ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNGTĂNG GIÀ
VÀ ĐẠO ĐỨCXÃ HỘI
Tâm Bình
I. DẪN NHẬP
Giới luật là mạng mạch của Phật pháp. Giới luật còn là Phật pháp còn. Đức Phật dạy rằng, người nào sống không giới luật, tuy ở gần ta mà cũng như cách xa ta muôn dặm; người nào
sống có giới luật, tuy ở xa ta muôn dặm mà cũng như ở cạnh bên ta. Trong kinh Di Giáo, trước khi vào Niết bàn, đức Phật khuyên các thầy Tỳ kheo: Sau khi Như Laidiệt độ rồi, các Tỳ kheo phải lấy Ba-la-đề-mộc-xoa
(Giới luật) làm Thầy cũng như ta còn tại thế. Nếu ta còn tại thế mà Tỳ kheo các ông không y theo giới Ba-la-đề-mộc-xoa thì cũng như ta đã diệt độ.
Sau khi nghe đức Phậtgiải thích về việc tại sao phải cần chế giới luật, ngài Xá Lợi Phấtthỉnh cầuđức Phật chế luật, đức Phậttrả lời: “Hãy chờ! Như Lai sẽ biết thời.”
Khác với Điều răn được cho là mặc khải từ đấng gọi là God của các tôn giáo Thần khải (Kyto giáo, Hồi giáo,
Ấn giáo, Do Thái giáo), buộc tín đồ phải tuân thủ một cách tuyệt đối (nhưng thực chất đó là những giáo điềuphi lý, ràng buộc, làm mất hết tự
do của con người, thậm chí khiến người ta phải chống đối nhau, gây đau khổ cho nhau – Phật giáo giáo gọi những giáo điều này là giới cấm thủ kiến hay tà kiến), Giới luậtPhật giáo chỉ ra đời sau khi đức Phậtthành
đạo đã năm năm. Nghĩa là lúc đầuTăng đoànhoàn toàntrong sạch và vững
mạnh, không có những nội kết bất hòa hay những cá nhân sống không phạm hạnh. Chỉ đến khi Tăng đoàn trở nên đông đúc thì bắt đầu phát sinh những
tệ nạn. Để ngăn ngừa những tệ nạn đó, giúp Tăng đoàn phát triển và hòa hợp, giới luật đã ra đời.
Đức Phật không bao giờ tự chế ra giới luật theo ý riêng của Ngài. Ngài chế giới khi có một cá nhân hay tập thể nào đó trong Tăng có những việc làm gây phương hại cho sự tồn vong của chánh pháp, làm mất hòa hợpthanh tịnh trong Tăng đoàn hay những hành động khiến người đời chê bai. Có những trường hợp một điều khoản nào đó đã được chế nhưng vì trở ngại cho Tăng đoàn về phương diện nào đó, khi thưa lên Đức Phật, Ngài liền điều chỉnh hoặc hủy bỏ.
Giới luật Phật chế lại gồm hai phần, Thông giới và Biệt giới, nên nó không chỉ dành cho giới xuất gia mà dành cho tất cả mọi người, và cả loài vật nữa. Và đây là điểm đặc thù
của giới luậtPhật giáo.
II. KHÁI QUÁT GIỚI LUẬTPHẬT GIÁO
Đối với Phật giáo, giới luật giữ một vị trí thiết yếu trong Tam tạng giáo điển. Trong ba môn học Giới, Định, Tuệ thì Giới đứng đầu. Vì nhân giới sinh định, nhân định phát tuệ.
Tuệ là mục đích sau cùng mà người tu theo đạo Phật phải đạt đến. Muốn đạt đến đó thì phải khởi đầu bằng nghiêm trì giới luật. Đó là điều mà chúng ta không thể làm khác được.
Giới luật theo kinh tạng Pàli được
Đức Phật chế định rất giản dị, không chi li, hệ thống như những bộ luật
sau này. Nhưng đây là tinh thầncốt lõi của giới luật. Trong Đại Kinh Xóm Ngựa, thuộc Trung Bộ 1, Đức Phật trình bày nguyên tắc sống của một thầy Tỳ kheo: “Sa môn! Sa môn! Này các Tỷ kheo, dân chúng biết các ngươi
là vậy, và nếu các ngươi có bị hỏi ‘Các ngươi là ai’ các ngươi phải tự nhận ‘Chúng tôi là sa môn’. Này các Tỷ kheo, các ngươi đã được danh xưng
như vậy, đã tự nhận là như vậy thời này các Tỷ kheo, các ngươi phải tự tu tập như sau: ‘Chúng ta phải thọ trì và thực hành những phép tắc tác thànhsa môn. Như vậy danh xưng này của chúng ta mới chân chánh và sự tự
nhận này của chúng ta mới như thật và những cúng dườngchúng tathọ hưởng, y phục, đồ ăn khất thực, sàng tọa, dược phẩm trị bịnh có kết qủa lớn, có lợi ích lớn cho chúng ta, và chúng taxuất gia không thành vô dụng, có kết qủa, có thành tích’.”
Theo Thích Hạnh Bình, trong bài kinh này, đức Phật còn đưa ra bảy nguyên tắc làm nên một vị sa môn: Biết
tàm qúy, thân hànhthanh tịnh, khẩu hành thanh tịnh, ý hành thanh tịnh,
mạng sống thanh tịnh, hộ trì các căn, chú tâm cảnh giác. Và ông kết luận, bảy nguyên tắc này về sau đức Phật hay các đại đệ tử Phật xây dựng
và hình thành Luật tạng một cách chi tiết và hệ thống.
Về thuật ngữGiới Luật, tuy là một
từ nhưng thật ra Giới và Luật có ý nghĩa khác nhau. Giới thuộc phần chỉ
trì (tiêu cực), luật thuộc phần tác trì (tích cực). Giới do đức Phật chế định trong những hoàn cảnhcụ thể, luật là những quy địnhsinh hoạt trong Tăng đoàn, do đức Phật và Tăng đoànquy định.
Trước hết chúng ta nói về khái niệm giới luật. Theo Phạn ngữ, Giới luật có bốn nghĩa như sau:
Vinàya: Có nghĩa là điều phục, điều phục gì? Điều phục những sai trái của thân, khẩu, ý.
Pràtimoksa: Dịch là biệt giải thoát.
Sìla: Dịch là giới, là thanh lương, nghĩa là sự tươi mát. Còn có nghĩa là phẩm chất tốt đẹp của con người, là sự phòng hộ các căn. Tức nhờ sự phòng hộ của giới mà thân tâm trở nên
tươi mát, an lạc, thanh tịnh.
Vinaya: Dịch là luật.
Tuy có bốn tên khác nhau, nhưng cùng chung một nghĩa nên ghép chung thành “giới luật”.
Trong bốn nghĩa trên thì Sìla và Pràtimoksa thuộc về giới, hai từ còn lại thuộc về luật.
Nói một cách chi tiết, Giới (sìla)
là đề phòng những điều sai quấy và dừng chỉ mọi điều ác, cũng có nghĩa là “chỉ ác tác thiện”, tức là ngưng làm mọi điều ác, thực hành mọi hạnh lành.
Giới (Pràtimoksa – Ba- la- đề- mộc- xoa) ngoài nghĩa biệt giải thoát còn có nghĩa xứ xứ giải thoát hay tùy thuận giải thoát. Biệt giải thoát là giữ giới phần nào giải thoát phần đó, giữ giới nhiều thì giải thoát nhiều, giữ giới ít thì giải thoát ít. Tùy thuận giải thoát là tùy vào sự trì giới của hành giả bằng cách nào thì kết qủa theo đó mà thành tựuhữu vi hay vô vi. Pràtimoksa còn có nghĩa là trói buộc, giữ gìn, thúc liễm những hành động của thân, khẩu, ý
không để tạo nghiệp ác.
Giới còn có nghĩa là điều phục, chế ngự, chế ngự bằng tỉnh giác, bằng tri kiến, bằng kham nhẫn, bằng tinh tấn làm cho ba nghiệpthanh tịnh. Giới luật, vì vậy, cũng đồng nghĩa vớinếp sốngđạo đức, nếp sốnghướng thượng.
Thực ra, giới nguyên nghĩa là tự nhiên, thói quen. Như thế, giới vốn là thực tại với những quy luậtvận hành rất tự nhiên và không mang một ý nghĩađạo đức nào cả. Nhưng chúng ta vượt ra ngoài quy luậtvận hànhtự nhiên ấy, chúng ta hành động trái vớiquy luậtthực tạichúng ta sẽ gặp trở ngại trên cuộc đời và trên con
đườnggiải thoát. Tựa như một người ăn uống không bình thường sẽ bệnh tật, nếu làm hại kẻ khác sẽ bị pháp luậttrừng trị. Như vậy, giới là một
phương tiện ngăn chặn tội phạm, thuận theo cuộc sống tự nhiên và quy luậtxã hội.
Về phân loại giới thì có nhiều cách. Thứ nhất là phân loại thành Biệt giải thoát giới và Bồ tát giới. Biệt giải thoát giới đã nói ở trên. Còn Bồ tát giới còn gọi Thông giới để phân biệt với Biệt giải thoát giới của hàng xuất gia, giới của hàng Thanh Văn. Giới Bồ tát được nói trong kinh Phạm Võng là những hành vi, những giới hạnh, những học pháp đưa đến thành tựuBồ đề tâm, giải thoát và trở thành Phật.
Thứ hai, theo quan điểmĐại thừa, giới chia làm ba loại: Nhiếp luật nghi giới, Nhiếp thiện pháp giới và Nhiêu ích hữu tình giới. Nhiếp luật nghi giới là giới dành cho từng bậc tu hành khác nhau, bao gồm giới tại gia và xuất gia. Đó là năm giới, Bát
quan trai giới, thập thiện giới, Sa di giới, Tỳ kheo giới, Thức xoa ma na, Tỳ kheo ni giới, Bồ tát giới. Nhiếp thiện pháp giới là chuyên thực hành những hành vi thiện coi đó là trì giới. Nhiêu ích hữu tình giới là lấy mục đíchlợi lạcchúng sanh làm giới.
Đứng về mặt tương đối, giới chia làm hai loại, giới Thế gian và giới Xuất thế gian. Giới thế gian là giới
đưa đến qủa báo hữu lậu, đưa đến hưởng phước báu nhân thiên. Giới xuất thế gian là giới đưa hành giả đến qủa vô lậu, giải thoát khỏi tam giới.
Dựa vàocăn cơ và nghiệp lực của chúng sanh, giới chia làm ba loại, giới bậc hạ, bậc trung và bậc thượng.
Giới bậc hạ là giữ giới vì cầu danh lợi. Giới bậc trung là giữ giới vì mong cầu được phước đức cho riêng mình. Giới bậc thượng là giữ giới vì cung kính giới, tin vào giới và vì mục đíchlợi tha.
Về khái niệm luật, đây là khái niệm rất rộng, nó liên quan đến những quy định về sinh hoạt của Tăng đoàn. Do đó, về ý nghĩa cũng giống như luật thế gian nhưng vì mục đích khác nên nội dung cũng khác. Mục đích của Phật đặt ra luật là để tạo điều kiện cho một Tỳ kheo, một Thích tửđạt đếnan ổn Niết-bàn. Còn mục đích của luật thế gian là để lập trật tựcộng đồng, mang đếnbình an cho
xã hội. Luật trong Phật giáo (Vinàya) có nghĩa là điều phục, huấn luyện, đã huấn luyện thì phải có kỷ luật. Tất cả đều có luật là để huấn luyện việc làm. Nên điều phục nghĩa là điều phục tâm. Điều phục có hai phần là điều phục tập thể và điều phụccá nhân. Căn bản là tạo sự hòa thuận. Điều phục trong tập thể tăng đoàn là nhằm tạo sự hòa hợpthanh tịnh, đưa đến an lạc gọi là Tăng an lạc. Muốn vậy mọi hành vi, cử chỉ, ăn nói, đi đứng trong Tăng phải phù hợp với luật. Và nhờ luật này mới giải quyết những trường hợp sai phạm trong Tăng như trường hợp hai Tỳ kheo A-thấp-bà và Phú-na-bà-sa sống trong một tụ lạc qua hệ với thế tục
khiến cho một người đức hạnh như Xá-lợi-phất đến đó khất thực mà không ai cúng, phải mang bình bát về không. Sau Phật biết được khiến các Tỳ kheotác pháp đuổi hai vị ấy đi nơi khác. Điều phụccá nhân gọi là trừng
trị những người ngoan cố, tức là điều phục những kẻ chưa điều phục và kẻ đã điều phục thì làm cho phát triển thêm.
Luật Phật chế định còn nói đến quan hệ giữa tập thể Tỳ kheo và người ngoài đời. Quan hệ như thế nào để không đánh mất phẩm hạnh của một Tỳ kheo.
Ngoài ra, luật còn quy định về pháp Yết- ma như An cư kiết hạ, truyền giới và thọ giới, Tự tứ, thuyết giới, Bố tát (tụng giới). . .
II. VAI TRÒ CỦA GIỚI LUẬT
1. Vai trò của Giới luật đối với đời sốngTăng già
Giới luật là con đườngrèn luyện người xuất gia. Thực hànhgiới luật là thanh tịnhhóa thân tâm, nuôi dưỡnglòng từ bi và đạt đếngiải thoát. Giới luật không phải là những giáo điều. Giới luật giúp chúng ta biết những suy nghĩ, lời nói, hành động nào giúp ta an lạc, và những tư tưởng, lời nói, hành động nào đưa đến khổ đau.
Do đó, giới luật có vai trò rất quan trọng trong hệ thốnggiáo lýPhật giáo. Giới là bước đi đầu trong năm bước đi: Giới, Định, Tuệ, Giải thoát và Giải thoát tri kiến (tri kiến biết rằng đã giải thoát).
Đức Phậtthuyết pháp 49 năm, giảng
dạy vô sốpháp môn tu, kinh điển để lại rất nhiều, nhưng tất cả lời dạy
ấy không ra ngoài ba môn học Giới, Định, Tuệ. Mục đích của người xuất gia sau cùng là đạt đếntrí tuệ và giải thoát. Nếu khôngđạt đếntrí tuệ
và giải thoát coi như đã phí một đờixuất giahọc đạo.
Muốn như thế, trước tiên phải dùng
giới luật kìm thúc thân tâm không để buông trôi theo dòng tục thế. Tâm chúng ta từ vô thủyđến nay đã huân tập biết bao phiền não tập khí nhiễm
ô, nên chúng ta mới bị trôi lăn trong sanh tử, chịu nhiều nỗi khổ đau. Muốn thoát khỏi cảnh khổ lụy đoạn trường đó, chúng ta phải nương nhờ vào
giới luật. Giới luật sẽ soi sáng, dẫn dắt chúng ta ra khỏi cảnh u tối mê mờ. Khi đã ra khỏi cảnh đó rồi, ta tiếp tục trau dồi thiền định làm lắng đọng thân tâm. Khi tâm lắng động thì trí tuệhiển bày.
Ba đờimười phương chư Phật đều y vào trí Bát nhã mà thành Phật. Vậy muốn đạt đếnPhật quả, chúng ta cũng phải có trí tuệ như Phật. Và lộ trình khởi đầu để đi đến đích tối hậu đó
là giới. Chúng ta không thể nào đảo ngượctrật tự này được. Dù đức Phật
dạy ba môn học này có mối quan hệ mật thiết nhau, nhưng khi khởi sự tu tập không ai có thể bỏ qua giới mà có định, tuệ. Trong luật Trường hàng có nói “Phật dạy người xuất gia, năm hạ về trước ròng chuyên giới luật, năm hạ về sau mới được nghe giáo tham thiền”. Điều đó cho thấy vai trò của giới luật quan trọng biết bao.
Ngày nay, tại các nước phương Tây,
do ảnh hưởngvật chất qúa nặng, các vị Thiền sưthường dùng các môn khoa học như tâm lý học, phân tâm học, huyền học. . . để gọi là bổ sung chỗ khiếm khuyết trong Phật giáo đối với thiền sinh khi hành thiền. Nhưng sự thật không có gì gọi là khiếm khuyết trong phương pháptu tập của Phật như Thanissaro nói:
Con đường của đức Phật không phải chỉ có chánh niệm, các pháp hànhthiền Chỉ và thiền Quán, nhưng bao gồm các Giới đức, bắt đầu bằng năm giớicăn bản. Thật thế, các giới luật tạo
thành bước đi đầu tiên trên con đường đó, con đường Giới-Định-Tuệ. Khuynh hướng ngày nay thường khinh rẻ năm giới luật nầy, cho rằng đó chỉ
là các điều lệ của lớp giáo lý vỡ lòng bắt nguồn từ đời sống cổ xưa, không còn thích hợp cho nếp sống tân tiến hiện đại. Quan niệm đó đã bỏ sótvai trò mà đức Phật đặt ra cho giới đức: giới đức là phần căn bản của chương trìnhtrị liệu vết thương trong tâm trí. Giới đứcđặc biệt để
dùng chữa trị hai thứ bệnh đã tạo ra mặc cảm tự ti: hối hận và chối bỏ.
Nhiều tăng sĩ ngày nay cảm thấy khó chịu khi phải hành trìgiới luật, dù là khi thọ giới đã tiếp nhận giới rồi. Thật ra, giới luật, như trên đã nói, đâu có tính cáchràng buộc mà chúng ta phải khó chịu? Giới luật chỉ có công dụngbảo hộ và ngăn ngừa những điều đưa đến khổ đau mà thôi. Những người cảm thấy khó chịu là vì, một là không hiểu giới luật và giá trị của nó; hai là do buông lung tâm ý, chạy theodục lạc tầm thường mà cho giới luậtràng buộc, từ đó cảm thây khó chịu. Đó là nguyên nhân dẫn đến thoái hoá trong
Tăng đoànPhật giáo. Từ đó cũng dẫn đến những phong trào đòi cách tân giới luật (nghĩa là bỏ bớt một số điều khoản và chỉnh sửa một số điều khoản). Lý do để một số vị đưa ra đề nghị đó là căn cứ vào câu nói của đức Phật trước khi ngài diệt độ: Sau khi Như Lainhập diệt, các thầy Tỳ kheo có thể bỏ đi một số giới luật nhỏ. Nhưng Đức Phật không nói giới luật nhỏ đó là những giới điều nào. Do đó, chúng ta không có quyền bỏ bớt giới luật. Chúng ta không có đủ trí tuệ để xác định điều nào là điều
nhỏ. Thậm chí phải thêm điều khoản là khác. Vì trong thời đại này, với đà phát triển của khoa học kỹ thuật như công nghệ thông tin, công nghệ truyền hình, hệ thống thông tin liên lạc . . . và sự phong phú qúa mức về vật chất, từ đó làm nảy sinh những điều bất thiện mới. Chính vì thế Thiền sưNhất Hạnh đã thêm vào giới bản những điều khoản mới như các giới luật khi sử dụng Internet, khi lái xe, khi nghe điện thoại . . .
Một Tăng đoànthanh tịnhhòa hợp không thể không có giới luật. Ngay khi Tăng đoànthanh tịnhhòa hợp nhưng có vài cá nhân không thanh tịnh thì đã làm cho đoàn thể xáo trộn “con sâu làm rầu nồi canh”; huống hồ là Tăng đoànkhông giới luật thì còn gì là Tăng đoàn nữa. Tăng có nghĩa là đoàn thể hoà hợp. Cái làm nên sự hòa hợp đó là giới luật. Một Tăng đoànkhông giới luật sẽ trở nên bạt
nhược, cằn cỗi, không còn sức sống nữa.
Người thọ trìgiới luật được Đức Phậtví như người mù mắt được sáng lại, như người nghèo gặp của báu. Phải chăngĐức Phật qúa đề cao vai trò của giới luật? Không. Đức Phật không bao giờ gạt chúng ta. Sở dĩ Ngài dạy như thế là vì Ngài muốn chúng
tagiảm bớt khổ đau trong cuộc sống. Muốn được an lạc, mỗi người phải tuân theo một số nguyên tắc gọi là giới luật.
Không tuân giữ giới luật chẳng những mang lại khổ đau, gây mất hòa hợp trong Tăng đoàn mà quả báo mình phải gánh chịu, tùy theo mức độ vi phạm nặng nhẹ. Phẩm Hạt Muối (kinh Tăng Chi) nói:
Một người dân đen đánh trộm một con dê của một nhà giàu, có thế lực có thể bị đánh đập đổ máu ngay tại chỗ và bị tù tội. Nhưng một đại quan của triều đình bắt trộm một con dê của nhà giàu, có thế lực ấy thì không bị đánh đập, cũng không bị tù tội.
Ví nhưmột nắm muối thả vào một hồ nước lớn hay con sông lớn thì độ mặn
không đáng kể, nhưng nếu để nắm muối ấy vào một ghè nước thì độ mặn lại
đáng kể. Cũng thế, cùng phạm một tội, với người tâm tư bủn xỉn, không tu tập Giới, Định, Tuệ thì kết quả có thể đi vàođịa ngục; nhưng với người có tu tập Giới, Định, Tuệ, có từ tâmrộng rãi thì xem qua như kết quả không có (triệt tiêu).
Tuân thủgiới luật làm hành giảthận trọng hơn trong những hành vi thiện trong lời nói và việc làm của mình. Sống trong sạch, phẩm hạnh tốt, phòng hộ các căn, chánh niệm tĩnh giác, đạt được sự thanh tịnh về thân, khẩu, ý.
Người hành trìgiới luật còn đạt được năm lợi ích lớn như trong kinh Phật dạy: Tiền củadồi dào qua công việc làmđúng đắn; Tiếng lành đồn xa; Khi vào trong bất kỳ hội chúng nào, hoặc xã hội, hoặc giới thượng lưu, hoặc giới Bà- la- môn, hoặc gia chủ, hoặc những thành viên trong cộng đồngtôn giáo (Sa môn) … tâm vị ấy
không sợ hãi và bối rối; Chết không sợ hãi; Sau khi chết, vị ấy được thác sanh vào cõi thiên giới.
Ta thấy qua kinh luật, Đức Phật luôn đề cao giới luật. Bởi giới luật là con đườngduy nhất đưa đến sức mạnhhòa hợp của Tăng đoàn và thành tựutrí tuệgiải thoát. Giới là phần
đầu trong năm chi Phần, Giới, Định, Tuệ, Giải Thoát và Giải Thoát Tri Kiến.
Giới Luật còn giúp chúng tathực hiện tình yêu thương rộng lớn đối với tất còn chúng sanh. Nó được hiểu qua hai phương diện, một là không làm tổn hại tất cả sinh mạng, hai là cứu giúp tất cả sinh linh.
Giới luật vì thế là nguồn sinh lực bất tận, là thức ăn đây bổ dưỡng của Tăng già.
2. Vai trò của Giới luật đối với đạo đứcxã hội
Giới luậtPhật giáo và luật phápthế gian tuy khác mục đích, nhưng có cùng ý nghĩa như nhau. Đó là cải thiệncon ngườicá nhân và ổn định xã hội.
Giới luậtĐức Phật ít nhiều cũng lại có tương quan hệ với pháp luậtthế gian như trường hợpTỳ kheo Đàn-ni-ca trộm gỗ của vua bị phạt năm tiền thì phạm Ba-la-di. Giới luật Phật chế lại gồm cho cả hai giới xuất gia và tại gia, có Thông giới và Biệt giới. Có thể nói giới luậtPhật giáo bao hàm tất cả luật phápthế gian. Nhưng luật phápthế gian lại không thể bao hàm được giới luậtPhật
giáo. Vì thế, giới luậtPhật giáo chẳng những mang lại an lạc cho người
xuất giamà cảtại gia.
Chính vì vậy, giới luật Phật gíáo, ngoài việc nuôi dưỡngTăng già, nó còn là nền tảng xây dựngđạo đứcxã hội.
Theo Từ điển triết học, ” Đạo đức là một trong những hình thài ý thứcxã hội, một chế định xã hộithực hiệnchức năngđiều chỉnhhành vi của con người trong mọi lãnh vực của đời sống xã hội”.
Vậy, đạo đức là vấn đềliên hệ đến giá
trị tốt xấu, lành dữ của con người . Dựa vào các nguyên tắc đạo đức, con ngườiđiều chỉnhhành vi của mình cho phù hợp với đạo lýxã hội. Và mục tiêu của sự điều chỉnh đó là nhằm manh lại hạnh phúc cho con người như Banzeladze từng nói:
“Vấn đề lý tưởngtối cao và ý nghĩa của cuộc sống thực chất là vấn đềhạnh phúc. Con người là giá trị cao nhất, là cơ sở, là ngọn nguồn của mọi giá trị, mọi thứ đều là phương
tiện cho con người và cuộc sống của con người”.
Tuy nhiên, có những nguyên tắc đạo
đức không đáp ứng nhu cầu hạnh phúc của con người, hoặc chỉ có giá trị trong một giai đoạn. Nghĩa là không mang tính phổ quát. Chẳng hạn, ở những quốc giaHồi giáo mà Kinh Koran được sử dụng làm Hiến pháp như Iran, một đứa bé lấy cắp một ổ bánh mì, có thể bị chặt tay. Hay như thời
Trung cổ ở Châu Âu, ai nói điều gì trái với Cựu Ước và Tân Ước của Thiên chúa giáo sẽ bị tòa án Dị giáo của tôn giáo này đưa lên dàn hỏa thiêu sống!
Đạo đứcPhật giáo được xây dựng trên nền tảng giới luật, mà giới luật đó được xác định là mang lại hạnh phúc đích thực cho con người; giới luật ấy lại ra đời từ thực tiễnđời sống. Chính vì vậy, nó mang giá trị phổ quát và hết sứcthiết thực.
Một người Phật tửgiữ gìngiới luật không phải là tuân thủ những giáo điều khô cứng mà giữ gìngiới luật là nhằm hướng thượnghành vi của mình, thanh lọc thân tâm, khiến anh ta dễ dàng nhận ragiá trị đích thực cuộc đời. Từ đó, mang đến niềm vui, tin yêu và hy vọng.
Trong khi hành trìgiới luật mà anh ta không có hạnh phúc là anh ta đã lạc vào “giới cấm thủ”. Anh ta cần điều chỉnh lại cho phù hợp với tinh thầngiới luật.
Nền tảng đạo đứcPhật giáo trên phương diệngiới luật là Năm giới và Thập thiện giới.
Trước tiên là Năm giới: không sát hại sinh mạng, không trộm cắp, không tà hạnh, không nói dối, không uống các chất gây say. Giữ được năm giới này coi như đã an định được xã hội. Những tội ác gây ra của con người đều là do không tuân thủnăm giới này.
Người ta phạm tội gì? Giết người, cướp của, ngoại tình đưa đến đổ vỡ hạnh phúcgia đình, rượu chè say sưa gây ra những tội ác, nói dối gây chia rẽ, hận thù. Và những tội khác điều có liên hệ đến năm giới như cha
conbất hòa, chiến tranh, tham ô hối lộ. . . Và người ta sợ hãi cũng chung quanh năm giới: Sợ bị giết hại, mất của, sợ người khác nói oan cho
mình, sợ người bạn đời ngoại tình, sợ nghiện ngập, hút sách, sợ chiến tranh, sợ tù tội . . . Nếu không còn ai gây ra những tội lỗi đó thì lấy gì sợ? Thế giới này có phải hòa bình an lạc vĩnh viễn không?
Nói về năm giới, một học giảTây phươngnhận định:
Năm giới này cho thấy 5 hướng chính mà người phật tử tự mình kiểm soát để ( hành trì ) tri hành . Đó là giới thứ nhất răn người phật tửkiềm chế nóng giận, giới thứ hai kiềm
chế tham đắm vật chất, giới thứ ba kiềm chế nhục dục, giới thứ tư kiềm chế sự khiếp nhược và ác ý ( nguyên nhân không chân thật) và giới thứ năm kiềm chếlòng ham muốn các sự kích thích nhơ bẩn.
Thứ đến là Thập thiện giới: Thập thiện giới chia làm ba nhóm, thân: không sát sanh, không trộm cắp, không
tà hạnh; khẩu: không nói lưỡi đôi chiều, không nói lời thêu dệt, không nói lời hung ác; ý: không tham lam, không sân hận, không si mê. Mười giới này là căn bản cho cả tại gia và xuất gia. Nó còn gọi là Thập thiện
nghiệp đạo. Hành trìmười giới này là đi đến giải thoát như trong kinh Tăng Chi III, Phật dạy: “Một người thực hành 10 điều bất thiện thì cuộc sống của họ là phi đạo đức đồng thời không đạt đượcmục tiêu hạnh phúc”.
” Này các Tỳ kheo, sát sinh, lấy của không cho, tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, tham lam, sân hận và tà kiến, đây gọi là phi pháp và phi mục đích”.
Trong ba nghiệp trên thì ý đứng đầu. Nó ẩn bên trong và chỉ đạo tất cả hành vi của thân, miệng. Vì vậy, Duy thức nói về ý: “công vi thủ, tội vi khôi” (Về công nó đứng đầu, về tội nó cũng chiếm vị trí số một). Do đó, đạo đứcPhật giáo hướng dẫn con
ngườitu tậphoàn thiệnbản thân, xây dựngđạo đứcxã hội chú trọng đến
tâm nhiều hơn là thân.
Tóm lại, ba nghiệpthanh tịnh là góp phần làm cho xã hộithanh tịnh. Sự an lạc của xã hộitùy thuộc vào sự an lạc của tâm chúng ta. Xã hội này có đạo đức hay không là tùy thuộc
mỗi chúng ta có hành trìgiới luật hay không mà thôi.
IV. KẾT LUẬN
Giới luậtPhật giáo mang giá trị phổ quát và thực tiễn. Giới luật ra đời do nhu cầu thực tế cùa đời sống.
Giới luật không phải là giáo điều do một đấng quyền năng tạo ra. Nó ra đời là vì lợi ích của từng cá nhân, tạo điều kiện cho cá nhân đó đạt đếnthánh quả và tạo sự hòa hợp thịnh tịnh trong Tăng đoàn.
Bất cứ thời nào và ở đâu, con người cũng có những nỗi khổ niềm đau, những thói hư tật xấu, tham lam, tranh chấp. Và mong ướctối hậu của con người là muốn mình có hạnh phúcan lạc. Vai trò của giới luậtPhật giáo là làm thế nào để điều chỉnhhành vicon người hướng theo hướng tốt; đồng thờian định tập thể, xã hội.
Đối với người xuất gia, giới luật là để chúng tachấp trì nhằm chế ngự, điều phụcba nghiệp của mình để đạn đến an lạc, giải thoát. Việc kêu gọi điều chỉnhgiới luật là việc làm cần chấm dứt. Phải hiểu bản chấtgiới luật là bảo hộ, nuôi dưỡngchúng ta. Lý tưởng của chúng ta là mong cầu giác ngộ, giải thoát thì không bao giờ xa rời giới luật mà thành tựu được.
Đối với xã hội, giới luật nếu được áp dụng, chỉ cần trong Năm giới và Mười giới thì xã hội sẽ được thái bình, con người sẽ hạnh phúcmãi mãi. Luật pháploài người cho dù đạt đến mức hoàn chỉnh nhất cũng không thể nào ra ngoài phạm viNăm giới và Mười giới này. Nó là nền tảng của mọi hệ thốngđạo đức.
Kim Liên tự, Xuân Quý Tỵ- 2013
Tâm Bình
TÀI LIỆUTHAM KHẢO Thích Đỗng Minh dịch, Thích Nguyên Chứng, Thích Đức Thắng hiệu chính và chú thích.Tứ Phần Luật. http://quangduc.com/luat/51tuphanluat.html.Thích Minh Phước (dịch), Tứ Phần Luật Hàm Chú Giới Bổn, Hà Nội: NXB Tôn Giáo, 2006. Thích Hành Trụ, Sa- Di Luật Giải, Sài Gòn: Sen Vàng, 1972. Thích Đạt Dương (dịch), Thiền MônTrường Hàng Luật, Sài Gòn: KNXB, 1970. Thích Tuệ Sỹ, “Những Khái Niệm Cơ Bản Về Luật,” Pháp Luân, (2006), số 28, 29 và 30, trang 28- 34, 35- 39 và 22- 27. Thích Tâm Minh, Khảo Cứu Về Văn Học Pàli, không nơi xuất bản: NXB. Phương Đông, 2006. Trần Phương Lan (dịch), Đức PhậtLịch Sử, Tp.HCM: Viện Nghiên CứuPhật HọcViệt Nam, 1997. Thích Hạnh Bình, “Nền Tảng Xây DựngĐời SốngĐạo Đức Theo Phật Giáo,” Tập Văn Phật Đản, (1992), không số, trang 35- 37 và 50. Thích Minh Thông, Đề Cương Luật Học Phật GiáoĐại Cương. www.buddhismtoday.com www.quangduc.com www.thuvienhoasen.org www.thuvienthichnhathanh.org