Hồ Dụy
Nếu bảo con người sống trên trái đất, là chưa đúng. Trái đất cũng chỉ là một hành
tinh lơ lửng giữa trời, nên con người cũng đang trụ giữa hư không – mới đúng.
Con ngườithực chất đang lơ lửng giữa trời. Nghĩa là con ngườiở TRÊN trời, chứ
không phải DƯỚI đất để rồi bảo trời cao xa quá. Trên 28 tầng trời là cõi Phật.
Trời, dĩ nhiên đã cao xa khôn lường. Nhưng Tâm mỗi
người vốn dĩ trọn đủ tam thiên đại thiên thế giới. Tâm càng sáng bí mật “tối
tăm” của vũ trụ càng hiển lộquang minh. Con người dẫu chưa chứng quả
song con người nếu tin sâu kinh điển và gắng công tu tập sẽ nhìn thấy quy luậttự nhiên từ vô thỉ, từ đó nhận chân giá trịđời người.
Bản thân từng than van đang phải sống trong một môi
trường bất an, thực chất do chính tôi bất an. Một khi cá nhânbất an thì không
thể có một xã hộibình an. Có một “bộ tộc thiểu số tên là Kogi, nguồn gốc từ
nền văn minh Tairona. Bộ tộc này trú ngụ trên dãy núi Sierra Nevada, Colombia,
nơi quanh năm mây mờ bao phủ”. Không tích trữ, họ sống tự tại ngày ba bữa và
không xích mích tị hiềm với ai. Chỉ ăn chay mà họ không bệnh tật và tuổi thọ
trung bình hơn 100. Không dính dáng đến khoa học kỹ thuật, họ lại “biết tuốt”
về những khám phá vĩ đại. Điều đáng lưu ý: họ không có tôn giáo. (Xem video tại Thư Viện Hoa Sen)
Đạo Phật vốn cũng không phải là tôn giáo, người Kogi
sống đúng với quy luật tự nhiên/vũ trụ, thì đó chính là sống đúng với đạo Pháp.
Đó chính là biết “mệnh trời” như cách nói của Khổng Tử, (chứ nào phải mệnh trời
là vận mệnh “chết cứng” theo cách suy diễn của bao người). Không gian bộ tộc
Kogi sinh sống tuyệt đốian ổn. Nhưng, nếu ta đặt một phàm phu vào đó chung
sống, hẳn họ lại thấy nơi đây là một thiết chế bất ổn. Vậy mới thấm câu thơ của
cụ Nguyễn: “Người buồn cảnh có vui đâu
bao giờ”. Tâm tùy cảnh chuyển. Tâm tịnh thời cõi Phật tịnh, và ngược lại…
Tâm nhiễm là tâm bất định. Tâm bất định thì thân bất
định. Người ấy sẽ khó sập mọi giác quanngồi yên cho được. Ngược lại một bậc
chân tu, ngũ cănthông suốt song trần cảnh không khiến tâm dao động nên họ ngồi
thiền hàng giờ hàng ngày. Những tiện nghi tưởng sẽ đưa con người tới an lạc, sau một thời gian nó
lại khuấy đảo tâm. Có những người xây WC rất tiện nghi và phát ngôn đó là nơi
đưa lại cho họ sự an tĩnh. Nếu vậy, thì thiết tưởng lên núi sống một mình
còn… bình an bội phần. Con người với tâm không định thì có chui vào lô cốt
cũng khác chi ở chợ trời. Tâm định, công
phu có được này cơ bản bắt nguồn từ việc “không nhìn lỗi thế gian”. Giới khoa
học đã đưa ra một kết luậnvô cùng quan trọng: không nên chống chiến tranh mà
hãy ủng hộ hòa bình. Từ đây triển khai ra ở mọi hoạt động trong cuộc sống sẽ
chuyển được cả vận mạng. Ai đó đã từng chống chiến tranh, không có nghĩa bây
giờ phủi tay, mà dành thời gian và tâm sức đó ủng hộ hòa bình. Tại sao? Chớ
hỏi, bởi quy luậtvận hành của vũ trụ là như vậy. Sống trái vớiquy luậtvận
hành của vũ trụđồng nghĩa vớivi phạm “pháp
luật” vũ trụ, vận mạng cá nhân ấy dĩ nhiên méo mó.
Do tích tập từ nhỏ, tâm lý chung thích gom chuyện xấu
ác. Chuyện xấu ác luôn là nhiên liệu trong các cuộc trò chuyện, đàm đạo. Chuyện
xấu ác còn có tên gọi khác là rác rưởi. Một khi chuyện xấu được ta hứng khởi
thuật lại nhiều lần trước đám đông, hãy xem chừng, bởi rác ấy đang lưu cửu vào
tâm thức. Theo đà này, theo thời giantâm thành một thùng rác khổng lồ. Tu
trước hết cần biết tẩy/xóa lỗi người ngay khi thông tin ấy xâm nhập. Lỗi thế
gian, nghe mà như không nghe, thấy như không thấy. Một người vẫn thường nhận
phong bì bất chính lại quyết liệt chống tham nhũng, xét về mặt đạo lý, anh là
kẻ dối trá, vọng ngữ. Phật từng khuyên chúng sanh trong Kinh Vô Lượng Thọ: “Thiện hộ khẩu nghiệp, bất cơ tha quá (khéo giữ gìnkhẩu nghiệp, chẳng chê bai lỗi người
khác). Đạo lý này sâu xa cùng tột. Trong một xã hội động loạn, người ta
sẽ gay gắt phản biện trước thảm kịch cái ác ngày càng lên ngôi, mà không đặt
ngược câu hỏi: Nếu tất cả người trên hành tinh xanh đều không ngó lỗi nhau mà
chỉ xiển dương điều thiện, thế giới sẽ ra sao?
Con người là một cá thể riêng biệt – lý thuyết này
khoa học hiện tại đã cười nhạo rồi. Mỗi cá thể nhỏ bé đến mấy cũng có mối liên
hệmật thiết với vũ trụbao la. Vạn vật đồng nhất thể. Học giả James Gleick có nhận định
rất triết lý qua hình ảnh: “Một cái đập cánh của một con bướm hôm nay ở Bắc
Kinh sẽ tạo ra trong không khí các cuộn xoáy có thể biến thành bão tố trong
tháng sau tại New York”.
Ngày xưa bão giật cấp 12, 13 đã ghê gớm lắm. “Siêu bão”, danh từ gọi những cơn
bão có mức giật từ khoảng cấp 14 trở lên, mới chỉ xuất hiệnthời giangần đây.
Cấp giật của những cơn bão tăng lên, động đất nâng độ dư chấn, sóng thần dữ
dội, là sự gia tăng của niệm lực xấu ác từ chúng sanh ở nhiều cảnh giới khác
nhau. Sự chống đương nhiên có lợi,
chỉ là lợp bất cập hại. Các vị cao tăngđại đức lúc giảng kinhthuyết pháp
nhiều lúc cũng “nặng nhẹ” với chúng sinh; kẻ trí tự cao tự đại nghe qua hẳn sẽ
gán đấy cũng là sự “chống” hồng trần
tươi đẹp. Đâu hay lời ấy lưu xuất từ gương tâm trong suốt không mảy bụi trần.
Còn “chống” – hành động nô lệ của ý niệm xấu từ lượng tâm ích kỷ nhỏ mọn, sẽ
khiến thời-không thêm nhiễu loạn. Sự chống
ấy cũng như luồng khí nóng tưởng sẽ làm cơn bão đang tiến vào suy yếu chẳng ngờ
càng góp sức cho bão.
Người ta vẫn thắc mắc: ngày nay phi thuyền đã bay thấu
trời xanh vẫn không thấy cõi Cực Lạc ở đâu. Thực tế, chúng ta nhìn mặt trăngmặt trời to bằng quả bóng thì ngược lại, ở mặt trăng trái đất cũng nhỏ như vậy.
Nếu phi thuyền bay “ra ngoài không gian” thì trái đất chưa lớn bằng một hạt
bụi. Con cá ở đại dươngmênh mông, dĩ nhiên nó sẽ phán chuyện con người chỉ thở
bằng không khí là chuyện hoang đường. Cũng như nhiều người khó thể tin cùng
không gian ở trái đất, lại “dung chứa” vô vàn cảnh giới khác nhau; các cảnh
giới đan lồng vào nhau, chồng lên nhau song cảnh giới này không phương hại đến
cảnh giới khác. Cũng như trong ti vi bật kênh này là đại dương dội sóng, kênh
khác lại đang phát cảnh núi lửa phun trào, và hàng trăng cảnh giới khác cùng
tồn tại [trong “cái hộp” ấy] mà ti vi vẫn như như bất động. Khoa học phát hiện
không gian đa chiều, dẫu sao vẫn mang tính lý thuyết, chưa thể thâm nhập. Nếu
ai đó tu đạt đến tâm tuyệt tĩnh, cả vũ trụ hiện bày thì chính người đó câu
thông với vũ trụ, thấy, biết và có thể thâm nhập/sống ở bất cứ không gian nào.
Hiện bày chân tướng của vũ trụ, Phật pháp không hạn
hẹp trong kinh điển, chùa chiều và trong bản thân các vị chân tu. Hễ điều gì
tương ưng với chân tướngvũ trụ ấy chính là Phật pháp (dẫu toàn thểbản chất
của nó không phải là chánh pháp). Đạo Phật bao hàm hầu hết kiến trúc thượng
tầng của xã hộiloài người. Từ đạo đức, mỹ học, kiến trúc, văn học, tâm lý học,
triết học, khoa học, nhân tướng học, y học v.v. Xin nêu ra một môn. Hiện giờ
ngành khoa học lượng tử đã giải mã được những bí mậttự nhiên, dẫu rất khiêm
tốn song đã cơ bản có thể sửa đổi “giáo trình” triết thuyết về vũ trụnhân sinh.
Thật ngạc nhiên ấy là những điều Phật đã thuyết giảng. Vậy xem như đỉnh cao của
khoa học hiện đại vẫn tụt hậu gần ba ngàn năm; nếu không muốn nói là tụt hậu
vĩnh viễn bởi khoa học [chỉ dụng Trí nên] không thể “chứng quả” – toàn triệt về
vũ trụ.
Không ai có đôi mắt sáng lại nhắm mắt
mà đi. Tuy nhiên mắt sáng cũng không thể nhìn thấu kiếp mình nếu tâm thứcmù
lòa. Cõi Cực Lạc xa vời thăm thẳm, lại có ở ngay trong chính mỗi cá thể một khi
người đó tin nhận và hành đúng như lời Phật dạy. Không ngọn đèn nào soi tỏ vùng
[bí mật] “tăm tối” dưới chân nó; thế nên không lý gì ta cứ phải nhìn thấu gầm
trời mới bước đi. Học Phật là học định
tâm, nên thậm chí có thể nhắm mắt bịt tai mà hành. “Bịt tai” để nghe diệu
âmNhư Lai thường thằng trong vũ trụ, và “nhắm mắt” để thấy hào quangĐức Phật
rọi vào nơi tối-tăm-vi-diệu nhất của đời mình.
H.D
(CÙNG TÁC GIẢ)