THỌ MẠNG
CỦA PHẬT PHÁP
Thích Thông Huệ
Sau khi thành tựuđạo quảBồ đề dưới cội cây
Tất-bát-la, Đức Thế Tônchuyển pháp luân lần đầu tiên tại Vườn Lộc Uyển cho năm
anh em ông Kiều Trần Như với bài pháp Tứ Diệu Đế. Từ đó, Tam Bảo được hình
thành. Phật Bảo là Đức Phật, Pháp Bảo là Tứ Diệu Đế, Tăng Bảo là năm anh em
Kiều Trần Như. Sau đó, Đức Phật đi hoằng hóa khắp nơi, người quy hướng về Ngài
xin xuất gia ngày càng đông, và dần dầntăng đoàn lớn mạnh. Trong suốt mười hai
năm đầu, đại chúng tỳ kheohoàn toànthanh tịnh, tất cả mọi sinh hoạt đều nằm
trong khuôn khổ của thiền định và tỉnh giác, người đắc Thánh quả nhiều, chưa có
những điều phi pháp xảy ra. Nhưng càng về sau, tăng đoàn lớn mạnh, xen lẫn
trong đại chúngthanh tịnh có những người làm điều phi pháp, phá vỡ sự thanh
tịnh và hòa hợp, làm cản trở sự tu tậpgiải thoát. Chính vì thế, để ổn định
tăng đoàn, Đức Phật đã chế định ra giới luật theo nguyên tắc “tùy phạm tùy
chế”, phạm tới đâu chế tới đó, tạo nên kỷ luật cho đời sốngxuất gia. Những
điều giới mà Đức Phật chế ra trong suốtmột đời được các vị đệ tử của Ngài gìn
giữ, truyền thừa và kết tập lại thành một hệ thống gọi là Luật Tạng. Năm giới
của cư sĩtại gia, mười giới của sa di và sa di ni, 250 giới của tỳ kheo, 348
giới của tỳ kheo ni… cũng được trích ra từ đó.
Trong một
cơ quan xí nghiệp, tập thể hay tổ chức nào cũng đều có luật lệ, nội quy, quy
định cho những thành viên trong đó thực hiện. Đây là một điều kiện tất yếu
không thể thiếu, nhằm ổn định trật tự, nề nếp của tổ chức đó và ngăn ngừa những
hành viphạm pháp hay buông lungbiếng nhác của các thành viên. Đạo Phật cũng phải có
giới luật để người xuất gia lấy đó làm cương lĩnhtu tập, chuyển hóabản thân,
“phòng phi chỉ ác”. Như vậy, giới luật nhằm ổn định quy củThiền
môn trong tăng đoàn, tạo nên sức mạnh về kỷ luật trong đời sống tâm linh của
người tu. Cho nên, giới luật là thọ mạng của Phật Pháp. “Tỳ ny tạng giả
Phật Phápthọ mạng. Tỳ ny tạng trụ Phật Pháp diệc trụ, Tỳ ny tạng diệt Phật
Pháp diệc diệt”.
Một người xuất
giachân chính, đi theo bước đường hành đạo, truyền thừa mạng mạch Phật Pháp
thì không thể khônggiữ giới. Chúng ta có thể kém tài, nhưng đối với giới luật
mà mình đã lãnh thọ thì phải “tịnh như băng tuyết”. Kinh Đại Thừa Bổn Sanh Tâm
Địa Quán, Phật dạy: “Vào biển Phật Pháp lấy đức tin làm căn bản, vượt
dòng sanh tử lấy giới luật làm thuyền bè. Nếu người xuất gia mà không giữ giới
cấm, lại tham đắm, vướng mắc những thú vui thế tục, hủy báng giới pháp của Chư
Phật, hạng tỷ kheo như thế không còn được gọi là người xuất gia nữa”.
Chúng ta là những trưởng tửNhư Lai, giữ gìn mạng mạch Phật Pháp để lưu truyền
nơi thế gian, lãnh trách nhiệm “tác Như Lai sứ, hành Như Lai sự”,
muốn cho chánh pháptrường tồn thì phải lấy giới làm Thầy. Ba đời chư Phật đều
nương vào giới luật mà tu tậpcho đến khi thành tựuđạo quả. Khi Đức Thế Tôn
sắp nhập niết bàn, Ngài cũng đã dạy: “Này các tỳ kheo, sau khi ta diệt
độ, các vị cần phảitôn trọng kính ngưỡng Ba-la-đề-mộc-xoa (giới luật), như kẻ
mù tối được sáng mắt, kẻ nghèo hèn được vàng ngoc. Phải biết giới luật là bậc
Thầy cao cả của các vị. Dù ta ở đời cũng không khác gì giới luật ấy”
(Kinh Di Giáo). Như vậy, khi nào không còn người giữ giới nữa thì Phật Pháp
cũng từ đó mà hoại diệt, vì không còn người đủ tư cách, đức hạnh để tuyên dươngchánh pháp của Như Lai. Nên biết rằng, Đạo Phật chủ trương “hạnh giải tương
ưng”. Một người dù cho kiến thứcPhật Phápuyên bác, thông suốt đến đâu nhưng
đời sống lại buông lungphóng dật, không đầy đủ giới luật, oai nghitế hạnh thì
đó cũng chỉ là lý thuyết suông, có nói hay đến mấy cũng không đủ sứcthuyết
phục, cảm hóa người khác bằng thân giáo của mình. Cho nên, muốn trở thành một
bậc pháp khí trong hàng Tăng Bảo, là bậc Chúng Trung Tôn thì trước tiên phải
giữ gìnoai nghi giới luật, làm mô phạm trong chốn già lam, gây niềm tin cho
những người mình muốn giáo hóa. Nhờ đó mà Phật Pháp được trường tồn, chúng sanhlợi lạc. Như vậy, giới luật không chỉ là thọ mạng của Phật Pháp mà cũng là thọ
mạng của người xuất gia.
Nhờ có giới mà
chúng ta thúc liễm được thân tâm mình, không để ý nghĩ điều ác, miệng nói điều
ác, thân làm việc ác. Từ đó phát sinh các thiện pháp và thể hiện ra bên ngoài
bằng sự nghi biểu của thân. Trong tam vô lậu học, giới là nền tảng căn bản cho
định và tuệ. “Nhân giới sanh định, nhân định phát tuệ”. Ví như một ngọn đèn
dầu, nhờ có bóng đèn (giới) chụp lại bên ngoài mà ngọn đèn mới đứng yên, không
bị chao đảo trước gió (định), từ đó phát ra ánh sáng rõ ràng (huệ) chiếu soi
mọi vậtxung quanh. Cũng thế, giới làm cho tâm chúng tanhu nhuyến, an định,
bớt phan duyên theo trần cảnh bên ngoài để dễ bề hướng nội, tự soi rọi lại bản
tâmbản tánh của chính mình; từ đó phát sinh trí tuệ, phá tan màn vô minh tăm
tối, đạt đếngiác ngộgiải thoát. Kinh Hoa Nghiêm, Đức Phật dạy: “Giới là
cội gốc của Bồ đề, là cửa ngõ của niết bàn, là chiếc thuyền đưa chúng sanh qua
biển sanh tử, là chuỗi anh lạc để trang nghiêm thân”. Như vậy, một hành
giả muốn bước tiến trên con đườnggiải thoát thì không thể khônggiữ giới. Nhờ
sự chế ngự của giới làm tường rào vững chắc, chúng ta mới thật sự có được một
đời sống thanh tịnh, tự do và an lạc.
Phân tích về
giới gồm hai phương diện: tự lợi và lợi tha. Xu hướngtự lợi (nhiếp luật nghi
giới) là giữ gìngiới luậtoai nghi để tự trang nghiêm thân. Xu hướnglợi tha
(nhiếp thiện pháp giới, nhiêu ích hữu tình giới) là làm tất cả những thiện sự
để cứu giúp chúng sanh (thực hànhtứ nhiếp pháp) và đem chánh phápgiáo hóa tất
cả chúng sanh. Như vậy, một hành giả muốn bước đi trên con đườngtự lợi và lợi
tha thì phải vừa tự mình giữ giới cho thanh tịnh, sau đó đem giáo pháp hoằng
hóa lợi sanh, đồng thời làm tất cả mọi thiện sự để cứu giúp muôn loài. Có như
vậy thìngôn hành mới khế hợp.
Theo tinh thầnđại thừa, giới gồm cógiới tướng và giới tánh. Giới tướng là những điều giới do
Đức Phật chế ra, có quy định thành điều tướng rõ ràng nhằm ngăn chặn, phòng
ngừa những hành vi ác. Vì vậy, giới tướng của hàng Thanh Văn chỉ có xu
hướngtự lợi chứ chưa thể lợi tha, nhập thếtích cực, vào đời độ sanh
được. Còn giới tánh (Đại thừa giới) chú trọng về nhiếp tâm, ngăn
chặn những ý niệmbất thiện vừa mới khởi lên, quán xét tâm ý một cách miên mật,
thấu triệt; từ đó mới có thể tùy duyên hóa đôï được. Vì vậy, Phật giáođại thừachú trọng tâm giới hơn giới tướng, nhiếp phục tâm ý như chăn giữ
con trâu cho đến khi nào thật sự thuần thục, “con trâu trắng sờ sờ, đuổi hoài
không đi” mới có thể an tâm mà “thỏng tay vào chợ”. Nói cách khác, tư tưởngđại
thừatruy nguyên nguồn gốc từ động cơ tâm ý mà diệt trừ chứ không phí sức mà lo
chặt bỏ ngọn ngành bên ngoài. Lục Tổ nói: “Đức Phật chế tất cả pháp để độ
tất cả tâm. Ta không tất cả tâm, cần chi tất cả pháp” (Kinh Pháp Bảo
Đàn). Tâm không thì các pháp cũng không, tâm tịnh thì quốc đôï tịnh, tâm diệt
thì tội liền tiêu. Đây là giáo lý “vạn pháp duy tâm” rất uyên áo và vi
diệu.
Kinh Pháp Cú 1
và 2 ghi rằng:
“Ý dẫn đầu
các pháp
Ý làm chủ tạo
tác
Nếu với ý nhiễm
ô
Nói năng hay
hành động
Khổ não bước
theo sau
Như xe chân vật
kéo”.
“Ý dẫn đầu
các pháp
Ý làm chủ tạo
tác
Nếu với ý trong
sạch
Nói năng hay
hành động
An lạc liền
theo sau
Như bóng không
rời hình”.
Đạo Phật chú
trọng đến động cơ luận hơn là kết quả luận. Nói theo cách thông thường là
“phòng bệnh hơn chữa bệnh”, “phòng cháy hơn chữa cháy”. Vì vậy mới nói: “Bồ tát
sợ nhơn, chúng sanh sợ quả”. Luật phápthế gian chỉ xử phạt khi xác định được
hành viphạm tội của một người, nhưng đối với tinh thần của Đạo Phật, họ đã có
tội ngay khi những ý niệmbất thiện vừa khởi lên trong tâm. Sở dĩchúng taluân
hồi trong ba cõi cũng chính do những ý niệmbất thiện này làm chủ, sai khiếnthân hành động ác, miệng nói lời thô ác.
“Tâm như họa
sĩ khéo
Vẽ thế giới
muôn màu
Đọa sa hay
thành Phật
Cũng tâm ấy mà
ra”.
Nếu chúng ta
luôn kiểm thúc được thân và tâm mình trong mọi thời khắc của đời sống thì sẽ
phát sinh năng lực để thanh tịnhhóa tâm thức.
Chính vì chú
trọng đến động cơ tâm ý nên giới không chỉ là “chỉ trì tác phạm” (dừng là giữ,
làm là phạm) mà còn là “chỉ trì tác trì” (dừng là giữ, làm cũng là giữ). Ví dụ,
giới luậtquy định không được nói dối, nhưng nếu vì phương tiện quyền xảo, thể
hiệnlòng từ bi để cứu người thì được. Vì vậy mà có khai, giá, trì, phạm. Giới
luậtĐức Phật chế ra mục đích không phải chỉ để chấp chặt trong khuôn khổ phép
tắc mà chủ yếu là điều phục tâm, nên có thể thực hiện theo tinh thần “tùy duyên
nhi bất biến, bất biến nhi tùy duyên”. Nhưng cũng có người lại tự cho mình chứng
ngộ, cũng bắt chước “hồn nhiên mặc áo xiêm” như các Ngài, ăn thịt uống rượu,
buông lungphóng túng, không giữ gìnoai nghi phép tắc, thật đáng chê trách lắm
thay! Đó chính là họ đang tạo nhơn vào địa ngục mà không hay. Chúng ta chưa
phải là những bậc thượng căn thượng trí, không thể tu tập theo con đườngđốn
giáo thì không được lìa bỏgiới tướng mà vượt bậc. Phải biết nương vào giới
luật làm phương tiện qua bờ bên kia, như dây sắn quấn theo cây tùng mà vươn lên
cao. Ngoài ra phải thường hành hạnh khiêm cung nhu hòa, học tập theo gương
sáng, đức hạnh của các bậc thượng lưu, làm kim chỉ nam cho mình tiến tu.
Trong suốtcuộc
đời tu của người xuất gia, hai dấu ấn có thể nói là quan trọng và sâu đậm nhất
là ngày thế phátxuất gia và khi đăng đàn lãnh thọgiới pháp. Đối trước Phật
đàitrang nghiêm, đàn tràngthanh tịnh, hương trầm nghi ngút, với đầy đủ tam sư
thất chứng, tứ vị dẫn thỉnh, đông đảo giới tử một lòng chí thànhcầu thọ giới
pháp…; đó là thời khắcthiêng liêng nhất, là một dấu ấn đẹp trong suốtcuộc đời
tu, cũng là điểm khởi đầu cho chúng ta nhận lãnh pháp mầu, cầu thọtịnh giới
của Như Lai để trì giữ. Thiết nghĩ, mỗi vị giới tử nên nhứt tâmchánh niệm, một
lòng chí thành hướng về ngôi Tam Bảo, lắng động mọi vọng tưởng để lóng lòng
nghe kỹ những lời khai đạo của chư vị giới sư, ngõ hầu làm phương châm cho
chính mình mà tiến đạo nghiêm thân. Và cũng nên khắc ghi mãi hình ảnh này để
nuôi dưỡng tâm bồ đề ngày càng lớn mạnh, chí xuất trầnthượng sĩ thật kiên cố,
hầu mong “thượng báo tứ trọng ân, hạ tế tam đồ khổ” để không cô
phụ công ơn Thầy Tổ, cha mẹ và lí tưởng xuất gia của chính mình.Từ vô thỉ kiếp
đến nay, do vô minhmê lầm mà chúng ta mãi lăn lócluân hồitriền miên trong ba
cõi. Nay bước chân vào đạo, nhận ra được con đường chân chánh, nhờ ánh sáng Phật
Pháp soi rọi, nhờ giới phápthanh tịnh trang nghiêm mà chúng tadần dần đoạn
trừ bớt những tập khí phiền não sâu dày để trở về với chơn tâm, phật tánhbất
sanhbất diệt hằng hữu. Chính nhờ giới luật đã làm nền tảng cho sự tiến bước
đó. Đời sống của giới là đời sống của sự hòa hợp và thanh tịnh; đó cũng chính
là ý nghĩa của Tăng (Sangha). Như vậy, một đoàn thể tăng thanh tịnh và hòa hợp
đúng nghĩa là một đoàn thể tăng có giữ giới. Cơ sở tự viện nào có nề nếp thanh
quy nghiêm ngặt, đó là môi trường tốt để đào tạo tăng tài cho Đạo Pháp và dân
tộc. Đạo Phật có tồn tại và phát triển hay không chính là nhờ những thế hệ tăng
đủ tài đủ đức này. Tài năng nhờ hiểu sâu Phật Pháp, đức hạnh nhờ giữ giớitinh
chuyên. Có tài mà không có đức thì chưa phải là người xuất giađệ tử Phật chân
chính. Cho nên, có thể khẳng định lại: Giới luật chính là thọ mạng của
Phật Pháp vậy
Người gửi bài: Toàn Trung