HT. Viên Minh
Giới hạnh (sila) không những là yếu tố không thể thiếu trong hành trìnhgiác ngộgiải thoát, mà còn là nhu cầu thiết yếu cho mọi sinh hoạttốt đẹp trên đời. Giới là nền móngvững chắc để ngôi nhà thiền định (samadhi) và trí tuệ (panna) được xây dựnghoàn mỹ. Một lâu đài không thể xây trên cát mà không cần nền móngvững chắc. Cũng vậy, không có giới hạnhchắc chắn không có thiền định và trí tuệ. Không có trí tuệ làm sao có giác ngộ giải thoát?
Tuy nhiên, chúng ta cần tìm hiểuý nghĩa đích thực của giới là gì, nếu không dù bạn cố gắnggiữ gìngiới luật thật nghiêm ngặt vẫn không thể nào phát sinh thiền định và trí tuệ. Thậm chí, nhiều khi giới còn gây trở ngại cho việc phát huy thiền định và trí tuệ nữa. Giới, định, tuệ tuy ở ba phương diện khác nhau, nhưng luôn phối hợp chặt chẽ và hỗ trợ với nhau trong mọi pháp môntu tập. Giới, định, tuệ cũng có chung nhiều yếu tốthiện pháp, trong đó nổi bật nhất là chánh niệm và sự thận trọng (appamada).
Giới mà chúng ta nói ở đây không phải là những quy điều bắt buộc được đặt ra một cách chủ quan theo ý riêng của một hay nhiều người có thẩm quyền, như vua chúa, giáo chủ hay bất cứ nhà làm luật nào. Cũng không phải là những quy định mà mỗi người đặt ra để tự ràng buộcvì lợi ích của chính mình.
Khi sống thành gia đình, đoàn thể, cộng đồng,quốc gia hay một tổ chức xã hội theo bất cứ mô hình chính trị nào, tất nhiên phải có luật lệ để giữ gìnan ninhtrật tự cho đời sốngan bìnhhạnh phúc của mọi người. Cho nên dù tự nguyện hay bị bắt buộc thì mọi người cũng phải tuân theo luật định vì quyền lợi và bổn phận của mỗi thành viên trong cộng đồngxã hội.
Tuy nhiên, không có luật lệ nào hoàn hảo, vì bản chất của luật lệ thường được quy định dưới hình thức cấm đoán, để ngăn ngừa hay chặn đứng những hành vi gây tổn hại hoặc đối phó với tình trạng bất ổn trong đời sống cộng đồng mà thôi. Không chỉ những cấm đoán khắt khe của những bạo chúa hay những kẻ độc tài, ngay cả những luật lệ tốt nhất cũng chỉ tốt đối với người này mà không tốt cho người kia, hợp mỗi thời, không hợp mọi lúc. Luật lệ có vẻ như để nhiếp phục người xấu, bảo vệ người tốt, nhưng nhiều khi người xấu chưa chế ngự được mà người tốt đã bị thiệt thòi không nhỏ.
Giới luật mà Đức Phật chế định được các nhà làm luậtđánh giá là rất khoa học, công bằng, dân chủ và mang tính nhân bản rất cao. Khi đi sâu hơn vào nội dung tinh yếu nhất của một số giới luật, chúng ta còn nhận ra được ý nghĩathâm sâu hơn nữa, có thể gọi đó là tính siêu nhân bản hay siêu phàmnhập thánh. Tuy nhiên trên phương diệntục đế, dù là giới luật nhà Phật vẫn không tránh khỏi tính bất toàn như đã nói trên. Phần lớn những giới luật loại này không mang tính cốt lõi, chỉ tùy duyên ứng xử mà thôi.
Như vậy, chúng ta cần phân ra các loạigiới luật khác nhau được chế định phù hợp với nhiều tính chất, tình huống và hoàn cảnh khác nhau, như sau:
-Do người đời chê trách.
-Để ngăn ngừa hành động và nói năng tai hại.
-Vì lợi íchđời sống tập thể.
-Để giúp thoát khỏi những sai lầmbất thiện.
-Làm cho thanh tịnh thân khẩu.
-Làm nền tảng cho sự phát triển định tuệ.
Ba điều trước có liên quan đến người khác trong cộng đồng, nên đó là cách xử thế bên ngoài. Ba điều sau hướng về hoàn thiện chính mình, nên có tính đối nội và là cốt lõi trong giới luậtPhật giáo.
Mặt khác, giới còn có hai phương diện: hữu hạn và vô hạn. Giới hữu hạn là một số giới điều cố định cho từng bậc hành khác nhau. Ví dụ, năm giới, tám giới dành cho Phật tửtại gia. Giới xuất gia dành cho Sa-di, Tỳ-kheo và Tỳ-kheo-ni. Giới vô hạn bao gồm tất cả biểu hiện tốt đẹp của thân hành qua nói năng và hành động. Nói chung, dù hữu hạn hay vô hạn, giới thường được gọi tên theo tác dụng hay ý nghĩa của nó, chẳng hạn như điều học, hành viđạo đức, sự tự chủ, sự thanh tịnh v.v..
Giới là điều học vì qua đó, nếu khéo quan sát, chúng ta học được tình trạng, tính chất và động lựcthúc đẩy đằng sau của mỗi hành viđạo đức hoặc phi đạo đức. Nghĩa là chúng ta có thể học ra từ những điều học này nguyên nhân, điều kiện và hậu quả của những hành vi bên ngoài đang biểu hiện qua hành động, nói năng. Nhờ những điều học đó mà sự tinh tấn và chánh niệm được chính xác hơn. Đáp lại, chánh tinh tấn và chánh niệm giúp chúng ta hiểu thấu ý nghĩa đích thực của giới, làm cho giới được trong sạch và vô hạn, không để cho hành vi rơi vào máy móc hay quán tính vô thức.
Giới là hành viđạo đức nhưng không có nghĩa là những mẫu mực cố định mang tính giáo điều để quy định khuôn khổ một hành viđạo đức phải như thế nào, mà chỉ đưa ra những gợi ý nhằm gây ý thứccảnh giác để ngăn ngừa, chế ngự hoặc từ bỏhành viphi đạo đức mà thôi. Quy định một hành vi hiền thiện như thế nào khác hẳn với việc học hỏi có ý thức để từ bỏ một hành vi xấu ác. Bởi vì, một khi hành vi tốt đã bị quy định trong khuôn khổ thì không còn là hành vi thật sự tốt nữa, nó chỉ còn là một sự bắt buộc hoặc bắt chước, không phát xuất từ ý thức tự do. Một hành viđạo đức thật sự thì tự do và vô hạn.
Giới là sự phòng hộ giống như áo giáp để phòng thân có thể ngăn ngừa những tai hại đến từ bên ngoài. Khi chúng ta khéo tránh những hành vibất thiện, không để cho thân buông theo khuynh hướng xấu của bản năng hay tình cảm thì chắc chắnchúng ta tránh được vô số hiểm họa như bệnh tật, tai ương, thù oán, nợ nần hay nghiện ngập…
Giới là sự thận trọng, vì hành động đạo đức chỉ được hoàn hảo khi có sự cẩn thận, khéo léo, kỹ lưỡng, nghiêm túc trong mọi hành vi. Những người không buông lung hời hợt, tuy họ hành động tự nhiên nhưng rất có kỷ cương, chính xác, chuẩn mực và đạo đức. Họ rất tinh tường trong giới luật cho dù có thể họ không biết đến một hệ thốngluật lệ nào. Họ có phong thái rất chững chạc nhưng không hề cố ý tạo ra một mẫu phong cách riêng nào cho mình cả. Chuẩn mực của họ không phải là khuôn mẫu cố định nào mà chính là sự thận trọng, tinh tế, cẩn mật, chu toàn và luôn mới mẻ trong từng hành động nhỏ nhặt nhất hàng ngày.
Giới là sự tự chủ vì những điều học nhắc nhở chúng ta biết dừng lại đúng lúc, biết tự điều chỉnhhành vi của mình, và biết trường hợp nào cần tự chế, tiết giảm hay điều độ. Thái quá hay vượt quagiới hạncho phép là thái độ sống buông thả, thiếu kỷ cương và kém hiểu biết, kết quả không những chuốc họa vào thân mà còn vạ lây người khác. Sự chế ngựgiác quan khi thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc chạm…cũng là một hình thứctự chủ của giới. Nói chung, về phương diệntự chủ, giới giúp chúng ta không sống phóng túngcẩu thảtheo bản năng thể xác, không hành động buông lung theo quán tính vô thức.
Giới là sự thanh tịnh vì nó làm lắng dịu những phiền nãothô thiển biểu hiện qua hành động và lời nói. Những người có thể tự chế thân khẩu thì giác quan của họ cũng được thanh tịnh khi tiếp xúc với hoàn cảnhxung quanh. Đây là hệ quả của sự tự chủ, như đã nói trên, được gọi là giới thanh tịnh do chế ngự các giác quan.
Giới là sự giải thoát vì một khi tránh được điều sai xấu nào thì chúng ta không bị sa lầy hay trói buộc trong diễn biến nhân quả của hành vitai hại đó. Nhờ giới, chúng ta không bị ray rứt, nóng nảy, giày vò của những mặc cảmtội lỗi , mà còn giúp chúng ta thoát được biết bao hậu quả thảm hại do những hành động, nói năng sai trái gây nên.
Nếu giữ giới đúng như những ý nghĩa vừa nêu thì vô cùnglợi ích mà không hề bị ràng buộc. Tuy nhiên, như chúng ta đã nói, nếu không hiểu được ý nghĩa và nội dung đích thực của giới luật nói chung và từng điều học nói riêng thì giới trở thành những ràng buộcvô ích, thậm chí có hại về nhiều mặt. Lúc bấy giờ giới chỉ còn là:
- Một sự phô trương hay trang điểm bề ngoài.
- Những khuôn sáo khô chết làm suy yếu hành động mới mẻ sáng tạo
- Những phong cách giả dối thiếu tự nhiên.
- Những ảo tưởng tự tôn hoặc tự ti về hành viđạo đức của mình.
- Sự ức chế, dồn nén làm phát sinh biến chứng tâm lý và sinh lý bất thường.
- Những con bài lận của lắm kẻ lừa đảo.
Chúng ta đã nói có hai loại giới là hữu hạn và vô hạn phù hợp với hai hạng người giữ giớitương ứng: Hạng hành giả thiên về tinh tấn hoặc đức tin dễ dàng “y giáo phụng hành”những quy củ, mực thước đã được các bậc thầy đáng tin cậy quy định sẵn cho họ. Họ không đủ tự tin và sáng suốt để biết mình nên làm già và không nên làm gì, nên nếu ai đó có thể chỉ cho họ biết cách làm thế nào thì họ sẵn sàng tuân thủ vì cảm thấy dễ dàng hơn.
Hạng hành giả thiên về trí tuệ do thường xem xétthận trọng, quan sátrõ ràng hành động của mình, có thể tự phát hiện cái đúng, cái sai, cái xấu, cái tốt một cách tinh tế, tự nhiên trong từng hành vicử chỉ của mình. Họ cũng tự biết làm thế nào để điều chỉnh ngay tại chỗ những khiếm khuyết mà không cần áp dụng theo một khuôn mẫu đạo đức nào có sẵn dưới dạng giới luật. Hạng trí giả này thích hợp với giới vô hạn.
Trên thực tế, hạng người thiện tri thức rất ít so với hạng đức tin và tinh tấn, trong khi đó hạng đức tin và tinh tấn lại còn ít hơn rất nhiều so với hạng người buông lung, phóng túng, mệ muội. Vậy luật lệ, quy tắc, mẫu mực, khuôn định v.v..là điều không thể thiếu trong xã hộiloài người, nếu khôngcuộc đời không mấy chốc sẽ biến thànhđịa ngục trần gian. Đó cũng là lý do tại sao Đức Phật phải chế định giới luật trong khi Ngài biết rất rõ rằng không cần bất kỳ khuôn định nào giới hạnhvẫn có thể hoàn hảo. Trong quá khứ có nhiều vị Phật không ban hành giới điều nào vì Tăng chúng của các Ngài rất tinh tường giới vô hạn.
Ngày nọ, một vị Tỳ-kheo đến tu tập trong một ngôi chùa có vị nữ thí chủ là bậc thánh có tha tâm thông. Vị ấy e ngại không thể giữ trọn quá nhiều giới luật như vây. Vị thí chủ có thể sẽ biết được mình có sai phạm giới điều nhỏ nhặt nào mà mình không nhớ thì sao. Để tháo gỡ gút mắc này, Đức Phật hỏi vị Tỳ-kheo nếu giữ một điều thôi có nhớ được không. Vị ấy phấn khởi chấp nhận. Đức Phật dạy vị ấy chỉ cần canh chừng cẩn mật cái tâm thôi là được. Và chẳng bao lâu vị ấy hoàn toàngiác ngộ.
Vì vậy, bên cạnh giới luật hữu hạn đã được ban hành cho phù hợp với hoàn cảnhxã hội, thời gian và trình độ của mỗi người, Đức Phật còn dạy giới vô hạn cho những ai có thể tự mình sống trong tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác. Hay nói cách khác, một người đang giữ giới hữu hạn, chỉ cần thường thận trọng, chú tâmquan sáttỏ tường ngay nơi hành động nói năng của mình, thì khi đó giới hữu hạn tự trờ thành vô hạn. Nghĩa là lúc đó người đó có thể không nhớ bao nhiêu giới cần phải giữ nhưng mọi hành vicử chỉ của anh ta đều thuận theogiới luật. Và đó chính là bước chuyển hóa từ giới tục để sang giới chân đế.
Đức Phật biết rất rõ mức độ nhận thức của mỗi người nên để giúp họ có thể tự giác Ngài đã không ngần ngạisử dụng cả hai phương tiệntục đế lẫn chân đế. Giới hữu hạn dựa trên khái niệm đã được chế định sẵn, trong lãnh vựctục đế; còn giới vô hạn dựa vào thực tánh của sự kiện đang diễn ra, trong lãnh vựcchân đế. Trong giới hữu hạn,khái niệm sai đối chiếu với khái niệm đúng đã được ấn định. Trong giới vô hạn chỉ có thể thấy đúng hoặc sai ngay nơi bản chất của sự việc chứ không có khái niệm nào để so sánh. Vì vậy,tuy sống trong giới hạnh bạn vẫn tự do không có gì ràng buộc.
Ví dụ, ở Anh bạn đi bên trái, còn ở Mỹ bạn đi bên phải mới đúng. Khái niệm về sự đúng hay sai hoàn toàn do quy định của con người, chí có giá trịtương đối. Tuy vậy, nếu bạn không tuân thủ thì có thể xảy ra tai nạn chết người. Đó là cái đúng hữu hạn. Trong khi nếu bạn bị trượt chân, bạn sẽ tự động gượng lại để giữ thăng bằng. Bạn thấy sai ngay lập tức và điều chỉnh nó một cách tự nhiên ngay nơi thực trạng của sự kiện mà không cần phải mất thời gianso sánh với bất cứ khái niệm đúng nào. Đó là cái đúng vô hạn.■