Pháp Môn Tu Chứng Lăng Nghiêm Đại Định

PHÁP MÔNTU CHỨNG
LĂNG NGHIÊM ĐẠI ĐỊNH

Thích Huệ Hưng Phỏng dịch

LỜI MỞ ĐẦU

Thật là huyền diệu
Thật là cao tuyệt

Một pháp môntu chứng hoàn
toàn–giải thoát rốt ráo–Đức Phật đã dạy trong kinh Lăng Nghiêm. Không phân biệtcăn cơ mau chậm, không phân biệt tuổi tác và hoàn cảnh, mọi người, mọi giới và
mọi lúc đều có thể áp dụnghạ thủcông phu một cách liên tục.

Toàn bộyếu chỉ của kinh đều cô
đọng ở những trang trong tập này–đủ yếu tố làm kim chỉ nam cho hành giả trên đường
tiến đến quả Giác.

Phương pháp tu tuy cao siêu
nhưng giản dị, tuy đơn thuần nhưng uyên áo, quả thật là pháp báu vô giá. Xưa
kia
ngài Bát Lật Mật Đế xẻ thịt dấu kinh nơi thân, từ Ấn Độ đem đến truyền bá
Trung Hoa, sau này Sa mônHuyền Diệu tại Đài Bắc soạn lại tóm tắtyếu chỉkhai
ngộ
và thật hành trong một tập nhỏ. Nay tôi phỏng dịch để tiện lợi cho những
người có duyên tìm hiểutu chứng theo pháp Lăng Nghiêm Đại Định.

Ghi tại Tu ViệnHuệ Quang, ngày
mãn hạ.

Năm Kỷ Mùi 1979

THÍCH HUỆ HƯNG

PHẦN I

KHAI THỊ THEO TÔNG CHỈKINH LĂNG NGHIÊM

Giáo lý của Phật trong 49 năm
giảng dạy, tuy có phân ra: quyền thiệt đốn tiệm, không ngoài mục đích chỉ rõ
chỗ dụng THỨC và không dụng THỨC. Vì mê mờ, chúng ta thường lầm chấp thân hoặc
tâm từ đó–Niết Bàn đã ở ngoài tầm tay, lục đạotrở thànhgia tộc của ta. Kinh
Viên Giác đã nói: “Nhầm lẫn nhận năm uẩn, bốn đại, cho là thân mình, căn cứ vào
sự phân biệtngoại cảnh cho là tâm mình…” đó cũng vì dùng tâm thức hiện khởi.

Muốn tu theo pháp LĂNG NGHIỆM
ĐẠI ĐỊNHchúng tatuyệt đối không dùng đến TÂM THỨC. Vì dùng tâm thứcphân biệt
để tu đạt đến chơn tâmthường trụ là việc không thể có, hoài công như người nấu
cát mong thành cơm.

Thức xuất hiện dưới nhiều hình
thức
, nên ta dễ nhầm lẫn nó là tâm hoặc định, thật ra không phải chơn tâm, cũng
không phải định thể, trái lại còn làm chướng ngại thêm cho tánh định sẵn có của
chơn tâm. Với sự trá hình lầm lẫn đó, hàng phàm phu, tiểu thừa, ngoại đạo,
quyền giáo đều bối rối, lẩn quẩn, không nhận định đâu là chơn, đâu là vọng, như
người lạc vào mê hồn trận, càng đi càng cách xa. Vì vậy, Kinh Lăng Nghiêm, Phật
phải bảy lần phá bỏ vọng thức bị nhận lầm là tâm, và mười phen chỉ rõ cái tánh
thấy
biết của con người–không phải là cái thấy biết ở giác quan.

Với thiện tâm tu niệm cao độ,
chúng tacố gắng xã bỏ tâm thứctán loạn vọng động, để tạo cái tâm an định,
tịch tĩnh, như vậy chúng ta vẫn còn vấp phải một lầm lẫn–tránh vỏ dưa gặp vỏ
dừa–buông cái này để bắt cái nọ vẫn kẹt vào tánh chấp thủ, không thể tiến xa
hơn
được để đạt một chơn tâm bổn định cho chúng ta. Y cứ vào kinh Lăng Nghiêm
hầu đạt lời Phật, còn bị coi là một sai lầm, huống nữa một tâm thứctịch tĩnhan định không phá bỏ ư???

Phần nhiều người tu hànhquan
niệm
đạt đếntrạng thái tĩnh lặng, dứt niệm gọi là đã đắc định, nhưng thật ra
vẫn chưa thoát khỏi khuôn khổ của tâm thức. Lúc đạt được như vậy, ngỡ rằng định
lực
dễ dàng, từ đó, ý niệm dễ duôi, buông lung, đạt được như vậy, thật tiếc,
vẫn chưa phải là cứu cánh. Đó chỉ là giai đoạn sơ khởi chuẩn bị lâu dài cho con
đường tu tập
của ta.

Với tinh thần tín mộ Kinh LĂNG
NGHIÊM
, trong chúng ta, cần phải xã bỏ tâm thức dưới mọi hình thái mới hy vọngđạt được tánh định sẵn có của tự tâm. Khi đã lìa bỏ được tâm thứcvọng niệm đó,
ta mới nhận rõ được thể tánh thấy nghe, hiểu biết thường tại trong các giác
quan
của mình. Nếu ta hiểu được tánh sẵn có đó, cố gắnggiữ gìn mãi, sẽ thành
đại địnhchân thật. Đó là tự tánh chơn định khác với lối định của phàm phu,
ngoại đạo, quyền giáo, tiểu thừa, căn cứ vàotâm thức thứ sáu làm nhân để tu định.

Vả lại, nếu trong chúng ta mãi
căn cứ vào tâm sanh diệt vọng động đó để tu định, thì định đó sẽ tùy thuộc tâm sanh
diệt
của ta có nhập, trụ và xuất.

Lúc nhập thì có định, khi xuất
thì không có định, cảnh tịnh thì thuận, cảnh động thì trái nghịch, như vậy định
đó vẫn không thoát khỏiluân hồisanh diệt.

Đó là nguyên nhâncố gắng cưỡng
ép tâm thứcsanh diệt để cho yên định, sự thật chưa tỏ ngộ được chơn tâmbất động
sẵn có, đã nhận lầm giả tưởng là chơn thật.

Có nhiều kinh luận vạch rõ thể
tướng
của chơn tâm, nhưng vẫn chưa chỉ thẳng trong thân hiện tại của chúng sanh
nó thuộc phần nào, nằm ở đâu! Vì thế phần lớn chúng sanhtu hành xã bỏ được cái
tâm phân biệt thô lậu, nhưng còn cố suy tư, nghiên tầm những nghĩa lýthâm
diệu
, để cầu ngộ nhậpchơn tâm, song cuối cùng vẫn lọt vào lối cũ của phạm viý
thức vi tế
hơn, vẫn luân lưu trong cảnh giới nhỏ hẹp cạn cợt. Kinh LĂNG NGHIÊM,
Đức Thế Tôn co duỗi cánh tay, nắm mở bàn tay, phóng quang hai bên tả hữu, để gạn
hỏi ANAN về tính chất động và tịnh. Do đó, ANAN hiểu được nơi thân mình cái
diệu tánh sẵn có–luôn luôn bất động, không liên hệ đến thân cảnh vọng động lao
xao. Trong chiều hướng lìa ngôn ngữ để chỉ bày thực tại, ngón tay phóng quang
của Đức Thế Tôn đẩy ANAN rời xa ý niệmtư duy để lãnh hội tánh bất động của
mình sẵn có, vì thế, đầu ANAN có lay động theo sự phóng quang của Đức Phật,
nhưng tánh thấy vẫn không hề lay động, thay đổi. Biết được điều đó, thân ta dầu
trải quavô số kiếp trong nẻo luân hồi, nổi trôi trong hằng sathế giới, nay
đây mai đó, cái tánh thấy vẫn thường hằng như hư không, chẳng bao giờ suy giảm,
dao động. Hiểu được như vậy, trong các động tác hàng ngày như đi, đứng, nằm,
ngồi, chúng ta vẫn an trụ trong tự tánh chơn định của mình. Thêm một lần nữa,
lòng từ đối với chúng sanhlầm lạc. Phật vạch rõ tánh nghe thường hằng của
ta luôn luôn tồn tại, không gián đoạn theo âm thinh ngoại cảnh, ngài lại đánh chuông
để khai ngộ, ANAN nhận là nghe chuông ngân khi còn phát tiếng, và hết nghe khi
chuông im lặng. Phật bảo rằng: với ý thứcsai lầmchúng ta có nghe và không
nghe theo thinh trần, thật sự, tánh nghe–hay nói cách khác, bản chất của cái
nghe vẫn bất diệt.–Dưới hình thức khác của sự mê vọng–Phật lại chỉ rõ vọng
tưởng
do ý thứcphân biệtsai lầm như người đang ngủ nghe tiếng chày giã gạo,
cứ ngỡ tiếng trống hoặc âm động của một vật phát khởi. Tại sao với âm động đó,
khi thức, nhận định khác với lúc ngủ? Sự lầm lẫn đó là do ý thứcphân biệt
khác nhau, nhưng tánh nghe vẫn không thay đổi, thức cũng như ngủ, vẫn lặng lẽ
thường còn. Căn tánh là chơn thể của vạn vật, vạn vật là giả tướng của căn
tánh
. Cái chơn tâm sâu kín nhiệm mầu, vẫn tàng ẩn dưới dạng tánh thấy nghe thường
nhật. Ngày nay, người học đạoỷ lại vào tánh (thiên chơn) của mình, không cầu
đến chỗ cứu cánh. Nghe luận đến căn tánh hiện khởi, lại chấp thủ lấy bản thểthường tịch, lìa bỏ sự tu chứng. Mới an trụ vào bực sơ giải nhơn không (có tri
kiến
vô ngã) đã tự mãn, không ngờ rằng vi tế nghiệp (vi tếphiền não) vẫn chưa tiêu,
làm sao thoát khỏicảnh giớitình trần; Tâm sinh diệt chưa dứt, làm sao vượt
khỏi muôn trùng khổ não trong ba cõi để đạt chứng viên thông, như người canh
giữ
kho vàng mà vẫn chịu nghèo nàn khổ lụy.

Có người hỏi:
– Phần đầu của kinh bảo phải phá
bỏ, xa lìa cái thức hư vọng, phần sau của kinh lại bảo thức là chơn, cũng gọi là
tạng tánh nghĩa ấy thế nào?.

Đáp:
– Thức, tuy là tạng tâm, nhưng nó
căn bản của sanh tử, nếu không phá bỏ, chúng ta sẽ lầm lẫn, dùng nó để tu tập
như người nấu cát mong thành cơm. Thức tuy là vọng động nhưng là hiện tượng của
tâm (duy tâm sở hiện), nếu không dung nhập với tạng tánh thì ngoài tâm còn có
pháp hay sao? Vì bản chất của thức là vọng tưởng nên phải dung nhập vào tâm để
tránh sự trở ngại tu tập. Chung qui vẫn không ngoài lời Phật dạy, tất cả trở
thành
diệu chỉ.

Trong kinh nói về bốn khoa, bảy
đại, ba Như Lai tạng, mười pháp giới tâm, tất cả đều là thể lượng cùng cực của
căn tánh. Người tu viên thông phải hiểu rõ trong chỗ phản văn đã thâu gọn vạn
hữu
cùng tột nhất chơn. Cả đến vấn đề khai thị tạng tánh sẵn có, chỉ là phương
tiện
cho những người tu viên thông làm chỗ ngộ nhập. Vì vậy, chư Tổ trực chỉ
chơn tâm, phần nhiều không dùng văn tự: bằng những động tác đánh, hét hoặc kết
hợp
với pháp khíthích ứng với trình độ người đương cơ sẽ đưa thẳng họ đến nơi
chứng đắc quả là diệu thủ. Nếu có dùng ngôn từ, cũng chỉ là phương tiện đánh
trúng mạch ngộ trong tự thân của kẻ cầu đạo mà vẫn không làm cho họ trụ chấp
ngôn ngữ. Trên pháp tọa, Đức Phật cầm nhánh hoa đưa lên giữa đại chúng, Ca Diếp
đã đáp lại bằng nụ cười thâm thúylãnh hội. Đó là một trong những động tác khai
thị của thiền giới.

căn cơ bất đồng, thiền tông
phải lìa ngôn ngữ, bên giáo phải dụng từ văn. Thiền gia muốn hành giảhốt nhiênđại ngộ, không qua phương tiệnngôn ngữ, bên giáo tạo cho hành giả nương vào
văn tự, ngôn ngữ, để tỏ nhập chơn tâm.

Nay dùng nhĩ căn để tu, áp dụngphương pháp phản văn (nghe trở lạitự tánh) tri giải (sự hiểu biết, suy luận)
phải chấm dứt, không nên bận tâm vào bất cứ điều gì, phải giữ trạng tháithanh
thản
an nhiên. Lúc dụng công như vậy, mọi hiện cảnh, trạng tháitrước mắt cũng
như trong tâm, không nên quan tâmlưu ý. Chúng ta chỉ chuyên chú trong vô biên
pháp giới
ở tánh nghe mà thôi. Nhờ chú tâm ở tánh nghe, nên ngoại cảnh động
tịnh không thể chi phối ta được. Và tâm thức cũng vậy, không liên quan đến tánh
nghe, nên khi nhớ hay quên vẫn không thay đổi nó được.

Tâm thứctánh thấy nghe
v.v… như tấm kiếng và ảnh rọi vào. Khi thức khởi hiện gọi là nhớ, như ảnh
hiện
vào tấm kiếng: khi thức diệt, gọi là quên như ảnh mất đi, gương kiếng vẫn
không bị tác độngchi phối hay ngăn ngại. Cũng như vậy, tánh thấy nghe không hề
gia giảm bởi tâm thức. Điều này bên tông gia gọi là thời tiết hợp thành một khối.

Vì thế lối tu pháp “Tự tánh bổn
định” này khác hẳn với lối tuchỉ quán thông thường. Thường thường, chỉ quán
do công phu luyện tập lâu ngày thuần thục mới kết hợp được tâm và cảnh nhất
như
, không lấy ngay tự tánh sẵn có làm định. Trái lại, Kinh LĂNG NGHIÊM dùng
định viên mãn của tự tâm sẵn có làm THỦ LĂNG NGHIÊM, không khởi tâm đối cảnh để
chỉ quán sanh định.

Người hành pháp nắm được thể
tánh
chiếu diệu đó, liền khởi công tu luyện gọi là vi mật quán chiếu–không cần
lấy tư duy tu tập làm quán. Chúng ta nên nhớ rằng cái định này vốn tự tánh sẵn
có, thường hằng, không ngoài tự tánhbất động, còn gồm thâu cả muôn pháp vạn sự
vốn xưa naybất động cùng làm một thể chơn định. Nếu không gồm cả vạn hữu đó,
mà chỉ ở nhất tâmbất động, đều không phải cái định viên dung.

Kinh LĂNG NGHIÊM còn dạy:

Dù diệt hết điều thấy nghe hay
biết, vẫn giữ cái u nhàn tịch tịnh bên trong thì vẫn còn bóng dáng của pháp
trần
phân biệt. Đó là trạng thái của phàm phu, ngoại đạo, tiểu thừaquyền
giáo
chấp trụ cho là pháp tánh–thật ra chỉ là bóng dọi của pháp trần,–không
phải vật thể. Không biết rằng các pháp vốn không, bỏ bên ngoài nương vào bên trong
chẳng khác nào cảnh ngoài vẫn còn hiện trong gương. Chỉ là trạng thái tương tợ
bất động, kỳ thật trong ức niệm vẫn tồn tạichủng thứcngoại vật; cái hình bóng
pháp trầnbất độngtịch tịnh đó vẫn không thể diệt được. Các hàng phàm phu,
ngoại đạo, quyền giáo, tiểu thừa đều lấy ý thứctư duy làm quán, ý thức yên
định làm chỉ, lìa ý thức ấy ra không có cái thể định huệ nào khác, vì vậy, căn
bản
vốn là phân biệt thì không thể nào dứt khoáthư vọng.

Vả lại, cảnh là pháp trần, tâm
sanh phân biệt, cảnh và tâm không thể rời nhau, mà tự cho là thanh tịnh, kỳ
thật toàn là hư vọngloạn động và hư chuyển. Nếu định có xuất có nhập, đều
thuộc vi tếphân biệt, chỉ nương vào vi tếphân biệt đó để duy trì cảnh tịch
tịnh
kia, một khi không phân biệt nữa, cảnh tịch định liền mất, gọi là xuất
định
. Tu LĂNG NGHIÊM ĐẠI ĐỊNH không thể như vậy.

Trên đây là phần phá thức hiển
tâm để chỉ rõ cái định.–Thuộc phần tông chỉ đã xong.

PHẦN II

VÀO ĐƯỜNG TU CHỨNG
CÔNG PHU TẤN TU

Hạ thủcông phu đầu tiên
là chuyên nghe trở lạitự tánh. Nghe trở lạitự tánh không phải là lối nghe
thông thường bằng nhĩ căn, hiểu biết bằng nhĩ thức, mà chỉ là tánh nghe trong nhĩ
căn
, tức là cái lý thểvô phân biệt. Với tánh nghe này, dù có hay không có âm
thanh
vẫn được sáng tỏrõ ràng, không sai sót, giống như tánh thấy vậy. Như tấm
kiếng dù có hình hay không hình, kiếng vẫn sáng tỏ.

Hễ lìa xa ức niệm, tánh
thể thoáng đạt thênh thang như hư không vẫn thường hằngphổ biến, vì vậy tánh
nghe nếu khôngsanh khởivọng niệm, sẽ chiếu khắp pháp giới, đó là đạo tràngnhất thừatịch diệt vậy.

Nếu hành giả chưa lãnh
hội
hoàn toàn một cách rõ ràng thì khi tĩnh tọa cũng có thể nhận rõ đích xác.
Khi tĩnh tọa được một niệm không sanh, có thể tánh nghe này được thấy rõ rỗng
rang, trong sáng, chiếu diệu, chiếu khắp, không gì ngăn ngại, nghe suốt mọi
tiếng tăm. Cho đến lúc bên ngoài không tiếng động tánh nghe này càng rộng khắp
không giới hạn (vô biên tế).

Đây chỉ căn cứ vào cái
quán xét tiếng tăm, nêu rõ cái thể tánh nghe, không lấy cảnh động tịnh bên
ngoài làm tánh nghe… Khi đạt được tánh nghe này mới biết nó sẵn có tự bao giờ,
không do tu mới thành, chúng ta bị ám thị ngoại cảnh do loạn tâm nên không
biết.

Vậy làm thế nào để nhập
vào cảnh giới ấy?–Không cách nào khác hơn là phải tự nghe trở vào bên trong tự
tánh
của mình. Tuyệt đối một niệm không móng khởi, hồi quang phản chiếu vào tự
tánh
. Khiến diệu cảnh thường hiện hữu, vắng lặng, trong sáng, không được gián
đoạn
. Thiền gọi là công phu miên mật.

Chú tâmthường xuyên vào
tự tánh gọi là nhập lưu, vọng ngoại theo tiếng gọi là xuất lưu. Dùng cách nhập
lưu
trở vềtự tánh gọi là hiệp giác (hợp với tánh giác), lìa bỏ mọi âm thinh
ngoại cảnh (thinh trần) gọi là bội trần (phủi bỏ trần cảnh). Một khi hành giảkhông chú tâm vào tiếng tăm bên ngoài, chỉ hướng vào trong tánh nghe an trụ
lặng lẽ, thời những phân biệtthô thiển không còn nữa, tánh nghe sẽ hiện rõ như
mặt nguyệt mùa thu, trong suốt. Nếu thoáng chốc lưu tâm đến âm động bên ngoài,
tánh nghe sẽ mờ mịt, không còn sáng suốt nữa. Vì vậy không bao giờ quan tâm đến
động tịnh, (động tịnh đều không) mới thành tự tánh bổn định.

Một khi hạ thủcông phu
phải ít nói, ít động, càng tịnh càng tốt. Trường hợp bất đắc dĩ phải nói năng,
tánh nghe đang hạ thủcông phu vẫn không gia giảm. Trước khi hạ thủcông phu,
hành giả phải nghiên cứu thật tường tận nghĩa lý trong kinh, để được thông
suốt
, khi bắt tay thực hiện, lúc bấy giờ không còn vướng bận tri giải: Thiền
tông
gọi là đơn đao trực nhập.

Nhập lưu là hiệp giác
chiếu lý, cũng là phép quán nhiệm màu giản tiện. Vọng sở là bội trần dứt vọng
cũng là phép chỉ nhiệm màu giản tiện. Thật hành lâu dàichắc chắnthành tựu.
Thể dụngviên dung kín nhiệm đều do tâm địa phát ra. Đó gọi là phát minh bổn
tánh, chơn nhưdiệu giácsáng suốt.

Tuy hành giảhạ thủcông
phu
phản văn tự tánh, không chuyên tĩnh tọa, nhưng bậc sơ khởi cũng phải cố
gắng
dụng công tọa định thuần thục. Tuyệt đốibỏ quênngoại cảnh, thậm chí
những việc thiệnlăng xăng đều không làm huống là các điều thế sự. Nếu ai hỏi
đến đạo lý, phải nương tựa vào phép phản văn đó, trả lờiđơn giản, không nên nói
nhiều
, những lúc lễ Phật, ăn mặc, nói năng, lưu động trong bốn oai nghi phải
phát khởi làm cho tánh nghe đượcrõ ràng. Trong lúc đó, tánh nghe là toàn thểpháp giới vậy.

Hỏi:
– Dứt trần động, nay lại dứt trần
tịnh, Thinh trần (động) trái với tánh nghe nên dứt dễ dàng. Nay trần tịnh cùng
lặng lẽ như tánh nghe, thuận hợp với nhau làm sao dứt bỏ?

Đáp:

– Nếu tánh nghe đượchiển
lộ
, tịnh trần kia dứt không khó. Vì tánh nghe là tâm, tịnh trần là cảnh, tâm là
linh tri bất muội, còn cảnh thì vô tri, tăm tối, cảnh là cảnh, tâm là tâm rất
dễ phân biệt. Nếu hành giả chưa thấy tự tâm, tập nhiếp niệm thành định, lần lần
đi sâu vào định tâm, từ sức định đó cảm biết rộng lớn vô cùng, nhưng nó cũng là
cảnh giới tịnh trần. Đến khi định lực kia hết rồi tịnh trần (cảnh giớitịch
tĩnh
) cũng không còn. Ngộ được tự tâm, thấy rõ tánh nghe xưa nay tịnh lặng vô biên,
không do nhiếp niệm mà thành, không nương ngoại cảnh mà có, như vậy tánh nghe
và tịnh trần không liên hệvới nhau. Công phu phản văn càng thâm thúy, tánh
nghe càng tỏ, thì động và tịnh trần càng xa lìa.

Tu đến đây là cùng tột
của sự vong trần, về công năng ngôi vị, ngang hàngsơ quả của nhị thừa. Kinh
KIM CANG
nói: Gọi là nhập lưu mà thật ra không có chỗ vào, vì không vào, sắc, thinh,
hương, vị, xúc, pháp nên gọi là Tu-Đà-Hoàn. Đây là khi lìa được thinh trần thì
6 trần kia đều chấm dứt.

Phần trên là giải thoát
hai trần động tịnh, nay cởi bỏ đến nhĩ căn. Trước đây khởi phương tiện lìa
tiếng động tịnh (vong trần) nên lập có hai thứ: năng văn và sở văn (cái nghe và
cái bị nghe) tức là căn và trần. Khi cái tướng của tiền trầnchấm dứt, không có
đối tượng thì căn cũng không còn, cả năng và sở đều chấm dứt.

Căn diệt nhưng tánh vẫn
còn; căn trần đều dứt năng sở đều vong, không còn tự tha, chỉ một pháp tánh gọi
là nhơn không, địa vịđồng thời với A LA HÁN, quả thứ tư của tiểu thừa; Kiến
hoặc
tư hoặc đều chấm dứt (cái thấy hiểu sai lầm và nghiệp tập đều chấm
dứt
). Khi thoát khỏi cả căn và trần, tịch cảnh (tâm tịnh) hiện ra, đó là cảnh sở
giác (cảnh được ngộ). Cái trí chiếu soi cảnh sở giác gọi là năng giác (trí ngộ,
trí chứng).

– Giác và sở giác đều
không là gì?

Trí năng giác và cảnh
sở giác đều rỗng lặng, không còn tương đãiđối lập nhau. Đến đây ra khỏi giác
quán
, lìa được pháp chấp, đoạn dứt phân biệtphiền não nhỏ nhiệm.

Bây giờ tiếp đến thoát ly
trí trùng không (hai cái không). Tức là trí diệt hết cả cái trí và cảnh không
đã nói ở trên. Bởi vì cái trí trùng không vừa khởi lên chưa đầy đủ nên cái trí
và cảnh không đó trở thành cảnh sở không, và cái trí trùng không thành trí năng
không, cả hai vẫn tồn tại. Vì vậy, chẳng những trí cảnh sở không kia phải dứt, mà
cái trí trùng không cũng phải diệt luôn. Khi duyên ảnhchướng ngạivi tế đó
chấm dứt, thành tựu được pháp giải thoát (pháp không), tánh thể chơn quang hiển
lộ, trần sa hoặc sạch hết.

Trên đây giải rõ tướng
câu khôngbất sanh. Đồng thời cũng nói sáu gút: ĐỘNG–TỊNH–CĂN–GIÁC–KHÔNG–DIỆT
đều do tâm sanh diệt:
1) Giải rõ ĐỘNG diệt TỊNH sanh

2) Giải rõ TRẦN diệt CĂN sanh

3) Giải rõ CĂN diệt GIÁC sanh

4) Giải rõ GIÁC diệt KHÔNG sanh

5) Giải rõ KHÔNG diệt DIỆT sanh

Nếu chấp trước vào tướng diệt
cuối cùng, sẽ bị tướng diệt che đậy, trụ luôn vào cảnh câu không (hai lớp
không), đó là rơi sâu vào chỗ chướng mê vi tế cho nên khi tiến đạt đến chỗ cao
sâu, phải thận trọngthoát khỏi tâm vướng mắc trụ chấp đó (nói theo chư Tổ: Ở
trên đầu sào trăm thước, bước thêm một bước). Tổ sư gọi đó là chỗ vướng sau
cùng. Song việc đó không đòi hỏi công phu lao nhọc, chỉ cần tâm không trụ,
không trước là được (vô công dụng đạo); chỉ một thời gian ngắn tánh lý tỏ lộ,
liền được thoát lydiệt tướng. Khi lý thểhiện tiền, thì sơn hà đại địachuyển hóa thành tri giácvô thượng, thần thôngdiệu dụng từ đó phát sanh.
Những điều trên nói về việc tu hànhdụng công theo thứ tự từ thấp đến cao đã hoàn
tất
.

PHẦN III

MỞ CĂN TRỪ GÚT

Các căn bị gút buộc do
tâm tánhcuồng vọngmê chấppháp trần, từ tế đến thô theo chiều thuận kết
thành. Các căn được mở trừ do từ lao nhọc mê chấppháp trần ngược giòng tâm tánhcuồng loạn, từ thô đến tế theo chiều nghịch giải trừ. Vì cậy, căn này trước
tiên
cởi mở, liền được nhơn không. Bởi ban sơ dứt ĐỘNG trần (nhập lưu vong sở =
vào vòng thánh dứt thanh trần) trừ được gút thứ sáu, kế tiếp dứt TỊNH trần
(động tịnh bất sanh) là trừ gút thứ năm, tương đương quả vị TU-ĐÀ-HOÀN, đoạn
được phân biệtngã chấp tức là phần kiến hoặc.

Tiếp theo dứt hết căn
nghe, trừ gút thứ tư (văn sở văn tận). Đến đây tương đương với ba quả sau, đoạn
được câu sanh ngã chấp tức là tư hoặc. Đã được nhơn không thì không còn chấp
nhơn nữa, nên gọi là những việc lao nhọc mê chấppháp trần cùng tất cả sự sanh
tử
đều chấm dứt. Từ đó đạt đượctánh không tròn sáng, thành tựu pháp giải
thoát
, liền xã được trí ái (giác và sở giác đều không) đoạn được phân biệtpháp
chấp
, trừ được gút thứ ba. Kế đó xã lý ái (không và sở không đều diệt) tức đoạn
được câu sanh pháp chấp, trừ được gút thứ hai. Nếu KHÔNG được NHƠN, chưa KHÔNG
được PHÁP thì chỉ được phần ít của không, chưa phải là viên minh. Cho nên đến
quả vị pháp giải thoát mới được viên minh. Trừ được pháp chấp, tri kiến vọng
phát Niết Bànxuất thế đều diệt.

– Do giải thoát pháp,
không còn sanh khởi tướng câu không.

– Do chứng nhơn không, thời hai
thứ phân biệtngã kiến và câu sanh ngã kiến không còn.

– Do chứng pháp không,
thời hai món phân biệtpháp chấp và câu sanh pháp chấp cũng dứt.

Mặc dầu chứng nhị không
(ngã-pháp không) mà vẫn còn tướng nhị không. Tiến lên không cả nhị không thì
gọi là câu khôngbất sanh. Sanh diệt ký diệt, tịch diệthiện tiền (dứt hết sanh
diệt
, tướng tịch diệthiện ra) trừ được gút thứ nhất. Bấy giờ tâm tánhcuồng
loạn
dứt hết, sơn hà đại địahiển hiệnvô thượngtri giác.

Mở căn trừ gút đến đây
gọi là Bồ Tát từ diệu nhân tam-ma-địa (chánh định) được diệu quảvô sanh nhẫn.
Trong kết quả này, Bồ Tát không còn thấy có pháp nào sanh, pháp nào diệt, nên
gọi là vô sanh nhẫn, chứng đến quả địaphát tâm trụ (sở trụ của (phát) viên
giáo
). (Thập trụ còn gọi là thập địa. Ngộ nhậplý Bát Nhã gọi là trụ. An trụ tánh
Bát Nhãsanh khởi các công đức gọi là địa).

PHẦN IV

ĐIỀU KIỆN TIÊN QUYẾT

Các kinh vì lòng từ để
nhiếp hóa chúng sanh nêu giới sát làm đầu. Riêng kinh LĂNG NGHIÊM, nêu giới dâm
đầu tiên, vì chơn tu phải lấy sự ly dục làm gốc.

Vì khí chất của tâm dục
thô trược làm ô nhiễm tánh thể diệu minh, tánh dục cuồng mê dễ làm mất năng lựcchánh định, đọa lạcsanh tử che mất tự tánh chơn thường, vì vậy giới dâm phảiđứng đầu.

Tôn chỉ kinh này là đại
định
, mà dâm ái là điều tai hại lớn cho môn định, nên khởi đầu kinh lấy nguyên
nhân
ông ANAN, em Phật, bị sa vào tay dâm nữ để khai thị–y cứ vào hảo tướngtrang nghiêm đầy công đức của Phật–ANAN đã phát tâmtu hành, quên căn bản tánh
dục tự tâm chưa diệt sạch, nên đã bị ma nữcám dỗ, liền bị sa ngã. Phật bảo ANAN:–Thế
nào là nhiếp tâm? Ta gọi là giới. Trong luật những tội có phân ra nặng nhẹ, mà
tội dâm, sát, đạo, vọng là nặng nhất.

Nói về giới dâm, nếu
chúng sanh trong sáu nẻo tâm không khởi dâm, thì sanh tử sẽ chấm dứt. Chẳng
những thân không phạm dâm, tâm cũng không móng niệm. Chúng sanh vì từ nơi dâm
mới có tánh mạng, nên bị ràng buộc mãi trong vòngsanh tử. Nay tu nhĩ căntam
muội
viên thông, bổn ý ra khởi trần lao.

Nếu tâm dâm không diệt
thì hai món kiến hoặctư hoặc khó hết làm sao ra khỏi trần lao sanh tử! Dẫu
có nhiều trí tuệ biện tàithông suốt, thiền địnhhiện racảnh giớitốt đẹp, mà
tâm dâm không dứt, lúc thiện định niệm dâm không xã, suy tư lăng xăng, cảnh dục
theo đó sẽ hiện ra. Tâm niệm ở trong cảnh dục, mà cảnh dục chẳng khác cảnh ma,
chắc chắn sẽ lạc vào đường ma. Tùy theo phúc báu dày mỏng, có ba loại ma:
Thượng, Trung, Hạ. Nếu không làm Ma Vương thì làm ma dân hoặc ma nữ. Những
người có chí xuất trần quyết phải đoạn trừ thân dâm và tâm dâm. Thân dâm do từ tâm,
tâm dâm do từ niệm rong ruổi sanh ra. Một niệm không sanh thì thân tâm đều dứt.
Nhưng tánh dứt trừ vẫn còn thì cái ái dục, đối tượng của cái dứt trừ đó vẫn chưa
tiêu. Vì vậy cả ái dục và tánh dứt ái dục đều tiêu trừ như bệnh và thuốc đều
sạch mới gọi là người hết bịnh, hầu mong đạt đếnđạo quảBồ Đề.

PHẦN V

QUẢ VỊTHÁNH ĐẠO

Công hạnh đầu tiên vào
thánh đạo là phải khô kiệt nguồn ái dục, tâm tánh rỗng rang, sáng suốt mới
chứng được tánh diệu viên. Khi chơn tánh tròn sáng, tập khívi tế sẽ hiển lộ,
từ đó mới chuyển hóatiêu tántập khí, chỉ còn thuần trí mà thôi.

Từ địa vị Càng Huệ cho
đến
Thập Tín, Thập Trụ, Thập Hạnh, Thập Hồi Hướng 41 tâm điều thanh tịnh. Song
hàng Thập Tín là tợ tu, chỉ viên mãntín tâm. Hàng Tam Hiển cũng tợ tu, kỳ thực
chỉ đến cùng cực giải tâm, đều chẳng phải chơn tu. (Bực ngộ chơn tánh tiến tu
theo tự tánh mới gọi là chơn tu). Từ tín tâmviên mãn đến giải tâm cùng cực, mới
sắp sửa vào đường chơn tu.

Nếu chẳng trụ tâm, không
thể thành đức, chẳng chứa đức không thể tự-lợi, chẳng tự lợi không thể lợi tha.
Cho nên đức đã thành, thần thông đã đủ, đại nguyện đã tròn, khởi 4 món gia hạnh
sâu màu, đào thải tất cả tình chấp, trung đạo không lập, tâm Phật đều vong, bây
giờ mới lên hàng Thập Địa. Tất cả Phật Pháp đều y theotâm địa đó phát sanh.

Hỏi:
– Từ sơ trụ đến đẳng giác
của viên giáo đều một phần đoạn vô minh, một phần chứng chơn lý, tại sao tu đến
đây còn dùng bốn món gia hạnh mới vào được hàng Địa?

Đáp:
– Nếu nói về sự đốn ngộ, thì
nhơn trùm biển quả (nguyên nhân bao trùm hằng saquả báo), quả suốt nguồn nhơn,
khi vừa phát tâm liền thành chánh giác, không phân biệt cấp bực thứ lớp.

Nếu luận về tu chứng, bực
Thập Địa gọi là chơn tu, thì thấy rõ các bực trước Thập Địa đều là tợ tu. Quả
vị
Phật là chơn chứng, thì Thập Địa là tợ chứng. Vậy sơ tâmcứu cánh tâm, lý
đốn ngộ tuy đồng nhau, nhưng qua ngôi vị cạn sâu, thứ lớp không thể lộn xộn,
viên dung và giai bậc không thể trở ngại nhau. Vả lại từ Càng Huệ đến Thập Địa
đều là chỗ sở dụng của Bồ Tát để thẳng tới biển quả. Trải qua 54 vị đến bực
đẳng giácchấm dứt sanh tướng vô minh, mới được viên mãnquang minh, chứng nhậpdiệu giác thì nhơn mới tròn, quả mới mãn, thành tựuđạo quảVô Thượng Chánh
Chơn.

PHẦN VI

CẢNH GIỚI BẢY THÚ

Bảy thú đều lấy tình
(cảm), (ý) tưởng làm nhân. Nếu không đắm theo tình, ba đường không có, nếu
không
đắm theo tưởng, thiên đàng bỏ không. Tình tưởng đều không thì ở nhân gian
vẫn là cõi tịnh độ. Vì thế, tâm tạo tác, tâm phá hoại được tất cả. Trời, người,
súc sanh, địa ngục đều do tâm sanh ra. Nếu biết ngoài tâm không có pháp thì lấy
gì làm đối tượng để tình và tưởng say đắm? Vì thế Y báo, Chánh báo, A-tỳ Địa
ngục
đều không ngoài Tâm, Bậc cực thánh, pháp thân chư Phật không lìa một niệm
của kẻ cực phàm. Từ cõi trời, Tứ Vương đến cõi trờiPhi Tưởng, do tu Thập
Thiện
, Bát Định, mà vua và dân trời hưởng quả báodục giới và cõi Tứ Thiền,
hết phước vẫn trở lạiluân hồi. Các vị Vua Trời hoặc các vị Bồ Tát, nương ở
ngôi vị đó, để tấn tu nên không sa vào vòng luân hồi nữa.

Hỏi:
– Các cõi trên không tạo ác
sao cũng có vị bị đọa thẳng vào tam đồ?

Đáp:
– Trong tạng thứchuân tập
nhiều chủng tửthiện ác, tốt xấu, hưởng hết quả tốt sẽ đến quả xấu, tùy theochủng tử nào đủ nhân duyên khởi sanh trước sẽ đầu dẫn đi trước. Vì vậy mà Phật
khuyên chúng ta, chuyên tâmniệm Phật, cầu sang Tây Phương theo đường tắc là
thế.
Hai mươi tám tầng trời trong
ba cõi đều do không hiểu bản tâmdiệu giácsáng suốt sẵn có của mình, nên từ
mê, chứa chấp thêm mê, khởi sanh ra ba đường luân hồi mãi. Liễu đạt được tự tâmdiệu giác thì ba cõi đều không, bảy thú tiêu diệt, liền hóa thànhTri Giác
Thượng
.

PHẦN VII

PHÁP TRỪ MA CẢNH

Hành giảlưu ý, khi dụng
công
phản văn, trong cảnh định phát sanh hiện tượng của ma, cần phân biệt
cảnh ma, cảnh ấy mình không biết, bỗng hiện ra hợp với tâm mình, nên khó phân
biệt
tà hay chánh. Nếu hành giả tà niệm chưa dứt sạch, ma nương vào chỗ hở đó
lôi cuốn ta vào tà kiến. Trong kinh nói 5 ấm, mỗi ấm có 10 thứ ma, 10 món ma
trong sắc ấm chính từ kẻ sơ tâmhiện ra, không phải ngoại ma, 10 món ma trong
thọ ấm tuy triệu tậpngoại ma, vẫn còn âm thầm hiệp với thân chưa hiện ra hình.
Hoặc là thiên ma, hoặc mắc quỷ thần, hoặc bị lừa mị dối gạt v.v… là 10 món ma
trong tưởng ấm. Hoặc nhận mình là thánh, hoặc nhận ma là thánh, đều do ma mê
hoặc. Trong hành ấm cũng phát ra 10 món tâm ma. Trong thức ấm phát ra 10 món
kiến ma đều không phải ngoại cảnh, do tà kiến khởi sanh. Hành giả lấy làm tự
mãn khi chứng đạt một phần nhỏ nên phát sanh ra như vậy. Hành giả gặp cảnh ma
hiện ra, chớ nên sợ sệt, Ma tuy có sức mạnhgiận dữ cũng là vật trần lao, đâu
bằng hành giả trong tánh diệu giác rỗng lặng chu biến 10 phương. Nếu ma muốn
làm hại hành giả, như gió thổi ánh sáng, như dao chặt nước, không thể nào được.
Ví nhưkẻ cướp đến quấy phá, hành giả vẫn an nhiêntự tại, không khiếp sợ, dao
động
, mừng giận, thương ghét. Phải phát tâm quán soi lý tánh thì ma kia không
làm hại được. Hành giả thắng ma, không phải do sức mạnh mà do định lực mạnh, âm
khí tiêu tan, quang minh chiếu rọi, không có chỗ cho ma trú ẩn, nên hành giả
không thể bị ma nhiễu loạn. Điều này chỉ có bực giác ngộ mới khỏi lầm.

PHẦN VIII

TỔNG KẾT

PHÁP MÔNTIỆN LỢI

Pháp tu nhĩ cănviên
thông
rất tiện lợi, giản dị. Lúc hạ thủ phản văn, liền lìa mọi ý niệmphân
biệt
, không bận nhiều việc, mượn âm thanhhiểu rõ cái nghe, không lấy cảnh bị nghe
động tịnh làm cái nghe. Đây là do cái tánh nghe để nghe rõ tiếng tăm mà không
phải do tiếng tăm tạo thành cái nghe.

Phải hiểu rằng cái nghe
này là một niệm không sanh. Tánh nghe lìa tướng nghe và bị nghe, thường nghe
thấu suốt mười phương, bao hàm muôn pháp. Tánh nghe này đều có tiếng phát hay
không có tiếng phát, vẫn rõ ràng như tánh thấy. Hành giả chưa liễu ngộhoàn
toàn
, khi tĩnh tọa cũng có thể nhận rõ điều đó. Khi tĩnh tọa, nhất niệmbất
sanh
, sẽ biết được tánh nghe rỗng lặng khắp nơi, tiếng tămxa gần đều hiện rõ trong
tánh nghe một cách trọn vẹn.

Lúc yên tĩnh tính nghe
chu biếnvô cùng, do đó mới biết diệu tánh vốn sẵn có, vì loạn tâm nên tạm bị
ngăn che.

Kết lại, hành giảdụng
công
ra tay tu tập phải hoàn toànthường xuyênchú tâm vào cái nghe, nghe
lại cái tánh nghe bên trong của mình, không để bị gián đoạn, bị chi phối bởi ngoại
cảnh
, lâu ngày sẽ đạt đại định.

Lúc ấy, dù có dùng tâm
thức
khởi diệt cũng không biến đổi được tánh nghe (vì tánh nghe không liên hệ
gì đến tâm thức). Mới hiểu rằng tánh nghe trong sáng rỗng lặng chu biến cùng khắp
vậy.

Tu
Viện
HUỆ QUANG

THÍCH HUỆ HƯNG phỏng dịch

GHI CHÚ

4 KHOA: Năm ấm, sáu nhập,
mười hai sứ, 18 giới

7 ĐẠI: Địa Đại, Thủy Đại,
Hỏa Đại, Phong Đại, Không Đại, Kiến Đại, Thức Đại.

Trong Kinh tóm thủ bốn
khoa và bảy đại về Như Lai Tạng để phát khởi chơn ngộ.

3 NHƯ LAI TẠNG:
1) Không Như Lai Tạng: Tạng thể
vô tướng

2) Bất không Như Lai Tạng: Tạng
thể đầy đủ các pháp sinh khởitiếp tục.

3) Không Bất không Như Lai
Tạng
: Tạng thể viên dung phi tức phi ly.

10 PHÁP GIỚI TÂM: Tâm gồm
chứa đầy đủ chủng tử 10 pháp giới:

1) Phật;
2) Bồ Tát;
3) Duyên Gíc;
4) Thanh Văn;
5) Thiên;
6) Nhơn;
7) Atula;
8) Súc sanh;
9) Ngạ quỷ;
10) Địa Ngục.

TỨ GIA HẠNH
1) Noãn;
2) Đảnh;
3) Nhẫn;
4) Thế Đệ Nhứt.

Tiếp theo 10 vị Hồi
Hướng
là 4 vị Gia Hạnh.

Pháp giớibình đẳng,
tính đức được viên thành chỗ giác ngộ như Phật, tức lấy cái Phật Giác làm tâm
mình. Diệt trừ các pháp nhỏ nhiệm, cũng như khi dùi cho ra lửa để đốt cái cây,
vừa mới có hơi ấm, thì gọi là Noãn Địa.

Lấy cái tâm mình làm
chỗ nương đứng của Phật, như lên chót vót núi cao, thân đã vào hư không mà bên
dưới còn chút nương tựa làm ngăn ngại, thì gọi là Đảnh Địa.

Tâm và Phật đồng nhau,
Tâm và Phật đều không thể phân biệt, không phải quên, không phải nhớ, khéo được
Trung Đạo, gọi là Nhẫn Địa.

Mê, Ngộ bình đẳng, gọi
Trung Đạo và cả cái Trung Đạo không còn nữa, gọi là Thế Đệ Nhứt Địa.

rly(