Hòa thượng Thích Minh Châu
Tập Itivuttaka, “Kinh thuyết như vậy“,
thuộc Bộ Khuddaka Nikàya (Tiểu Bộ Kinh) gồm có 112 Kinh với các bài kệ, chia
thành 4 chương, chương một pháp, chương hai pháp, chương ba pháp, chương bốn
pháp. Như vậy là một sự phân loại các đề tài theo pháp số, như kiểu tập Tăng
Chi Bộ Kinh. Sở dĩ được gọi là “Itivuttaka: Thuyết như vậy”, là vì
phần lớn các Kinh này đều bắt đầu với câu: “Đây là điều đã được Thế Tôn
nói đến, đã được bậc A La Hán nói đến và tôi đã được nghe”, và được kết
luận với câu: “Ý nghĩa này được Thế Tôn nói đến và tôi đã được nghe.” Có
một số Kinh ở chặng giữa không có các câu mở đầu và câu kết như thế này, nhưng
đến các Kinh cuối lại được ghi trở lại.
Theo truyền thống, như đã được ghi trong tập
sớ được xem là của Tôn giả Dhammapàla, Khujjuttarà một nữ cư sĩ, thường đi nghe
Thế Tônthuyết pháp cho chúng Tỳ kheo, nàng ngồi sau lưng một bức màn, trở thành
một bậc đa văn, nghe nhiều, giỏi về chánh pháp và giỏi về trí tuệ. Nàng được
nội cung của Vua Udena yêu cầu nói lại những điều đã được nghe và sau khi nghe,
học thuộc lòng những điều đã được nghe. Nàng được Thế Tôn khen và gọi là đa văn
đệ nhất. Theo truyền thống, chính là tập Itivuttaka này, nàng đã được nghe và
truyền tụng lại. Tập sớ có ghi rằng chúng Tỳ kheo cũng học thuộc lòng tập Kinh
này, và chính Tôn giả Ananda đã đọc lại bộ Kinh này, trong kỳ kiết tập thứ nhất
ở Ràjagahà (Vương xá). Các Kinh ở chương bốn pháp dài hơn và không có Kinh Hán
tạng tương đương và được xem là ghi chép về sau. Một số Kinh trong tập này được
tìm thấy trong tập Tăng Chi Bộ Kinh và Puggala-pannatti. (Theo sự chú giải của
bản dịch Anh văn).
Về phương diện nội dung tập Itivuttaka không
đề cập tới đời sốngđức Phật, đời sống các đại đệ tử của đức Phật như chúng ta
được thấy trong tập Udàna. Tập này chú trọng nhiều hơn đến phần giáo lý căn
bản, định nghĩa những pháp số, phân loại theo bốn chương một pháp, hai pháp, ba
pháp, bốn pháp. Nói một cách khác, một số đề tài đã được lựa chọn, định nghĩa,
giải thích một cách ngắn gọn để các đệ tử có thể tìm hiểu, học thuộc lòng và nắm
giữ được phần căn bản trong giáo lý của đức Phật. Như vậy, giải thích được
truyền thống: xem rằng chính Khujjuttarà, nghe được những lời Thế Tôn dạy, nhớ
lấy rồi thuyết lại cho các đệ tử khác, nhờ vậy tập nầy được lưu truyền.
Kinh “Phật thuyết như vậy”, xuất xứ
từ Kinh Tạng Pàli là Kinh thuộc Kinh điểnThượng Tọa Bộ, trung thànhgìn giữ lời
dạy của đức Phật.
Trước hết, Kinh này không đề cập đến Abhidhamma
(Thắng Pháp), không đề cập đến các chuyện tiền thân (Jàtaka) và như vậy Kinh
này không thuộc về văn học Abhidhamma và văn học Jàtaka, hai văn học này chỉ
được bắt nguồn, kết thành trong giai đoạn thứ hai là giai đoạn các học phái, từ
khoảng 300 năm đến 100 năm trước kỷ nguyên. Kinh này không nằm trong giai đoạn
phát triển thứ ba là thời hưng khởi của Đại thừa (100 năm trước kỷ nguyên đến
100 năm sau kỷ nguyên). Như vậy, Kinh này nằm trong giai đoạn đạo Phật nguyên
thủy khoảng 450 năm đến 350 năm trước kỷ nguyên khi lời dạy của đức Phật chưa
bị pha trộn, xen lẫn bởi những phát triển về sau. Sự kiện này được phần nội
dung của Kinh này chứng minh như chúng ta sẽ rõ sau này, và cũng được xác định
theo truyền thống, vì Kinh này được nữ cư sĩ Khujjuttarà đích thân nghe đức
Phật rồi về thuyết giảng lại để được học hỏi ghi nhớ và truyền lại cho đến ngày
nay.
Nói về đức Phậthiện tại và rộng hơn nữa, nói
về Như Lai (Tathagata), chúng ta sẽ thấy đức Phật chưa được thần thánh hóa, chưa
dùng thần thông để hóa độchúng sanh.
Như Lai được diễn tả như một bực đã giác ngộ:
thế giới, thế giớitập khởi, thế giớiđoạn diệt & con đường đưa đến thế
giớiđoạn diệt.”
“Này các Tỳ kheo, thế giới được Như LaiChánh đẳng giác, Như Lai không hệ lụy đối với đời; Này các Tỳ kheo, thế giớitập khởi được Như LaiChánh Đẳng Giác. Thế giớitập khởi được Như Lai đoạn tận.
Này các Tỳ kheo, Thế giớiđoạn diệt được Như Laigiác ngộ. Này các Tỳ kheo, con
đường đưa đến thế giớiđoạn diệt được Như LaiChánh đẳng giác; con đường đưa
đến thế giớiđoạn diệt được Như Lai đã tu tập.”
“Cái gì này các Tỳ kheo, trong toàn thế
giới với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới cùng với quần chúngSa môn, Bà la
mônchư Thiên và loài người được thấy, được nghe, được thọ tưởng, được thức
tri, được đạt đến, được tầm cầu, được ý tư sát, tất cả đều được Như LaiChánh
đẳng giác. Do vậy được gọi là Như Lai.
“Này các Tỳ kheo, từ đêm Như Laichứng ngộvô
thượng Chánh đẳng giác đến đêm Ngài nhập Niết bàn, không có dư y, trong thời gian
ấy điều gì Ngài nói, tuyên bố nêu rõ lên, tất cả là như vậy, không có khác được,
do vậy được gọi là Như Lai.”
“Này các Tỳ kheo, Như Lai nói gì làm vậy,
làm gì nói vậy; vì rằng nói gì làm vậy, làm gì nói vậy, nên được gọi Như
Lai.”
“Này các Tỳ kheo, trong toàn thểthế giới,
Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, cùng với quần chúngSa môn, Bà la môn,
chư Thiên và loài người, Như Lai là bậc chiến thắng, không bị chiến bại, toàn
tri, toàn kiến, được tự tại, do vậy được gọi là Như Lai (Kinh số 112).”
Hình ảnhNhư Lai là vậy, hình ảnhThế Tôn không
có khác hơn, ở đây Thế Tôntượng trưng cho Pháp và những ai thấy pháp, sống
theo Pháp, người ấy mới gần Thế Tôn như Kinh số 92 nêu rõ:
“Này các Tỳ kheo, nếu một Tỳ kheo nắm lấy
viền áo Tăng già lêđi theo sau lưng Ta, chân bước theo chân, nhưng vị ấy có
tham ái trong các dục, với lòng sắc xảo, với tâm sân hận, ý tư duy nhiễm ác, thất
niệm, không tỉnh giác, không định tỉnh, tâm tán loạn, với các căn hoang dại, vị
ấy xa hẳn Ta và Ta xa vị ấy.
Vì cớ sao? Này các Tỳ kheo, Tỳ kheo ấy không
thấy pháp. Do không thấy pháp nên không thấy Ta.
Này các Tỳ kheo, nếu Tỳ kheo sống xa đến 100
do tuần và vị ấy không có tham ái trong các dục, với lòng tham không sắc xảo,
tâm khôngsân hận, ý tư duy không nhiễm ác, chánh niệmtỉnh giác, định tỉnh
nhất tâm, các căn được chế ngự, vị ấy gần hẳn Ta và Ta gần vị ấy.
Vì cớ sao? Này các Tỳ kheo, Tỳ kheo ấy thấy
pháp. Do thấy pháp nên thấy Ta.”
Trong Kinh số 100, chính Đức Phật tự tả
mình như sau:
“Này các Tỳ kheo, Ta là Bà la môn, người
được đến yêu cầu (yàcayogo), tay luôn luôn thanh tịnh (payatapàni) mang thân
cuối cùng, vô thượng y sĩ chữa trị (bhisakko) y sĩ giải phẩu (sallakatta). Các
ngươi thật là con của Ta (arasà) từ miệng sanh, từ pháp sanh, từ pháp tạo thành,
thừa tự pháp, không thừa tự tài vật.”
Đức Phật tự xưng là y sĩ chữa trị (bhisakkà),
tự xưng là y sĩ giải phẫu (sallakatta). Ngài xem các đệ tử như con của Ngài, từ
miệng sanh, từ pháp sanh, là những con cháu thừa tự pháp. Đâu đâu cũng thấy vai
tròtrọng yếu của chánh pháp, vì đức Phật là tượng trưng cho Pháp, tự miệng
mình thuyết pháp độ chúng sanh. Rõ hơn nữa là xác nhận hai loại thuyết pháp của
đức Phật, như Kinh 35 đã nêu rõ:
“Có hai loại thuyết pháp của Như Lai, bậc A La Hán,
chánh đẳng giác, cái này tiếp nối cái kia. Thế nào là hai? Hãy thấy Ác là ác.
Đây là thuyết pháp thứ nhất. Sau khi thấy ác là ác, ở đây hãy nhàm chán, hãy từ
bỏ, hãy thoát ly! Đây là thuyết pháp thứ hai!”
Đức Phật đã là đức Phậtnguyên thủy, thời mục
đích của sự tu hành, sự cứu cánh của Phạm hạnh và mục tiêugiải thoátgiác ngộ
là những mục tiêutrung thành với giáo pháp chánh thống nguyên thủy.
Mục đích của đạo Phật là giải quyếtvấn đề sanh
lão bệnh tử, tức là chấm dứt sự đau khổ cho con người. Và đoạn Kinh sau này xác
chứng rằng sự đau khổ có thể được chấm dứt và trạng tháiđau khổ được chấm dứt
là Niết bàn. Dưới đây là định nghĩa của Niết bàn ấy trong Kinh số 44:
“Này các Tỳ kheo, có hai Niết bàn giới
này. Thế nào là hai? Niết bàn giới có dư y và Niết bàn giới không dư y.
Này các Tỳ kheo, thế nào là Niết bàn giới có
dư y? Ở đây, này các Tỳ kheo, Tỳ kheo là bậc A La Hán, các lậu hoặc đã tận, Phạm
hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt đượcmục
đích: hữu kiết sử đã diệt, đã giải thoát nhờ chánh trí. Trong vị ấy, năm căn
còn tồn tại. Ngang qua các căn ấy, vị ấy hưởng thọ khả ý, không khả ý, vì rằng
tự ngã không có thương hại nên cảm giác lạc khổ. Với vị ấy, tham diệt, sân diệt,
si diệt. Này các Tỳ kheo, đây gọi là Niết bàn có dư y.
Này các Tỳ kheo, thế nào là Niết bàn không có
dư y? Ở đây, này các Tỳ kheo, Tỳ kheo là bậc A La Hán, các lậu hoặc đã tận, Phạm
hạnh đã thành, việc nên làm đã làm, đã đặt gánh nặng xuống, đã đạt đượcmục
đích, hữu kiết sử đã diệt, đã giải thoát nhờ chánh trí. Ở đây, đối vị ấy, mọi
cảm thọ đều không có hoan hỷưa thích, sẽ được lắng dịu.”
Một Kinh nữa, Kinh số 43 xác nhận sự hiện diện
của trạng tháigiải thoát này, ngay trong đờihiện tại, có mặt trên quả đất
này:
“Này các Tỳ kheo, có cái không sanh, không
hiện hữu, không tác thành, không làm ra. Này các Tỳ kheo, nếu không có cái
không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không làm ra, thời ở đây không có
thể trình bày sự xuất ly khỏi sanh, khỏi hiện hữu, khỏi tác thành, khỏi làm ra.
Do vì này các Tỳ kheo, có cái không sanh, không hiện hữu, không tác thành, không
làm ra, nên có thể trình bày được sự xuất ly khỏi sanh, khỏi hiện hữu, khỏi tác
thành, khỏi làm ra.”
Ở đây, có hai nhận xét quan trọng. Đức Phật
khi nhập Niết bàn có dư y ở Kusinàra, không phải là mất hẳn, tiêu diệthoàn toàn,
vì như vậy là theo thuyết đoạn diệtđạo Phậtkhông chấp nhận. Ở đây, tham sân
si không còn, lạc thọkhổ thọ không khởi lên, nhưng mọi cảm thọ đều được lắng
dịu, mát lạnh, thanh lương. Nhận xét quan trọng thứ hai là sự đau khổ có thể
đoạn diệt ngay trong đời sống hiện tại với những vị đã chứng quảA La Hán. Và
dầu chưa chứng được quả A La Hán, nếu hành trì theo lời Phật dạy, thời có thể
đoạn trừ dần dần các sự khổ đau.
Vấn đề quan trọng thứ hai, sau mục đích giải
thoát và giác ngộ là những pháp môn giúp người tu hànhđạt đếnmục đích đoạn
tận khổ đau. Chúng ta sẽ thấy pháp môn tuy nhiều, nhưng không bao giờ ra ngoài
pháp môn Giới-Định-Tuệ, pháp mônduy nhất để đưa người hành trì đoạn tận khổ
đau.
“Này các Tỳ kheo, một Tỳ kheo có giới tốt
lành (kalyàmasìlo), có pháp tốt lành, có tuệ tốt lành, được gọi trong pháp và
luật này là vị toàn hảo.”
“Này các Tỳ kheo, một Tỳ kheo có giới tốt
lành, có pháp tốt lành, có tuệ tốt lành được gọi trong pháp và luật này là vị
toàn hảo (kevalì). Này các Tỳ kheo, thế nào là giới tốt lành? Ở đây, này các Tỳ
kheo, Tỳ kheogiữ giới, sống chế ngự với sự chế ngự của giới bổn Pàtimokkha đầy
đủ oai nghichánh hạnh, thấy sợ hãi trong những lỗi nhỏ nhặt, chấp nhận và học
tập trong các học pháp. Như vậy này các Tỳ kheo, là Tỳ kheo có giới tốt lành.
Và thế nào là có pháp tốt lành? Ở đây, này các Tỳ kheo, Tỳ kheo sống chuyên tâmchuyên chútu tập bảy pháp giác chi. Như vậy này các Tỳ kheo, là Tỳ kheo có
pháp tốt lành. Và thế nào là tuệ tốt lành? Ở đây này các Tỳ kheo, Tỳ kheo do
diệt trừ các lậu hoặc, ngay trong hiện tại, tự mình với thắng tri chứng ngộ
chứng đạt và an trúvô lậutâm giải thoát, tuệ giải thoát. Như vậy, này các Tỳ
kheo là Tỳ kheo có tuệ tốt lành. Như vậy, một người có giới tốt lành, có pháp
tốt lành, có tuệ tốt lành được gọi trong pháp và luật này là vị toàn hảo (kevalì)
(Kinh số 97).”
Cũng theo chiều hướng trên, ba hình ảnh được
phát họa diễn tả ba hạng người, tùy theo mức độ đối trị được với dục và hữu:
“Này các Tỳ kheo, những ai bị trói buộc
bởi trói buộc của dục, những ai bị trói buộc bởi trói buộc của hữu, là những
bậc đến lại, đi đến lại có mặt ở đây. Những ai chế ngự được sự trói buộc của
dục, này các Tỳ kheo, nhưng còn bị trói buộc bởi trói buộc của hữu, những vị ấy
là hạng bất lai, không trở lui lại có mặt ở đây. Những ai chế ngự được sự trói
buộc của dục, chế ngự được sự trói buộc của hữu, những vị ấy là những bậc A La
Hán, đã đoạn tận các lậu hoặc (Kinh 97).”
Tiếp theo là một số phương pháptu học, một
nếp sống đưa đến hai quả Chánh trí hay nếu có dư y thời được quả Bất lai, những
quả cao nhất trong con đườngtu hành, nghĩa là đoạn tận được khổ đau.
“Này các Tỳ kheo, hãy sống ưa muốn ẩn dật,
thiền tịnh, thích thúẩn dậtthiền tịnh, thành tựu quán tri, hành trì hạnh đi
đến các ngôi nhà trống (Kinh số 45).”
“Này các Tỳ kheo, hãy an trú vào lợi ích
của học tập, cho trí tuệ tối thượng, cho lỏi cây giải thoát, cho niệm được tăng
trưởng… (Kinh số 46).”
“Này các Tỳ kheo, Tỳ kheo phải sống cảnh
giác, chánh niệmtỉnh giác, thiền tịnh, hoan hỷ, tín thanh và ở đây quán tri
đúng thời trong các pháp thiện… (Kinh số 47)”
Những vị thực hành theo pháp môn này thời có
hy vọng đoạn trừ được khổ đau.
Đức Phật còn dạy Tỳ kheo làm thế nào đã đối
trị 3 cảm thọ: lạc thọ, khổ thọ, bất khổ bất lạc thọ?
“Này các Tỳ kheo, lạc thọcần phải được
xem như là khổ, khổ thọcần phải được xem như là vô thường. Vì rằng, này các Tỳ
kheo, Tỳ kheo đã xem lạc thọ như là khổ, đã xem khổ thọ như là mũi tên, đã xem
bất khổ bất lạc thọ như là vô thường. Này các Tỳ kheo, Tỳ kheo này gọi là bậc
Thánh, đã chân chánh thấy, đã chặt đứt ái, đã giải tỏa kiết sử, đã chân chánh
thắng tri mạn, đã đoạn tận khổ đau.” (Kinh số 53)
“Này các Tỳ kheo, cần phảiquán sát một
cách như thế nào, do quán sát như vậy, thức của vị ấy đối với ngoại trần không
có tán loạn, không có tản rộng, tâm không trú trước nội tâm, không chấp thủ
không bị khủng bố, sẽ không có sự sanh, tập khởi của khổ về sanh già chết trong
tương lai (Kinh số 94).”
“Này các Tỳ kheo, những Sa môn hay Bà la
môn nào không như thật quán tri đây là khổ tập, không như thật quán tri đây là
khổ diệt, không như thật quán tri đây là con đường đưa đến khổ diệt. Những Bà
là môn ấy, này các Tỳ kheo, không được Ta chấp nhận là Sa môn trong các hạng Sa
môn hay Bà la môn trong các hạng Bà la môn. Với các vị Tôn giả ấy ngay trong hiện
tại cũng không tự mình với thắng trí chứng ngộ, chứng đạt và an trúmục đíchSa
môn hạnh hay mục đíchBà la môn hạnh. Những Sa môn hay Bà la môn nào, này các
Tỳ kheo, như thật quán tri đây là khổ, như thật quán tri đây là khổ tập, như
thật quán tri đây là khổ diệt, như thật quán tri đây là con đường đưa đến khổ
diệt, thời, này các Tỳ kheo, các Sa môn hay Bà la môn ấy được Ta chấp nhận là
Sa môn trong các hạng Sa môn hay Bà la môn trong các hạng Bà la môn và các vịTôn giả ấy, ngay trong hiện tại tự mình với thắng trí chứng ngộ chứng đạt và an
trúmục đíchSa môn hạnh hay mục đíchBà la môn hạnh (Kinh số 103).”
Hòa Thượng Thích Minh Châu
Thiền ViệnVạn Hạnh
谀