Ý Nghĩa Nhẫn Nhục Của Đạo Phật

Ý NGHĨANHẪN NHỤC CỦA ĐẠO PHẬT
Thích Minh Hoàng

Kinh
Kim Cang
Đức Phật dạy rằng: “Nhứt thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào
ảnh
, như lộ diệc như điển, ưng tác như thị quán”. Bằng trí tuệsiêu việt của bậc giác ngộ đã khai thị cho chúng ta thấy được muôn sự muôn vật tồn tại trên thế gian này đều là mộng ảo hư huyễn giả tạm, như bọt sóng, như ảo ảnh, như sương mai, như điện chớp, tạm bợ vô thườngkhông tồn tạilâu dài, vật lớn như sơn hà đại địacho đếnthân mạng cũng đều như vậy, tất cả đều phải tuân theo một qui luật chung là Thành Trụ Hoại Không hay Sanh Trụ Dị Diệt. Đủ duyên thì hợp hết duyên thì tan, không đáng để tham luyến khổ đau.

Đức Phật đã nêu lên tri kiến tổng quát về nhân sinhvũ trụ, để chúng tanhận thức phá trừ kiến chấp về ngã và pháp. Vì chúng sanhvô minhmê muội nên không nhận thức được điều này, mãi chạy theongũ dục, lục trần… khởi lên vọng tưởngmê lầm tạo tác
vô sốnghiệp ácbất thiện, phải chịu luân hồi sanh tử trong tam giớilục đạo, và nếu cứ mãi lầm chấp như thế thì chúng ta sẽ sống mãi trong dục vọng khổ đau, thân tâm không một phút giây sống trong an lạctự tại,
đời sống luôn vội vã bức bách, đau khổphiền muộn sẽ trói buộc dẫn dắt chúng ta đến cảnh giớitương ưng với những nghiệp ácbất thiện đã gây tạo.

Kinh Pháp HoaĐức Phật đã khai thị rằng:
“Tam giới bất an du như hỏa trạch”, xét cho cùng thì sẽ rõ, thế giớichúng ta đang sống đây thật vô thường, biến đổi không ngừng, còn chúng sanh thì sống trong sự tranh chấphận thù, luôn khởi lên tham sân si. Theo Phật Giáo đây là do nghiệp thức của chúng sanhchiêu cảm nên thế giới hay cảnh giới, vì vậychúng sanh phải sống trong điều kiệnhoàn cảnh sống luôn bất an, gặp nhiều nghịch cảnhphiền não cho thân tâm.

Là một Phật tử khi đã nhận thức được điều này rồi, vậy chúng ta hãy phát khởitín tâm nghe theo lời Phật dạyquán sátthế giới, tu tậpthân tâm, có như vậy đời sốnghiện tại mới an lạctự tại, tương lai hy vọng sẽ sanh về cảnh giớitốt đẹp hơn, hoặc cuộc sống sẽ có những điều kiệnnhơn duyênthù thắng hơn. Một khi đã nhận thức được thế giới rồi chúng ta sẽ không than oán trời đất, khi đã nhận diện được thân tâmchúng ta không tạo tác ác nghiệp nữa, lúc ấychúng ta cũng như tất cả chúng sanh sẽ sống trong cảnh thanh bình, kiến lậpcõi Tịnh Độ ngay tại nhân gian. Vậy ngay từ bây giờ trong cuộc sống hiện tạichúng ta hãy phát tâmtu tập một trong những phương phápthù thắngĐức Phật đã dạy đó là hạnh Nhẫn Nhục.

Theo cách nghĩ thông thường của thế gian
thì Nhẫn Nhục là nhẫn nhịn, nhẫn nại, chịu đựng, nhịn nhục, cam chịu…đối với những nghịch cảnh, những điều bất như ý, để cầu được yên thân, tránh những thiệt thòi cho bản thân, vì thế cô sức yếu, hoặc nhẫn nhịn chịu đựng lòn cúi để có được danh vọngđịa vị trong cuộc sống, hoặc
vì sự sống nên phải nhịn nhục.v.v… Nhẫn nhục theo những cách trên chỉ để mong đạt được ý đồ của mình, luôn ấp ủ oán hận, chất chứaphiền não trong lòng, đợi đến lúc có cơ hội chúng ta sẽ trả thù. Như vậy không có được an lạctự tại, không có lợi cho mình và tha nhân, vì vậythế gian có câu: “Nhẫn nhất thời phong bình lãng tĩnh, thoái nhất bộ hải nhuận thiên không”.

Vậy theo Phật Giáo như thế nào là Nhẫn Nhục? Nhẫn Nhục tiếng Phạm gọi là Ksanti, dịch âm là Sạn Đề. Nghĩa là nhận lãnh mọi sự khinh khi, nhục mạ, não hại mà không giận tức. Theo Phật GiáoNhẫn Nhục đúng chánh pháp là dứt sự tranh cãi tức giận, đem tình thươngtrí tuệcảm hóa người khác mà không phải dùng đến bạo lực. Kinh TứThập Nhị Chương có thuật rằng: “Đức Phật dạy: có người nghe
ta giữ đạo, thật hành lòng đại nhân từ, nên đến mắng ta, ta làm thinh không đáp. Người kia thôi mắng, Đức Phật hỏi rằng: ông đem lễ vật cho người, người ta không nhận, lễ ấy có về ông chăng? người kia đáp: về chứ! Đức Phật nói rằng: nay ông mắng ta, giờ ta không nhận thì ông tự chuốc lấy họa về thân ông rồi, cũng như ‘vang theo tiếng, bóng theo hình’ hẳn không thể rời nhau. Vậy thìcẩn thận chớ có làm ác”.

Theo Kinh Duy Ma Cật thì Nhẫn NhụcTịnh Độ của Bồ tát. Bồ tát khi thành Phật đủ 32 tướng tốt trang nghiêm đều do tu hạnh Nhẫn Nhục. Vì Nhẫn Nhục sẽ làm cho nhan sắc diệu hòa, dung mạo đoan chánh, do đó mà được quả báothân tướngtốt đẹp. Hơn nữa Nhẫn Nhục là một pháp trong sáu pháp Ba la mậtthành tựuBồ tát đạo, như
ngài Địa Tạng, ngài Quán Âm, ngài Văn Thù, ngài Phổ Hiền, ngài A Nan.v.v…các Ngài vì thành tựuNhẫn Nhục Ba la mật nên phát đại nguyệntế
độ
chúng sanh không cùng tận.

Là một Phật tử việc cần tu tập đầu tiên phải nhẫn nhục đối với hoàn cảnh môi trường sống của chúng ta, hãy chế phụcham muốn của chính mình để mình và chúng sanhđời sốngtự tạian
lạc
. Trong thế giớihiện tại các nhà khoa học, các nhà chức trách đang cố gắng bằng nhiều cách kêu gọi con người hãy ý thức về suy nghĩ, hành động của mình để hạn chế những tai họa của thiên nhiên đang tác động hủy
hoại hoàn cảnh môi trường sống của chính chúng ta, chỉ vì chúng ta sống
chiều theo ham muốntham dục của bản thân, mặc sức giết hại và tàn phá cuộc sống của muôn loài. Chính hành động của chúng ta làm thay đổi hoàn cảnh, môi trường tự nhiên, nếu những thảm họa xảy đến với cuộc sống
chúng ta thì cũng là một qui luật tất yếu đó là nhân quảhiện tại của chính chúng ta tạo ra, vậy hãy đón nhận chớ đừng than oán.

Kinh Bát Đại Nhân Giác Phật dạy: “Thế gian vô thường, quốc độ nguy thúy, tứ đạikhổ không, ngũ ấmvô ngã, sanh
diệt
biến dị, hư ngụy vô chủ” nghĩa là: Cõi thế gian này là vô thường, các quốc độ thì mong manh. Tứ đại đều là khổ không, năm ấm đều là vô ngã, các thứ ấy luôn sanh diệtbiến đổi, giả dối không có gì làm tự chủ”. Ở đây Đức Phật đã khai thị cho chúng taliễu ngộ được thế gianhay
nói
khác là hoàn cảnhvô thường, tạm bợ biến chuyển trong khoảnh khắc tùy thuộc vào sự tụ tán của các duyên như tứ đại, ngũ ấm.

Suy cho cùng đó cũng chính là nghiệp thứcchúng sanhchiêu cảm nên cảnh giớitương ưng mà thôi, vậy chúng ta phải cam chịu nhận lãnh sự khắc nghiệt của hoàn cảnh do nghiệp lực trong
quá khứchiêu cảm nên thế giớihiện tạichúng ta đang sống đây. Muốn cải thiệnhoàn cảnh ngay bây giờ chúng ta phải phát tâmtu tậpcải thiệntự tâm, tương lai mới hy vọng một hoàn cảnh sống tốt đẹp, an lạc bình yên, tức là y báotương ưng với chánh báo vậy.

Tự thân mỗi chúng tacần tu tập Nhẫn Nhục đối với tha nhân, tức là cách ứng xử đối đãi của chúng ta với mọi người trong cuộc sống hằng ngày, từ gia đình cho đếnxã hội. Trong cuộc sống hãy mở rộng lòng mình biết yêu thươngthông cảmtha thứ cho những lỗi lầmsai trái của người khác, nếu bị mắng chửi nhục mạ, thậm chí bị đánh đập…hãy học theo hạnh nhẫn nhục của Đức Phật đem tình thương
để cảm hóa, đừng oán trách thù hận không hóa giải được sân hận, nhiều khi còn thiệt đến thân thểtính mạng, mà oán kết chất chồng, oan trái nhiều đời nhiều kiếp với sau.

Hơn nữa sân hậngiận dữ làm cho người ta
mất hết lý trí, dẫn đến những hành động sai trái, thân tâm không tự chủ. Để khỏi tiếc nuối ân hận về những hành động, suy nghĩ của mình gây tạo trong lúc giận dữ, chúng ta hãy phát tâm tu hạnh Nhẫn Nhục để chế phụcthân tâm, được như vậy thì cuộc sống hiện tại an vui, tương lai không còn oán kết thù hận, như Đức Phật đã từng hàng phục chàng Vô Não, hàng phục voi say…chỉ bằng lòng từ bi và trí tuệ. Đức Phật xem Đề Bà Đạt
Đa
thiện tri thức vì giúp Đức Phậttu tập hạnh Nhẫn Nhục để thành tựuPhật quả.

Nếu trong cuộc sống phải đón nhận những phiền não giận tức của người khác gây ra với mình, là Phật tử hãy quán niệm rằng đây là nghiệp báo của chúng ta đã tạo tác trong quá khứ, hãy nhẫn nhụctha thứ không oán hận, để hóa giải phiền não và hận thù. Hãy luôn nhớ lời Đức Phật dạy rằng: “lấy ân báo oán, oán nọ tiêu tan, lấy oán báo oán, oán kia chồng chất”. Được như vậy thìhiện tạichúng ta
ngăn chặn cơn nóng giận, dứt sự tranh cãi, cảm hóalỗi lầmsai trái của
tha nhân, giải tỏa oán kết trong tương lai.

Điều tu tập hạnh Nhẫn Nhục khó nhất là Nhẫn Nhục với tự thân của chúng ta, nói cách khác là chúng tatu tậpnhẫn nhục đối với 3 nghiệp là: Thân nhẫn, Khẩu nhẫn, Ý nhẫn, tức là phải
tu tập theo Thập Thiện Nghiệp Đạo: Thân không sát sanh, không trộm cắp,
không tà dâm. Khẩu không nói dối, không nói thêu dệt, không nói hai lưỡi, không nói lời ác. Ý không tham dục, không sân hận, không si mêtà kiến.

Đối với Đạo Phật muôn sự muôn vật tồn tại trên thế gian không phải ngẫu nhiên mà có, cũng không phải do những bậc thánh thầnquyền năng phép thuật tạo nên, tất cả đều do nghiệp thức thiện hay bất thiện của chúng sanhchiêu cảm nên mà thôi. Như vậy cuộc sống chúng ta khổ đau hay tự tại, địa ngục hay thiên đường đều do chính nghiệp lực thiện hay ác quyết định cho tương lai của chúng ta mà thôi. Thế nên trong Qui Sơn Cảnh Sách có chép rằng: “Giả sử bách thiên kiếp, sở tác nghiệp bất vong, nhơn duyên hội ngộ thời, quả báo hoàn tự thọ” Nghĩa là: dù trãi trăm ngàn kiếp, nghiệp tạo tác chẳng mất, nhơn duyên khi hội đủ, quả báo tự mình chịu.

Như thế nào là Thân nhẫn? tức là phải chế phụcbản thân không chìu theo những ham muốndục vọng, chỉ vì thỏa mãn cho sự ăn uống hoặc vì giận tức oán hận, chúng ta đã giết hại mạng sống muôn loài. Trong Kinh Luật dạy rằng trên từ Phật, Thánh nhân, Sư Tăng, Cha Mẹcho đến loài nhỏ như côn trùng, tự mình giết, sai sử người giết, thấy người giết mà tùy hỷ đều là tội sát sanh. Tất cả hữu tìnhchúng sanh đều có sinh mạng tham sống sợ chết, vì vậy không được cố ý giết. Theo kinh Thập ThiệnĐức Phật dạy rằng: “Tất cả chúng sanhtâm tưởng khác nhau nên tạo nghiệp khác nhau, do đó có sự luân chuyển trong các cõi”.

Chỉ vì chúng tatrí khônsức mạnh hơn muôn loài, nên chúng ta mặc tình giết hại muôn loài để thỏa mãn cho nhu cầu bản thân, không chút thương xót, hoặc nếu vì sân hận giết chết mạng sống người khác thì chúng ta sẽ ít nhiều hối hậnăn năn, hoặc phải lẫn trốn sự trừng phạt của pháp luật, vậy để tránh sự hối tiếc cũng như quả báo trong hiện tại và tương lai, chúng ta hãy tu tập hạnh Nhẫn Nhục để chế phục thân không sát sanh.

Trong đời sống chúng taít nhất cũng có một đôi lần trải quacảm giác mất của vì bị trộm cắp, vậy không nên có tâm tham trộm cắp của người dù là vật nhỏ nhặt như cây kim ngọn cỏ, cho nên cổ nhân thường nói: “kỷ sở bất dục vật thi ư nhân”. Nếu vì lòng tham
dùng sức mạnh cướp bóc của người, hoặc trộm lén của người, hoặc bày phương kế xảo trá lừa gạt mà lấy của người cho đến vô công ngồi hưởng, tất cả đều thuộc về trộm cắp. Quả báo của trộm cắpmất lòng tin với mọi người, bị người khinh thường xa lánh, nếu tội nặng sẽ dẫn đến tù tội. Là Phật tử hãy tu tậpquán niệm tất cả của cảivật chất đều tạm bợ không bền vững, khi tâm tham khởi lên hãy nhớ lời Phật dạytu tậpnhẫn nhụcchế phụctham tâm.

Chúng ta ai cũng muốn có cuộc sống gia đình yên bình hạnh phúc, ai cũng muốn bảo vệgiữ gìnhạnh phúcgia đình mình, vậy hãy suy bụng ta ra bụng người, hãy sống cuộc sống chung thủy vợ chồng, tự kềm chếbản thân, không chìu theo ham muốndục vọng, xâm phạm chia cắt tình cảm hạnh phúc người khác. Hiện tại tránh được tiếng xấu và sự đánh đập ghen tuông, cuộc sống bình yên hạnh phúc không bị người khác xâm phạm chia cắt. Hãy tu tậpnhẫn nhụcchế phụcdục vọng của
bản thân để có cuộc sống an lạctự tại.

Khi tu tậpNhẫn nhụcchế phục thân không
phạm sát sanh, trộm cắp, tà dâm thì hiện đời được cuộc sống an vui tự tại, mọi người kính tin tôn trọng, tương lai được quả báotốt đẹp. Vậy chúng ta hãy sống theo lời Phật dạy thường quán niệm rằng: thân tứ đạinhơn duyêngiả hợp, luật vô thườngcông lệxưa nay, nương huyễn thânsống tạm ở đời, nhơn duyên mãn trở về quê cũ.

Thế nào là Khẩu nhẫn? nghĩa là tu tậpchế phụckhẩu nghiệp tránh những điều khen chê là nguyên nhân dẫn đến thị phi tranh cãi, phát khởi tâm sân hậnbất hòa trong cuộc sống hiện tại. Khẩu nghiệp có 4 đó là: 1. Nói dối (vọng ngôn) tức là phải nói trái, trái nói phải, thấy nói không thấy, không thấy nói thấy, biết nói không biết, không biết nói biết, tốt nói xấu, xấu nói tốt…nghĩa là lời nóidối trákhông thật, gây cho người khác hoang mang lo sợ. Trong Phật Giáo có tội đại vọng ngữ đó là tu hành chưa được nói là được, chưa tu chứng mà nói là tu chứng, nếu ai phạm tội này sẽ sa vào tà đạođọa lạctam đồ rất nguy hiểm. Vậy hãy tu tập nói lời chân thật phát xuất từ lòng
từ
bi mang lợi ích cho mọi người.

2. Nói thêu dệt (ỷ ngữ) nghĩa là dùng lời nóihoa mỹtrau chuốtphù phiếmkhông thật, khiến người khác phải thay đổi tâm ý, dẫn đến cuồng tâm đãng trí, mộng tưởng tà bậy…là Phật tử
hãy tu tập nói lời chân thậtđúng đắn phát xuất từ lòng từ bi, có lợi cho mình và người.

3. Nói 2 lưỡi (lưỡng thiệt) nghĩa là nói
lời ly gián, đến người này nói chuyện phải trái tốt xấu của người kia, đến người kia nói chuyện phải trái tốt xấu của người này, gây mâu thuẩn chia rẻ tình cảm bà con bạn bè, dẫn đến tranh cãi hận thù…là lời nói không lợi ích, mất niềm tin với mọi người. chúng tacần tu tập nói lời chân thật để mọi ngườitin cậy kết làm quyến thuộcvới nhau.

4. Nói lời thô ác (ác khẩu) nghĩa là nói
lời thô tụcmắng nhiếctrù rủa người khác, nói những lời độc ác khiến người khác xấu hổ nhục nhã, đây là do tâm sân hận dẫn đến sự xa lánh của
mọi người. Hãy tu tập nói lời dịu dàng dễ nghe để thu phụccảm hóamọi người, như vậy thành tựu pháp tu Ái Ngữ trong Tứ Nhiếp PhápĐức Phật đã dạy.

Nếu ai tu tậpKhẩu nhẫn tức là không nói
theo 4 cách nói sai trái trên, thành tựu khẩu thanh tịnh, lời nói được mọi ngườitin cậyưa thích nghe, nói lời lợi íchmang đến sự hoan hỷan lạc cho mọi người, được mọi người kính tin tôn trọng, cũng thành tựu một
trong sáu phép hòa kính đó là khẩu hòavô tranh.

Trong 3 nghiệp thì Ý nghiệp là quan trọng hơn hết, bởi vì thân và khẩu nghiệp tạo tác thiện ác là do ý nghiệp điều khiển làm chủ, nếu ý nghiệp thiện (suy nghĩ điều thiện) thì thân thiện nghiệp, nếu ý nghiệpbất thiện (suy nghĩbất thiện) thì thân tạo tác bất thiện nghiệp. Đối với khẩu nghiệp cũng như vậy. Thế nên chúng tacần phảitu tậpÝ Nhẫn, tức là chế phụcý nghiệp không để ý khởi lên niệm ác là Tham Sân Si (còn gọi là Tam Độc), thường quán niệm các pháp là vô thường, khổ không, vô ngã, không để ý thức chạy đam mêngũ dục, dẫn dắt thân khẩu tạo nghiệp bất thiện. Kinh Pháp Cú Phật dạy rằng: “chớ làm các điều ác, hãy làm các việc lành, giữ tâm ý thanh tịnh,
là lời chư Phật dạy”.

Để có được an lạctự tại ngay trong cuộc
sống hiện tại, là Phật tửchúng ta hãy phát tâmtu họcPhật Pháp, chế ngựđiều phụctam nghiệpthân khẩu ý, ứng dụnglời Phật dạy vào cuộc sống hằng ngày. Với tri kiến của Đạo Phật thì mạng sống của chúng ta cũng như tất cả chúng sanhvô thường tạm bợ mong manh. Qui Sơn Cảnh Sách
có chép rằng: “vô thường lão bệnh bất dữ nhơn kỳ, triêu tồn tịch vong, sát na dị thế” nghĩa là vô thường già bịnh chẳng hẹn cùng người, sớm còn
tối mất, bỗng chốc đã qua đời khác. Vậy ngay bây giờ hãy phát tâmtu tập để hưởng được pháp vịgiải thoát ngay trong đời sống hiện tại.

Bằng sự tu tậpkiến thức học Phật, chúng tôi xin mạo muội trình bày những hiểu biếtsuy nghĩ của mình với tâm nguyện góp phần xiển dương Phật Pháp, khơi dậy niềm tin của Phật
tử
tại gia kính tin Tam Bảo, phát tâmtu tậphộ trì Phật Pháp, tự lợi lợi tha. Chúng tôi xin nguyện quảng kết thiện duyên, hằng làm quyến thuộc với mọi người, nhiều kiếp trong tương lai được trùng phùngtu họcPhật Pháp.

Một khi mất thân người rồi thì muôn kiếp khó có lại được!