Thích Viên Giác
Kinh Pháp Hoa là một trong những bộ kinh lớn của
hệ thốngKinh tạngĐại thừa Phật giáo, được các học giả phương Tây cho là 1
trong 20 Thánh thư phương Đông. Sự hành trìtụng niệm một cách sâu rộng và bền
bỉ của Phật tử đối với Kinh Pháp Hoa cho thấy rằng đây là một bộ kinhđặc biệt
về cả hai mặt triết lý và huyền bí. Ở Việt Nam, Kinh Pháp Hoa được trì tụng
hàng ngày như một thời khóa tu học kể cả chư tăng lẫn Phật tửtại gia. Vì vậy
rất khó mà nói hết được giá trị của Kinh Pháp Hoa và tại sao lại có tác dụng
rộng lớn như thế. Sự nghiên cứuvề mặt lịch sử cũng như khái quát bố cục
nội dung kinh là điều cần thiết cho những Phật tửquan tâm đến bộ kinh lớn này.
1. Sự xuất hiện của Kinh Pháp Hoa :
Theo các tài liệu về
lịch sửPhật giáohiện đại như ĐẠI THỪA PHẬT GIÁOTƯ TƯỞNG LUẬN của Kimura –
Taiken cũng như một số tài liệu khác thì Phật giáoĐại thừa có mặt tại Ấn Độvào khoảng thế kỷ thứ I trước Tây lịch cho đến thế kỷ thứ I sau Tây lịch. Đại
thừa phát triển mạnh mẽ vào thế kỷ thứ II trở đi. Kinh Pháp Hoaxuất hiệnvào
khoảng thế kỷ thứ II. Sự phát triển Phật giáoĐại thừa là tất yếu để đáp ứng
nhu cầu tâm thức và tâm linh của thời đại. Trước Pháp Hoa, kinh điển Đại thừa đã
xuất hiện khá phong phú như Bát Nhã, Hoa Nghiêm, Duy Ma Cật v.v… Pháp Hoaxuất hiện
như là bước tiếp nối tổng hợp tư tưởngĐại thừa của các kinh trên.
2. Bối cảnh lịch sử :
Sau khi Đức Phậtnhập
diệt 100 năm, giáo đoàn bắt đầu phân phái. Những quan điểm, giải thíchgiáo lý,
giới luật có sự khác biệt giữa các nhóm, các phái và giữa các vùng khác nhau.
Sự phân chiatông phái ngày mỗi tăng, có đến 20 tông phái. Tinh thầngiáo lý
Nguyên thủy được ghi nhớ và giải thích phần nào lệch lạc.
Tăng đoàn của mỗi phái cố gắngthiết lập cho
mình một căn cứ địa về mặt địa lý cũng như về mặt tư tưởng để củng cốhọc
thuyết và hệ phái của mình. Đường lối sinh hoạt và tu tập của chư tăng ngày
càng cách biệt với quần chúng và quần chúng cũng không biết theo ai. Sinh khí của
giáo lýthực tiễncứu khổ thuở ban đầu bị xói mòn, khô cứng, dần dầnđi vào tư
biện triết học. Phật giáoẤn Độ trong tình trạng như vậy bị co cụm với những lý
thuyết khô khan.
Trong khi đó, triết lý Bà-la-môn đang có chiều
hướng phát triển và tranh chấpảnh hưởng với Phật giáo, nhu cầu phát triển đổi
mới, tạo tác dụngthực tiễn của giáo lý vào đời sốngxã hội là một nhu cầu bức
xúc.
Đại thừaxuất hiện trong bối cảnh ấy, những
người Phật tửtrí thức và đầy tâm huyết muốn thấy Phật giáo có sự sống sinh
động và có tác dụngtích cực như thời Đức Phật, họ đứng lên khởi xướng phong
trào mới là Đại thừa (Mahayana), tức cỗ xe lớn chứa được nhiều người đến
nơi Phật quả. Phật giáotruyền thống được coi là Tiểu thừa tức cỗ xe nhỏ, ích
kỷ, chỉ thành tựu A-la-hán quả.
Sự va chạm giữa Đại thừa và Tiểu thừa đã xảy ra
một cách mạnh mẽ, đến độ không ai chấp nhận ai. Những kinh điển Đại thừalần
lượtxuất hiện phát dương lý tưởngĐại thừa, giải thíchgiáo lý mang tính tích
cực và đại chúng hơn. Bát Nhã là bộ kinh lớn xuất hiện khá sớm, triển khaitư
tưởngChân khôngtích cực đả phá Tiểu thừa, cho rằng Thanh văn và Duyên giác
không phải là con của Phật. Kinh Hoa Nghiêm chủ trương pháp giới duyên khởi,
nhưng vẫn coi Tiểu thừa là thấp kémhạ liệt. Đến Duy Ma Cật thì Tiểu thừa bị
chỉ trích thậm tệ.
Sự đả phá chỉ trích lẫn nhau đã dẫn đến không
chấp nhận nhau làm cho Phật giáosuy yếu. Đại thừa, mặc dù đã đưa ra đường lối
tu tập sinh động hơn, nhưng bên cạnh đó tạo ra mối mâu thuẫn mới và lớn lao
hơn.
Nhu cầu về con đườnghòa giải trở nên cấp
thiết, xu hướng phê phán sự xung đột và mâu thuẫn trong Phật giáo ngày càng mạnh,
tạo áp lựcnhất định vào tâm tư của thời đại, Kinh Bách Dụ, một tác phẩmxuất
hiện vào thế kỷ thứ II, đưa ra chuyện ngụ ngôn : Hai người đệ tử bóp chân thầy.
Họ thường ghét nhau nên hành hạ nhau bằng cách lấy đá đánh gãy chân thầy mà
người kia đang bóp. Người kia tức giận trả thù bằng cách cũng lấy đá đánh gãy
chân thầy của người nọ. Ngài Tăng Già Tư Na, tác giả của Bách Dụ nhận xét :
“Cũng như người học Phật, người nghiên cứuĐại thừabài bácTiểu thừa, người
nghiên cứuTiểu thừabài bácĐại thừa, làm cho giáo pháp cả hai đều mất”.
Trong bối cảnh đó, Kinh Pháp Hoaxuất hiện, chủ
trương hòa giải mọi mâu thuẫngay gắt của các dòng tư tưởngĐại thừa trước đó
đối với giáo lýtruyền thống, tạo sự thống nhất về tư tưởng và đường lối Phật
giáo. Mặt khác, Pháp Hoa cũng tổng hợp những tư tưởng cốt tủy của Bát Nhã, Hoa
Nghiêm, Duy Ma, đồng thời mở ra chân trời mới cho mọi con người trong xã hội :
Ai ai cũng có Phật tánh, ai ai cũng có khả năng thành Phật.
Kinh Pháp Hoa không trình bày chân lý theo khía
cạnh triết học hoặc chuyên môn, mà theo cách mới có tính đại chúng, thực tiễn
và dễ hiểu. Nhờ những đặc thù trên mà Kinh Pháp Hoa được coi là vua của các
kinh.
3. Quá trình phiên dịch và truyền bá :
Kinh Pháp Hoa được dịch rất sớm và có rất
nhiều bản dịch khác nhau. Chi Khiêm, người nước Ngô thời Tam Quốc (225-253 TL)
đã dịch riêng phẩm Thí Dụ gọi là Phật Dĩ Tam Xa Hoán Kinh. Tiếp sau đó các nhà
dịch thuật đã dịch 6 bản khác nhau :
1.Pháp Hoa Tam Muội Kinh 6 quyển, ngài Cương Lương
tiếp đời Tôn Lương (225 TL) dịch.
2.Tát Vân Phần Đà Lỵ
Kinh 6
quyển, ngài Trúc Pháp Hộ dịch phần đầu, đời Tây Tấn (265 TL).
3.Chánh Pháp Hoa 10 quyển, cũng do ngài
Pháp Hộ dịch lần cuối, đời Tây Tấn (286 TL).
4.Phương ĐẳngPháp Hoa
Kinh 5
quyển, ngài Chi Đạo Căn dịch, đời Đông Tấn (335 TL).
5.Diệu Pháp Liên Hoa
Kinh 7
quyển, sau đổi thành 8 quyển, ngài Cưu-ma-la-thập dịch năm 406 đời Dao Tần.
6.Thiêm phẩm Diệu Pháp
Liên Hoa Kinh7 quyển, do hai ngài Xà-la-hốt-đa (Jnànagupta) và
Đạt-ma-cấp-đa (Dharmagupta) cùng dịch vào đời Tùy (601 TL).
Sáu bản dịch trên, nay chỉ còn 3 bản trong Đại Tạng là Chánh Pháp
Hoa, Diệu Pháp Liên Hoa, Thiêm phẩm Diệu Pháp Liên Hoa Kinh. Trong các bản này
có sự sai khác đôi chút.
Kinh Pháp Hoa phải trải qua nhiều giai đoạn mới
hoàn thành như hiện nay. Có thể chia thành 4 giai đoạn :
Giai đoạn 1 : Pháp Hoa mang tính đại chúng được
viết bằng tiếng Prakrit, phần trùng tụngxuất hiện trước.
Giai đoạn 2: Được thêm vào phần văn xuôi để làm
cho phần kệ tụng được rõ hơn (sau này ta tưởng là phần kệ tụngtóm tắt phần
văn xuôi).
Giai đoạn 3 : Phát triển thêm phần văn
xuôi. Khi so sánh các bản Phạn thì các bản cổ văn xuôi ngắn hơn, các bản về sau
văn xuôi lại dài hơn.
Giai đoạn 4 : Phát triển thêm bản mới, bản
Phạn cũ chỉ có 27 phẩm, sau thêm phẩm Đề Bà Đạt Đa thành 28.
Hiện nay có nhiều bản Phạn ngữKinh Pháp Hoa
được tìm thấy từ Tây Tạng, Népal, Kotan… Đại Tạng Hán ngữ nay còn 03 bản. Bản
của ngài La Thập dịch thì được ưa chuộng hơn và phổ biến hơn. Ngoài bản dịch ra
Hán ngữ còn các bản dịch khác của Mông Cổ, Mãn Châu, Triều Tiên, Nhật Bản, Việt
Nam rất phong phú.
Sự nghiên cứu và lưu truyềnKinh Pháp Hoa rất
sâu rộng, ở Ấn Độ ngài Long Thọ (Nagarjuna) khi trứ tác Đại Trí Độ Luận
đã dẫn chứngKinh Pháp Hoa và Ngài có một tác phẩmgiải thíchPháp Hoa là Pháp
HoaThích Luận. Ngài Thế Thân, một Luận sưnổi tiếng có lược dịch và giải thíchPháp Hoa qua bộ Pháp Hoa Luận. Ở Trung Hoa, những bản chú giải, sớ giải về Pháp
Hoa của các nhà nghiên cứuPhật học qua các thời đại rất nhiều, nổi bật là Trí
Giả Đại sư (538) của tông Thiên Thai với các tác phẩmnổi tiếngnhư Pháp Hoa
Huyền Nghĩa, Pháp Hoa Văn Cú, Ma Ha Chỉ Quán v.v…
Kinh Pháp Hoa đóng một vai trò quan trọng không
những ở Ấn Độ mà còn ở Trung Hoa, Nhật Bản và các nước theo truyền thốngĐại
thừa. Chưa có công trình nào đánh giá hết được tác dụng của kinh đối với xã hộinhân sinh ở các nước trên đến mức nào.
4. Cấu trúc và nội dung Kinh Pháp Hoa :
a). Ngôn ngữPháp Hoa :
Kinh Pháp Hoa được trình bày dưới hình thức một
vở kịch có nhiều màn, nên nó mang tính đại chúngdễ hiểu. Đó là cách truyền đạtchân lý cao siêu qua cái bình thường thông tục. Vì vậyngôn ngữPháp Hoadiễn
đạtmục tiêu không phải là sự kiện mà chính là sự thật chứa ở bên trong. Nói cách
khác, ngôn ngữPháp Hoa mang tính biểu tượng.
Chân lý thì toàn diện, siêu việt, trong khi đó,
ngôn ngữ thì phiếm diện, giới hạn, cho dù sử dụngngôn ngữ tinh xảo cách mấy
cũng không chuyển tải hết sự thật, vì vậyPháp Hoa chọn cách sử dụngngôn ngữbiểu tượng để chuyển tải sự thật đến mức tối đa.
b). Cấu trúc kinh :
Kinh Pháp Hoa có 28 phẩm
:
1.Phần đầu gọi là Tự,
tức là phẩm mở đầu.
2.Phẩm Phương Tiện (sự
khéo léo).
3.Phẩm Thí Dụ.
1.Phẩm Tín Giải (niềm
tinvững chắc).
2.Phẩm Dược Thảo Dụ (thí
dụ về cây thuốc).
3.Phẩm Thọ Ký (xác nhậnthành Phật).
4.Phẩm Hóa Thành Dụ (thí
dụ về thành phố biến hóa).
5.Phẩm Ngũ Bách Đệ TửThọ Ký (xác nhận cho 500 đệ tửthành Phật).
6.Phẩm Thọ Học Vô Học
Nhân Ký (xác nhận cho những người cần phải học và
người không cần phải học
thành Phật).
7.Phẩm Pháp Sư (Thầy dạy
pháp).
8.Phẩm Hiện Bảo Tháp
(hóa hiện tháp báu).
9.Phẩm Đề Bà Đạt Đa.
10.Phẩm Trì (giữ gìn
kinh).
11.Phẩm An Lạc Hạnh.
12.Phẩm Tùng Địa Dõng
Xuất (từ đất vọt ra).
13.Phẩm Như LaiThọ
Lượng.
14.Phẩm Phân BiệtCông
Đức.
15.Phẩm Tùy Hỷ Công Đức.
16.Phẩm Công ĐứcPháp Sư.
17.Phẩm Thường Bất Khinh
Bồ-tát.
18.Phẩm Như LaiThần Lực.
19.Phẩm Chúc Lụy (dặn
dò).
20.Phẩm Dược Vương
Bồ-tát.
21.Phẩm Diệu Âm Bồ-tát.
22.Phẩm Quán Thế Âm Bồ-tát.
23.Phẩm Đà-la-ni
(Dharana – mật chú).
24.Phẩm Diệu Trang
Nghiêm VươngBổn Sự (chuyện về vua Diệu Trang Nghiêm).
25.Phẩm Phổ Hiền Bồ-tát
Khuyến Phát (sự khuyến khích của Bồ-tát Phổ Hiền)
Các tựa đề nói lên toàn
bộ hay một phần nội dung của một phẩm.
c). Nội dung :
Đề kinh tiếng Phạn là Saddharma Pundarika Sutra.
Từ “Sad” ngài Pháp Hội dịch là Chánh, ngài La Thập dịch là Diệu; “Dharma”
là pháp; “Pundarika” là hoa sen trắng; “Sutra” là kinh. Dịch là Diệu Pháp Liên
Hoa Kinh, gọi tắt là Pháp Hoa Kinh.
Diệu pháp là chân lý. Chân lý có chân lý tương
đối và chân lýtuyệt đối. Hoa sen trắngtượng trưng cho sự thanh khiết, thanh
tịnh, không ô nhiễm. Vậy Diệu pháp là Thật tướng không tách khỏi cuộc đời bụi
bặm. Trong cõi ô trược, chúng sanhvẫn có thể vươn lên giải thoáthoàn toàn,
như hoa sen mọc ở trong bùn mà vươn lên trên bùn, không bị ô nhiễm mà còn tỏa
sắc hương.
Thông thường, nội dung Kinh Pháp Hoa được giới
thiệu trình bày qua hai hình thức :
a). Giới thiệu kinh qua chủ đề “Khai thị chúng
sanh ngộ nhập Phật tri kiến” : Phẩm Tựa trình bày tổng quát hiện tượng và bản
thể của vũ trụpháp giới. Phẩm 2 đến phẩm 10 mở bày cái thấy biết của Phật.
Phẩm 11 đến 22 chỉ cho thấy chỗ thâm áo của Phật tri kiến. Phẩm 23 đến 28 nói
về thể nhậpPhật tri kiến.
b). Giới thiệu kinh qua khái niệm về Tích môn và
Bổn môn của tông Thiên Thai. Kinh Pháp Hoa chia làm 2 phần : 14 phẩm đầu
thuộc Tích môn, 14 phẩm sau thuộc Bổn môn.
Phần Tích môn chia làm 3 phần : Dẫn nhập, chánh
tông và kết luận. Phẩm 1 là dẫn nhập, phẩm 2 đến phẩm 9 là chánh tông, phẩm 10
đến 14 là kết.
Phần Bổn môn cũng chia làm 3 phần như trên. Nửa
đầu phảm 15 là phần dẫn nhập (có nơi cho rằng phẩm 1 là phần dẫn nhập cho cả
2 môn). Nửa phần sau của phẩm 15 đến phẩm 16 và nửa đầu phẩm 17 là phần
chánh tông, nửa sau của phẩm 17 cho đến phẩm 28 là phần kết.
Phần Tích môn là phần giáo lý của Đức
PhậtThích-ca Mâu-ni có sanh ra, lớn lên, xuất gia, thành đạo, nhập diệt, dạy
giáo lý thoát khổ ở cõi thế gian này. Trong kinh, phần nào thuyết pháp ở núi
Linh Thứu thì thuộc về Tích môn, còn gọi là Chân lý tương đối.
Phần Bổn môn là phần gốc, là nền tảng của Tích
môn. Nghĩa là Đức Phật đã thành Phậttừ vô lượng kiếp. Phật hiện hữu suốt chiều
dài của thời gian và phổ biến cả không gian. Chân lý của Bổn môn là tuyệt đối.
Nhờ giáo lý Bổn môn mà lý giải tất cả chúng sanh đều thành Phật, vì tất cả
chúng sanh đều có Phật tánh. Đây là điểm đặc thù của Pháp Hoa.
5. Kết luận :
Kinh Pháp Hoa đóng một vai trò quan trọng trong
công cuộc hàn gắn sự đổ vỡ của các trường phái Phật giáo. Mặt khác đặt lại giá
trị của mọi đường lối tu tập và nhất là giá trịtâm thức hướng thiện, hướng
thượng của mọi chúng sanh. Sự tồn tại của Đức Phật là vĩnh cửu, mọi hiện tượng
dưới con mắt người giác ngộ đều là biểu hiện chân lý. Ý tưởng này đã làm nền
tảng cho tư tưởngĐại thừa và con đườngthực hành Bồ-tát hạnh.
Với một đường lối dung
hòa, với tư tưởngpháp chân không siêu thoát, Kinh Pháp Hoa đã đạt đượcmục
đích của mình là khai thị chúng sanh ngộ nhậpPhật tri kiến. Có lẽ cũng vì vậy
mà kinh được tôn thờ quý kính, hành trì và phổ biến một cách sâu rộng.