Hướng Dẫn Đọc Tam Tạng Kinh Điển

Hướng dẫn đọc
TAM TẠNG KINH ĐIỂN
Gs. U KO LAY (1984)
Tỳ-khưu-ni HUYỀN CHÂU dịch (2003)
Nguyên tác: Guide to Tipitaka. U Ko Lay, Yangon, Myanmar (1984).
Nhà xuất bản Phương Đông

LỜI NÓI ĐẦU

Huong dan - Viet-Eng PosterHuong dan - Viet-Eng PosterTam TạngThánh Điển là bộ sưu tập Văn Chương Pali lớn trong đó tàng chứa toàn bộGiáo Pháp của Đức Phật Gotama đã tuyên thuyếttrong suốt bốn mươi lăm năm từ lúc ngài Giác Ngộ đến khi nhập Niết Bàn.

Pháp của Đức Phật bao quát một lãnh vực rộng về nhiều chủ đề và được làm thành từ những lời sách tấn, giải thích và pháp lệnh.

Một cách phân loại và hệ thống hoá nào đó đã được sử dụng từ lâu đời giúp ghi nhớ kỹ, bởi vì Giáo Pháp của Đức Phật chỉ được truyền miệng từ thế hệ nầy sang thế hệ khác. Ba tháng sau khi Đức PhậtNiết Bàn, Chư vị Đại Đệ Tử Phật tụng lại tất cả Giáo Pháp của Đức Từ Phụ, sau khi sưu tập chúng một cách có hệ thống và xếp loại chúng cẩn thận dưới những tiêu đề khác nhau thành những phần đặc biệt.

Những bài pháp và bài kinh nhằm cho cả tu sĩ lẫn cư sĩ, được Đức Phật giảng vào nhiều cơ hội khác nhau (cùng với một ít bài kinh được các đệ tử xuất sắc của ngài thuyết), được sưu tập và xếp loại thành những phần lớn được biết như Tạng Kinh.

Tạng lớn trong đó gồm những pháp lệnh và những lời sách tấn của Đức Phật về các phẩm hạnh, và thu thúc cả hai hoạt động thân và khẩu của tỳ khưu và tỳ khưu ni, hình thành giới luật cho họ được gọi là Tạng Luật.

Phương diện triết lý của Giáo PhápĐức Thế Tôn sâu sắc hơn và trừu tượng hơn những bài pháp của Tạng Kinh, được xếp loại dưới tạng lớn gọi là Tạng Thắng Pháp. Thắng Phápliên quan đếnChân LýTuyệt Đối, giải thích Những Chân Lýtuyệt đốikhám phá Tâm và Vật Chất và mối liên quan giữa chúng.

Tất cả những lời Phật dạy hình thành chủ đềbản chất của Pali Canon, được chia thành ba phần gọi là Piṭakanghĩa đen là cái giỏ. Từ đó Tipiṭaka có nghĩa là ba cái giỏ hay ba tạng riêng biệt tàng chứa Giáo Lý của Đức Phật. Ở đây ẩn dụ ‘cái giỏ’ không có ý nghĩa nhiều như chức năng ‘cất chứa’ bất cứ thứ gì được đặt vào trong đó nhưng nó được sử dụng như một vật có thể chấp nhận được trong đó những pháp được trao truyền từ người nầy sang người khác như mang đất từ nơi khai thác bằng một đoàn công nhân làm việc theo dây chuyền.

Tam TạngThánh Điển được chia một cách có hệ thống và truyền từ đời nầy sang đời khác cùng với Chú Giải hình thành bộ sưu tập lớn về những tác phẩmvăn học mà chư tu sĩPhật Giáo phải học, nghiên cứu và ghi nhớ trong việc hoàn thành bổn phận học tập nghiên cứu.

 

CẢM TẠ

Thật là một đặc ân lớn cho tôi đã được tin cậy giao nhiệm vụbiên soạn cuốn sách nầy ‘Hướng Dẫn Đọc Tam Tạng Thánh Điển’ Theo như nó được biết, không phải một việc đơn giản, như trong đề cương, với toàn bộTam TạngThánh Điển. Thành thậthy vọng rằng bộ sưu tập nầy sẽ được nhận thấy hữu ích và sẳn sàng cho hầu hết độc giả muốn được cung cấp một cái nhìn toàn cảnh bao la và huy hoàng của Tam Tạng với đôi mắt chim đại diện cho tất cả lời Phật (và của vài vị đệ tử ngài) dạy và tất cả đều được tàng trữ trong Tam TạngThánh Điển.

Trong lúc biên soạntác phẩm nầy, văn bản Pali được Hội NghịPhật Giáo Quốc Tế Lần Thứ Sáu công nhận.cùng với những bản dịch Miến Ngữ đã được kế thừatrung thànhnhất Chân thành cảm tạ đến Dagon U San Ngwe và ông U Myo Myint đã cho lời chú thích ở vài chương. Những tin tức và những sự kiện phụ thêm từ nhiều nguồn khác nhau. Một Bộ hoàn chính “Hỏi và Đáp” được báo cáoHội NghịPhật Giáo Quốc Tế Lần Thứ Sáu chứng minh là một nguồn khai thác tin tức trong nội dung của Tam TạngThánh Điển.

1.Tạng Luật- Hỏi và Đáp, Tập I
2. Tạng Luật – Hỏi và Đáp, Tập II
3. Tạng Kinh – ‘Trường Bộ Kinh’ Hỏi và Đáp.
4. Tạng Kinh – ‘Trung Bộ Kinh’ Hỏi và Đáp, Tập I.
5. Tạng Kinh -‘ Trung Bộ Kinh’ Hỏi và Đáp, Tập II.
6. Tạng Kinh – ‘Tương Ưng Bộ Kinh’ Hỏi và Đáp, Tập I.
7. Tạng Kinh – ‘Tương Ưng Bộ Kinh’ Hỏi và Đáp, Tập II. 19
8. Tạng Kinh – ‘Tăng Chi Bộ Kinh’ Hỏi và Đáp, Tập I.
9. Tạng Kinh – ‘Tăng Chi Bộ Kinh’ Hỏi và Đáp, Tập II.
10. Tạng Thắng Pháp – ‘Tiểu Bộ Kinh’ Hỏi và Đáp.

Số đoạn được ghi trong tác phẩm nầy là từ những văn bản được ấn hành đã được Hội NghịPhật Giáo Lần Thứ Sáu công nhận.

Cuối cùng tôi xin chân thànhtri ân những thành viên trong Hội ĐồngBiên Tập, Hội Tam Tạng Miến Điện, những người đã mất nhiều thời gian đọc lại hết bản thảo với sự cân nhắc tỉ mỉ và những người làm việc không mệt mỏicố vấnuyên bác cho bộ sưu tập nầy mang lại nhiều lợi ích.

Tháng Hai, 1984

U Ko Lay

Huong dan - Viet-Eng Posterpdf_download_2
Hướng dẫn đọc Tam Tạng – FINAL Huong dan - Viet-Eng Posterpdf-icon