cho Tắc Thiên hoàng hậu.

Ngài Đỗ Thuận
Trí Nghiêm cùng giảng giải kinh theo bộ lục thập Hoa Nghiêm. Nhưng
ngài Đỗ Thuận chịu ảnh hưởng của hệ Bát Nhã, vì lúc ấypháp tánh học thịnh
hành
. Còn ngài Trí Nghiêm chịu ảnh hưởng của Duy thức, tức pháp tướng học do
ngài Huyền Trang xương minh và theo đó mà phát triển Hoa Nghiêm.

Ngài Pháp Tạng
lý giải theo bộ bát thậpHoa Nghiêm. Ngài giảng giải đầy đủ hơn, vì đã
tổng hợp được hai hệ tư tưởngBát NhãDuy Thức của Sơ tổ và Nhị tổ, kết hợp
thành bộ Hoa Nghiêm sớ. Đây là cốt lõi của tông Hoa Nghiêm, làm cho Phật
pháp
thịnh hành ở thời này.

Hai vị Đỗ Thuận
Trí Nghiêm đều là người Hán. Riêng ngài Pháp Tạng sanh ở Trung Quốc mà gốc
người Trung Á. Vì vậy, Ngài thừa hưởng được tư tưởngtriết học Êẽn Độ và văn
minh
Trung Quốc; đồng thời tổng hợp được tinh ba của hai luồng tư tưởng vĩ đại
này, tạo thành nét đặc thù nổi bật của tông Hoa Nghiêm, khiến cho giới trí thức
đời Đường bấy giờ phải thán phục.

Có thể nói tông
Hoa Nghiêm phát triển mạnh ở Trung Quốctư tưởng kinh Hoa Nghiêmthích
hợp
với người Trung Quốc. Trước khi kinh này được truyền sang, tư tưởng Lão Trang
thịnh hànhTrung Quốc, có cái nhìn về vũ trụ gần giống với tinh thầnHoa
Nghiêm
, nên người trí thức đương thời dễ tiếp thu được tư tưởngHoa Nghiêm.

Tuy nhiên, cần
khẳng định rằng, kinh Hoa Nghiêm phát triển được là nhờ các vị cao đức
thông suốt được áo nghĩa Hoa Nghiêm và biết kết hợp với tinh thần Lão Trang để
triển khai thành tư tưởngchỉ đạo của tông Hoa Nghiêm.

Tư tưởng Lão
Trang quan niệm mọi sinh hoạt của vũ trụvận hành theo lý “Tự nhiên”,
tự nhiên là “Vô”, và tính chất của “Vô” là bản thể của
trụ
. Và theo Trang tử: “Đạo không chỗ nào không có, ở chỗ con kiến, con
dế, ở chỗ cỏ Đế, cỏ Bại, ở chỗ gạch ngói, ở chỗ phân tiểu…”.

Người trí thức
chịu ảnh hưởng Lão Trang có thể thấy vấn đề nói trên của họ sáng hơn khi tiếp
thu
tư tưởngHoa Nghiêm do các vị cao tăng lý giải; theo đó, mọi sự, mọi vật
đều bình đẳng, trong tốt có xấu, trong xấu có tốt. Tất cả sinh hoạt tương quan
tương duyên chằng chịt trong pháp giới.

Người chứng đạo
thấy rõ sự tác động của mối tương quan sâu xa ấy, mà thuật ngữ gọi là lý sự vô
ngại
pháp giới, thì sẽ hóa giải được tất cả. Còn chướng ngại, vướng mắc, không
dung thông thì trở thành đối nghịch, đối đầu, từ đó phiền nãotrùng trùngduyên
khởi
.

Thực chất của
sự hành trì theo yếu nghĩa Hoa Nghiêmthiện ác đều do chính ta tạo nên, kinh
gọi là muôn pháp duy tâm tạp. Liễu ngộHoa Nghiêm thì tất cả viên dungvô ngại
vì mọi loài trong pháp giớicho đến con ong, cái kiến, cỏ cây, hoa lá đều là
pháp âm của Tỳ Lô Giá Na Phật.

Kinh Hoa
Nghiêm
chuyên chở một tư tưởng quá lớn lao, người bình thường không tiếp
thu
nổi, không hiểu thì làm sao ứng dụng được. Vì thế, dù là tư tưởng siêu
tuyệt như vậy, vẫn bị mai một.

Phải có những
bậc danh đứcngộ đạohiện hữu, như ngài Đỗ Thuận, Trí Nghiêm, Pháp Tạng nắm
trọn được tinh yếu của Hoa Nghiêm và lý giải cũng như thể hiện trong cuộc sống,
mới có thể phát triển tư tưởng này sáng chói lên. Nhưng về sau, không có người
thừa kếđủ khả năngtiếp nốiđạo nghiệp, nên ngọn đènHoa Nghiêm cũng phải tàn
lụn.

Tiếp theo, kinh
Hoa Nghiêm được một nhà sư Trung Hoa mang sang Nhật Bản, nhưng không
thuyết giảng. Đến đời Thánh Vũ thiên hoàng, ngài Thẩm Tườngnhà sưTriều
Tiên
sang Nhật Bản, kinh này mới được Ngài giảng giải và tông Hoa Nghiêm ra đời
ở Nhật.

Đặc biệt là nhờ
công đứcthuyết pháp của ngài Thẩm Tường khiến cho Thánh Vũ thiên hoàngphát
tâm
xây dựng ở Nara tượng Tỳ Lô Giá Na bằng đồng lớn nhất thế giới. Có điều kỳ
lạ cần nhắc lại, theo truyền thuyết, người ta chỉ đúc được pho tượng này tới
cổ, vì phần đầu của tượng quá lớn, đường kính của mặt tượng Tỳ Lô Giá Na rộng đến
5 thước, nên rót đồng vô chảy xuống đến cổ là bị rã.

Sau đó, nhà sưPhật Triết từ Giao Châu, Việt Nam, đóng bè tre sang Nhật Bản. Ngài Hạnh Cơ Bồ
tát
ra đón ngài Phật Triết ở bờ biển về để chỉ dạy phương cáchđúc tượng.

Pho tượng được
hoàn thành một cách hoàn hảo, nên Thánh Vũ thiên hoàng thỉnh ngài Phật Triết về
chủ lễ điểm nhãn tượng. Và Ngài soạn ra nghi thứccúng dườngkhai quang, còn truyền
tụng
đến ngày nay.

Như đã nói,
tưởng
Hoa Nghiêm quá trác tuyệt, khó tiếp thu. Vì vậy, công đức hoằng truyền
kinh
Hoa Nghiêm mà ngài Thẩm Tường đã tu tạo, không có người tiếp nối đạo mạch.
Những gì tiêu biểu còn lưu lại dấu vết như tông Hoa Nghiêm, chùa Đông Đại và
tượng Tỳ Lô Giá Na, thì ngày nay chỉ còn hiện hữu như một kỷ niệm mà thôi.

Tóm lại, kinh Hoa
Nghiêm
phát xuất từ Êẽn Độ, nhưng vì quá cao siêu nên hiếm người tiếp thu
được và tất nhiên việc phát triển càng khó hơn nữa. Phải đợi đến khi truyền sang
Trung Quốc hay Nhật Bản và gặp được những vị vua chúa có phước báoquyền thếphát tâm mới đủ điều kiện hỗ trợ cho công việc phiên dịch, truyền bá kinh, cũng
như xây dựng chùa chiền, đúc tượng được thành công.

Riêng ở Việt
Nam
, Phật giáo đương nhiên cũng có phần ảnh hưởngtinh thầnHoa Nghiêm. Một số
vị cao tăng cũng thọ trì kinh này, ứng dụng được phần nào tinh ba của kinh
trong cuộc sống. Tuy nhiên, nói chung, bộ kinh này không phát triển mạnh được ở
Việt Nam.

II. Nội dung kinh Hoa Nghiêm

Theo phán giáo
của Thiên Thai Trí Giảđại sư, sau khi Đức Phậtthành đạo, Ngài thuyết kinhHoa
Nghiêm
trong 21 ngày và sau đó Ngài đến Lộc Uyển độ 5 anh em Kiều Trần Như,
bắt đầu lập giáo khai tông. Trên đường hoằng truyền chánh pháp, Đức Phậtgiảng
kinh
Phương Đẳng, Bát Nhã, Pháp Hoa, Niết Bàn.

Cách phán giáo
của Trí Giả đại sư được Phật giáoĐại thừa tán đồng. Phật giáo Nguyên thủy cũng
ghi nhận giống ở điểm sau khi thành đạo, Đức Phật ngồi tư duyBồ đề đạo tràng
trong 21 ngày. Theo kiến giải của Phật giáoĐại thừa, trong 21 ngày tư duy ấy,
Ngài thuyết kinhHoa Nghiêmtrong thiền định.

Thiết lậppháp
hội
Hoa Nghiêm với hội chúng, hội trường có điểm khác lạ. Theo kinh Hoa
Nghiêm
lục thập quyển
thì có 8 hội, nhưng kinh Hoa Nghiêmbát thập quyểnghi nhận có 9 hội. Đến phần kết của hội Hoa Nghiêmvẫn có mặt Xá Lợi Phật, Mục
Kiền Liên
, A Nan, nhưng các Ngài không nghe được. Ý này được kinh diễn tả rằng
chúng Thanh văn như người mù, người điếc dự hội.

Vì khó hiểu như
vậy, một số người cho rằng kinh Hoa Nghiêmtính cách giả tưởng. Ngày
nay, chúng ta có thể hiểu ý này qua thực tế như vấn đề trình bày trong cuộc hội
thảo dành cho các nhà bác học thì người có trình độđại học trở xuống có tham
dự
cũng không thể nào hiểu được.

Pháp Phật nói
cho Bồ tát, hàng nhị thừa không thể biết, huống chi là phàm phu. Cần hiểu rằng
không riêng gì Xá Lợi Phất, Mục Kiền Liên… mà kể cả chúng ta cũng hiện diện
trong hội Hoa Nghiêm, nhưng không thấy, không nghe vì bị ngũ ấm ngăn che, vướng
mắc
sắc ấm. Đức Phật nói kinh Hoa Nghiêm trong thiền định, dùng tâm
chuyển vật. Chúng ta chưa thấy tâm, làm sao thấy được sự chuyển vật.

Tinh thầnĐại
thừa
đặt nền tảng trên sinh hoạt của tâm là chính. Nếu tâm thực sự tốt sẽ kết
thành quả tốt, dù cho hành động bề ngoài không tốt. Sức mạnhphi thường của tâm
chi phối, khiến việc thành tựu, không cần phải cử thân động niệm, kinh gọi là
vô tácdiệu lực. Đó là ý chính mà kinh Hoa Nghiêm muốn đề cập đến.

Khi Đức Phậtđắc quảVô thượng giácBồ đề đạo tràng, không còn lệ thuộcngũ ấm thân, Ngài
phát hiện racon người thật bên trong là chơn tâm hay Tỳ Lô Giá NaPháp thân
thấy Bồ tátvi trần. Phật pháp thân ấy nói với các vị Bồ tát trong thiền định,
không phải là người bằng xương bằng thịt nói và cũng không nói cho người nhân
gian
. Vì vậy, người nhân gian làm thế nào biết được và tạng kinhHoa Nghiêm
phải đợi đến Long Thọ Bồ tátkiết tập.

Đến pháp hội
thứ hai, đi vàothế giớiQuang Minh điện của Phật, nghĩa là ánh quang Phật
thuyết
pháp. Ánh quang này chiếu đến Trời Phạm Thiên, nên vị Đại Phạm Thiên
vương
xuống Bồ đề đạo tràngthỉnh Phậtthuyết pháp.

pháp hội một,
thuyết trong thiền định dành cho người trụ định mới nghe được. Đến pháp hội thứ
hai, Phật thuyết bằng ánh quang, đòi hỏi người có trí tuệ, nghe bằng Bồ đề tâm,
huệ giải thoát mới thâm nhập được. Lúc ấy, người tu ngộ đạo nhìn sông núi, cá
chim đều là Phật thuyết pháp.

Sau đó, Phật
thuyết
Trời Đao Lợi, đến Dạ Ma thiên, Đâu Suất thiên, Tha Hóa Tự Tại. Đến
đây, Ngài giảng thập hồi hướng, thập địa nhằm chỉ cho biết đối tượng của pháp
cao sâu này phải là Bồ tát, là người có đầy đủ phương tiệngiáo hóachúng sanh.

Bồ tát pháp
trong kinh Hoa Nghiêmrất cao sâu. Hàng thấp nhất là Bồ tátsơ địa cũng
phải có khả năng làm vua một cõi, tức tiểu vương mới có thể hành đạotự tại. Bồ
tát
nhị địa phải là Chuyển luân Thánh vương cai quản bốn phương thiên hạ, ai
nghe đến danh cũng phải kính nể. Bồ tát đệ tam địa phải làm vua Trời Đao Lợi,
cai quản 33 tầng trời. Cứ như vậy lần lên cõi Trời Dục cao nhất là Tha Hóa Tự
Tại
.

Đức Phật giảng
cho các vị trời, đồng nghĩa với nhắc nhở những người có phước báo, quyền uy
trần gian nên phát tâmlàm Phật sự, dễ tu tạo công đức lớn lao. Nếu không, hưởng
hết phước rồi đọa, lúc đó không còn điều kiện tạo công đức, như vua Tần Bà Sa
La
bị A Xà Thế nhốt vô ngục rồi mới phát tâm.

Từ cõi Trời Tha
Hóa
Tự Tại, Đức Phậttrở lạiPhổ Quang đường thuyết thập nhẫn, thập định. Cuối
cùng
, Ngài trở lạithực tế cuộc sống ở rừng Thệ Đa nói phẩm Nhập pháp giới.

III. Quan niệm về đạo Phật theo kinh Hoa Nghiêm

Kinh Pháp
Hoa
Hoa Nghiêmlà hai bộ kinh nòng cốt của Phật giáoĐại thừa.
Kinh Pháp Hoa đặt nặng về pháp, trong khi kinh Hoa Nghiêmtriển
khai
về Phật là vị có đầy đủ tư cách để tuyên thuyếtdiệu pháp.

Quan niệm về
Đức Phật theo kinh Hoa Nghiêmtất nhiên cũng khởi đầu từ Phật nguyên
thủy
là Đức Thích Ca. Ngài cũng mang thân tứ đại giống như chúng tatrải qua
quá trình tu hành, đắc quả Vô thượng Bồ đề.

Quan điểm cho
rằng Phật là người giống như ta và tiến tu thành bậc Chánh giác, được xét lại
trong thời Phật giáo Phát triển. Vì câu hỏi được đặt ra là tại sao người đều giống
nhau, nhưng chỉ duy nhất có Phật thành tựuquả vịtoàn giác, còn những vị tu
hành
khác thì có người thành Tổ, có người làm trụ trì hoặc người chẳng đạt đượcquả vị nào.

Từ đó, Phật
giáo
Phát triển bắt đầu mở tầm nhìn về chiều sâu, nhìn bên trong cái thực của
con người, tức chân linh, để định giá trị khác nhau của mỗi người. Theo tinh
thần
ấy, kinh Bổn Sanh, Bổn Sự được hình thành, nói về vô sốtiền kiếp của Phật
đã xả thân hành Bồ tát đạo. Thân xác giống như chiếc áo mặc cho chân linh. Đó
quan niệm mới của Phật giáo Phát triển bắt đầu quán sát người ở hai mặt: mặt
bề ngoàisanh thân hay thân mạnghữu hìnhthân mạng vô hình bên trong là
Báo thân.

Theo Đại thừa,
Báo thânphước đức, trí tuệ của Phật. Ngài giáo hóathành tựu dễ dàng vì lời
nói
, hành động, việc làm đều phát xuất từ trítuệ siêu tuyệt và đạo đứchoàn
toàn
thánh thiện.

Như vậy, Đại
thừa
nhìn Phật qua tri thứcđức hạnh của Ngài và triển khaiBáo thân. Suy
nghĩ
về Báo thân, nương Báo thân Phậttu hành nhằm mục tiêu phát triển Báo thân
của chính mình. Nói cách khác, trên bước đường tu, chúng ta xem Phật, Tổ, Bồ
tát
làm gì, ta cũng làm vậy để nuôi lớn Báo thâncủa riêng mình.

Đức Phật dạy
rằng ai cũng có thể thành Phật nếu tu tập cho đầy đủ tâm đại bi, viên mãn hạnh
Bồ tát. Vô lượng kiếp qua khứ, Phật, Hiền Thánh đều trải thân hànhBồ tát đạo,
làm lợi íchchúng hữu tình, mới đạt đếnVô thượngĐẳng giác. Ngày nay, muốn
thành tựuquả vị như Phật, chúng ta cũng phải phát tâmBồ đề, dấn thân tu Bồ tát
đạo
. Đó là tư tưởng nòng cốt của Phật giáoĐại thừa.

Tiến đến đỉnh
cao của hệ tư tưởng này là kinh Hoa Nghiêm. Kinh Hoa Nghiêmgiới thiệuĐức Phật và cách tu thế nào để thành Phật, tức Bồ tát pháp.

Tinh thầnHoa
Nghiêm
cho chúng taý niệm về Đức Phậthoàn toàn mới, khác hẳn các bộ kinhĐại
thừa
khác. Đức Phật không bị giới hạn trong một loại hình cố định nào.

Thật vậy, Hoa
Nghiêm
mở ra cho chúng ta tầm nhìn phóng khoáng, theo đó không có gì không phải
là Phật, đó mới là Đức Phậtchân thật. Phật này là Phật huệ, nên trí tuệPhật
hiện
vô thân đồng nữ thì đồng nữ đó là Phật, hiện trong thân trưởng lão thì
trưởng lão là Phật.

Tư tưởngđặc
biệt
của Hoa Nghiêm về sự hiện hữu vĩnh hằng của một Đức Phậttoàn diện đòi hỏi
chúng ta phải đạt đếntrình độnhất định nào đó mới có thể hiểu, sống và hành
đạo
như vậy.

Đứng trên lập
trường
bao quát, thấy Phật là tất cả, là pháp giới, được kinh Hoa Nghiêmtiêu biểu qua hình ảnh Phật với 10 loại thân: Ngũ ấm thân, Quốc độ thân, Chúng sanh
thân, Thanh văn thân, Duyên giác thân, Bồ tát thân, Như Lai thân, Trí thân,
Pháp thân, Hư không thân.
Hay có thể nói 10 loại hình này là diễn tiến sự
sống từ thấp nhất tiến đến quả vị Phật và từ Phật giớichi phối ngược xuống
toàn bộ các loài hữu tình, vô tình.

Theo Hoa
Nghiêm
, trước tiên lấy ngũ ấm làm căn bản, vì tất cả muôn vật đều phát xuất từ
ngũ ấm: sắc, thọ, tưởng, hành, thức. Đức Phật cũng hiện hữu từ ngũ ấm, nhưng Ngài
tiến đến quả vịtoàn giác vì Ngài không bị ngũ ấmchi phối. Trong khi chúng
sanh
cũng mang thân ngũ ấm, nhưng do bị ràng buộctriệt để, nên luôn gánh chịu
khổ đau sanh tử.

Đức Phật khẳng
định rằng ngũ ấmcấu tạo nên con ngườicon người bị lệ thuộc nó. Chính vì
còn kẹt vào thân vật chất, tức sắc uẩn, nên chúng ta còn bị 4 thứ: đói, khát, nóng,
lạnh hành hạ. Hương vị giải thoát đầu tiên của người đắc được sơ quảxa lìa
được đói khát, nóng lạnh. Vì vậy, chúng ta thấy các Thiền sư trong lúc nhập định
không cần ăn uống, ngủ nghỉ mà không cảm giácđói khát, mệt mỏi, vì họ đang
sống với chân linh, vượt ngoài sự chi phối của thân xác.

Thân của Đức
Phật
khởi đầu cũng phát xuất từ thân ngũ ấm như chúng ta và Ngài cũng sử dụng
nó. Nhưng chính yếu là Phật điều khiển được thân hoàn toàn theo mục tiêu mà Ngài
đặt ra.

Đối với Phật,
Ngài mang thân ngũ ấmtrang nghiêm bằng 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp, thành
thượng
Đẳng giác để giáo hóachúng sanh. Khi việc đáng làm đã làm, người đáng
độ đã độ, Ngài rời bỏ thân một cách nhẹ nhàng. Đức Phật khác hơn chúng sanh
như vậy.

Chúng sanh thì
bị thân ngũ uẩn dày xéo, hành hạ, sống khổ với thân, chết cũng không yên với
nó. Đức Phật thì tự tạihoàn toànbiến đổi được ngũ uẩn thành Pháp thân mà kinh
diễn tả là: “Nhược năng chuyển vật tức đồng Như Lai”.

Đức Phậtsử
dụng
, biến ngũ uẩn thành ngũ phần Pháp thân, nên ngũ uẩn được kinh Hoa
Nghiêm
coi là một trong 10 thân Phật Tỳ Lô Giá Na.

Từ ngũ uẩn
làm gốc, nảy sinh ra sự sống, hiện thân thứ hai là quốc độ thân
, chỉ cho sơn hà đại
địa
. Nói chung, sự sống đơn bào tiến lên đa bào, phát triển lần đến các sinh
vật hữu tình và vô tình.

Theo tinh thầnHoa Nghiêm, nhìn sông núi hùng vĩ, ngắm dòng suối chảy, nụ hoa mơn mởn, cá bơi
chim liệng hay thấy tượng Phậttrang nghiêm, cảnh chùa thanh tịnh, khiến ta
phát tâm, đó là vô tình thuyết pháp.

Nói cách khác,
thân Tỳ Lô Giá Na đã tác động vào cảnh quan, tạo thành lực hấp dẫn đưa ta đến
với Phật đạo. Trong kinh thường diễn tả quá trình hành Bồ tát đạo, Phật hiện thân
trong tất cả các loài, không riêng gì loài người, Ngài đã từng làm nai, chim,
sư tửVì vậy, trong vũ trụ, cỏ cây hoa lá cho đếnđộng vật đều có Tỳ Lô Giá
Na
ảnh hưởng đến và trong các hữu tìnhchúng sanh thuộc tứ sanhlục đạo cũng
chịu lực chi phối của Tỳ Lô Giá Na để tồn tại.

Như vậy, loại
thân hình thứ hai của thân Phật Tỳ Lô Giá na là trải thân ra làm đất đai, làm
cây cỏ, làm núi sông để che chở, nuôi sống, dung nhiếp muôn loài.

Không loài nào
mà tâm đại bi Phật không tác động đến, thể hiện sự hiện hữu loại thân thứ ba
của Phật gọi là chúng sanh thân.

Dưới mắt người
hành đạo theo tinh thầnHoa Nghiêm, con ong, cái kiến cho đến cọng cỏ, bụi gai,
không cái gì mà không dễ thương, không phải là Phật. Ngược lại, mọi sự vật trên
cuộc đời đều chướng taigai mắt với phàm phu, ràng buộc làm họ khổ đau.

Trên tinh thần
tất cả đều đẹp, người thật dạ tu hành ở bên phiến đá, cạnh dòng suối trong núi
rừng
, nhưng có cảm nghĩ nơi đó hiện diệnba đờimười phương Phật, nên họ dễ
dàng tiến tugiải thoát. Nhưng khởi vọng tâm đòi hỏi phải ở chỗ này mới tu
được, ở chỗ kia buồn khổ, thì không thể nào sống trong thiền môn.

Bước theo lộ
trình Hoa Nghiêm, chúng ta cũng tập sống theo tinh thần rộng lớn như vậy, tập
làm những việc bao dung, giúp đỡ người phát triển. Đó là con đường đưa chúng ta
đến quả vịtoàn giác trong tương lai.

Từ trong chúng
sanh
thân, nhận racuộc đời không bền chắc, nên khởi tâm đi tìm hằng hữu. Từ bỏđời sống thế nhân, đi theo lộ trình Phật đạo, mang thân tu sĩ trắc nghiệm 37 phẩm
trợ đạo giữa lòng cuộc đời, được coi như là Pháp thân của Đức Phật hay Thanh
văn thân
là một phần trong tổng thân của Phật Thích Ca.

Kế đến là hàng
Duyên giác thuộc tầng lớp trí thức, tinh thần rất bén nhạy. Họ quán nhân duyên
để thấy được mối quan hệ giữa mọi ngườivới nhau trong xã hội. Và theo lời Phật
dạy
, người nào thấy nhân duyên thì thấy được pháp chân thật, đó là điều tiên
quyết
để tiến đến quả vịtoàn giác.

Vì vậy, hàng Duyên
giác
hay Bích chi Phật ẩn tu,
thâm nhậpthiền định, nhận chân được mối quan
hệ của chúng sanh trong tứ sanhlục đạo và hành xử theo đúng với lý nhân duyên
ấy, thì họ vẫn được coi là một hiện thân của Phật trên cuộc đời.

Thanh văntu
hành
tập thể và Duyên giác hay Độc giác ẩn tu quán sát các pháp. Tổng hợp hai
cách tu này, chúng ta có mẫu người thứ ba vừa có đạo đức, vừa có tri thức, đi
vào
đời độ sanh gọi là Bồ tát.

Bồ tát hay bậc
giác hữu tình, tức người đem ánh sáng giác ngộ đến các loài hữu tình. Họ phát
tâm
Bồ đề, khởi niệm thương chúng sanh và đến giúp đỡ, cũng là do Phật lựcchi
phối
đến.

Trên tinh thầnhành đạo cứu đời vì tiếp nhận được lực Tỳ Lô Giá Na, nên Bồ tát thân cũng là
thân của Phật.

Khi người tu
tròn đủ hạnh Bồ tát và tâm đại bi thì đạt quả vị Phật, tức Như Lai thân. Với
thân Như Lai, không còn phải dấn thân vào đời để cứu độ như Bồ tát, không phải
ẩn tu như hàng Duyên giác, cũng không cần sống trong tập thể để trao đổi sách
tấn nhau tu hành như Thanh văn.

Như Lai thân
không từ đâu tới và cũng không đi về đâu. Chính thân đó tác động đến các loài
chúng sanhgiáo hóa được tất cả mà không cần cử thân động niệm.

Từ ngũ ấm thân,
trải qua quá trình tu hành tiến lên quốc độ thân, chúng sanh thân, Thanh văn,
Duyên giác, Bồ tát thân và Như Lai thân là thân thứ 7.

Bấy giờ, ở quả
vị
Như Lai, không cần làm như trước nữa, nhưng các loài hữu tìnhchúng sanh tự
phát tâm tu và tự giải thoát. Đó là đặc biệt của sự giáo hóa bằng Như Lai thân,
không cần cứu độ mà mọi loài được nương nhờ, tự tôn kính, quy ngưỡng Phật.

Trên bước đường
tu, sử dụng thân của từng giai đoạn tu khác nhau, thành đạt đến vị tríNhư Lai.
Lúc ấy, như như bất động mà vẫn hóa độ được chúng sanh, nên hoạt động chính của
Như Lai không phải bằng thân xác vật chất, bằng ngôn ngữbình thường, nhưng
bằng trí tuệ, nên gọi là trí thân (thân thứ 8).

Dùng trí thân,
tức dùng trí tuệNhư Laitác độngchúng sanh, khiến họ phát tâmBồ đề. Chúng
sanh
chịu sự chi phối của trí thân gồm cả hữu tình và vô tình chúng sanh, tức
nhứt thiết pháp. Tất cả pháp không có pháp nào mà trí tuệNhư Lai không chiếu
tới.

Trí Như Lai
chiếu tới đâu thì biến các pháp ấy thành Pháp thân của Đức Phật. Đó là điểm
then chốt của kinh Hoa Nghiêmquan niệm về Đức Phật. Trí tuệ Phật chiếu vào một
tu sĩ hay cư sĩ, tác động họ phát tâm, chiếu vào tất cả sự vật thì làm vật đó
biến chuyển thành pháp của Phật.

Ví dụ trí tuệNhư Laitác động vào chúng ta, khiến chúng taphát nguyệnđi theoPhật đạo
cũng tác động qua các pháp, biến gạch ngói, đất đá thành chùa chiền. Tu sĩ, tín
đồ
, chùa, cảnh vật, pháp khíhiện hữu để Phật pháptồn tại, phát triển, thì tất
cả đều là Pháp thân của Đức Phật (thân thứ 9).

Quang cảnhthiền môn tuy không phát ra âm thanh, nhưng tác động cho người hình dung ra
Phật, liên tưởng đến cách sống của Ngài và họ phát tâm tu theo, tức Pháp thân
của Phật đã thuyết pháp.

Như vậy, Pháp
thân Phật
theo tinh thầnHoa Nghiêm được triển khai rộng hơn ý niệmPháp thân
của Phật giáo Nguyên thủy chỉ hạn hẹp trong giáo pháp Phật còn lưu lại.

Kinh Hoa
Nghiêm
quan niệm tất cả pháp, kể cả sơn hà đại địa đều nhận lực chi phối
của huệ Như Lai, đều là Pháp thân Phật. Từ căn bản ấy, tất cả mọi sự vật trên cuộc
đời
đều biến thànhPhật pháp nếu có huệ Như Lai rọi vào. Một miếng gỗ, cục đá
hay đồng chì đều biến thành Phật khi người tạo ra nó, hoặc chiêm ngưỡng, kính lễ
nhận được huệ Như Lai, có ý niệm về Phật.

Trái lại, không
có huệ Như Lai đầu tư vào, thì đất đá vẫn là đất đá. Triển khai mạnh về ý nghĩa
này, kinh Hoa Nghiêm chủ trương bằng mọi cách phát huy được Như Lai huệ
để chiếu sáng vào lòng cuộc đời, vào vũ trụ, biến tất cả thành Phật pháp.

Tiến theo lộ
trình Hoa Nghiêm, đạt đến đỉnh cao nhất là Hư không thân hay Tỳ Lô Giá Na
thân
. Tỳ Lô Giá Na dịch là phổ quang minh chiếu, chỉ cho trí tuệ rọi
pháp
, biến pháp thànhPháp thân. Lúc ấy, trí và lý bất nhị, kết hợp thành một.
Thiết nghĩ, đây là loại hình của thế giớitu chứng, khó diễn tả bằng ngôn ngữbình thường.

Mười thân Phật
nói trên là một tổng thân của Tỳ Lô Giá Na Phật, kết hợp giữa chân lýtrí
tuệ
, chi phối ngược xuống 9 loại hình, từ hàngThánh giả đến người thường trên cuộc
đời
và cả loài hữu tình, vô tình.

Trong vô hình,
lực Tỳ Lô Giá Nachi phối xuống hữu tìnhchúng sanh và vô tình khí thế giới, khiến
cho tất cả phát tâmBồ đề, tiến tuđạo nghiệp, kết hợp thành pháp giới.

Đó là thế giớihuyền môn của đạo Phật dành cho những người tiến bước theo Bồ tát đạo, đạt đến
bằng sự tu chứng thật sự, nằm ngoài lạm bàn của phàm phuđiên đảo vọng tưởng.