Thích nữ Hạnh Giải
Cứu cánhrốt ráo của Đạo Phật là “Vô thủ trước Niết
Bàn”. Cảnh giới ấy một khi thành tựu, bậc giác ngộ sẽ đạt đượctrạng thái
“Vô vi nhi vô bất vi” (Nghĩa là không làm, hay vô sự, nhưng không việc
chi là không hoàn tất); “Tùy duyên bất biến” (nương theo mọi duyên
nhưng tâm giải thoát không hề biến chuyển). Tóm lại nơi “Vô thủ trước Niết
Bàn” mọi công đức đều có thể thành tựu. Tuy nhiên, trong thời gianhành giảtu tập, còn bị kềm tỏa trong vòng “Thủ trước” của “tham, sân,
si” thì làm sao thành tựuvô lượngcông hạnh khó nghĩ bàn để đến cảnh giới
“Vô Ngã”. Phật dạy: “Long Vương! Ví như tất cả thành, ấp, xóm,
làng đều y địa đại mà được an trụ, tất cả trăm hoa, cây cỏ bụi rừng cũng nương
tựa địa đại ấy mà được sanh trưởng; Thập Thiện Nghiệp đạo cũng lại như thế. Tất
cả Nhơn Thiên cũng y vào đó mà được an lập, tất cả Thanh Văn, Độc Giác Bồ Đề,
các hạnh Bồ Tát, tất cả Phật Pháp đều chung vào đại địathập thiện này mà được
thành tựu.” (Kinh Thập Thiện_HT Thích Hòan Quan dịch). Như vậy, xem raThập
Thiện là pháp môncăn bản, là thềm thang cho mọi pháp môn. Hành giả dù có chí
mong cầu phước báu hữu lậu ở cõi nhân thiên, hay hướng về vô lậugiải thoátNiết
Bàn, cho đếnVô Thượng Giác, đều phải khởi điểm từ Thập Thiện.
Thập Thiện hay còn gọi là Thập Thiện Nghiệp, Thập Thiện Giới,
Thập Thiện Pháp. Tên gọi khác nhau là do tùy cách diễn nghĩa theo các phương diệnứng dụng. Chẳng hạn như khi chỉ nói riêng pháp số thì dùng danh từ Thập Thiện để
chỉ cho mười điều thiệnbao gồm:
1. Không sát
sanh
2. Không trộm cắp
3. Không tà dâm
4. Không vọng
ngữ
5. Không ỷ ngữ
6. Không lưỡng
thiệt
7. Không ác khẩu
8. Không tham
lam
9. Không sân giận
10. Không si mê
Khi hành giảthọ trì mười điều này để tu tập thì có thể dùng
danh từ “Thập Thiện Giới” vì khi đó, 10 điều trên đây được xem như
“giới”. Xét theo danh tựpháp môn tu thì gọi là “Thập Thiện
Pháp”. Căn cứ trên mười pháp thiện ấy để thành tựu phước báu nhân thiên và
con đườngThánh Đạo thì gọi là “Thập Thiện Nghiệp”. Để được đầy đủ,
chúng ta sẽ xét trên bình diện rộng của Danh tự mà biện giải: Nghĩa là bắt đầu
từ phần thích nghĩa từng chi phầnThập Thiện; kế đến là Thập thiện với hình thức
giới; phần ba là pháp môntu Thập Thiện qua sự phân chia của ba nghiệp (thân,
khẩu, ý); cuối cùng là thứ bậc tu tập của Thập Thiện (từ sơ khởi cầu phước báu
nhân thiên, đến 37 pháp trợ đạo cầu quả Thanh Văn, Lục Ba la mật để thực hành Bồ
Tát Đạo cầu Vô thượng giác). Tuy nhiên, vì tính chất tương đồng nên phần Thập
Thiện Giới sẽ được giải thích cùng phần thích nghĩa chi pháp (gộp chung phần 1
và 2).
I. “Thập Thiện” và “Thập Thiện
Giới”:
Như trên đã nêu qua, Thập Thiệnbao gồm mười điều: Không sát
sanh, không trộm cướp, không tà dâm (có văn bản dùng từ “không tà hạnh”),
không nói dối, không ỷ ngữ, không lưỡng thiệt, không ác khẩu, không tham, không
sân, không si. Nhưng xét chi pháp theo Phật Giáo Nam Truyền thì có khác đôi
chút như về danh từ như: Bốn chi pháp thuộc về lời là không được nói dối, không
được nói đâm thọc, không được nói độc ác, không được nói viễn vong; các chi thứ
8,9,10 là không được tham muốn gắt, không được thù oán, không tà kiến.
1. Không sát sanh: “Sát sanh” là
đoạn ngang sanh mạng, dứt ngang mạng sống của kẻ khác. Người không sát sanh thì
không được tự cầm khí giới giết, hoặc miệng mình sai bảo ai đó đoạn mạng kẻ
khác, cũng không được thấy sự giết hại mà ý mình hoan hỷ (tỏ vẻ hài lòng, đồng
ý, vui theo việc đó). “Kẻ khác” được đề cập ở đây bao gồmchúng sanh
mọi cảnh, như trong văn giới đề cập bao gồm “trên từ Thánh nhân, phụ mẫu;
dưới cho đến loài bò bay máy cựa vi tế côn trùng”, có thể hiểu là không được
đoạn mạng bất cứ một chúng sanh, một cá thể có tình thức nào. Chẳng những không
được tự tay, trực tiếp đoạn mạng kẻ khác, mà ngay cả việc dùng phương tiện như
đá, bẫy, thuốc độc… hoặc gián tiếp sai sử người làm, hoặc mưu tính đưa kẻ khác
vào chỗ chết như xúi chết, bày kế mưu khiến kẻ kia lâm vào thế phải chết, hay bất
cứ hình thứcgián tiếp nào cũng không được. Thậm chí cho đến nảy sanh ý muốn kẻ
kia phải chết, hoặc nghe kẻ kia chết mà khoái ý đều phạm vào ác pháp, tức vi phạm
điều thiện thứ nhất. Về mặt giới thì căn cứ trên bốn điều
1. Cố tâm giết
2. Đối tượng giết
3. Phương tiện
giết
4. Việc hoàn tất
“Cố tâm” tức là vì sân giận, vì tham quyền lợi,
danh vọng, vì oan trái thù hận… nói chung do một động cơ nào đó khiến tâm khởi
lên ý nghĩ muốn chấm dứt sự sống của kẻ khác. Như thích ăn một món thịt gà_ ý
nghĩ này khởi lên từ tâm tham vị_ dẫn tới tâm muốn giết con gà, cũng từ tâm này
thôi thúc nên phải bằng cách nào đó giết con gà kia. Cũng theo thí dụ trên, con
gà là “đối tượng” bị giết. Nếu người kia dùng tay giết thì
“phương tiện giết” là “nội sắc” tức là dùng tay, chân, thân
thể, những gì thuộc nội thân. Dùng đá, cậy, dao… khi ấy phương tiện là
“ngoại sắc”. Ở đây “cách thức” cũng kể vào phương tiện như
“trực tiếp” (tự tay làm) hay “gián tiếp” (biểu người khác
làm). Nếu như con gà mình muốn giết đã bị giết chết rồi, như vậy là điều kiện kết
tội đầy đủ, xem nhưtrọn vẹnphạm giới “Không sát sanh”. Tuy nhiên, nếu
không hội tụ đủ bốn điều trên thì tội kết nhẹ hơn. Chẳng hạn như muốn giết con
gà này nhưng lại giết nhầm con khác tức điều thứ ba có phần khuyết, song vẫn có
tội, nhưng không kết trọn vẹn. Hoặc phương tiện giết không thành công, con gà bị
giết chưa chết thì chưa kết tội trọn vẹn. Nói “trọn vẹn” hay
“hay không trọn vẹn” là thay thế chữ “trọng” và chữ
“khinh”. Điều này thấy rõ khi đối tượng được thay thế là người. Như vậy,
mức độ “trọng” hay “khinh” là còn tùy thuộc vào cấp độ phạm
của từng phần đặc biệt là “đối tượng sát”. Chẳng hạn đối tượng là
A-la-hán hay cha mẹ thì cực trọng (rơi vào thất nghịch hay ngũ nghịch), còn ruồi,
muỗi, sâu, bọ dĩ nhiên là khinh tội. Cố tâm thì tội nặng hơn khi lòng có sự rụt
rèhối hận.
2. Không trộm cắp: “Trộm cắp” tức
khiến kẻ khác lìa mất vật sở hữu của họ. “Kẻ khác” cũng được kể rộng
như trên. “Lìa mất” nêu ở đây tức là đem đi nơi khác, không hoàn trả
(trừ trường hợp vì cấp bách, không có chủ nhân khởi ý mượn tạm, hoặc vì thân
tình có thể tạm dùng và việc ấy không gây ra sầu, bi, khổ, ưu, não cho chủ sở hữu).
Ở đây, đối tượng là vật có chủ, “vật sở hữu” theo văn giới “từ
vàng bạcchâu báucho đến cọng cỏ lá rau, phàm có chủ sở hữu đều không được lấy.
Chẳng hạn như con chó có một khúc xương, khúc xương là vật mà chó đang sở hữu,
ta đoạt lấy của nó, đây cũng phạm tộ . Chữ “lìa mất” tức là đã lấy
đem đi, ở đây phương tiện lấy kết rộng như giới khôngsát sanh, nghĩa là trực
tiếp lấy hay gián tiếp, khiến người lấy, lừa lấy v.v…Đại khái là khởi lên ác
tâm muốn chiếm đoạt tài vật của người khác (chúng sanh khác), tìm phương tiện để
lấy, việc lấy thực hiện xong, điều kiện kết tội như giới thứ nhất.
3. Không tà dâm: Người tại gia, giới này
dùng từ “không tà dâm”, nhưng đối với bậc xuất gia thì “không
dâm dục”. Chữ tà chỉ cho việc dâm của người thập thiện không chính đáng,
vì tại gia, người tu thập thiện có thể có vợ con cho nên chưa trọn dứt đường
dâm dục. Nhưng nếu ngoài người hôn phối của mình ra, người tu thập thiện cùng
người khác làm việc dâm dục, đây là phạm vào tà dâm. Ngoài ra, nếu đối với người
hôn phối của mình, việc dâm dụcthực hiện: phi đạo (không phải đường), phi xứ
(không phải nơi phòng the của riêng vợ chồng), phi thời (không phải thời gian của
vợ chồng sinh hoạt), rơi vào ba trường hợp này đều phạm.
4. Không nói dối: Nói dối tức là chuyện thấy
nói không thấy, không thấy nói thấy, nghe nói không nghe, không nghe nói nghe,
biết nói không biết, không biết nói biết, xấu nói tốt, tốt nói xấu, có nói
không, phải nói quấy… Dối trákhông thật. Người tu thập thiện không được phạm
vào. Đặc biệt sẽ kết trọng ở tội “đại vọng ngữ”. Đại vọng ngữ là tu
hành chưa chứng tự xưng là mình đã chứng các pháp thượng nhân, pháp các bậc
Thánh. Người phạm đại vọng ngữ sẽ sa về tà đạo, đọa lạctam đồ, rất nguy hiểm.
5. Không lưỡng thiệt: Lưỡng thiệt là nói
lưỡi hai chiều, tức là nói lời chia rẽ, đến người kia nói xấu người này, đến
người này nói xấu người kia, xúi dục bà conbất hòa, thân tình thù oán. Người
Việt ta có câu “đòn xóc hai đầu” hay là “đâm bị thóc, thọc bị gạo”.
Người tu thập thiện phải tránh nói lời đôi chiều dẫn đến kết quả oan trái giữa
người và người, không chỉ riêng lời nói mà ngay cả hành động khiến chia rẽ cũng
phạm tội này.
6. Không ác khẩu: Ác khẩu là lời nóithô tục,
mắng nhiếc, chưởi rủa, nguyền rủa, trù rủa v.v…Thường ác khẩu hay bắt đầu từ sự
sân giận, bực tức. Kinh sách có câu “một cơn sân giận đốt cả rừng công đức”.
Người tu thập thiện không được nói những lời gây xúc não, thiêu đốt tâm thức
người khác mà ngược lại phải nói lời “ái dưỡng tâm thức”.
7. Không ỷ ngữ: Ỷ ngữ là nói lời vô nghĩa
lý, lời nói ủy mị khiến người điên đảotâm hồn, chẳng còn phân biệtthị phi,
nhiều khi đưa đến tán gia bại sản hoặc gây ra tội lỗi. Ví dụ như thầy của Ương
Quật Ma La dụ bảo đệ tử mình rằng: Nếu giết đủ 1000 người sẽ có sức mạnhvô
song, thành tựu thượng pháp của ông dạy, kết quả là Ương Quật Ma La đã đón đường
giết 999 người, may nhờ Phật độgiải thoát, nếu không ngay cả người mẹ mình,
Ương Quật cũng không chừa. Ỷ ngữ thường bắt đầu bằng lòng ghanh tị, tật đố, ý
muốn hại người và sắp bài âm mưu bịp người khiến họ tự sa vào đường dữ. Lắm khiỷ ngữ bắt đầu từ sự hoang tưởng, ngu tối, người nói cũng không rõ mình nói việc
như thế hậu quả sẽ đi về đâu. Người tu thập thiện phải nói hợp với Phật Pháp,
không vì lợi mình hay tật đố mà bịa chuyện hại tha nhân.
8. Không tham: Tham đây nói đủ là tham dục.
Chữ dục chỉ cho các món ngũ dục trong nhân gian gồm: tài, sắc, danh, thực, thùy
(tài lợi, sắc ái, danh vọng, ăn uống, ngủ nghỉ). Khi hành giảđối diện với năm
món dục trên, tâm cuốn hút theo, lòng muốn hưởng thụ nên tìm cách thủ lấy, vì
muốn đạt được những gì mình yêu thích, đôi lúc không từ thủ đoạn, dẫn đến tội lỗi.
Do đó, đối với ngũ dục phải giữ tâm mình không được đắm trước vào.
9. Không sân: Đối với cảnh vừa ý thì sanh
tâm tham như trên đã nêu, ngược lại đối với những gì mình không ưa, trái ý liền
sanh tâm chán ghét, sân giận. Kinh nói: “Nhất niệm sân tâm khởi, bát vạn
chướng môn khai”. Niệm sân cội gốc sâu xa nơi cố chấpngã và ngã sở. Vì
yêu quí tự ngã, tất cả vun vén cho tự ngã, coi tự ngã là tối thượng, là trung
tâm điểm của vũ trụ nên một sự kiện, một sự vật nào trái với sự yêu thích của tự
ngã khiến bạn nổi lên cơn sân giận. Pháp Phật thành tựu nơi vô ngã, do đó ngã
chấp càng kiên cố, sân niệm càng cao; sân niệm càng cao càng khó xả ngã. Ngoài
ra, vì sân giận sẽ tạo ra nhiều ác nghiệp khác khiến đọa lạc vào ba đường khổ.
Người tu thập thiện phải kiểm soát tâm mình ra khỏi các niệm sân.
10 Không si:
Chữ “Si”, theo nhưPhật giáoNam truyền chỉ cho “Tà kiến”.
Nếu dùng chữ ngu si thì có thể hiểu lầm là sự ngu dốt, không biết gì, do đó
không đủ nghĩa bằng khi dùng chữ “Tà kiến”. Nếu như một người hiểu biếtrộng rãi, quảng báckiến thức nhưng lại không tin nhân quả thì chẳng qua là
hàng “thế trí biện thông”, như vậy, dù không ngu si nhưng cũng không
hiểu được thế nào là Phật pháp, rốt cuộc rơi vào thường kiến hoặc đoạn kiến, sa
vào tam đồ ác đạo. Người tu thập thiện, phải hướng đến trí huệgiải thoát, thân
cận bậc thượng nhân, bậc Thánh, hoặc Thánh đệ tử để hiểu được chân thiện pháp.
II.Pháp môntu Thập
thiện:
Mười chi pháp nêu trên được chia ra ba phần tương ứng với ba
nghiệp thân, khẩu, ý. Không sát sanh, không trộm cướp, không tà dâm là ba điều
thiện thuộc thân nghiệp. Không nói dối, không lưỡng thiệt, không ác khẩu, không
ỷ ngữ thuộc về khẩu nghiệp. Không tham, không sân, không si thuộc về ý nghiệp.
Luận về nghiệp báo, vô lượngtội lỗi đều nương nơi thân khẩu ý mà tạo tác. Do
đó, tu thập thiện là pháp môndiệt tội lỗi nơi thân, khẩu, ý. Khi thành tựupháp môn rồi lúc đó gọi là “Tam nghiệp thanh tịnh”. Xét như trên đã
nêu về giới, Thập thiện giới cũng coi như là pháp môn tu, Nhưng nếu giới đã nêu
lên sự tu tập, không cần luận bàn thêm về pháp môn tu! Bây giờ, nêu Thập thiệnpháp như là pháp môntu tập, như vậy có sự khác biệt nào ở đây? Khác ở nơi phần
trên là phân biệt về giới, còn phần này sẽ phân lập ra thân, khẩu, ý để trình
bày. Trong đó chia chẻ trình bày nhân tu và quả thành tựu như là một pháp môn hẳn
hòi.
1. Thân nghiệp:
Không sát sanh, không trộm cắp, không tà dâm.
— Không sát sanh:
Như trên đã nêu về giới, phàm hễ chúng hữu tình có sanh mạng không được đoạn dứt.
Quả báo của tội sát sanh là: Hiện đời người ta chán ghét; họ hàng, muôn thú ghê
sợ (đây là hoa báo). Quả báo rơi vào ba ác đạo. Dư báo các đời sau sanh lên thường
bị giết hại, mạng yểu. Ngược lại, người không sát sanh sẽ được cuộc sống an ổn,
không phải lo sợ về hoạnh tử, oán hại, tuổi thọ các đời saulâu dài. Sơ cơtu tập
bất sát có thể còn gặp nhiều khó khăn như khó khăn về nghề nghiệp: Người làm ruộng
phải giết sâu bọ, người đang làm nghề chày lưới; khó khăn về quốc nạn: Vì ngoại
xâm, binh biến, người ra chiến trường phải giết giặc…Do đó, người lập nguyện tu
tập phải biết khéo tìm môi trường thuận lợi, khéo hộ trì các căn để không thấy,
không nghe việc giết chóc, sân giận dẫn đến giết, tránh việc thấy giết mà vui
theo. Dần dầnphước đức, công đức do trì giới bất sát thành tựu, khi đó sẽ đạt
đếntrạng thái “nhậm vận tự nhiên bất sát”, như bậc thánh quảTu Đà
Hoàn cuốc đất côn trùng sẽ tự cách bốn tấc. Khi đó quanh ta khí sát cũng tiêu
tán dần khiến cho muôn thú không sợ, người khác không sợ bị ta làm hại, trường
hợp này cũng giống như chuyện các vị Tổ sư trong Phật giáo vào núi rừngtu tập,
voi, hổ, báo, chim chóc đến ở gần bên nghe thuyết pháp. Muôn thú không sợ người,
cũng không làm hại người; ngược lại, người không sợ muôn thú và cũng không có ý
sát hại.
— Không trộm cướp:
Tiền bạc, của cải đôi lúc người ta xem trọng như sinh mạng của họ. Nhân gian có
câu: “Đồng tiền là núm ruột”, của cảivật chất cũng vậy, nên khi bị
tước đoạt mất, người ta đau khổ tưởng chừng như mạng sống bị đoạn dứt. Lắm khi
anh em trong nhà chỉ vì tranh giànhcủa cải mà xô xát, hại nhau. Tài vật đối với
lòng tham củacon ngườiảnh hưởng rất lớn! Quả báo của hành động cướp đoạt là:
Đời này bị pháp luậtràng buộc, gia hình, họ hàng khinh khi xa lánh vì sợ bị mất
của; tội báođời sau bị đọa vào địa ngục, ác thú phải thường chịu đói lạnh. Nhiều
kiếp lâu sau mới được sanh làm người, dư báo luôn bị đói khát, nghèo cùng khốn
khổ.
Người tu thập thiện hiểu được sự nhiệt não do lòng tham đem
lại, thấu hiểu nỗi đau khổ của sự mất mát, và quả báo nguy hiểm của sự cướp đọat,
do đó phát nguyệngiữ gìngiới hạnh không tước đoạt tài sản người khác, chúng
sanh khác. Sơ phát tâmtu tập giới này không khó như giới bất sát, tuy nhiênhành giả phải có nhẫn lực cao, ý chí lớn. Vả như nhiều đời nhiều kiếp hành giả
chưa từng bố thí, nay rơi vào trạng huống quá cùng khổ, kẻ nghèo khổ lại dễ làm
càn: “Bần cùng sanh đạo tặc”. Nhưng hành giả thủ tâm bền chí tu tập,
cam chịu đói nghèo, không vì đói khổ mà xâm đoạtcủa phi nghĩa để sinh tồn. Khi
giới thành tựu, phước báo là tài sản không bị cướp bóc, xâm đoạt. Tuy nhiên, giới
này phải chỉ tròn vẹn khi tu tập chung với giới về ý là “không tham”,
tiến lên cấp bậc cao hơn: chẳng những không tham, không cướp đoạt mà còn bố
thí, như vậy mới trọn vẹn, trở thành một người có phước đức lớn, không bao giờ
đói nghèo. Cao hơn là thành tựu được thất thánh tài, tùy tâmmãn nguyện.
— Không tà dâm:
Dâm dục là nhân sanh tử luân hồi. Vì luyến ái, người ta phải nhiều đời nhiều kiếp
ra vào thai mẹ, chịu khổ trong sáu đường. Người tại gia chưa dứt hẳn đường dâm
dục, có thể do còn luyến ái, hoặc phong tục tập quán dân tộc hay gia đình, gia
tộcràng buộc phải sống trong đường chồng vợ, do đó tâm phải giữ cho đoan
chánh, lòng nghĩ việc kia như là bổn phận trách nhiệm, không coi đó là lạc thú
để đắm trước vào. Với người hôn phối của mình, việc thọ lạc còn coi như là khổ
hình, huống chi lại đi tìm thú vui ở người khác. Luận về tội ngoại tình hay mua
bán xác thịt và những tội lỗitương tự, nhân gian người ta xem như là điều đáng
kinh tởm. Lỗi này dẫn đến việc tan nhà nát cửa, chồng vợ nghi kỵ, lìa xa nhau,
có khi vì ghen tuông mà hại mình hại người… Do đó người tu thập thiện phải phát
nguyệnthanh tâmchánh trực. Quả báo đời này là pháp luậtgia hình, hổ thẹn, nhục
nhã. Đời sauthác sanh nơi ngục ô uế, sanh vào loài bồ câu uyên ương. Dư báo
làm người sẽ bị phản bội, người yêu thươngxa lìa, nghi hiềm v.v…Trọng tâm của
việc tu thiện giới này là xa lìa tâm đắm ái. Gẫm chúng sanh nhiều đời kiếp oan
tình theo nhau, khi thì làm cha mẹ, khi thì vợ chồng, lúc anh chị em, thân bằng
quyến thuộc, cho nên lúc câu sanh một nơi, người thân tiền kiếp dễ sanh tơ
tình, từ đó đưa đến việc ràng buộc tâm tư, tìm đến với nhau, kẻ nối lại thân
tình, người thì sanh oan trái… rốt cuộc tạo ra nhiều ác nghiệp. Sơ phát tâm vì
nghiệp duyênái tình còn nặng, hành giả không khỏi khổ lụy đảo điên, hoặc bị quấy
phiền, nhưng nếu tâm tư trong sáng, tình không nơi chiêu cảm, dần dà qua nhiều
kiếp đời phôi pha sẽ được tự tại, không còn bị duyên tình quấy nhiễu. Phước báo
của người trì giới này thân tâm sáng sạch, thanh tịnh, người trời, chúng sanh
thấy đều yêu thích.
Kết lại: Ba giới
này xếp về sự tu hànhthân nghiệp, giữ thân nghiệpthanh tịnh. Trọng điểm ở đây
là thân không làm ác. “Ác pháp” chỉ cho sự gia hại tha nhân (chúng hữu
tình khác). Gia hại ở đây chính là sự xâm đoạt: Đoạt mạng là sát sanh, đoạt của
cải là trộm cướp, đoạt tình là tà hạnh. Như vậy, đối với chúng sanhhành giả tu
“thân nghiệp thanh tịnh” sẽ không có bất kỳ hành động xâm đoạt nào tổn
hại đến tính mạng, tài sản, tình cảm của họ. Quả báođối đãi ở đây là chúng
sanh sẽ được sống yên ổn, đầy đủ sự tin tưởng bên hành giả, ngược lại hành giả
cũng không bị phiền nhiễu, rắc rối hay đau khổ khi không gây ác nghiệp. Tóm lại
là thành tựu “thân thiện nghiệp”.
2. Khẩu nghiệp:
Không nói dối, không lưỡng thiệt, không ác khẩu, không ỷ ngữ.
Về cách phân tích từng chi phần cũng tương tự như thân nghiệp.
Ở đây chỉ cần nói chung về nhân quả, phước báotrì giới và thành tựu bốn thiện
giới về khẩu.
Với việc nói dối khiến chẳng phân biệt được phải trái, làm
cho người nghe đảo điên, nghi kỵ, tin nhầm dẫn đến nhiều hậu quả khó lường. Quả
báo việc này là bị tội đọa sanh vào địa ngụchắc ám, dư báo sanh vào loài cầm
thúngu muội, sanh vào loài người cũng ngu si mê muội… Nói lưỡng thiệt (gây chia
rẻ) dẫn đến thân bằng quyến thuộc chia lìa, nghi kỵhiềm khích lẫn nhau, quả
báo thường rơi vào địa ngục canh thiệt (kéo lưỡi trâu cày như trong kinh Địa Tạng
diễn bày), đến khi được sanh làm người, dư báo khiến rơi vào cảnh quyến thuộc
chia lìa, kình chống lẫn nhau…Ác khẩu khiến người sanh tâm nhiệt não oán hờn
không dứt, dân gian thường vì câu nói ác mà “sống để bụng, thác mang
theo”. Vì nhân gieo sự oán hận cho người nên tội báo cũng sa vào địa ngục,
hoặc sanh vào loài quỉ miệng thường phát ra mùi hôi thúi, thân thể ghê gớm, xấu
xí. Đến khi hết tội hình trong ác đạo, sanh vào loài người cũng trong thân hìnhxấu xí, môi hở, răng xiêng vẹo… Nói lời ủy mị, khiến người hoang tưởng mơ hồ,
thêu dệt chuyện không đâu, làm cho người nghe mất tín tâm, mất chánh niệm, tội
báotương tự cũng sa vào chốn ngục tối tăm, khi được sanh vào loài người cũng đảo
điên, mờ tối…Tất cả các tội nghiệp do khẩu gây ra, nếu đối với Tam bảo thì tội
càng nặng hơn muôn vạn lần, như việc nối dối với Bậc Thánh, ác khẩu hủy báng
tam bảo, lưỡng thiệtphá hòa hợp tăng như vậy tội sẽ kết vào một trong ngũ nghịch
hoặc thất nghịch, sa vào A-tỳ ngục.
Người tu thập thiện, trước ý thứctội lỗi do khẩu gây ra,
sau phát nguyệntu hành giữ bốn giới về khẩu. Phước báo sẽ được quyến thuộcthương mến, lời nói ra được nhiều người tin tưởng. Có những bậc tu thành tựu giới
này, lại hay khéo dùng lời khuyến khích người tu trì tin tấn, tụng kinhĐại thừa
như Diệu Pháp Liên Hoa, miệng người đó thường tỏa mùi thơm, chư thiên, quỉ thần
kính tin hộ vệ.
_Kết lại: Bốn giới kế tiếp là thành tựu sự thanh tịnh về khẩu.
Tu tập tránh nhân ác do lời nói đem lại. Lời nói có ác có căn bản có bốn: dối
trá, đâm thọc, ác độc, xảo ngụy. Tuy nhiên, hành giả cần tìm ra điểm quan trọng
bắt nguồn nhân tội lỗi của khẩu, cũng như ác nghiệp về thân, ác nghiệp về khẩu
căn cứ trên sự gia hại, từ lời nóitác động vào tâm tư người: Nói tác động tâm
tư khiến người mờ mịt về mình (dối xưng là bậc thánh) hay về người khác, sự vật
khác, khiến người không phân biệtphải trái là dối; nói tác động tâm tư khiến
chia rẽ là lưỡng thiệt; nói tác động khiến người đau khổ là ác khẩu; nói tác động
tâm tư khiến người mất chánh niệmđảo điên mờ mịch là ỷ ngữ. Như vậy, điểm quan
trọng khi tạo ác nghiệp về miệng là dùng lời tác động vào tâm tư để đưa đến một
kết quả tồi tệ cho người khác. Hiểu rõ điều này, hành giả tu “khẩu nghiệp
thanh tịnh” sẽ ngăn dè, cẩn trọnglời nói, chỉ nói lời nhu hòa, lời tốt đẹp
đem lại lợi ích cho tha nhân. Không vì bất cứ lý do nào nói ra lời gây oan
trái, chia rẽ, tổn hại đến tâm tư, công việc của người khác, chúng sanh khác.
Như vậy là thành tựu “khẩu thiện nghiệp”
3. Ý nghiệp:
Không tham, không sân, không si (không tà kiến).
Tham sân si là tam độc, là cội gốc phát khởi mọi tội lỗi.
Phàm khi người ta nhấc chân, cử tay thảy đều lấy ý làm đầu: “ý dẫn đầu các
pháp, ý làm chủ ý tạo”, chính ý tạo nhân chủng cho ngã chấp, luân hồi. Nếu
không có ý làm chủ, không tác thànhnghiệp nhân được, chỉ là cây khô, sỏi đá mà
thôi. Người tu thập thiện, nếu muốn mình có lộ trình tốt đẹp cho mai hậu, phải
bắt nguồn từ nơi ý, ở nơi ý này, nếu muốn ngăn chặn và lìa được tham, sân, si,
hành giả phải luôn tỉnh giác, ý thức được diễn biến tâm tư mình trước sự việc.
Tu tập ý không tham, không sân, không si để thành tựu “ý thiện nghiệp”.
Tại sao ở đây không dùng “ý nghiệp thanh tịnh”. Vì ý quyết định rất lớn
đến cảnh giớitái sanh hoặc không tái sanh, nếu còn tái sanh, coi như thành tựuthiện nghiệp về ý, thanh tịnh từng phần. Còn nói rốt ráothanh tịnh, theo Duy
thức học, A-lại-da sẽ chuyển thành Bạch tịnh thức nghĩa là thành tựu “tuệ
giải thoát”. Tu tậpthiện nghiệp về ý đạt đếnrốt ráo, điều này sẽ được
khai triển trong phần III.
Kết lạï: Tu tậpthiện nghiệp về ý là căn bản để thành tựu cả thiện nghiệp về thân và khẩu. Sở dĩ
có thân ác nghiệp, khẩu ác nghiệp cũng bắt đầu từ tham ý, sân ý, si ý mà ra.
Song hành giả cũng cần ý thức trọng điểm để dẫn đến sai phạm. Vì sao có tham khởi,
sân khởi, si khởi. Tất cả từ sự sai lầmchấp cóbản ngã, vì có bản ngã sanh ngã
sở, từ ngã và ngã sở đó sanh ngã ái, do ngã ái khống chế nên những gì tự ngã
yêu thích sẽ khởi ý thủ lấy khiến tham sanh, những gì trái lạingã ái khiến sân
sanh, và ý niệmlưu trữ một cái ngã tồn tại, gìn giữ vun vén đó là tà kiến hay
là si. Hành giảtu tập ” ý nghiệp thanh tịnh” phải luôn tỉnh giácchân lý “vô ngã”, nếu khôngđạt đến kiến tri vô ngã, việc tu hànhthân thiện nghiệp, khẩu thiện nghiệp cũng có thể thành tựu, nhưng chỉ đạt phước
báu nhân thiên và có thể hoàn thành ý thiện nghiệp, nhưng chưa đi đ?n chỗ
“ý nghiệp thanh tịnh”.
III. Thứ bậc tu tập:
Thông thường, tu phápthập thiện được đa sốPhật tử nghĩ như
là một pháp môn cầu phước báu sanh thiên. Thực chất như phần trên đã nêu: “Ví
như tất cả thành, ấp, xóm, làng đều y địa đại mà được an trụ, tất cả trăm hoa,
cây cỏ bụi rừng cũng nương tựa địa đại ấy mà được sanh trưởng; Thập Thiện Nghiệp
đạo cũng lại như thế. Tất cả Nhơn Thiên cũng y vào đó mà được an lập, tất cả
Thanh Văn, Độc Giác Bồ Đề, các hạnh Bồ Tát, tất cả Phật Pháp đều chung vào đại
địathập thiện này mà được thành tựu.” Nghĩa là Thập thiện là pháp môncăn
bản để thành tựuvạn hạnh từ thấp lên cao, từ địa vịnhân thiên đến Thanh Văn,
Duyên Giác, Bồ Tát và Phật Đạo. Vì sao pháp này lại đặc thù như vậy? Trước tiênchúng ta cần tìm hiểu qua cách lập pháp. Giáo lý trọng điểm tu tập của Phật
giáo đều y cứ theo nhân quả, như Tứ Thánh Đếlập pháp trên nhân quảthế gian và
xuất thế gian: Khổ, Tập là nhân quả trong Tam giớiluân hồi; Diệt, Đạo là nhân
quả của xuất thế gian. Thập Thiện, nói đủ là Thập Thiện Nghiệp Đạo, nghĩa là
con đường hạnh nghiệp căn cứ trên mười điều thiện. Con người đối với thân, khẩu,
ý gây ra vô lượngvô biên điều ác, tuy nhiên tổng quát phân chia không ngoài mười
chi phần: ba chi thuộc về thân (sát sanh, trộm cướp, tà hạnh), bốn chi thuộc về
khẩu (vọng ngữ, lưỡng thiệt, ác khẩu, ỷ ngữ), ba chi thuộc về ý (tham, sân, si
hay tà kiến). Ngược lại mười điều ác là mười điều thiện, tất cả đều y cứ theo
nhân quả! Tạo mười ác nghiệp nặng thì rơi vào tận cùng địa ngục trong nhiều kiếp,
nhiều ngàn kiếp v.v… nhẹ thì rơi vào ngạ quỉsúc sanh, hay làm loài người trong
tư thái thấp hèn. Ngược lại với mười điều ác là mười điều thiện. Căn cứ vàonhân quả, tu mười điều thiệnthành tựuphước đức, công đức theo thứ bậc như
sau:
Sơ tâmtu tập, chỉ ngăn dứt mười điều ác, hiện đời (hoặc đời
sau sanh vào cõi người) sẽ được hạnh phúc an vui tương ứng với nhân quả như
sau:
1. Không sát sanh: Thân thường không bệnh,
mệnh sốnglâu dài, thường được phi nhân (quỉ thần) ủng hộ, thường không ác mộng
thức ngủ an vui; oán nghiệp được tiêu trừ, oán thù tự giải; không sợ sa vào ba
đường dữ.
2. Không trộm cướp: Giàu cócủa cải, không
bị năm thứ cướp hại (vua quan, giạc, nước, lửa, con hư). Nhiều người thương mến,
không bị người phụ bạc, lừa gạt. Mười phương khen ngợi, tiếng lành đồn khắp.
Không lo bị tổn hại, vào nơi đông người không sợ hãi, hổ thẹn.
3. Không tà dâm: Các căn điều thuận, xa
lìa sự rộn ràng, người đời khen ngợi. Vợ (hay chồng) không ai xâm phạm, cũng
không phụ bạc.
4. Không vọng ngữ: Được người đời tín phục.
Miệng thường tỏa mùi thơm. Lời nói tín chứng, người trời tín phục. YÙ vui thù
thắng, tâm không chao động.
5. Không lưỡng thiệt: Thân bất hoại, không
ai làm hại được. Bà conbất hoại, không bị chia rẽ. Tâm lựctu kiên cố, lòng
tinbất hoại. Được bằng hữu tốt, thiện tri thức tốt, không lừa dối nhau.
6. Không ác khẩu: Lời nóihợp lý, đẹp đẽ,
có ích lợi. Người nghe sanh lòng vui, tin tưởng, không chê bai.
7. Không ỷ ngữ: Thành tựunhư thật trí, đối
đápbiện tài, có oai đứctối thắng với nhân thiên, không hư vọng.
8. Không tham: Ba nghiệptự tại, các căn đầy
đủ. Của cảitự tại, đáp ứng mong cầu, oán tặc không cướp đoạt được. Đuợc phước
báu thù thắng.
9. Không sân: Trong lòng không bị tổn não,
sân hận, kiện tụng. Tâm nhu hòa, khí sắc tươi nhuận. Người không oán ghét, cảm
thấyan lạc khi đựơc sống gần hành giả.
10. Không si:Trực tâmchánh kiến, xa hẳn sự
ngờ vực kiết hung. Thâm tínnhân quả, thà bỏ mạng chứ không làm điều ác. Được gần
gủithiện tri thức, kiến giảivô ngại. Duy nhấtqui y Phật, không lạc ác đạo.
Sau khi mãn thân này, sẽ được sanh thiên. Phước được sanh
thiên hầu như là pháp ấn định của Thập thiện nghiệp, do đó chư Phật t? thường
nghĩ “muốn sanh thiên, tu theo thập thiện”. Tuy nhiên, điều này không
hẳn như vậy. Người tu thập thiện phước báu lớn, có thể sanh thiên, nhưng cũng
có khi sanh vào cõi người hoặc các cõi khác tùy nguyện lực của mình. Thành tựu ấy
thuộc phước báu. Nếu hành giả trong quá trình tu tập, lập công bồi đức theo
Thánh Đạo: Thanh Văn, Bồ Tát và Phật Thừa thì nhân quả sẽ chuyển theo hướng
khác. Khi đó, thân, khẩu thanh tịnh nhiếp về giới; ý nghiệp nhiếp về định; giới
địnhthành tựu, tuệ sanh. Đây là con đường tu tậpTam vô lậu học.
a. Thanh Văn Thừa:
Hình thứctu Thập Thiệnkết hợp với 37 phẩm trợ đạo (Tứ niệm xứ, tứ chánh cần,
tứ như ý túc, ngũ căn, ngũ lực, bát thánh đạo phần, thất bồ đề phần). Dùng niệm
xứ để thanh tịnh tâm, tiến đến “Niệm xứ quán” tức là nhiếp tâm và
quán tâm. Như vậy, hành giả sẽ thanh lọc tâm tư, nâng mức độ tỉnh giác của mình
lên. Khi tỉnh giác, hành giả dễ dàng pháp hiện để dẹp bỏ những bất thiện ý sanh
khởi, và ngăn chặn khiến ý bất thiện không sanh, trãi nghiệm qua Tứ chánh cần.
Từ đó tiến dần lên tứ như ý túc: Lúc này mức độ định tâm và chánh kiến đã ổn định.
Ngang đây có thể khai triển “Dục như ý túc” để hướng đến con đườngPhật
Thừa, Bồ Tát Đạo, hay tiếp tục tu theo Thanh Văn Pháp. Nếu tiếp tục theo pháp
Thanh Văn, nương trên mảnh đất định, phát triển tín căn, thúc đẩyniệm lực
(giai đoạn tu ngũ căn, ngũ lực) để thành tựuThiền định, hoặc sử dụngtrạch
pháp để đi theothiền quán. Ở đây cần phải có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa định
và quán (nghĩa là kết hợp tất cả các chi phần của 37 trợ đạo phẩm để bổ trợ
nhau), vì “Định không tuệ thì thành khô định, tuệ không định thì thành cuồng
tuệ”. Rốt ráo sẽ thành tựu “ý thanh tịnh”, tức giải thoát, Niết Bàn.
b. Bồ Tát thừa:
Tu thập thiệnkết hợp với Lục độ để cầu Vô thượng giác. Khi này, giới được triển
khaitích cực như trong Bồ Tát Giới. Sự kết hợptu tập có thể trình bày theo
nhưvăn kinhThập Thiện:
1. Bố thí độ: Chẳng những không sát sanh mà còn khởi lòng
thương chúng sanh như con đỏ, đem lòng từ hộ độ mạng khiến được an vui, đây là
bố thívô úy. Bồ tát chẳng những không trộm cắp mà còn đem vàng bạc, của báubố
thí cho khắp tất cả, cho đếnbố thívợ con, đầu mắt tai chân để cầu Phật đạo.
Nhưng muốn bố thíviên mãn như vậy, phải lìa tham dục, tham ái. Điều này đã
hoàn thành ở chi phần thứ 9 (không tham) khi hành giảtu Thập Thiện. Vì bỏ tà hạnh,
lìa gian dối, không tham sân…mà bố thí nên khiến người tin tưởng, không phải uổng
phí lời vẫn có thể thu phục nhân tâm…(phỏng trích theo văn KinhThập Thiện)
2. Lược nói năm độ sau: Trì giớitrang nghiêm, thập
thiện đã hoàn thành thân, khẩu thanh tịnh, nay tu tậpBồ tát hạnh, phần
trì giới sẽ nhẹ nhàng hơn. Tuy nhiên, bên Bồ tát, không những giữ gìn không tổn
hạichúng sanh mà còn phải cứu độ để cho chúng sanh không bị tổn hại về thân mạng,
tài sản, tinh thần. Do đó, khi tu thập thiện, không làm điều ác tức là đã giữ
giới, nhưng tiến lên Bồ Tát hạnh, giữ giới không những là không phạm điều ác,
mà còn phải đem cả thân mạng ra làm điều thiện, xả thân để đem lại hạnh phúc
cho chúng sanh, khiến chúng sanh được độ tới chỗ an vui, như vậy mới xem là trì
giới trong lục độ. Theo Bồ Tát hạnh, tinh tấn độ sẽ dẫn đầu, tinh tấn hành bố
thí, tinh tấn giữ gìn giới, tinh tấn tu tậpthiền định, tinh tấn trao dồi, mở
mang trí huệ. Người muốn thực hiện được các điều khó ấy, phải có nhẫn lực, ý
chí. Như vậy, tinh tấn và nhẫn nhục là hai pháp thiết yếu căn bản để hoàn thành
bốn pháp còn lại. Muốn thành tựunhẫn lực, ý niệm về cái tôi kiên cố phải từ bỏ,
ngã ái phải từ bỏ, điều này phải thành tựu nơi giới thứ 10 (không si, tức không
tà kiến) của Thập Thiện.
Kết lại: Lấy Thập Thiện làm thềm thang, làm giá đỡ để tiến
lên Bồ Tát Hạnh, khi đó, nhờ phước báu sẵn tạo, công đức tu hành dễ dàng tiến
triển hơn và nâng cao hơn. Chẳng hạn như khôngtrộm cắp sẽ không bị tổn hại,
khi không bị tổn hại thì lòng sân không khởi, khi đó đem lòng nhu hòa bố thí
sanh phước báu lớn. Từ đó, chuyển sang đời sauBồ Tát sanh vào nơi sang giàu, lại
lấy lòngbố thí trợ giúp người làm niềm vui, khiến lòng từsanh khởi và phát
triển.v.v… Các chi phần khác cũng vậy. Do đó nói Lục độ cũng hoàn thành từ nơi
Thập Thiện.
Tóm lại, Thập Thiện không phải chỉ riêng là pháp môn tu cầu
phước báu cõi trời như bao nhiêu người thường tưởng, mà Thập Thiện là pháp tu của
tất cả mọi hành giả từ việc cầu phước cõi người, trời cho đến tu Thanh Văn, Bồ
Tát và cầu Vô Thượng Bồ Đề. Chúng sanh vì mang ý niệm có một cái
“tôi” tồn tại nên trôi lăn sanh tử luân hồi, lại trong luân hồi thấy
mình nhỏ bé đối với Tạo Hóa nên tìm cầu nương tựa nơi ở một đấng Tạo hóa tối
cao nào đó v.v…Vì ngã tưởngsai lầm đó mãi chịu khổ đau. Khi hiểu được Thập Thiện
Pháp, thấy rõ được sự khổ vui trong cõi hữu vi đều đi theo một luật tắc nhất định,
đó là “nhân quả”. Khi đó thừa hiểu phước tội do mình, làm thiện hưởng
thiện, làm ác chịu quả ác. Đó là nói hành giả chưa thấu triệt lý vô ngã, chỉ
tin nhân quả nên tìm hạnh phúc cho mình bằng cách gieo nhân lành. Đến khi thấu
hiểu “Vạn pháp giai không” , tất cả đều giả huyễn: “Không phải của
tôi, không phải là tôi, không phải là tự ngã của tôi”, chừng đó khởi tâm cầu
giải thoát, xa lìa tham, sân, si cầu thanh tịnhgiải thoát. Khi đó tu tậpba
nghiệp trọn thanh tịnh:
“Tam nghiệp hằng thanh tịnh
Đồng Phật vãng Tây Phương”
Tuy nhiên, muốn thân khẩu thanh tịnh, tuy có khó nhưng vẫn dễ
hơn nhiều so với thành tựuý thanh tịnh. Song nếu đã đạt đượcý thanh tịnh rồi,
hành giả có nói nín động tịnh gì cũng là “Vô tác nghiệp”, nghĩa là:
“Sanh đã tận, phạm hạnh đã thành”./.