Giới Thiệu Và Giải Thích Đề Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật

GIỚI THIỆU
GIẢI THÍCH

ĐỀ KINH KIM CANG BÁT NHÃ BA LA
MẬT

Thích Thái Hòa

Niềm Tin Và Sự Chuyển Hóa.

Niềm tincăn
bản
của thiện pháp, nên ở trong ba mươi bảy phẩm trợ đạo của Đạo thánh đế, Tín
căn
tín lực là những pháp hành được nêu lên đầu tiên và chúng không những
chỉ quan trọng trong đời sống tín ngưỡng, đời sống quan hệ xã hội, mà còn hết
sức
quan trọng trong đời sống thực nghiệm tâm linh.

Nếu một người
sống không có niềm tin, người ấy không những không biết tương lai của họ là gì,
mà ngay cả trong đời sống hiện tại sự quan hệ Tôn giáo, gia đìnhxã hội của
họ cũng đều bị khuyết tật, và họ chẳng biết họ hiện hữu để làm gì ngoài việc
giành giựt miếng cơm, manh áo và giành giựt một ít quyền lợi vụn vặt giữa
hội
con người.

Không có căn
bản
của đức tin, ta sẽ không liên kết được cuộc sống của ta với mọi người, ta
sẽ không liên kết được giữa cái nầy với cái kia, giữa đời nầy với đời kia, giữa
thế giới nầy với thế giới kia, và ta sẽ không có sinh lực của đời sốngthánh
thiện
, và ta sẽ không thể đi đến phương trời cao rộng của trí tuệhạnh
nguyện
vô biên của tình yêu.

Luận Đại Trí Độ
nói: “Phật pháp mênh mông như biển cả, con người có thể dùng niềm tin để đi
vào
.” Và Kinh Hoa Nghiêm lại nhấn mạnh tầm quan trọng của niềm tin như sau:
“Nếu rời khỏi tín căn, tâm thấp kém, ưu tưhối hận, công hạnh không đầy đủ,
thối mất sự tinh cần. Đối với một ít thiện căn mà tâm đã sanh sự đình trú, đối
với một ít công đức mà đã tự cho là đủ, không thể thiện xảophát khởihạnh
nguyện
của Bồ Tát,… (Hoa Nghiêm 60, Đại Chính Tân Tu 9, tr 783c)”.

Nhưng, niềm tin
do đâu mà phát khởi? Niềm tinphát khởi do bốn trường hợp.

1. Do hiện
kiến: Do nhìn thấy trực tiếp sự kiệnphát khởiniềm tin.
2. Do chiêm nghiệm
và suy nghiệm: Nghĩa là do dựa vào sự thực của sự kiện này để chiêm nghiệm
suy nghiệm nhằm nhận ra sự thực của sự kiện kia, từ đó mà niềm tinphát khởi.

3. Do kinh nghiệm
và thực nghiệm: Do kinh nghiệm từ cuộc sống và từ sự thực nghiệm những lời dạy
của Bậc Thánh mà niềm tinphát khởi.
4. Do dựa vàolời
nói
của Bậc Thánh: Có những vấn đề vượt ra ngoài khả năng tư duy và sự quyết
đoán của con người, nên con ngườidựa vàolời nói của các Bậc Thánh để tin tưởng
và sống, do đó mà niềm tinphát khởi.

Như vậy, niềm
tin
của một người đệ tử Phật dựa vào đâu để phát khởi? Do nhìn thấy trực tiếp
từ đời sống của Đức Phật và trực tiếp nghe Ngài giáo hóaphát khởiniềm tin
đối với Phật Pháp TăngThánh giới, như các Thánh đệ tử hoặc như các Cư sĩtại gia thời Phật; hoặc do đọc tụng, học hỏi, chiêm nghiệm hay thực nghiệm lời Phật
dạy
và hoặc do tin tưởngtuyệt đối vào lời dạy của Đức Phậtphát khởiniềm
tin
.

Kinh Kim CangBát Nhã, bản Hán dịch của Ngài Cưu Ma La Thập, Đại Chính Tân Tu 8, tr 749ab,
Đức Phật đã nói pháp thoại cho Tôn giả Tu Bồ Đề và đã khẳng định sự liên hệ đến
đức tin như sau:

“Tôn giả TuBồ
Đề
, bạch Đức Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Có chúng sanh nào được nghe pháp
thoại (Kim CangBát Nhã) như thế nầy, mà sinh khởiđức tin đúng như thật không?

Đức Phật dạy,
đừng hỏi như thế, hỡi Tu Bồ Đề! Sau khi Như Laidiệt độ, năm trăm năm sau, có
những người tu tậpphước đức, trì giới, thì đối với pháp thoạiKim CangBát Nhã
nầy, tâm họ có khả năng sinh khởiđức tin và cho đó là sự thực. Phải biết những
người như vậy, thiện căn của họ đã gieo trồng, không phải chỉ ở nơi một vị
phật, hai vị phật, ba, bốn, năm vị phật, mà thiện căn của họ đã gieo trồng ở
nơi vô lượng ngàn vạn Đức Phật.

Đối với những
người như vậy, khi nghe pháp thoại nầy, cho đến chỉ trong một niệmsinh khởiniềm tinthanh tịnh, hỡi Tu Bồ Đề! Như Lai thấy và biết rõ những người như vậy đã
đạt đượcvô lượng phước đức”.

Niềm tin của
người đệ tử Phật, hành trì theo truyền thống của Kinh điểnA Hàm và Nikàya là
được thiết lậphoàn toàn trên nền tảng của Tứ bất hoại tín hay còn gọi là Tứ
chứng tịnh
. Ấy là tin Phật, tin Pháp, tin Tăng và tin Thánh giới, đó là bốn
niềm tintrong sáng, thuần tịnh và không bị hủy hoại đối với người đệ tử Phật
trong bất cứ trường hợp nào. Với bốn niềm tin nầy, người đệ tử Phật có thể đi
vào
dòng dõi của Bậc Thánh, sống an vui trong từng giây phút hiện tại, do sự
thấy pháp và chứng nghiệm pháp đem lại. Nhưng, niềm tin của người đệ tử Phật
hành trì theo giáo nghĩaĐại Thừa không phải dừng lại ở đó, mà họ còn tin tưởng
họ và hết thảy chúng sanh đều có khả năng thành phật qua sự phát khởibồ đề tâm,
nuôi dưỡng và phát triển tâm ấy, bằng những hạnh nguyện rộng lớn, qua sự thực
hành
Lục độthường trựctrong đời sống hằng ngày, với sự có mặt của những chất liệu
vô ngãvô trú một cách triệt để.

Niềm tin ấy của
người Phật tửĐại Thừa không bị giới hạn bởi không gian, nên đối với bất cứ
không gian nào cũng có thể là không gianhành đạo của chính họ; niềm tin ấy không
bị giới hạn bởi sinh loại, nên bất cứ chủng loại nào cũng đều là đối tượng để
yêu thương, bảo hộ, che chở và giúp họ thăng hoa; và niềm tin ấy không bị giới hạn
bởi thời gian, nên sự tu tậphành đạo của họ trong đờihiện tại, chỉ là sự
tiếp diễn của bồ đề tâm đã được phát khởi và gieo trồng trong quá khứ và sẽ làm
viên mãnhạnh nguyện, tựu thành quảvị giác ngộ hoàn toàn trong tương lai, do
đó bất cứ thời gian nào, cũng đều là thời giantu tập để đoạn trừ các lậu hoặc,
tác thiện và làm lợi ích cho hết thảy muôn loài của người đệ tử Phật. Với niềm
tin
ấy, người đệ tử đã tự khẳng định lấy chính mình rằng: “Họ đích thực là con
của phật, từ miệng phật sinh ra; từ chánh pháphóa sanh và họ được dự phần vào
chánh pháp của Phật”. (Kim nhật nãi tri, chơn thị phật tử, tùng phật khẩu sinh,
tùng pháp hóa sinh, đắc phật pháp phần. Phẩm Thí dụ, Kinh Pháp Hoa, Đại Chính
Tân Tu 9, tr 10c). Và họ tin tưởng rằng: “Họ đích thị là phật tử, thọ và hành
trì
theo giới pháp của Phật, rồi họ sẽ đi vàođịa vịgiác ngộ của chư Phật và
sẽ đồng vị với các Ngài”.(Phạm Võng Kinh, Đại Chính Tân Tu 24, tr 1004a). Với
niềm tin ấy, ta có thể đi vàoniềm tinKinh Kim CangBát Nhã.

Niềm tin từ
sự lắng nghe:

Niềm tinKinh
Kim Cang
Bát Nhã, lại nhấn mạnh đến hai hạng người là tu phướctrì giới, khi
nghe Pháp thoại có nội dung siêu việt mọi ý tưởng. Đối với người tu phước, họ
không phải chỉ mới phát bồ đề tâm làm thiện sựmột đời mà nhiều đời, họ không
phải chỉ mới phát bồ đề tâmphụng sự một Đức Phật mà đã trải qua ngàn muôn ức
Đức Phật và đối với người trì giới cũng vậy, họ không những chỉ mới phát bồ đề
tâm
trì giớimột đời mà đã nhiều đời, họ không phải chỉ phát bồ đề tâm để lãnh
thọ
giới phápthực hànhgiới pháp từ một Đức Phật, mà đã trải quatừ vô
lượng
ngàn muôn ức Đức Phật, họ đã từng nghe, và đọc tụngKinh Kim CangBát Nhã
cũng như các Kinh điển Đại Thừa, nên dù đời nầy họ có mặt trong thời kỳĐức
Phật
Niết Bàn, sau năm trăm năm, nhưng khi nghe Kinh Kim CangBát Nhã, họ vẫn
khả năng phát khởiniềm tinthanh tịnh đúng như những gì mà Kinh trình bày.
Họ có khả năng tin tưởng đúng như thực về pháp chứng của Đức Phật đã được trình
bày ở trong Kinh nầy. Pháp chứng ấy là Ngã KhôngPháp Không. Ngã không là pháp
chứng thường trựctối thượng của các vị Thánh giảA La Hán. Pháp không
pháp chứng thường trực của các vị Bồ TátThượng Thừa.

Pháp chứng ấy
đối với hai hạng người tu phướctrì giới kia, dù hiện tiền họ chưa chứng
nghiệm
, nhưng khi nghe pháp thoại Kim CangBát Nhã, họ có khả năng tin tuởng
một cách chắc chắn rằng, họ sẽ chứng nghiệm pháp ấy trong tương lai. Bởi vậy,
Tôn giả Tu Bồ Đề đã bạch với Đức Thế Tôn rằng: “Nếu lại có người nào được nghe
Kinh Kim CangBát Nhã nầy mà tâm tin tưởngthanh tịnh, sinh khởituệ giácchân
thực
, thì phải biết rằng, người ấy thành đạtcông đức hiếm có số một.

Kính bạch Thế
Tôn
, tuệ giácchân thực ấy không phải là tướng, nên Như Lai nói là thực tướng.

Kính bạch Thế
Tôn
, hôm nay con được nghe Kinh Kim CangBát Nhã như thế nầy, tin tưởng, hiểu,
tiếp nhậnhành trì không phải là khó. Nhưng, nếu tương lai, năm trăm năm
sau, nếu có người nào được nghe Kinh nầy mà tin tưởng, hiểu, tiếp nhậnhành
trì
, người ấy mới thật là người hiếm có số một.

Tại sao như
vậy? Bởi vì người như vậy, thì không còn có ý tưởng về ngã, nhân, chúng sanh
thọ giả. Và vì sao? Vì cái ý tưởng về ngã, chính cái ấy không phải là ý tưởng; những
cái ý tưởng về con người, về chúng sanh, về thọ giả, những cái ý tưởng ấy,
chính không phải là những ý tưởng.

Vì sao? Vì siêu
việt
tất cả ý tưởng, nên gọi là Chư phật.

Đức Phật dạy,
nầy Tu Bồ Đề! Đúng như vậy, đúng như vậy, nếu có người nào được nghe Kinh Kim
Cang
Bát Nhã nầy mà không kinh ngạc, không sợ hãi, thì phải biết người ấy là
người hiếm có.

Hỡi Tu Bồ Đề!
Tại sao? Vì Như Lai nói Ba La Mậttối thượng là không phải Ba La Mậttối
thượng
, nên mới gọi là Ba La Mậttối thượng.” (Đại Chính Tân Tu 8, tr 750b).

Niềm tin
từ sự thuận hành:

Tin mà chưa
thuận hành theo niềm tin, là niềm tin chưa có nội dung của sự thực nghiệm và
chứng nghiệm, nên niềm tin ấy chưa thể gọi là niềm tinvững chãi hay là niềm
tin
của Kim Cang bất hoại.

Niềm tin của
Kim Cang bất hoạisinh khởi từ sự nghe, hiểu chánh pháp và biến sự nghe hiểu ấy
trở thành sự thực nghiệm và chứng nghiệm trong cuộc sống hàng ngày. Như vậy,
bảo chứng cho niềm tin không còn là lý thuyết, luận thuyết hay ngôn thuyết
chính là sự thực nghiệm và chứng nghiệmniềm tin ấy, ngay nơi cuộc sống con
nguời.

công đức do
niềm tin thuận hành dẫn sinh là không thể nghĩ bàn, không thể ước lượng, không
giới hạn đúng như Đức Thế Tôn đã nói với Tôn Giả Tu Bồ Đề ở trong Kinh Kim
Cang
Bát Nhã như sau:

“Hỡi Tu Bồ Đề!
Nếu có thiện nam hay thiện nữ nào, vào buổi sáng đem thân mạng như số cát sông
Hằng
bố thí; buổi trưa cũng đem thân mạng như số cát sông Hằngbố thí; buổi
chiều cũng lại đem thân mạng như số cát sông Hằngbố thí, và sự bố thíthân
mạng
như vậy, trải qua cả vô lượng trăm ngàn ức vạn kiếp, nhưng nếu có người
nghe Kinh Kim CangBát Nhã nầy, với tâm tin tưởng không trái nghịch, thì phước
đức
của người nghe Kinh mà tâm tin tưởng ấy, thắng vượt hẳn phước đức của người
bố thí kia, huống nữa là sao chép, thọ trì, đọc tụng, diễn giảng cho người
khác.

Hỡi Tu Bồ Đề!
Chủ yếu mà nói, công đứcKinh Kim CangBát Nhãvô biên, không thể nghĩ
bàn, không thể đối chiếu, ước lượng; Như Lai vì người phát khởi tâm Đại Thừa
nói, vì người phát khởi tâm Tối Thượng Thừa mà nói. Nếu có người nào có khả
năng tiếp nhận, ghi nhớ, tụng đọc, vì mọi ngườigiảng giải một cách rộng
rãi
, thì Như Lai thấy và biết chắc chắn người ấy, đều đã thành tựu công đức
không thể đo lường, không thể đối chiếu, không có giới hạn và không thể nghĩ
bàn. Những người như thế có thể gánh váctuệ giácvô thượng của Như Lai”. (Đại
Chính Tân Tu 8, tr 750c).

Bố thí, cúng
dường
và ngay cả trì giới, trải quavô lượng kiếp bằng niềm tinđơn thuần, thì
hiệu quả rộng, sâu và cao của niềm tin ấy, không thể so sánh với niềm tin được gắn
liền với
tuệ giác hay gắn liền vớiKim CangBát Nhã. Bởi vì, Bát Nhãtuệ
giác
, mà tuệ giác ấy vững chãi và sắc bén như kim cang, nên khi niềm tin của
một người phát khởi được thu hút, nuôi dưỡngđi theo hướng tuệ giác hay được
thiết lập trên nền tảng của tuệ giác nầy, thì niềm tin ấy không còn là niềm tin
mù quáng
hay hữu hạn mà là niềm tin của trí tuệ và vô hạn. Với niềm tin nầy mà
tiếp nhận, ghi nhớ, đọc tụng, sống và thuận hành theo Kinh Kim CangBát Nhã mỗi
ngày, thì hoa trái giác ngộ, hoa trái giải thoát không phải là một ước mơ mà là
một hiện thực, một hiện thực được chuyển thành từ niềm tin.

Không gian
của niềm tin:

Không gian của
Kinh Kim CangBát Nhãkhông gian không có không gian, nên bất cứ không gian
nào cũng có thể trở thànhkhông gian của Kim CangBát Nhã, nếu nơi đó có sự đọc
tụng
, diễn giảng, sao chép hay tôn trí Kinh ấy, và không gian nào cũng có thể
thực hiệnniềm tinBát Nhã, bằng sự cung kính, lễ bái,…

Bởi vậy, Đức
Phật
đã dạy Tôn giả Tu Bồ Đề rằng: “Hỡi Tu Bồ Đề, ở bất cứ nơi nào, nếu có bản
Kinh
Kim CangBát Nhã nầy, thì ở nơi đó, tất cả chư thiên, loài người, a tu la
ở trong thế gian hãy đều nên cúng dường. Nên biết chỗ ấy là bảo tháp, cần phảicung kính, lễ bái, đi nhiễu, dùng các loại hoa hương mà tung rãi ở nơi không
gian
đó”. (Đại Chính Tân Tu 8, tr 750c).

Tại sao Đức
Phật
dạy, nơi nào có bản KinhKim CangBát Nhã là nơi đó có bảo tháp? Nơi đó
cần phảithể hiệnniềm tin bằng sự cung kính, lễ bái, đi nhiễu, tung rãi hoa và
hương? Tại bởi nội dung Kinh Kim CangBát Nhã chuyển tải pháp thân của chư phật
thể tínhchân thực của pháp giới. Pháp thânthể tính ấy có mặt cùng khắp
mọi không gian, nên đối với người có đức tinKim CangBát Nhã, và giác ngộKim
Cang
Bát Nhã, thì họ ngồi ở đâu, họ đứng ở đâu, họ cư trú ở đâu, thì ở nơi
những chỗ ấy đều là bảo tháp, đều là thánh địa, đều là không gianKim CangBát
Nhã
. Và không gian ấy là không gian mà ta có thể cung kính, lễ bái, đi nhiễu,
tung rãi các thứ hoa hương mà cúng dường ở nơi đó.Và pháp thân là thân cao tột
trong các thân, pháp tính là tính tối thượng trong các tính; thân ấy, tính ấy là
biểu thị cho bảo tháp, chứ không phải là bảo tháp theo nghĩa kiến trúc vật lý.
Và như vậy, nơi nào có sự thực tậpchứng nghiệmKim CangBát Nhã, thì nơi đó
có sự hiện khởi của bảo tháp và có sự thể hiện của người có niềm tin đối với
Kinh ấy.

Hiệu năng
của niềm tin:

Do đọc tụng
hành trìKinh Kim CangBát Nhã, ta có thể gặp nhiều chướng duyên, như bị người
khác phỉ báng, khinh thường, nhưng không phải vì vậy mà ta không có phước đức.
Trái lại, nhờ niềm tin của ta đã được kiên định đối với sự thọ trìđọc tụng
Kinh nầy, nên niềm tin ấy có hiệu năngtiêu diệtchuyển hóa những ác nghiệp
của ta từ bao đời kiếp. Nghiệp báo ấy của ta, khiến ta đáng lẽ trong tương lai,
khi kết thúcsinh mệnh sẽ bị rơi vào địa ngục nhận lấy khổ báo, nhưng nhờ niềm
tin
vào Kinh Kim CangBát Nhã, và do thọ trìđọc tụng Kinh ấy, nên nghiệp nặng chuyển
thành nhẹ, quả báo nặng chuyển thành quả báo không đáng kể, không những vậy mà
còn có cơ hội sẽ thành tựuđạo quảVô Thượng Bồ Đề nữa, như trong Kinh, Đức
Phật
nói với Tôn giả Tu Bồ Đề như sau:

“Lại nữa, hỡi
Tu Bồ Đề, nếu có bất cứ thiện nam hay thiện nữ nào, thọ trì, đọc tụngKinh Kim
Cang
Bát Nhã nầy mà bị người khác khinh thường, hủy báng, thì phải biết tội nghiệp
của người ấy đời trước đáng lẽ phải sa đọa vào ác đạo, nhưng nhờ do đời nầy bị
người khác khinh thường, hủy báng, nên tội nghiệp đời trước của vị ấy tiêu diệt
hết, khiến người ấy sẽ được tuệ giác tối thượng”. (Đại Chính Tân Tu 8, tr
750c).

Việc hủy báng
người thọ trì, đọc tụngKinh Kim CangBát Nhã có hai hạng. Hạng người thứ nhất
là hạng người đoạn kiến, đối với hạng người nầy, không phải họ chỉ phỉ báng
nguời thọ trìđọc tụngKinh Kim CangBát Nhã, mà thọ trì, đọc tụng, bất cứ Kinh
nào, họ cũng đều hủy báng. Hạng thứ hai là hạng dị kiến, hạng không phải căn
, đối với hạng người nầy thì Kinh Kim CangBát Nhã trình bày giáo nghĩa không
phù hợpsở kiến, sở học cũng như căn cơ của họ, nên họ không những phỉ báng
người thọ trì, đọc tụng mà còn phỉ báng luôn cả Kinh.

Tuy nhiên, dù
có bị phỉ báng bằng bất cứ cách nào đi nữa, thì chân lý được Đức Phật trình bày
ở trong Kinh nầy vẫn hiển nhiênnhư thị, và người thọ trìđọc tụng Kinh nầy với
niềm tinkiên định, bất hoại, thì không những chuyển hóa được những nghiệp
chủng
tâm thức trong nhiều đời của họ, từ nhiễm sang tịnh, từ những nhận thứcsai
lầm
về một bản ngã cố hữu, về con người, về chúng sinh, về thọ mạng sang chánh
trí
và chánh giải thoát, mà còn chuyển hóa được tất cả dư báo xấu trong quá khứ
cũng như hiện tại đều theo hướng Vô Thượng Bồ Đề.

Lục Tổ Huệ Năng
của Trung Hoa là một người không những có thẩm quyền nghe và lãnh hộiKinh Kim
Cang
Bát Nhã, mà còn là một người có thẩm quyềnchứng ngộchân lý được Đức Phật
trình bày từ Kinh ấy nữa, nên Ngài đã phát biểuhiệu năng của niềm tin do sự
thực hànhKinh Kim CangBát Nhã như sau:

“Hỡi Thiện tri
thức! Muốn thâm nhậppháp giớithiền địnhtuệ giác, thì hãy nên tu tậpBát
Nhã
, bằng cách hành trìđọc tụngKinh Kim CangBát Nhã thì sẽ thấy được tự
tánh
. Phải biết rằng, công đức của Kinh nầy là vô lượng, vô biên. Trong Kinh
nói hết sứcrõ ràng, ở đây không thể trình bày hết. Pháp môn nầy là Tối Thượng
Thừa
, vì các Bậc đại trí mà nói; vì các Bậc thượng căn mà nói. Bậc tiểu căn,
tiểu trí, nếu nghe, tâm sanh bất tín”. (Pháp Bảo Đàn Kinh, Đại Chính Tân Tu 48,
tr 350c).

Như vậy, đức
tin
phát khởi từ Kinh Kim CangBát Nhãđức tin của trí tuệ, đức tin ấy là
đức tin có nội dung “Ngã Pháp Nhị Không”, hay đức tin ấy là đức tin của “Thực Tướng
Vô Tướng”.

Bằng đức tin nầy,
ta sẽ tinh cầnthực hànhlục độ một cách vô trúvô tướng, chuyển hóa những
vọng tưởngsai lầm đối với tự thân, đối với con người, đối với chúng sanh, đối
với thọ mạng thành chánh trí và có khả năng chuyển hóaKhổ đế thành Diệt đế,
hay sinh tử thành Niết Bàn, chứng nhậpvô vi pháp thân, có khả năng sinh khởituệ giác, biến tri một cách như thực đối với mọi sự hiện hữu và không hiện hữu,
rồi hưng khởi tình yêu vô biên, sử dụngvô sốphương tiện thiện xảo, dạo khắp
mười phương, rưới nước cam lồ, dập tắt mọi ưu não và khơi mở tuệ giác cho hết
thảy muôn loài.
T.T.H.