Về giới cấm không được ca hát, xem nghe ca hát & không say đắm trong âm điệu

VỀ GIỚI CẤM
KHÔNG ĐƯỢC CA HÁT, XEM NGHE CA HÁT &

KHÔNG SAY ĐẮM TRONG ÂM ĐIỆU
Ban Biên Tập

Trong nhiều năm qua người ta thấy có một số chùa trong nước cũng như ngoài nước tổ chức các buổi nhạc hội, các cư sĩPhật tử và đôi khi có cả chư Tăng đàn hát các bài đạo ca trong các dịp lễ lớn và trong các khóa tu. Ngoài ra còn có một vài vị Tăng hát nhạc đời tại một số tụ điểm ngoài phạm vi nhà chùa. Dư luận cũng đã phản ánh khá gay gắt và một vị Hòa thượng lãnh đạo giáo hội đã lên tiếng về vấn đề này.

Nhằm cung cấp thêm thông tin về giới luật Phật liên quan đếngiới cấm không được đàn ca hát, xem nghe ca hát, và không say đắm trong âm điệu; chúng tôi tìm đọc kinh sách và được biết trong kinh Nam truyền và trong tạng luật có đề cập rất rõ vấn đề này.

Trước hết phải nói ngay rằng, trong kinh và luật có nói rằng các vị tu sĩxuất gia và các vị cưtại gia tự nguyện tập sự xuất gia qua việc thọ Bát Quan Trai giới cần tránh xa việc xem nghe ca hát và tự mình ca hát vì mục đích của người tu hànhgiải thoát mọi sự khổ đau của cuộc đời.

Đối với hàng cư sĩ, giới luật không ngăn cấm người cư sĩ xem nghe ca nhạc và tự mình đàn ca hát xướng. Nếu người cư sĩ biết áp dụngâm nhạc như là một phương tiện tốt vào trong các sinh hoạtvăn nghệquần chúngtu tập, thì việc sử dụngâm nhạc chính là một công cụ truyền thông hữu ích trong việc chuyển tải những tư tưởngđạo Phật vào dân gian. Ngược lại, nếu sử dụngâm nhạc vào mục đích kích động người xem, người nghe bằng âm thanh, ngôn ngữ và vũ điệu gợi lòng tham, sân và si khiến tâm tham, sân, si của họ càng thêm tăng trưởng là một điều Phật ngăn cấm. Những cư sĩdiễn viên không những tự mình đắm say, phóng túng tâm ý, mà còn làm người khác đắm say và phóng dật, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh trong địa ngục Hý tiếu. Nếu họ lại nghĩ rằng: “Người vũ kịch nào, trên sân khấu hay giữa kịch trường, với các điệu bộ giả sự thật, làm quần chúng vui cười, thích thú; người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sẽ sanh cộng trú với chư Thiên hay cười”. Như vậy là tà kiến. Ai rơi vào tà kiến này, sau khi thân hoại mạng chung sẽ phải sanh hoặc là địa ngục hoặc là súc sanh[01]

Nếu người cư sĩtại giaphát tâmtình nguyện tập sự tu như người xuất gia qua việc tham gia các khóa tu xuất gia gieo duyên hay thọ bát quan trai giới trong một ngày một đêm hay lâu hơn thì phải giữ tám giới cấm trong đó có giới cấm thứ sáu là: ” Không được trang điểm, thoa dầu thơm, múa hát và xem múa hát.” [02]

Đối với hàng Sa DiSa Di Ni, không xem nghe ca hát là giới thứ 9 trong 10 giới: “Cho đến trọn đời, các vị A-la-hán từ bỏ không đi xem múa, hát, nhạc diễn kịch, không trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa và các thời trang. Hôm nay, đêm này và ngày nay, ta cũng từ bỏ không đi xem múa, hát, nhạc diễn kịch, không trang sức bằng vòng hoa, hương liệu, dầu thoa và các thời trang. Với chi phần này, ta theo gương vị A-la-hán, ta sẽ thực hành ngày trai giới “. [03]

Đối với hàng Tỳ Khưu và Tỳ Khưu Ni

Về giới không xem ca vũ nhạc: Trong chương “Các Tiểu Sự” thuộc tạng Luật, Đức Phật đã dạy: “các tỳ khưu, không nên đi xem vũ, ca, hoặc tấu nhạc; vị nào đi thì phạm tội dukkaa (tác ác). (Điều 19)

Về giới khôngsay đắm trong âm điệu: cũng trong tạng Luật dẫn trên, Đức Phật khiển trách và ngăn cấm các tỳ khưu không được ngâm nga các bài kệ, bài pháp theo âm điệu ca hát với sự kéo dài.Đức Phật dạy rằng: “Này các tỳ khưu, đây là năm điều bất lợi khi ngâm nga Pháp theo âm điệu ca hát với sự kéo dài: Bản thân vị ấy bị say đắm trong âm điệu, luôn cả những kẻ khác cũng bị say đắm trong âm điệu, hàng tại giaphàn nàn, trong khi ra sức thể hiện âm điệu thiền định bị phân tán, điều cuối cùng là dân chúng thực hành theo đường lối sai trái. Này các tỳ khưu, đây là năm điều bất lợi khi ngâm nga Pháp theo âm điệu ca hát với sự kéo dài. Này các tỳ khưu, không nên ngâm nga Pháp theo âm điệu ca hát với sự kéo dài; vị nào ngâm nga thì phạm tội dukkaa (tác ác)..(Điều thứ 20) [04]

Trong pháp hội vườn xoài, được ghi trong Kinh Trường BộSa Môn Quả, [Điều thứ 45] Đức Phật nhân giảng cho vua nước Magadha về Tỳ-kheo giới hạnhcụ túc, Ngài nói: “Từ bỏ đi xem múa, hát nhạc, diễn kịch”. [05]

Cũng liên quan đếngiới không được đàn ca hát, xem nghe ca hát, và không say đắm trong âm điệu,Kinh Sonadanda [06] thuộc Trường Bộ Kinh hệ Pali, có nêu lên năm đức tánh của một tu sĩBà La Môn: (1) Thọ sanh huyết thống 7 đời Bà La Môn. (2) Phúng tụngtrì chú, thông hiểu ba tập Vệ Đà… (3) Đẹp Trai, khả ái, tướng hảo… (4) Đầy đủ giới hạnh (5) Trí tuệ. Khi áp dụng cho hàng tỳ khưu Phật giáo, Đức Phật đã loại bỏ ba đức tánh đầu mà chỉ chấp nhận có 2 đức tánh sau là Giới hạnhtrí tuệ. Ngài không chấp nhận huyết thống, tướng tốt, phúng tụngtrì chú, vì thế, giới luật của Ngài cấm tu sĩ ca hát và nghe ca hát, cấm tụng “ngâm nga Pháp theo âm điệu ca hát với sự kéo dài”. Trong đạo Phật chỉ có trí tuệgiới luật mới giúp cho đệ tử của Ngài thật sự giải thoát mọi khổ ách.

Ban Biên Tập

Kinh và Luật dẫn chiếu:

[01] Kinh Tương Ưng Bộ – Chương 8:
http://thuvienhoasen.org/p15a712/2/42-chuong-viii-tuong-ung-thon-truong
[02]Bát Quan Trai Giới:
http://thuvienhoasen.org/p18a2795/bat-quan-trai-gioi
[03] Kinh Tăng Chi Bộ – chương 8 pháp: http://thuvienhoasen.org/p15a1255/2/pham-04-06
[04] Tạng luật – Tiểu phẩm, chương các tiểu sự: http://thuvienhoasen.org/p18a24600/3/5-chuong-cac-tieu-su-khuddakavatthukkhandhaka-
[05] Kinh Trường BộSa Môn Quả:
http://thuvienhoasen.org/p15a211/2-kinh-sa-mon-qua-samannaphala-sutta
[06] Kinh Trường Bộ – Sonadanda: http://thuvienhoasen.org/a213/4-kinh-sonadanda-chung-duc-sonadanda-sutta  

Xem thêm các bài viết liên quan đến ca hát:

Về giới cấm không được ca hát và xem nghe
27/08/201012:00 SA
Tăng ni có thể ca hát nhạc đời lẫn đạo được không?
18/02/20174:04 CH
Có Nên Ca Hát Không?
28/01/201112:00 SA
Về giới cấm không được ca hát, xem nghe ca hát & không say đắm trong âm điệu
28/01/20164:31 CH
Tu sĩ và âm nhạc
13/12/20162:48 SA
Vì sao nhà sư không được ca hát
20/04/20153:01 CH
Vì sao trong giới luật, Phật không cho đệ tử của ngài ca hát và nghe ca hát?
20/04/20154:38 CH