Vu lan & triết lý nhân quả

VU LAN & TRIẾT LÝ NHÂN QUẢ
Thích Thông Huệ

dai sendai senSau khi đắc quả A-la-hán, Tôn giả Mục-kiền-liên vận thần thông đi khắp các cõi tìm người mẹ đã khuất. Thấy mẹ đang chịu đói khát khổ sở trong kiếp ngạ quỷ, Ngài đau lòngvô cùng, vội dâng lên mẹ bát cơm. Lòng bỏn sẻn tham lam chưa dứt, bà sợ chúng ma cướp giật nên đưa tay che bát cơm. Nhưng cơm đã hóa thành lửa đỏ!

Vị đại đệ tửthần thông đệ nhất của Đức Phật không thể cứu mẹ thoát kiếp ngạ quỷ, cũng không giúp mẹ được một bữa no lòng. Ngài vừa khóc vừa quay vềcầu cứu Bổn Sư. Pháp cứu tế nhân đây được Phật thuyết giảng, trở thành một phương pháp cầu siêu cho những người đã khuất; và ngày rằm tháng Bảy trở thành ngày hội cho những người con hiếu thảo.

Nhưng ở đây, chúng ta có thể đặt vấn đề: Nếu nhờ chư Tăngchú nguyện mà bà mẹ Ngài Mục-kiền-liên thoát khỏi cảnh đọa lạc, thì hóa ra lý Nhân quả cũng có trường hợp ngoại lệ? Và Phật tửchúng ta chỉ cần nương nhờthần lực của chư Phật cùng Thánh chúng, dù có tạo nghiệp ác cũng không sợ sa vào khổ xứ? Quả thật như thế, thì tinh thần “ai ăn nấy no, ai tu nấy chứng” còn có ý nghĩa gì? Thật ra, tuy lý Nhân quả có tính phổ thông, nhưng muốn quán triệtđạo lý này, chúng ta phải nghiền ngẫmtư duy thật sâu sắc; và sau đó, nhờ công phuchuyển hóa tự thân, tịnh tu ba nghiệp, ta mới có thể thẩm thấuý nghĩauyên áo của nó.

Nhân là nguyên nhân, nguồn gốc, mầm mống; Quả là kết quả, thành tựu, báo ứng. Tất cả mọi sự vật hiện tượng trên đời, không vật gì do ngẫu nhiên tạo ra, mà phải có nguyên nhân từ trước. Ngược lại, một nguyên nhân muốn có kết quả, cũng phải có sự hỗ trợ của nhiều yếu tố gọi là Duyên. Lý Nhân quả, hay nói đầy đủ là Nhân – Duyên – Quả, chi phốitoàn thểvũ trụ vạn loại, là nguyên lý tuyệt đối. Đức Phật không phải là người khai sinh ra đạo lý này, nhưng Ngài đã thấu hiểu nó đến tột cùng và trao truyền cho các môn đệ.

Đối với khoa học, Nhân quả là sự chuyển biếntự nhiên của nhân sinhvũ trụ. Các nhà nghiên cứu đã áp dụngNhân quả, phối hợp những Duyên thích ứng để có nhiều thành tựuđáng kểphục vụđời sốngcon người. Ngay cả phát minh được xem như “đoạt quyền tạo hóa” là tạo ra một động vật hay một phôi người bằng phương pháp sinh sản vô tính, cũng phải theo tiến trình Nhân – Duyên – Quả. “Nhân” ở đây là nhiễm sắc thể của tế bào một sinh vật giống đực kết hợp với noãn bào của một sinh vật cái khác; “Duyên” là môi trường cấy, nhiệt độ thích hợp, trí tuệ của nhà bác học… Nhân và Duyên đầy đủ mới có kết quả là những con cừu, bê, heo và thai nhi, đã được báo cáo và cả tranh cãi gay gắt trong giới khoa học và đạo đức học trong những năm gần đây.

Chủ trương của đạo Phật có khác, không chỉ chú trọng đến sự hòa hợp giữa con người và môi trường sống, giữa cá nhân và tập thể, giữa nhân sinhvũ trụ, mà còn áp dụngNhân quả để nâng caođời sốngtinh thần, để suy tiến đạo đức. Nhà Phật thường đề cập đến nguyên nhân hơn là kết quả, đến bản chất hơn là hiện tượng. Giáo dục của đạo Phậtgiáo dục ngay từ nguồn cội, từ trước lúc tội lỗi xảy ra, nên có tính cáchphòng ngừa hơn là chữa trị. Những người con Phật có chánh kiếnNhân quả không làm điều gì tổn hại đến mình và người; và mỗi ngôi chùa là trường học dạy đạo lý làm người, dạy cách đối nhân xử thế trước khi dạy cách tu làm Phật.

Tổ Bá Trượng một hôm thuyết pháp xong, đại chúng giải tán hết, chỉ còn một ông già ở lại. Tổ hỏi thì ông thưa:

– Thời Đức Phật Ca-diếp, con là Tăng sĩ ở núi này. Do học trò hỏi “Người đại tu hành có rơi vào nhân quả không?”. Con đáp “Bất đọa nhân quả” (không rơi vào nhân quả). Vì câu đáp ấy, con bị đọa làm thân chồn đến nay đã 500 kiếp. Cúi xin Hòa thượngtừ bi dạy cho con một câu để con được hóa kiếp.

Tổ bảo:
– Ông cứ hỏi đi.
Ông già hỏi:
– Người tu hành có rơi vào nhân quả không?
Tổ đáp:
Bất muộinhân quả (không lầm nhân quả).
Ngay đây ông già giác ngộ, làm lễ và thưa:
– Con đã thoát thân chồn, hiện con ở sau núi, dám xin Hòa thượng lấy theo lễ Tăng tống táng giúp con.
Tổ cùng đại chúng ra hang núi phía sau, quả nhiên thấy xác một con chồn, bèn làm lễ thiêu như một vị Tăng.

Ông già chỉ sai một chữ mà bị đọa làm chồn 500 kiếp. Người đại tu hành mở sáng mắt trí tuệ, thấy tột cùng và không lầm lẫnnhân quả chứ không thể tránh nhân quả. Do nghiệp nhân từ trước, các ngài dù đã đạt đạo nhưng vẫn thọ quả báo. Có điều, tuy thọ quả nhưng các ngài vẫn an nhiêntự tại, vì biết tự tánh của nghiệp chướng vốn là không. Thiền sưHuyền Giác viết:

“Liễu tức nghiệp chướng bổn lai không
Vị liễu ưng tu hoàn túc trái”.

Khi đã liễu ngộ, rõ ràngnghiệp chướngxưa nay vốn không; nhưng nếu chưa liễu, thì mọi oan trái đã gây đều phải đền trả. Chúng ta không thể dùng tài biện luận để cãi chối, không thể dùng phương tiện khéo léo nào để trốn tránhnhân quả, như vẫn thường làm ở thế gian. Ngoài đời có luật pháp, có tòa án, nhưng nhiều khi xử lầm hoặc kết oan người vô tội; còn tòa án lương tâm và luật Nhân  quả – Nghiệp báo thì không hề bỏ sót một ai.

Nhà Phật có bài kệnổi tiếng về nhân quả ba đời:

Dục tritiền thế nhân
Kim sanh thọ giả thị.
Dục trilai thế quả
Kim sanh tác giả thị.

Muốn biết nhân đời trước, phải nhìn sự lãnh thọ ở đời này. Hoàn cảnhchánh báoy báo đời này tốt đẹp là do đời trước tạo nghiệp nhân thiện lành; nếu đời này ta gặp nhiều chuyện không như ý, đó là vì đời trước đã gây nhân xấu ác. Lại nữa, muốn biết đời sau cuộc sống mình thế nào, cứ nhìn sự tạo tác đời này sẽ rõ. Khổng tử nói “Nhất ẩm nhất trác giai do tiền định”, một miếng nước uống hay một miếng cơm ăn đều đã được định trước. Sự định đoạt này không phải do Thượng đế hay một đấng quyền năng nào, mà do nghiệp tạo ra từ thân – miệng – ý của chính mỗi người.

Trong thực tế, có nhiều người xấu ác nhưng vẫn sống hạnh phúcgiàu sang, lại có người chuyên làm việc thiện mà vẫn khó khăn bất hạnh mọi bề. Đó là quả của việc làm kiếp này chưa trổ ra, còn đời sốnghiện tại là do nhân duyênkiếp trước. Đức Phật dạy, quả báo có ba loại: Hiện báo là khi nhân gây ra, quả đến ngay trong hiện kiếp; Sanh báo là nhân gây trong kiếp này, quả đến kiếp sau mới trổ; Hậu báo là quả đến rất muộn sau nhiều kiếp. Hiểu tường tận điều này, chúng ta không chút nghi ngờ về tính bình đẳngtuyệt đối của lý Nhân quả. Chính mình là Thượng đế tự vẽ ra chánh báoy báo cho mình, chính mình phải chịu trách nhiệm về mọi tạo tác do mình gây ra, dù vô tình hay cố ý.

Một điều cần nhấn mạnh, sự tương tác giữa nhân và quả không phải đơn giản theo tinh thần “Nhân nào quả nấy”. Một nhân muốn trổ thành quả phải có sự tác động của nhiều yếu tốtrung gian gọi là Duyên. Một hạt xoài (nhân) cần có nhiều duyên như đất, nước, ánh sáng mặt trời, công người trồng…, sau một thời gian mới thành cây xoài, kết quả. Trường hợp của con người lại càng phức tạp, không những tiến trình Nhân – Duyên – Quả chịu sự ảnh hưởng của Duyên, mà chủ thể còn có thể chủ động thay đổi Nghiệp duyên cũng như tạo thêm nghiệp nhân mới để cho một kết quả hoàn toàn khác. Nhà Phật gọi đó là sự chuyển nghiệp, cũng chính là ý nghĩa của sự tu hành.

Chúng ta đã biết, Nghiệp phát sinh từ thân, miệng và ý, trong đó tâm ý dẫn đầu. Ý suy nghĩ mới phát ra lời nói và hành động, nên ý là chủ tạo nghiệp. Vì tâm ý là chủ tạo nghiệp, nên muốn chuyển đổinghiệp ác thành hiền thiện, con người phải tu ngay tâm, sám hối ngay tại tâm mình. Trường hợp của mẹ ngài Mục-kiền-liên được lý giải theo tinh thần này. Do tâm bỏn sẻn trong tiền kiếp, bà phải chịu quả báo làm thân ngạ quỷ, khổ sở đói khát, đến nỗi bát cơm của con dâng lên cũng không có cơ hội được ăn. Nhờ chư Hiềnthánh Tăngchú nguyện, kết hợplòng thành của ngài Mục-kiền-liên cũng là một vị A-la-hán, nên chuyển đổi được tâm bà từ xấu ác thành thiện lành. Tâm chuyển nên nhân duyên chuyển – do tạo thêm nhân lành và duyên tốt, đưa đến quả tốt, bà vãng sanh lên cõi Trời. Như thế, lý Nhân quả luôn luôn đúng trong mọi trường hợp, nhưng nhờ tu hànhchuyển hóa tâm ý trở nên tốt đẹp, có thể thay đổi được kết quả xấu vốn phải thọ lãnh trong tương lai.

Tuy nhiên, vì sao ở đây nói Nhân sanh diệt đưa đến quả sanh diệt? Bởi vì thông thường, làm bất cứ việc gì chúng ta đều có ngã tướng. Khi làm là thấy có ta làm, có việc làm và có đối tượng của việc làm ấy. Chúng ta tu năm giới hay thập thiện là mong hưởng phước báonhân thiên, hoặc làm người đầy đủ phước đức, hoặc sanh lên cõi Trời với mọi điều sung sướng. Do ý thứcchấp ngã nên còn lẩn quẩn trong luân hồi, vì thế gọi là nhân và quả sanh diệt. Ngày xưa, các vị tu tiên cầu thần thông và sống lâu, vẫn có tâm bám chặt vào ngã tướng. Nhiều khi thần thông càng cao, cái ngã càng lớn nên không dứt được phiền não.

Kinh Kim cang nói: Dù bố thíbảy báu nhiều vô lượngtrong suốt bao nhiêu kiếp, cũng không bằng trì bốn câu kệ trong kinh Kim cang. Bố thí càng nhiều thì càng phải qua nhiều lần sanh tử để hưởng phước, còn trì 4 câu kệ là sống với bản tâmchân thật, đoạn dứt sanh tử. Lại nữa, trong dòng luân hồi, nhiều khi có quyền thế lại dễ hại người, tạo thêm điều ác, cứ thế mà lên xuống mãi trong ba cõisáu đường.

Trong kinh Viên giác, ngài Văn Thù thưa hỏi Đức Phật dùng nhân ban đầu là gì để tu mà ngày nay thành Phật. Đức Phậttrả lời, phải y nơi tánh viên giácthanh tịnh, nghĩa là thể tánhchân thậtbất sanhbất diệt làm nhân tu hành, mới đắc quả Phật thường trụ.

Vì sao thể tánhchân thậtbất sanh bất diệt? – Mọi sự vật trên thế gian hễ có hình tướng ắt có hoại, có sanh ắt có diệt. Thông thường khi ta nhìn phải có đối tượng cho cái nhìn của ta (sắc); lúc nghe phải có đối tượng của sự nghe (tiếng). Tương tự cho các căn khác, khi hoạt động đều cần đối tượng là các trần cảnh bên ngoài, từ đó khởi lên ý thứcphân biệt hay dở, đẹp xấu… Những niệm phân biệt ấy nương theo hình tướng của trần cảnh, lúc sinh lúc diệt, lúc đến lúc đi, vì thế Đức Phật bảo, đó là cái biết theo duyên, cái biết lệ thuộc vào đối tượng. Ngược lại, khi tiếp xúc với trần cảnh nhưng không dính mắc chạy đuổi theo chúng, cũng không khởi niệm phân tích chia chẻ – kể cả niệm “ta đang biết”, thì lúc ấy, ta vẫn thấy nghe hay biết rõ ràng. Cái biết ấy không lệ thuộc vào đối tượng, cái biết không duyên nên không có hình tướng, không có sanh diệt, chẳng đến chẳng đi, không bao giờ vắng thiếu. Đó là cái biết chân thật hay bản tánhbất sanh, nhà Thiền gọi tên “Bản lai diện mục” – bộ mặt thật xưa nay. Nhận rabản tánh ấy làm chánh nhân tu hành, chắc chắn nên quả Phật thường trụ.

Nhưng làm thế nào tìm được bản tánh?

Nhiều người nghe nói, nhà Thiền chủ trương “Kiến tánh thành Phật”, hoặc “chưa nhận rabản tâmchân thật thì chưa bước vào cửa nhà Thiền”, nên rất mong muốn tìm thấy tánh. Tuy nhiên, ngay từ ý niệm “tìm kiếm”, chúng ta đã xa tánh nghìn trùng. Lại nữa, có người đọc lịch sửĐức Phật và chư Tổ tu hànhthành đạo trong rừng núi, nên tưởng phải ở ẩnmột mình nơi thâm sơn cùng cốc mới có thể ngộ đạo. Thật ra, bản tánhthanh tịnh hằng tri ấy chính là mình. Không phải tìm cầu bên ngoài, cũng không cần xa lánh thế gian. Lục tổ Huệ Năng dạy:

Phật pháptại thế gian
Bất ly thế gian giác.
Ly thế mích Bồ-đề
Kháp như tầm thố giác.

Phật pháp ở ngay tại thế gian, không phải xa lánh thế giangiác ngộ. Nếu lìa bỏthế gian tìm cầu Bồ-đề, thì chẳng khác nào đi tìm sừng thỏ. Ngay sóng đã là nước, ngay thân sinh diệt đã có bản tánhbất sanh, ngay dòng sông vô thườngđộng chuyển đã có cái chân thườngbất biến. Khi tâm ta hoàn toànthanh tịnh, rỗng rang, bặt mọi vọng tưởngđiên đảophân biệt mà vẫn rõ ràng thường biết, ta mới hay Đạo tại nhãn tiền, hoa sen nở trong lò lửa mà sắc vẫn thường tươi nhuận.

Nhận rabản tâmthanh tịnh hằng hữu, ta đã có chánh nhân tu hành. Đây mới là bước đầu khởi tu, cần phải mất bao nhiêu công phu bào mòn tập khí, phải miên mật từng phút giây hằng sống với bản tâmthể nhậptrọn vẹn vào đó. Đường tu rất dài và rất gian nan chứ không dễ dàng như một số người lầm tưởng. Hiểu là một chuyện, thực hànhthể nhậptự tánh lại là chuyện khác, xa nhau như trời vực. Nhưng khi đã nhận ratự tánh tức gieo nhân vô sanh, ắt có ngày ta sẽ viên thànhPhật quả.

Đức Phật dạy, con người có bốn hạng:

1- Từ tối đến tối: Người sanh trong gia đìnhnghèo khổ, không có văn hóađạo đức, kiếp này lại không biết tu hành, mãi tạo nghiệp bất thiện. Kiếp sauchắc chắn bị đọa lạc.

2- Từ tối đến sáng: Người có hoàn cảnh xấu về nhân thângia đình, nhưng kiếp này có duyên gặp Chánh pháp, tinh tấntu hành, tịnh tu ba nghiệp. Kiếp sautái sanh vào các cõi lành, tiếp tục đi trên con đường đạo, chuyển được nghiệp xấu ác thành hiền thiện.

3- Từ sáng đến tối: Do nghiệp lành đời trước, kiếp này được sanh vào gia đìnhgiàu sang, có văn hóađạo đức. Nhưng người này không biết tu hành, vô tình tạo nhiều nghiệp bất thiện, kiếp sau sẽ bị đọa vào các đường dữ.

4- Từ sáng đến sáng: Đây là trường hợp tối ưu. Người có duyên nhiều đời với Chánh pháp, kiếp trước gieo nhân lành nên trong kiếp này, hoàn cảnhchánh báoy báo đều tốt đẹp. Người ấy lại tinh tấntu hành, vun bồi phước đức. Đời sauchắc chắn sanh vào các cõi lành, tiếp tụcđi theoChánh pháp, ngày càng thăng tiến đời sốngtâm linh.

Như vậy, hoàn cảnh sống của ta là do ta tạo ra, không ai làm thay cho mình, và mình cũng không thể tu thay cho người khác. Vì tâm chuyển biến từ trạng thái này sang trạng thái khác, và nghiệp cũng theo tâm mà thay đổi nên chúng ta cần y cứ nơi tâm mà sám hốitu hành. Nghèo không bi quan oán trời trách người, giàu không cống caongã mạn. Chúng ta luôn tránh nghĩ điều xằng bậy xấu ác mà suy tiến những ý tưởng thiện lành. Từ suy nghĩ lành dẫn đến lời nóiviệc làmtốt đẹp, chúng tadần dầnchuyển hóa nhân cách mình theo chiều hướng thượng. Cá nhânđạo đứcảnh hưởng tốt đến gia đìnhxã hội được êm ấm an vui. Đây là bước đầu tiên áp dụngNhân quả vào đời sống.

Tiến thêm bước nữa, người hiểu kỹ lý Nhân quả để công phu đoạn trừ phiền não. Vì vô minh chấp thân tâm này là mình nên sinh lòng tham, muốn gom góp mọi thứ vật chấttinh thần cho bản thân. Ta thương yêu người khác cũng vì mình, nên tình thương luôn có tính chiếm hữu, đây là một biến chất của lòng tham. Chiếm được, lòng tham càng tăng trưởng; chiếm không được, sanh tâm sân hận. Chính ba độc tham-sân-si là ngục tù giam hãmcon người, không có ngày thoát khỏi. Người hiểu lý Nhân quả biết tránh những điều bất lợi cho người, không khởi lòng tham cầu ngũ dụctranh đoạt của người khác, biết tỉnh giácnhận diện những ý niệmsân hận mới manh nha để hóa giải kịp thời. Khi gặp nghịch cảnh chướng duyên, chúng ta không buồn khổ vì biết là hậu quả của nhân bất thiện đời trước, vững bước vượt qua trở ngại và càng tinh tấntu hành để chuyển nghiệp.

Lúc được hoàn cảnhthuận lợi, mọi người quý kính, chúng tabiết mình đã tạo nhân tốt, càng cố gắng vun bồi phước đức, gây nhiều nghiệp lành. Nhờ vậy, cuộc đời ta ngày càng đẹp đẽhạnh phúc, không mong cầu mà phước báo vẫn đến. Nhưng hiểu lý Nhân quả cho thấu đáo, chúng ta thấy nhân quả ngay trong một niệm. Vừa động niệm là đã tạo nghiệp, từ đó mầm mống của quả có cơ hội phát sinh. Dù nghiệp thiện hay ác, con người vẫn còn chịu trầm luân trong sanh tử.

Toàn thểvũ trụ luôn vận hành không dừng nghỉ theo tiến trình Nhân quả. Bản thân mỗi người cũng biến đổi trong từng sát-na. Không một hoạt độngvật lý, sinh lý hay tâm lý nào không chịu sự chi phối âm thầm mà chặt chẽ của lý Nhân quả. Bằng trí tuệ siêu xuất, Đức Phật đã triển khaiNhân quả thật tường tận từ cạn đến sâu để dạy chúng ta hướng về đời sốngđạo đức, thăng tiến tâm linh, bỏ ác về thiện và cuối cùng siêu vượt cả thiện ác.

Nền văn minhthế giới ngày càng tiến triển, con người càng được thụ hưởng những thành tựukỳ diệu của khoa học. Tuy vậy, giá trịtinh thần không nâng cao theo tỷ lệ thuận với sự sung mãn về vật chất. Con người đang phải đối mặt với những vấn nạnđạo đức, lối sốngcách cư xửvới nhau; vì càng quay cuồng theo vật chất, phiền nãotham sân si càng lẫy lừng. “Khoa học không có lương tâm chỉ là sự hủy hoại linh hồn”, nhân loại đang cần – và phải cần có nền văn minhtâm linh, từ đó mới có thể tạo dựng hạnh phúc đích thực trên trái đất này.

Nhân quả thật sự không phải đơn giản và chỉ cần cho người sơ cơ, mà tất cả chúng ta đều phải hiểu tường tận để có chánh kiếnlòng tin sâu sắc về đạo lý này. Có Chánh kiếnnhân quả, chúng ta luôn thận trọng trong từng ý nghĩ, lời nóiviệc làm để không tổn hại cho mình và cho người; chúng tađời sống xả kỷ, hòa điệu với vũ trụ vạn loại. Có thể nói, điều kiện đầu tiên của người tu là phải tin sâu nhân quả; nếu không, buông lungphóng dật mà cho là sự tự tạiphóng khoáng của người đạt đạo, thì không những công phu không kết quả mà khó tránh đọa tam đồ.

Thích Thông Huệ / Báo Giác Ngộ số 1064