PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦY
BUDDHASĀSANA THERAVĀDA
THANH TỊNH ĐẠO
(VISUDDHIMAGGO)
PHẦN GIỚI
Nguyên tác: Buddhaghosa
Hướng dẫn: Hòa thượng Tịnh Sự ân sư
Đặc trách phiên dịch: Bhikkhu Ngộ Đạo
Hoàn tất dịch thuật – mùa an cư 2529 – 1985 PL: 2556 DL:2012
NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Thanh-Tịnh-Đạo-Giới
MỤC LỤC
Buddhaghosanidāna.. 20
Lịch Sử Ngài Buddhaghosa.. 20
Chương Thứ Nhất. 20
Chương Thứ Nhì. 26
Chương Thứ Ba.. 28
Chương Thứ Tư.. 32
Chương Thứ Năm… 39
Chương Thứ Sáu.. 43
Chương Thứ Bảy.. 47
Chương Thứ Tám… 54
Thanh Tịnh Đạo.. 57
Phần Giới. 57
Chương Thứ Nhất.. 67
Giới Xiển Minh.. 67
I….. Câu hỏi: Giới là gì?. 67
II… Câu hỏi: Gọi là giới do ý nghĩa thế nào?. 69
III.. Bây giờ sẽ giải thíchtiếp theo câu hỏi: Trạng thái, phận sự, thành tựu và nhân cận của giới là gì? 70
IV.. Câu hỏi: Giới có quả báo thế nào?. 71
V… Bây giờ tôi sẽ giải thích câu hỏi: Giới có bao nhiêu loại?. 74
- Giới một loại: 77
- Giới hai loại: 77
- Giới ba loại: 81
- Giới bốn loại: 84
- Giới năm loại: 132
CHƯƠNG THỨ HAI. 152
TRỪ CHI XIỂN MINH.. 152
I….. Phân tích về ý nghĩa: 153
II… Phân tích về trạng thái: 157
III.. Phương phápthọ trì: 157
1) Phương phápthọ trì chi của người mặc y phấn tảo: 158
2) Phương phápthọ trì chi của người mặc tam y. 162
3) Phương phápthọ trì chi của người thọ dụng đồ ăn khất thực. 164
4) Phương phápthọ trì chi của người đi tuần tựkhất thực. 168
5) Phương phápthọ trì chi của người chỉ thọ thực một chỗ ngồi 170
6) Phương phápthọ trì chi của người chỉ thọ thực trong bát 172
7) Phương phápthọ trì của người không nhận vật thực cúng dường sau bữa ăn. 174
8) Phương phápthọ trì chi của người sống trong rừng. 175
9) Phương phápthọ trì chi của người sống dưới cội cây. 179
10) Phương phápthọ trì chi của người sống ngoài trời. 181
11) Phương phápthọ trì chi của người sống nơi nghĩa địa. 183
12) Phương phápthọ trì chi của người bằng lòng bất cứ sàng tọa nào được cúng dường. 186
13) Phương phápthọ trì chi của người chỉ có oai nghi ngồi. 188
- Phân tích bằng cách tam đề thiện. 189
V… Giải thích về phân loại 191
- Diệt trừ. 191
- Diệt trừ luận: 191
- Pháp diệt trừ. 192
- Các trừ chi 192
- Người nào thực hành trừ chi thích hợp. 193
VI.. Giải thíchtóm tắt về trừ chi 193
VII. Giải thíchchi tiết về trừ chi 194
LỜI TỰA
Pháp được đức Thế Tôn khéo thuyết giảng có hiệu nănghướng thượng, đã được chư Thinh văn đệ tửluân phiênkhẩu truyền, kết tập nhiều lần và duy trì cho mai sau. Đến khoảng 956 năm sau khi đức Như Laiviên tịch, Tam tạng Giáo thọ sư Buddhaghosa (Buddhaghosa) – một nhà luận sưlỗi lạc, một thiền sưhiền đức đã dịch Tam tạngThánh điển ra ngôn ngữ Magadha, sáng tác bộ Thanh tịnh đạo chủ yếu giới, định, tuệ căn cứ vào Phật ngôn:
Trì giới người có trí
Tu tiến tâm và tuệ
Nhiệt tâm, mẫn Bhikkhu
Vị ấy thoát triền này.
Thanh tịnh đạo đã nói lên ý nghĩacăn bảncon đườngphạm hạnh, kim chỉ nam cho những ai tầm cầu đạo lộ chí thượng độc nhất thanh tịnh, vì ngoài nó ra không còn con đường nào khác hướng đến tuần tựtiến hóa. Và tầm quan trọng của nó được thể hiệnphổ biếnrộng rãi qua các xứ Quốc giáo khi nó là nền tảng cho các hành giả phát triển thiền quán.
Khi nào tuệ quán thấy
Tất cả hành vô thường
Tất cả hành khổ não
Tất cả pháp vô ngã
Khi ấy yểm ly khổ
Đó là Thanh tịnh đạo.
Thanh tịnh đạo phân tích thành ba phần, hai mươi ba chương như sau:
Phần thứ nhất: GIỚI
(Có hai chương)
- Chương thứ nhất: Giới xiển minh.
- Chương thứ nhì: Trừ chi xiển minh.
Phần thứ nhì: ĐỊNH
(Có mười một chương)
- Chương thứ ba: Thọ trìnghiệp xứ xiển minh.
- Chương thứ tư: Địa hoàn tịnh xiển minh.
- Chương thứ năm: Hữu dư hoàn tịnh xiển minh.
- Chương thứ sáu: Bất mỹ xiển minh.
- Chương thứ bảy: Lục tùy niệm xiển minh.
- Chương thứ tám: Hữu dưtùy niệm xiển minh.
- Chương thứ chín: Phạm trú xiển minh.
- Chương thứ mười: Vô sắc xiển minh.
- Chương thứ mười một: Định xiển minh.
- Chương thứ mười hai: Thần thông xiển minh.
- Chương thứ mười ba: Thắng trí xiển minh.
Phần thứ ba: TUỆ
(Có mười chương)
- Chương thứ mười bốn: Uẩn xiển minh.
- Chương thứ mười lăm: Xứ, giới xiển minh.
- Chương thứ mười sáu: Quyền, đế xiển minh.
- Chương thứ mười bảy: Nền tảng tuệ xiển minh.
- Chương thứ mười tám: Kiến thanh tịnh xiển minh.
- Chương thứ mười chín: Đoạn nghi thanh tịnh xiển minh.
- Chương thứ hai mươi: Đạo phi đạo tri kiến thanh tịnh xiển minh.
- Chương thứ hai mươi mốt: Hành tri kiến thanh tịnh xiển minh.
- Chương thứ hai mươi hai: Tri kiến thanh tịnh xiển minh.
- Chương thứ hai mươi ba: Quả báo tu tiến tuệ xiển minh.
Như vậy, Thanh tịnh đạo thâu nhiếp:
Không làm mọi điều ác
Thành tựu các hạnh lành
Giữ tâm ý trong sạch
Đó lời chư Phật dạy.
Do đó:
Tham ái tự thân hãy cắt ngang
Như tay ngắt đóa sen thu tàn
Hãy phát triển con đườngtịch tịnh
Níp-bàn Thiện thệ đã truyền ban.
Đề cập đến giới, chắc chắn trong chúng ta có người thắc mắc: Thời kỳmạt pháp này tu theo pháp môn giới, định, tuệ có giải thoát không?
Nói như vậy là chúng ta chưa biết rõ giới luật là thọ mạngPhật giáo. Hằng ngày có thể văn kinh, thính Pháp rất nhiều nhưng chúng ta chưa hiểu rõ nền tảng của nó trên bước đường tu tiến. Đọc tỉ mỉ giới phần thứ nhất này, chúng ta sẽ thấy tác giảgiải thíchrõ ràng sơ thiện Phật giáo mà chỉ đến đức Phật khi mới thành Chánh Đẳng Giác đã suy tư:
“Với mục đích làm cho giới chưa đầy đủ được đầy đủ, định uẩn chưa đầy đủ được đầy đủ, tuệ uẩn…, giải thoát uẩn chưa đầy đủ được đầy đủ, v.v…, tri kiếngiải thoát uẩn chưa đầy đủ được đầy đủ. Ta hãy cung kính, tôn trọng và sống y chỉ vào một Sa-môn, Bà-la-môn khác, nhưng ta không thấy một chỗ nào trong thế gian này với Thiên giới, Ma giới, Phạm thiên giới, giữa quần chúng, Sa-môn, Bà-la-môn cùng chư Thiên và nhân loại, không có một Sa-môn, hay Bà-la-môn nào khác, mà giới uẩn cụ túctốt đẹp hơn ta, định uẩn…, tuệ uẩn…, giải thoát uẩn…, tri kiếngiải thoát uẩn… và ta có thể cung kính, tôn trọng và sống y chỉ. Với pháp này, ta đã Chánh Đẳng Giác, ta hãy cung kính, tôn trọng và sống y chỉ pháp ấy”.
Do đó, ai muốn thanh tịnh tam nghiệp, chí nguyệngiải thoát giới hạnh quả thậtcấp thiết tối cần, ví như những đóa hoa sai khác, không được sợi chỉ nhiếp, bị gió thổi bay, tàn phá, hư hoại như thế nào. Cũng như thế ấy, khi chư Tăngxuất gia từ nhiều quốc độ khác nhau, nhiều gia tộc khác nhau, nhiều danh tánh khác nhau, nếu không được luật huấn luyện, không thể thành tựu giới hạnh, chư Tăng đưa đến bất hòa lẫn nhau. Do nhân duyên đó, chánh Pháp không thể trường tồn, Tăng chúng không được hưng thịnh. Trái lại, như những bông hoa sai khác được sợi chỉ khéo nhiếp, không bị gió thổi bay, tàn phá hư hoại như thế nào. Cũng như thế ấy, khi chư Tăngxuất gia từ nhiều quốc độ khác nhau, nhiều gia tộc khác nhau, nếu được luật hướng dẫn, có thể thành tựu giới hạnh, chư Tăng có thể hòa hợp lẫn nhau tu tiến đưa đến giải thoát. Do nhân duyên đó, chánh Pháp có thể trường tồn,Tăng chúng được hưng thịnh.
Nếu bước đầu trên con đườngphạm hạnh, hành giả không thọ trìgiới luật, mà có thể đạtđịnh tâm, hay giác ngộ, sự kiện ấy không thể xảy ra. Vì rằng ác giới rất xa thật là xa, đạt đượctâm thanh tịnh, rất xa thật là xa đạt được đoạn nghi thanh tịnh, rất xa thật là xa đạt đượcđạo phi đạo tri kiến thanh tịnh, rất xa thật là xa đạt được hành tri kiến thanh tịnh, còn nói gì để đạt đến gần tri kiến thanh tịnh. Và để phương tiện điều học nhỏ nhen chút ít theo phàm phu tánh khi dẫn chứng Phật ngôn, chúng ta đã vô tình hay cố ýxuyên tạcThế tôn, vì rằng:
Này chư Bhikkhu, nếu như Như Lai sẽ ban hành các điều học cho chư Thinh văn vì mười lợi ích:
- Cho tốt đẹp đến Tăng
- Cho an lạc đến Tăng
- Khiển trách các bhikkhu khó dạy
- Những bhikkhu giới hạnh lạc trú
- Phòng hộ lậu hoặc trong hiện tại
- Đối trịlậu hoặc tương lai
- Cho người chưa tin tưởng được tin tưởng
- Người tin tưởng rồi càng tin tưởng thêm
- Cho chánh Pháptrường tồn
- Tế độ tạng Luật.
Như vậy, chúng tatu tập đương nhiên khôngchấp nhận có bậc đạo sư:
“Này Ānanda! Pháp và Luật nào đã được Như Laithuyết giảng và ban hành cho các con, sau khi Như Laidiệt độ, chính Pháp và Luật ấy là đạo sư của các con”.
Thế nên:
Như là cưỡng hộ trứng
Sơn dương bảo vệ đuôi
Mẹ trông nom con cái
Người một mắt hộ mắt
Cũng vậy, chư tôn giả
Hãy trì giớitrang nghiêm
Người luôn luôn cung kính
Tùy phòng hộ giới hạnh.
Trong thời buổi nhiễu nhương này, giới luật hầu như bị lãng quên, bởi chúng ta thấy nhiều thiền đường, lắm thiền sư, hàng loạt sách thiền luận cho rằng đây là những pháp môn dành cho hạng Thinh văn Tiểu thừa,… rồi tùy ýphương tiện đặt ra pháp môntu tắt bằng cách tiết chếăn uống, vãng sanh… rơi vào ý đồ của Bà-la-môn giáo, khiến cho hàng tín đồđiên đảođức tin, không dám xem những kinh sách nguyên thủy nhất được chính kim khẩuđức Thế Tôn thuyết, không can đảmtu tập các pháp môncăn bản này ngõ hầu vượt qua trùng dương sanh tử, đáo tận bỉ ngạn. Phần đông chỉ quanh quẩn bờ bên này, mò mẫm, lạc lối trong các rừng rậm, mù mịt, âm u, tăm tối. Đó là kết quả: Đi vòng một khắc, đi tắt tối ngày.
Bởi vì chúng ta có nguyện vọng thế nào đi nữa, như được các bạn đồng phạm hạnhthương yêu, quí mến… cho đếnđạt được các bậc thiền, thành tựu các Thánh vức, chứng những loại thần thông, thắng trí, cũng cần phảithọ trìgiới luật:
“Này chư Bhikkhu, nếu vị bhikkhu có ước nguyện: Mong rằng ta được các bạn đồng phạm hạnhthương yêu, quí mến, cung kính, tôn trọng… Vị bhikkhu ấy phải thành tựuviên mãn giới hạnh…”
Đến phân loại về giới, chúng ta sẽ minh định được điều này:
- Luật dẫn đến thu thúc.
- Thu thúc dẫn đến không nóng nảy.
- Không nóng nảy dẫn đến hân hoan.
- Hân hoan dẫn đến no vui.
- No vui đẫn đến yên lặng.
- Yên lặng dẫn đến an lạc.
- An lạc dẫn đến định tâm.
- Định tâm dẫn đến như thật tri kiến.
- Như thật tri kiến dẫn đến yếm ly.
- Yếm ly dẫn đến ly tham.
- Ly tham dẫn đến giải thoát.
- Giải thoát dẫn đến tri kiếngiải thoát.
- Tri kiếngiải thoát dẫn đến vô thủ trước Níp-bàn.
Chúng ta càng tuệ tri xác tín hơn khi người có giới hạnh nhưng ít nghe, thiểu trí, hay điên đảo kiến, vị ấy đã bị mắc vào bẫy mồi của ác ma. Còn người đa văn quảng kiến mà phá giới cũng rơi vào cực đoanquyền lựcMa vương, không thoát khỏi khổ ưu. Những sự kiện ấy khiến cho người chưa tin tưởng không tin tưởng, hay người đã tin tưởng cũng thay đổi niềm tin. không cần nói đến người khiếm khuyết cả hai và chỉ có người viên mãn cả hai phương diện, quả thật là đặc thù. Bởi vì:
- Trí tuệ được giới hạnh làm cho thanh tịnh. Giới hạnh được trí tuệ làm cho thanh tịnh.
- Chỗ nào có giới hạnh chỗ ấy có trí tuệ. Chỗ nào có trí tuệ chỗ ấy có giới hạnh.
- Người có giới hạnhnhất định có trí tuệ. Người có trí tuệnhất định có giới hạnh.
Giới hạnh và trí tuệ được xem là tối thượng ở đời.
“Cư trần bất nhiễm trần, đã vượt chặng đường phải qua cần gì phải trì giới?” Nói thế là chúng ta đã dối gạt người, tầm cầu một chỗ ẩn trú hầu đánh lừa mình, hay cho mất tiếng gọivô vọng của tâm linh, vì không thể lừa đảo tự lương tâm mình. Quả thật vậy, trong một lúc nào đó tâm linh có lên tiếng trong giờ khắc cuối cùng của tên tử tội, tâm linhlên tiếng trong một hơi thở nào giữa canh khuya, làm cho những mái tóc bạc giật mình, làm cho những vầng trán nhăn cau mặt, làm cho những ý thứclương trithở dài… và các ảo kiến ấy không thể che đậytuệ giác của bậc Nhất thiết chủng trí:
“Ở đây, này Ānanda! Vị Thánh đệ tử có chánh tín đối với đức Phật… Vị ấy có chánh tín đối với chánh Pháp… Vị ấy có chánh tín đối với chư Tăng… Vị ấy thành tựucụ túc giới hạnh được bậc Thánh ái kính viên mãn không mảy mún, được vẹn toàn, không sứt mẻ, không tỳ vết, không ô nhiễm, đưa đến giải thoát được người trí tán thán, hướng dẫn đến thiền định. Này Ānanda! Chính pháp kính này mà vị Thánh đệ tử sau khi chứng đạt pháp nghĩa này, nếu muốn sẽ tự tuyên bố về mình như sau: Đối với ta sẽ không còn địa ngục, sẽ không tái sanh cõi bàng sanh, ngạ quỉ, ác thú, đọa xứ. Ta đã chứng quảDự lưu, nhất định không đọa ác đạo, sẽ đạt Chánh giác”.
Sau khi thắng trí giới hạnh cần phải thành mãn như vậy, chúng tacảm thấy khó thọ trì, phòng hộ giới luật cho chân chánh, còn hạnh đầu đà khiến cho thân xác gầy ốm, xanh xao, hầu như quá khổ hạnh. Điều đó đúng cho tâm viên ý mãchúng sanh quen đeo níu cảnh trần, phan duyên dục đối tượng để nếm mùi tục lụy, hạnh phúc tạm bợ thế gian, mặc cho ma lựcphóng túngquay cuồng mà ảo tưởngPhật tánh, tiêu dao tự tại. Chúng ta sẽ được xác chứng quan điểm này khi đã thấy rõ tội lỗiphá giới và thành quảgiới hạnh. Do vậy:
Ở đây, hãy học giới,
Khéo học tập ở đời.
Giới thành đạttoàn diện,
Đưa đến mọi thành công.
Bậc trí hãy hộ giới,
Nếu kỳ vọng ba lạc.
Được danh xưng tài sản,
Sau chết hưởng thiên lạc.
Người trì giới tự chế,
Được nhiều người bạn tốt.
Kẻ ác giới hành ác,
Mất mát các bạn bè
Người ác giới chỉ được,
Ác danh không tài sản.
Bậc trì giới luôn được,
Khen danh xưng tán thán.
Khởi đầu an trú giới,
Giới là mẹ pháp thiện.
Giới đứng đầu mọi pháp,
Vậy hãy trong sạch giới.
Giới hạn chế phòng ngự,
Làm sáng chói tâm tư,
Là đầu bến chư Phật,
Vậy hãy trong sạch giới.
Giới sức mạnhvô song,
Giới binh khí tối thượng.
Giới trang sức đệ nhất,
Giới áo giáp hi hữu.
Giới đầu cầu cường đại,
Giới hương thơm vô thượng.
Giới hương thoa đệ nhất,
Nhờ giới bay bốn phương.
Giới tư lương cao nhất,
Giới hành trang tối thượng.
Giới vận tải đệ nhất,
Nhờ giới đi bốn phương.
Đây kẻ xấu bị trách,
Sau chết sanh đọa xứ.
Kẻ ngu không định giới,
Ưu tư khắp các chỗ.
Đây bậc tốt được khen,
Sau chết sanh Thiên giới.
Kẻ trí khéo định giới,
Hân hoan khắp các chỗ.
Ở đây giới tối cao,
Nhưng trí tuệ tối thượng.
Giữa loài người loài trời,
Bậc giới tuệ thắng lợi.
Đề cập đến hạnh đầu đà, trước đây có người chỉ biết từ ngữ phiên âm, mà không hiểu nghĩa lý của nó. Ở đây, chúng tôi xin tạm dịch dhutaṅga: trừ chi – thường quen gọi là hạnh đầu đà, ngỏ hầu xác định thành phầndiệt trừphiền não dành cho mỗi một pháp thọ trì. Vì không nâng cao tâm, không phát triển ý, không hướng đến đoạn tận kiết sử, tẩy sạch mọi ô nhiễm. Do đó, chúng tangộ nhậngiới luật khó hành, trừ chi là khổ hạnh để rồi bi quan, tiêu cực, chán nản, không hoan hỷđời sốngphạm hạnh, phế thải Sa-môn pháp, dẫn đầu và đọa lạc, bỏ rơigánh nặngviễn ly. Điều này đã được trưởng lão Kassapa – Thinh văn tối thượnghạnh đầu đà – đã đáp lời bậc Đạo sư khích lệ cho chúng ta:
“Bạch Thế tôn, con đã thấy có hai lợi ích, nên con đã lâu ngày sống ở rừng và tán thán hạnh ở rừng, con đi khất thực…, con mang y phấn tảo…, con mang ba y…, con thiểu dục…, con tri túc…, con sống không giao thiệp…, con sống tinh cần và tán thán hạnh sống tinh cần. Con tự mình được hiện tại lạc trú và vì lòng bi mẫn đối với các chúng sanh sắp đến, mong rằng các chúng sanh sắp đến sẽ noi gương, đối với các đệ tử Phật và tùy Phật mong chúng trong một thời gian dài trở thành những vị sống ở rừng và tán thán hạnh ở rừng… như trên… bạch Thế tôn, con thấy được hai lợi ích này, con sống ở rừng và tán thán hạnh sống ở rừng… như trên…”
Và đức Phật đã sách tấn, gieo niềm tịnh tín cho chúng ta:
“Lành thay, này Kassapa. Lành thay, này Kassapa. Thật vì hạnh phúc cho quần sanh, này Kassapa, ngươi đã hành như vậy, vì an lạc cho quần sanh, vì lòng bi mẫn với đời, vì lợi ích, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chư Thiên và nhân loại. Do vậy, này Kassapa, hãy mang vải gai thô phấn tảo đáng được quăng bỏ. Hãy sống khất thực và trú ở trong rừng”.
Trừ chi đức Thế Tôn còn tán thán như vậy, còn nói gì giới luật là một trong những pháp đến để mà thấy, chớ không phải lý luận suông. Vì vậy:
Ai sống một trăm năm
Ác giớikhông định tĩnh
Tốt hơn sống một ngày
Có giới hạnhtu thiền.
Các pháp môn khác, dù khó tu đến bậc nào, một công nhân, một đầy tớ, cũng có thể tu hạnh ấy được. Nhưng Sa-môn hạnh tu tiến cho thành tựutam học này, chỉ có người trí mới tu nổi, do đó:
Biết rõ sự kiện ấy
Hiền trí thu thúc giới
Con đường đến Níp-bàn
Hãy nhanh chóng thanh tịnh.
Tu theo pháp môn này quả thật là hạnh tu tối thượng, chứng đắcthâm diệu và giải thoáttuyệt đối.
“Giới, thiền định, trí tuệ,
Và giải thoátvô thượng,
Gotama danh xưng,
Giác ngộ những pháp này.
Đức Phật thắng tri chúng,
Thuyết pháp cho Bhikkhu.
Đạo sư đoạn tận khổ.
Bậc tuệ nhãn tịch tịnh”.
Chúng tôihữu duyên theo Ân sư học A-tỳ-đàm (Abhidhamma) gặp bộ sách quí này và được người phó thác dịch để cho chánh Pháptrường tồn, chúng sanhlợi lạc. Nay, chúng tôi không quản tài hèn sức mọn, cố gắng dịch hoàn tất để tu họcThanh tịnh đạo này xuất hiện tại Việt Nam nói riêng, thế gian nói chung và Thánh đạo, Thánh quả phát sanh cho các chúng hữu tình có duyên lành gặp chánh Pháp.
Trong khi dịch, về từ ngữ hay nghĩa lý có điều sơ thất, xin chư bậc hiền minh, các vị thiện trí thức từ, bi, hỷ, xả chỉ giáo cho. Chúng tôi xin hân hoan đón nhận mọi ý kiếnxây dựng, hầu mỗi khi có dịp tái bản thêm phần toàn vẹn.
Do quả phước báu thanh cao dịch Thanh tịnh đạo phần giới này, xin hồi hướng đến các bậc ân nhân và thầy tổ đã quá vãng, nhất là Cố Hòa thượng Tịnh Sự, xin các ngài được thọ lãnh phước báu siêu thăng nhàn cảnh. Còn ở nơi nhàn cảnh thì càng tiến hóa thêm.
Một phần công đức xin dâng đến những bậc Thầy tổ, chư tônHòa thượng, Thượng tọa, Đại đức Tăng đã đóng góp tinh thần, kẻ công người của, đạt đượcvạn sựkiết tường, bồ đề tâm viên đắc, tự giác giác tha.
Một phần công đức khác xin chia đến các thí chủ, những Phật tửxa gần, cùng mỗi một thân bằng quyến thuộc của chư quí vị còn tại tiền được tăng phúc, tăng thọ, tật bệnh tiêu trừ, tai qua nạn khỏi. Người chưa gặp chánh Pháp mau gặp chánh Pháp, người đã gặp chánh Pháp xin hãy hành đúng chánh đạogiải thoát khổ đau và người đã quá vãng được cao đăng lạc cảnh.
Xin hồi hướng quả phước này đến đức trời Đế Thích cùng Tứ Đại Thiên vương, nhất là tất cả chư Thiênhộ trìchánh Pháp, được thọ lãnhcông đức rồi hộ trìchánh Pháp thêm bền lâu và xin cho hàng tứ chúng như chúng tôi sống tiến hóaan lành trong giáo pháptừ bi của đấng Giác ngộ.
Riêng chúng tôi mong quả phước báu thanh cao này hộ trì được tu hànhphạm hạnh đến suốt đời, sanh ra kiếp nào cũng được gặp chánh Pháp, nhất là nơi các xứ Quốc giáo, ngõ hầu lão thông Tam tạng với chú giải, đắc được các thiền chứng, thắng trí, hoằng dương Phật Pháp không bị chướng ngại. Nếu ngoài thời kỳPhật giáo, xin hãy nâng đỡxuất gia tu tiến theo chánh Phápcho đến khi đắc chứng các Pháp mà chư Phật đã giác ngộ.
Và hồi hướng đến tất cả chúng sanh trong ba giới, bốn loài, đều được an vui, tiến hóay nhưý nguyện.
Hướng dẫn: Hòa thượng Tịnh Sự ân sư
Dịch giả: Đệ tửNgộ Đạo cẩn chí.
LỜI PHI LỘ
Lịch sửGiáo thọ sưBuddhaghosa đi dịch chú giải trong đảo Tích Lan, những người liên hệPhật giáo truyền nhau thành câu chuyện quan trọng, chú ý nhiều đến nó, vì nó trình bày thực hành phận sự trọng đại trong Phật giáo đồ, phương pháptruyền bá Phật ngôn lợi ích cho người đạo đức. Giáo pháp của bậc Chánh Đẳng Giác được duy trìlâu dàicho đến ngày nay, cũng nương nhờchư Tăng Thinh văn đệ tử Phật luân phiên nhau kết tậpTam tạng nhiều lần.
- Lần thứ nhất, khi bậc đạo sư Níp-bàn bảy ngày, Mahā Kassapa vì nguyên nhân bhikkhu Subhadda xuất gia khi lớn tuổi nói vượt quáPháp Luật, Trưởng lão Mahā Kassapa khởi xướng kết tập tại thành Vesālī với sự tham dự của năm trăm vị Thánh Tăng được đức vua Ajātasattu ủng hộPhật giáo đã thành tựu sau bảy tháng làm việc.
- Lần thứ nhì, khi đức Phậtviên tịch khoảng một trăm năm, do nguyên nhâncâu chuyện nhóm bhikkhu Vajjīputtaka – Bạt Kỳ Tử – tại thành Vesālī thực hànhphi Pháp Luật, Trưởng lão Yasakākaṇḍaputta khởi xướng kết tập trong thành Vesālī ấy được đức vua Kālāsoka ủng hộ, chư Tăng cưu hội bảy trăm vị làm việc trong tám tháng thì thành tựu.
- Lần thứ ba, khi tuổi thọ Phật giáotrải qua khoảng hai trăm ba mươi bốn năm, vì nguyên nhân nhóm ngoại đạogiả mạoxuất gia trong hàng ngũ bhikkhu Tăng và trình bày lẫn lộn chủ thuyết của mình vào. Khi đã trục xuất nhóm ấy ra khỏi Phật giáo, thanh lọc Pháp Luật, Trưởng lão Moggallīputtatissa khởi xướng, chư Tăng cưu hội một ngàn vị được Đại Hoàng đế Dhammāsoka ủng hộ, chín tháng thì thành tựu.
Kể từ đó có tin rằng: Trưởng lão Moggallīputtatissa nhìn thấy Phật giáo đồ không trường cửu trên đảo Nam Jambudīpa, bèn đưa tất cả trưởng lão đi truyền bá giáo pháp tại nhiều xứ khác nhau. Vì thế, về sau không được tin tứcgiáo pháp trong đảo Nam Jambudīpa nữa. Tại nơi cư ngụ, các trưởng lão khác cũng vậy, ngoại trừ câu chuyệntôn giả Mahinda đi đảo Tích Lan, vì chánh giáo điển từ một con đường truyền đến đảo ấy. Từ đây, Phật giáo được biết đến thành chi nhánh. Sự kết tậpTam tạng sau này tại Tích Lancủa riêngchư Tăng trong đảo ấy được kể là sự kết tậpphụ thuộc. Nhưng chư Tăng ở đấy và chư Tăngthọ trìKhế kinh từ đầu mối ấy cũng được kể vào kết tậpTam tạngtiếp theo sự kết tậpTam tạng trong đảo Nam Jambudīpa.
- Khi Phật lịch trải qua hai trăm ba mươi sáu năm, tôn giả Mihinda cũng cố Phật giáo tại nơi ấy, cho đến lúc có thiện nam tử trên đảo được đức tin, xuất giathọ cụ túc giới, học thuộc lòngthông suốtTam tạng giáo pháp và tự tuyên bố giáo giới lẫn nhau thì có đại hộichư Tăng trên đảo. Ngài Ariṭṭha thuyết giảng cho hội chúng, trình bày Phật giáo đã vững chắc nơi đây, kể là kết tậpTam tạng lần thứ tư.
- Một lần nữa, khi tuổi thọ Phật giáo đã trải qua khoảng bốn trăm năm mươi hai năm, nhóm bhikkhu đa văn trong đảo ấy ghi Phật ngôn thành mẫu tự Tích Lan vào lá buông, đã đặt một nền tảng tốt đẹp cho việc ghi chép những Phật ngôn bằng văn tự, được kể là kết tậpTam tạng lần thứ năm.
Sự kết tậpTam tạng trên đảo Tích Lannổi danh hai lần như vậy.
Khi tuổi thọ Phật giáotrải qua chín trăm năm mươi sáu năm, GTS Buddhaghosa – Buddhaghosācariya – đi dịch chú giải trong đảo Tích Lan, là câu chuyện thuộc loại văn chương cổ trong lời phi lộ của giáo thọ sưthời xưa, nhưng lịch sử GTS Buddhaghosa đây dịch từ bản Pāḷi của ngài Pháp tam giới – Dhammatelokācariya – chùa Đại Giới (Mahādhātu) được sáng tác cuối phần Thanh tịnh đạo.
Bậc thiện trí thức muốn biết câu chuyện riêng biệt nên khảo sát trong Buddhaghosanidāna tích chuyện ngài Buddhaghosa một phần, trong Vaṃsamālinī (Tràng tông) một phần và trong bộ Ñāṇodaya (Khởi trí) một phần.
Chỉ bao nhiêu đây, chúng tôithành đạt được dòng nước lớn phước báu. Xin tất cả chư Thiên hãy tùy hỷ để thành tựu Thánh sản. Xin các chúng sanh hãy trì giới do đức tin, hãy khiến cho sanh tâm tu tập và không khinh thường trí tuệ, vì rằng tam học này là Thanh tịnh đạo. Xin tất cả bậc chân nhân nếu bị khổ não, hãy thoát khổ, bị sợ hãi thì thoát khỏisợ hãi, bị buồn rầu hãy thoát khỏibuồn rầu và đồng thờiđạt đếnThanh tịnh đạo đều nhau cả thảy.