Ý Niệm Tung Hoành Trong Mê Lộ Của Tâm

Ý niệmtung hoành trong mê lộ của Tâm 
Hồ Dụy

Giới khoa học đã dần khám phá được bí mậtthời gian vốn giả. Lúc giảng hai chữ “nhất
thời
”trong kinh, Hòa thượngTịnh
Không
đã đưa ra minh chứng: Tổ thứ tư của Tịnh tôngPháp Chiếu đại sư trong
định từng thông dựpháp hội hơn một vạn người trên núi Ngũ Đài đang được Bồ tátVăn Thùgiảng kinh, liền vào nghe một buổi. Nhiều vị sư khác thời cận đại
còn thông dựpháp hội ba ngàn năm trước của Phật Thích Ca. Chứng tỏthời gian
có hay không phụ thuộc vào cảnh giới tịnh hay nhiễm. Tại sao một ngày ở cõi
trời
thấp nhất bằng 50 năm ở trần gian, phước đức của ai càng lớn càng được lên
các tầng trời cao hơn. Ở thế giới Cực Lạcvô lượng thọ, vĩnh viễn không có
già chết, tức không có thời gian. Không gian cũng không nốt vì người ở nước ấy
chỉ cần khởi ý niệm đã có mặt tại một nơi xa hàng thập vạn ức trình. Nhục nhãn
phải nhờ đến kính hiển vi để xem vi khuẩn; Pháp nhãn của Phật thì thấy rõ hạt
vi trần nhỏ gấp mấy chục lần so với hạt bụi ở đầu lông trâu. Một ý niệm
thiện chúng ta khởi lên lập tứctrùm khắpvũ trụpháp giới. Ý niệm ác thì ngược
lại, sẽ góp phần tàn hại ghê gớm đến sự tồn vong của hành tinh xanh. Thế mới
biết, nếu không có sự gia trì của Phật và Bồ tát, nhân thế chẳng thể tồn tại
nổi một canh giờ. Một nửa lượng người trên thế gian cùng đồng thanhtương ứngnhất niệm “A Di Đà Phật” chẳng những đẩy lùi thiên taiđại họa, còn giúp trái
đất tăng vọt tuổi thọ – dĩ nhiên.

Nghiệp thức (sinh từ thân, khẩu, ý) chuyển
hóa
hàng ngày sẽ tạo nên cảnh giới trong tương lai. Kẻ gây nghiệp quá nặng,
sống như một ông vua hả hê trên nỗi đau của con dân song đêm đêm triền miênác
mộng
, ấy là dấu hiệu của địa ngục. Kẻ sát nhân sẽ bị ác mộng bủa vây, cùng cực
khổ
sở; mơ mà vẫn máu chảy đầu rơi, vẫn đầm đìa mồ hôi, kêu gào vùng vẫy. Lại
với kẻ giết mổ súc vật, u mê mãi cuối đời. Hãy tưởng tượng, cái vảy con cá bị
gỡ khỏi thân chẳng khác người ta nhổ móng tay mình. Nỗi thống khổ, niềm đau vô
hạn của những con vật sẽ hiện lên trong “mê hồn” của chính họ và họ sẽ nhận lấy
dưới địa ngục. Cảnh giớikinh hoàng này chính là “duy tâm sở hiện” chứ thần
Phật
nào đặt ra. Kinh miêu tả người tự tử (với bất cứ lý do nào), xuống dưới đó
cứ một tuần cảnh tượngvật vã kia lại tái diễn. Phật dạy: “Tất cả các pháp
từ tâm tưởng sanh” – đây là sự thật không thể lùi một mm nào. Nghiệp thức sinh
ra ác mộng. Ác mộng nối nhau thành chuỗi trường đoạn thọ hìnhvô tận không một
phút tỉnh thức, thì chính là thật. Ngược lại, chúng ta đang sống sờ sờ đây là
mơ. Những người đoạn dứt kiến tưphiền não, tâm lặng phắc ý niệm, khế nhập vào
cảnh giới Phật sẽ thấm thía giấc mộng lớn hồng trần.

Kinh Kim Cang: “Phàm những gì có hình tướng đều là hư vọng”. Lão Tửthấu triệt điều
này mới than: “Ta có một mối lo là có thân này”. Biết thân này vốn không phải
ta, thân này sẽ che mất ta mà đâu
dễ thoát được. Biết thân là huyễn mộng còn khó vứt bỏ huống hồ người chẳng giải
ngộ
. Nương vào lời Phật mà hành tự ta mới có thể chuyển mệnh. Đời nay thật
nhiều người quở Phật, rằng Ngài vô biênpháp lực, từ bi trải rộng muôn nơi sao
thế thái nhân tình lâm ly quá đỗi. Vậy họ đã thực hànhNgũ giớiThập thiện
chưa? Phật dạy bố thí, khởi tâm động niệm đều lợi người, Phật dạy đừng sát
sanh
, Phật dạy đừng tà dâmdối trá, đừng siểm nịnh xan tham, đừng tật đố, đừng cống
cao
ngã mạn, đừng ác khẩulưỡng thiệt; Phật dạy hãy yêu thương tất cả mọi người
và mọi loài, bởi hiếm ai đời này và hiếm con vật nào trong quá khứ lại không là
anh em bà conthân hữu của mình. Chúng ta làm được bao phần trăm lời Phật? Khoa
học vốn nặng tính duy vật và… bảo thủ, đến nay ngoài những công trình vĩ đại
khiến Phật pháp thêm chói sáng thì chưa dễ chứng minh điều ngược lại. Một giây
con người phát ra hàng tỷ ý niệmcực vi, thì còn gì trong tam thiênđại thiên
này là ngoại vi của Tâm. Mấy tỷ người phát xuất trùng trùngý niệmbất thiện
thì sao không tạo nên đại nạn cho được. Thời nay Phật gọi là Ác trược (thập ácngũ trược), há
chẳng phải lời tiên đoán vĩ đại? Dĩ nhiên, người tu luôn hiểu: kiếp này người
ta tạo ác nghiệp song nhiều kiếp lâu xa về trước mình còn mê muộihắc ám hơn.
Thật sự là vậy. Không bị mắc kẹt trong chấp trước, hơn ai hết, họ sẽ nghĩ tốt
về người xấu, “A Di Đà Phật” về người xấu để góp sức làm sạch thời không trầm
trọng
nhiễm ôhiện thời.

Theo “nhẩm tính” của Phật Di
Lặc
, một giây người phàm phát xuất
ra 1280 triệu ý niệm tế (trong lúc khoa học ước khoảng hơn một ngàn). Ấy chính
vọng tưởngđiên đảo. Muốn định lại tâm cách hữu hiệu nhất là niệm Phật. Chuyên
tu
mà nhất là lúc ngồi thiền hoặc vừa lạy Phật vừa chánh niệm, câu “Nam-mô
A Di Đà Phật” phải sắc bén như lưỡi gươm phơ sạch tất thảy niệm ác lẫn
thiện. Thế mới có câu gặp tổ “giết” tổ
gặp Phật “giết” Phật
. Nhiều người không hiểu lý này cứ vô tư “bình loạn”
chẳng hay lãnh tội báng Phápnghiệp nặng khôn cùng. Không cứ lúc nào, hễ buồn vui tốt xấu ập đến, điều tiên
quyết
niệm Phật, nhắc nhở tâm luôn tỉnh giác. Niệm Phật theo vòng, mỗi vòng
năm đến mười câu nối nhau tai nghe thấu tâm nhận rõ ấy là thậm thâm thượng diệu Thiền, vọng niệm sẽ dần bị đẩy lùi, bị vùi
dập
và… tận diệt. Lúc xuống núi, thõng tay vào chợ, lục căntiếp xúc với sắc
thanh
hương vị…, tâm không còn móng khởi nghĩa là sống trong cảnh giới thuần
tịnh tột cùng pháp giới. Bậc Chánh đẳng Chánh giác chưa cần nói một lời tự thân
thần thái đã toát ra từ trường giáo hóa, đến sát nhân vừa gặp cũng buông
dao. Nhiều vị lên núi tịnh tâm, vào nhầm hang hổ nhưng chúng đã nhường lại mà
kiếm chỗ khác nương náu. Còn lượng từ bi nhỏ hẹp, tâm bấn loạn gặp thú dữ khắc
thành miếng mồi tươi sống. Ta chuyên ăn thịt gì, thân thể sẽ nhiễm mùi và khí
huyết của loài đó. Người ghiền thịt cầy đến đâu chó cũng tranh nhau sủa tới
bến
. Nếu khoa học chứng minh được rằng loài vật không hề đau đớn, không hề có
lòng oán hận nên không hề quý tiếc mạng sống thì việc người ăn vật hoàn toàn
không tạo ra ác nghiệp. Si mê, sân khuể, lượng tâm ích kỷ hẹp hòi con người
chết đi dễ chuyển thành loài khác. Khoác thân vật, “linh hồn” ấy sẽ mang nỗi
oán hận với người giết nó. Khi người hết phước, ốm yếu què quặt chính là lúc
nghiệp báohiện tiền. Kinh Lăng Nghiêm: “Người chết thành dê, dê chết thành
người; đời đời xoay vần ăn nuốt lẫn nhau”. HT.Tuyên HóaKhai thị về ăn chay:Trong Hán ngữ chữ nhục (thịt) có bộ khẩu với hai chữ nhân,
ý chỉ người ăn người. Thật thâm thúy tận cùng trời đất.

Có người hỏi: “Nếu ai cũng không giết
mổ thì lấy thịt đâu mà ăn, và như vậy thú rừng tràn cả vào thành phố, con người
bị diệt vong sao?”. Câu hỏi chưa vào nội dung đã lầm to. Thử hỏi nhân loại
với hàng chục tỉ người, chỉ trong năm phút thôi liệu có suy
nghĩ
 và hành động đúng như một bậc chân tu hay không. Năm phút với
nửa nhân loại không đạt đếntừ bihỷ xả ngang bậc chân tu thì làm gì có “nếu ai cũng“. Đây là câu hỏi thông
dụng
đối với những người muốn phớt lờ Phật pháp, muốn bác bỏlý thuyết của Phật
và thâm hơn là hủy báng Tam bảo. Nhưng rõ ràng đó là mù quáng. Tào Tháo gây
nghiệp, đến hơn ngàn năm sau; một người dân mổ heo thấy trong gan nó khắc hai
chữ “Tào Tháo”. Vậy ra nhân vật “nổi tiếng” này đã khoác thân súc
sanh
vô số lần. Khoa học đang có trong tay “phép” thôi miên. Chiếc máy vi diệu
này không ngờ khiến một người nhớ lại được 84 kiếp quá khứ, như một cuốn phim
sống động. Bậc đắc quảA la hán thấy được năm trăm kiếp trước, đến quả vịBồ
tát
thì lội ngược về hàng vạn đại kiếp. Để thấy không gì mất đi trong vũ trụ
này.

Cho đến nay chưa lý thuyếtchính thống nào
có thể bác bỏ: đạo Phậttriết học cao tột của mọi triết học, là khoa học cao
tột của mọi khoa học. Phần đông nhân loại đầy đủ trí tuệ song lại thiếu phước và
nhân duyên tin sâu điều này. Thế nên chẳng ngạc nhiên trong kinh lại phán: Ai
trong đời không gặp được Phật pháp chính là đại nạn. Theo đó kể cả cái chết oan
khuất nhất cũng là tiểu nạn hay đúng hơn là hậu quả của đại nạn trên… “Học Phật là sự thọ hưởngtối cao của đời người”. Tiên sinh, triết học gia Phương Đông Mỹ đã thay Phật
nói như vậy. Hành theo đúng lời Phật chẳng những xoay chuyển được vận mạng tại
cõi trần mà còn có cơ hội tiếp nhập cõi thánh. Phật tuyệt nhiên không nói lời
hư dối. Trần gian là biển khổ mênh mông, người không chịu bám vào chiếc phao
Phật pháp, tất nhiên, càng bơi càng kiệt sức.

H.D

(CÙNG TÁC GIẢ)