VŨ TRỤ QUAN VÀ NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO
ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU MỚI TRONG NGÀNH SINH HỌC
Thích Thông Kinh
Từ ngàn xưa đến nay, các trường phái triết học và tôn giáo từ đông sang tây đều có vũ trụ quan và nhân sinh quan riêng mình ; từ đó hình thành lẽ sống và lối sống muôn màu muôn vẻ của toàn nhân loại, theo quan điểmphổ thông người ta thường phân hai chủ thuyết: Thuyết duy tâm và duy vật , và từ hai khuynh hướng cực đoan này lịch sửghi nhận lại chúng đã pha trộn , cọ sát hình thành nhiều tư tưởng, các hệ thốngtriết học, tôn giáo khác nhau, và đã tạo ra các mâu thuẫn nhiều khi không thể dung hòa và là một trong nhiều nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự kỳ thị, phân biệt đôi khi dẫn đến những cuộc chiến tranh, thanh trừng thảm khốc và đẩm máu trên toàn thế giới không phải chỉ thời cổ đại mà ngay trong thời kỳ được gọi là văn minhhiện đại ngày nay.
Vào giữa thế kỷ 20 , nhà bác học Einstein đã ăn chay trường suốt cuộc đời còn lại của mình và phát biểu : “Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáovũ trụ, vượt lên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diệntự nhiên lẫn tâm linh, đặt trên căn bản của ý thứcđạo lý, xuất phát từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi phương diện trên (vật chất và tâm linh) trong cái nhất thể đầy ý nghĩa, Phật giáođáp ứng đủ các điều kiện ấy”(The religion of the future will be a cosmic religion. It should transcend a person God and avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religion sence, arising from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unity. Busdhim answers this description)-Einstein Testament, và ông nhấn mạnh: “Nếu có một tôn giáothỏa mãn được những yêu cầu của khoa học hiện đại, thì tôn giáo đó là Đạo Phật” –( If there is any religion that would cope with modern scientisfic needs, it would be Buddhism).-Trích từ ĐẠO PHẬT CÓ PHẢI LÀ TÔN GIÁO HAY KHÔNG? Huyền Chân, PHẬT HỌC CƠ BẢN-Tập 4, trang 311-Nhà xuất bản Tôn giáo-.
Năm 2008, Liên hiệp quốc đã chọn Phật giáo là tôn giáochính thức của nhân loại và tổ chức đại hội Vesak tại Việt Nam kỷ niệm ngày đản sinh Đức PhậtThích Ca … đã đặt ra những yêu cầucấp bách trong việc nghiên cứu và ứng dụng những ý nghĩathâm sâu mà vũ trụ quan , nhân sinh quan mà Phật giáo đã đem lại cho các ngành khoa học hiện đại.
A VŨ TRỤ QUAN PHẬT GIÁO:
Theo quan điểmchúng ta hiện nay, thế giới này gồm có trái đất xoay quanhmặt trời, Thái dương hệ nằm trong hệ ngân hà, Ngân hà nằm trong hệ Thiên hà và vô số Thiên hà trong vũ trụ luôn di chuyển và biến dịch và ngành thiên văn học hiện đại đã phát hiện ra số lượng vô cùng lớn “lỗ đen” trong vũ trụ, được đánh giá là nhiều hơn thế giớiquan sát được. Đó là “vĩ mô” còn “vi mô” đã có thời kỳ cùng với việc phát minh ra nguyên tử người ta tưởng đã tìm được “viên gạch cơ bản của vật chất” ,nhưng các phát hiện hiện đại đã xóa đi những ảo tưởng này nào epson, quarks (cái này Bố quên nhiều con bổ xung thêm), phản hạt, không gian nhiều chiều, “vật chất là năng lượng được đóng chai”…đã buộc con người phải xét lại triệt đểquan điểmduy vật & thực dụng của mình. Theo ngành nhiệt động lực học: “năng lượng toàn vũ trụ không tăng không giảm mà chỉ biến đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác (điện năng, hóa năng, nhiệt năng…)”.
Các ngành khoa học khác cũng có những phát hiện vượt ngoài sức tưởng tượng trong đó đáng chú ý nhất là ngành Tâm lý và Phân tâm họchiện đại, ngoài việc ứng dụng khoa thôi miên vào việc chữa bệnh, đi sâu vào tiềm thức, vô thức ,các nhà thôi miên và phân tâm học đã đưa người bệnh trở về ký ức tuổi thơ và “việc gì đến nó sẽ đến” họ đã đưa người được thôi miên về kiếp trước ,các kết quả đã đụng chạm mạnh đến quan niệm “chết là hết”, Niềm tin vào sự Tái sinh (Rebirth), Luân hồi (Metempsychosis, samsara-eternal cycle of birth, suffering, death, and rebirth) một thời đã từng bị nhạo báng, mỉa mai, nay được các nhà khoa học nghiêm túc xem xét lại và thuyết Nhân quả (Nhân duyên) không còn được nhìn với góc độ khô khan duy vật, theo kiểu tam đoạn luận (O+H2=H2O)…mà được nhìn lại với góc độ tổng quát ứng dụng cả với tâm thức & vật chất, nhân quả và luân hồi của đạo Phật đã là cơ sở căn bản để các nhà khoa học ứng dụng và triển khai các nghiên cứu của mình theo nhận thứchiện đại.
Những ai đã từng tìm hiểu về Phật giáo đều choáng ngợp trước kho tàng Kinh, Luật, Luận …vô cùng phong phú của Đao Phật và từng có những trình bày khác nhau về Vũ trụ quan của Phật giáo, tuy nhiên “đại đồng tiểu dị”, tất cả đều công nhận “Ứng với hoạt động của tâm thức sẽ có những thế giới khác nhau tương thích với nó”,
Tổng hợp từ Kinh Phật, các thiền sư, luận sư (Đức Dalai Lama)…chúng ta có thể trình bày mô hình thế giới đó như sau, toàn bộthế giới này (Pháp giớichúng sinh) được chia làm ba cõi: Dục giới, Sắc giới và Vô sắc giới. Toàn bộchúng sinh của ba giới này vẫn phải sinh tử luân hồi,còn những chúng sinh đã tu luyện đủ công đức sẽ thoát vòng luân hồi từ Tứ Thánh, quả vịBồ tát và cho đến khi đạt được sự toàn giác (quả vị Phật)-Chúng ta cũng cần hiểu rằng chúng sinh theo nghĩa của Phật giáo không chỉ riêng con người mà còn chỉ các chúng hữu tình có tâm thức từ con virus nhỏ bé đến các Atula(Thần) to lớn che được cả mặt trời, từ hữu hình đến vô hình, từ địa ngụccho đếncõi trời cao nhất Phi tưởng phi phi tưởng xứ nghĩa là vô tận, theo Kinh Kim CangĐức Phật còn có mô tảcác loạichúng sinh có lẽ là chính xác nhất: “Có tất cả các loài chúng sanh hoặc loài sanh bằng trứng, hoặc loài sanh bằng thai, hoặc sanh chỗ ẩm ướt, hoặc hóa sanh, hoặc có hình sắc, hoặc không hình sắc, hoặc có tưởng, hoặc không tưởng, hoặc chẳng có tưởng chẳng không tưởng, ta đều khiến vào vô dư niết bàn mà được diệt độ đó…” (Kinh Kim Cang giảng giải- H.T Thích Thanh Từ),nhưng thông thường các Phật tử hay gọi sáu cõi luân hồi(Trời, Atula, người, súc sinh, ngạ quỷ và Địa ngục), chia thành hai đường: tốt 3 cõi trên và xấu 3 cõi dưới
Có một cách trình bày khác là Dục giới có 6 cõi, Sắc giới có 4 tầng (sơ thiền, nhị thiền, tam thiền & tứ thiền chia ra đến 18 cõi. Cõi Vô sắc giới gồm 4 cõi là Không vô biên xứ, Thức vô biên xứ, vô sở hữu xứ và phi tưởng phi phi tưởng xứ. Cõi Tứ Thánhgồm có: Tư đà hoàn (Nhập lưu,thất lai),Tư đà hàm(Nhất lai),A na hàm (bất lai) và A la hán chia ra khoảng 17 đến 18 tầng khác nhau, 55 cõi Bồ tát và vô số Phật sái (Cõi Tịnh độ của Phật A-di-đà, cõi Lưu ly của Lưu ly Quang Vương Phật, cõi Ta bà của Đức PhậtThích ca …)
Nay ta sẽ điểm qua các thế giới mà các chúng sinh sẽ sống tương ứng với tâm thức của mình và cũng cần nói rõ theo quan điểmđạo Phật các chúng sinh theo kết quả của nghiệp mình đã tạo mà sinh ra trong các thế giới theo bốn cách khác nhau: sinh từ trứng gọi là noãn sinh, từ bào thai gọi thai sinh, từ ẩm ướt tăm tối sinh ra gọi là thấp sinh và do biến hóa sinh ra gọi là hóa sinh, Tam hữu hay còn gọi là Tam giới được trình bày như sau:
I/- DỤC GIỚI: Chúng sinh trong cõi này chưa đoạn được ái dục gồm sáu cõi:
1/- Cõi Thiên: gồm 6 bậc nữa khác nhau thường gọi là lục dục thiên được diễn
đạt bằng các từ dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Hán:
– Tứ Thiên vương Thiên.
– Tam thập tam Thiên.(Đao lợi Thiên)
– Tu diệm ma Thiên. – Đâu xuất Đà Thiên.
– Lạc biến Hóa Thiên.
– Tha hóa tự tại Thiên.
2/- Cõi Atula: gồm bốn giống:
– Từ trứng sinh ra, Thuộc loài quỷ.
– Từ thai sinh ra, thuộc loài người đã lên cõi trời nhưng đức kém
phải sa đọa.
– Từ biến hóa sinh ra, thuộc về loài trời.
– Từ thấp khí sinh ra, thuộc về loài súc sinh.
3/- Cõi Nhân(Người):
4/- Cõi Súc vật:
5/- Cõi Ngạ quỷ:
6/- Cõi Địa ngục: Theo Kinh Lăng Nghiêmmô tả khái quát có : Nặng nhất có Ngục A-Tỳ, 8 Địa ngục vô gián, Địa ngụchữu gián, Thập bát địa ngục(10), Tam thập lục địa(36) ngục, nhất bách linh bát địa ngục(108), còn Kinh Địa Tạngmô tảchi tiết hơn nữa các hình phạt của các địa ngục khác nhau khiến ai nghiên cứu đến đều cảm khái cho thân phận của các chúng hữu tình.
II/- SẮC GIỚI:
Các chúng sinh do tu thiền định mới đạt cảnh giới này, chúng sinh trong cõi này do Hóa sinh mà thành tựu, vẫn còn mang hình dạng thân người, kết cấu được Mật tôngmiêu tả bằng Tứ đạivi tế (Bốn chủng tử Đất, Nước, Gió, Lửa vi tế), gồm 04 bậc chia 18 cõi khác như sau:
a/-Sơ thiền: (Ly sinh hỷ lạc địa) có các cõi:
– Phạm chúng thiên.
– Phạm phụ thiên.
– Đại phạm thiên.
b/-Nhị thiền: (Định sinh hỷ lạc địa)
– Thiểu quang thiên.
– Vô lượng quang thiên.
– Quang âm thiên.
c/- Tam thiền: (Ly hỷ diệu lạc địa)
– Thiểu tịnh thiên.
– Vô lượng tịnh thiên.
– Biến tịnh thiên.
d/- Tứ thiền: (Xả niệm thanh tịnh địa)
– Phúc sinh thiên.
– Phúc ái thiên.
– Quảng quả thiên.
– Vô tưởng thiên.
Ngang cõi tứ thiền có năm cõi gọi là Tịnh cư thiên hay Bất hoàn thiên, là chỗ ở của các chúng sinhtu luyện đạt quả vị Thánh, bậc nhị thừa gọi là A na Hàm (Bất lai- không quay lại),Nghĩa là không sinh tử luân hồi nữa. gồm có:
a/- Vô phiền thiên.
b/- Vô nhiệt thiên.
c/- Thiện kiến thiên.
d/- Thiện hiện thiên.
e/- Sắc cứu kính thiên.
III/- VÔ SẮC GIỚI:
Từ cõi trời cao nhất của Sắc giới, các chúng sinh có hai đường trẽ:
– Các chúng sinh phát minh trí tuệ sáng suốtviên thông ra khỏi cõi trần đắc A-la-hán, vào Bồ tát thừa gọi là Hồi tâm Đại A-la-hán hoặc Bất hồi tâm độn Ala hán
– Còn lại có 4 cõi cho các chúng sinh chưa thoát sinh tử luân hồi, gồm có
1/- Không vô biên xứ.
2/- Thức vô biên xứ.
3/- Vô sở hữu xứ.
4/- Phi tưởng phi phi tưởng xứ.
Ngoài ra, theo Kinh Lăng Nghiêm còn liệt kê mười dạng Tiên (72 động, ba mươi sáu đảo), gồm có:
1/- Địa hành Tiên.
2/- Phi hành Tiên.
3/- Du hành Tiên.
4/- Không hành Tiên.
5/- Thiên hành Tiên.
6/- Thông hành Tiên.
7/- Đạo hành Tiên.
8/- Chiếu hành Tiên.
9/- Tinh hành Tiên.
10/- Tuyệt hành Tiên.
Những chúng sinhtu Tiên thường xa lánh sự ồn ào náo nhiệt, ưa thích nơi thanh vắng yên tĩnh để “Thanh tâm, quả dục”, nhằm từng bước đoạn diệt “Thất tình, lục dục”, “Luyện Tinh hóa khí, luyện khí hóa Thần, luyện thần hòan Hư”, khi thành công có những hiệu quảphi thườngtùy theopháp môn đã chọn, những vị tu theo Đạo Lão, Yogi có thể liệt trong dạng này, theo nhận định nhà Phật những chúng sinh này gần gủiĐạo Phật nhất.
Mật tôngTây Tạng còn liệt kê và xem trọng một cõi nữa là cõi Trung giới hay còn gọi là Cõi Âm, nơi chuyển tiếp các tâm thức sau khi thác và trước khi tái sinh vào các cõi nêu trên.
Tóm tắtvũ trụ quan Phật giáo: “Thế giới này có nhiều chiều không gian khác nhau, các chiều không gian đó tương ứng với kết quả hành động (thân, khẩu ý) của từng cá nhân (biệt nghiệp), tập thể (cộng nghiệp) ; và chủ yếu là từng tâm thức của các chúng sinh, loài người của chúng ta là một trong những cõi đó, mỗi cõi đều có những quy luật, định luật khác nhau nếu nói theo ngôn ngữhiện đại, thế giớichúng tanhận thứchiện tại bằng các giác quan(lục nhập:nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân và ý) hoặc bằng trợ lực của máy móc thiết bị hiện đại…kính thiên văn, hiển vi,gia tốc …chỉ là những kiến thức “người mù sờ voi””
Có một cách trình bày khác về vũ trụ có thể nói thuần vật chất; theo Kinh Phật đã phân loại các thế giới thành ba loại: Tiểu thiên thế giới, Trung thiên thế giới và Đại thiên thế giới (cần nói rõ chữ thiên ở đây hàm nghĩa số ngàn, không phải nghĩa trời) và vũ trụ có vô sốvô biên các Đại thiên thế giới, thế giới theo nghĩa này chỉ một thiên thể, một ngàn thiên thể là Tiểu thiên thế giới, một ngàn Tiểu thiên thế giới là Trung thiên thế giới, một ngàn Trung thiên thế giới là Đại thiên thế giới. Như vậy Tiểu thiên gồm 1000 thiên thể, Trung thiên một triệu và Đại thiên là một tỷ.
Có người lại đặt vấn đềthế giới là một thiên hà vậy Tiểu thiên một ngàn Thiên hà, Trung thiên một triệu Thiên hà và Đại thiên một tỷ. Các cách trình bày này có phần hơi cực đoan, có lẽ cách trình bày của Bồ tát Phổ hiền trong Kinh Hoa Nghiêm là gần gũi với kiến thức ngành thiên văn học hiện đại nhất:
“Lúc đó Phổ Hiền lại bảo đại chúng rằng: Chư Phật tử! Thế giới hải có nhiều hình tướng sai khác, hoặc tròn…hoặc hình nước xoáy…hoặc hình như hoa…có vô sốvi trần sai khác như vậy”
Và trong phẩm “Hoa tạng thế giới” chúng ta sẽ xem lại các đoạn kinh văn sau:
“Chư Phật tử! Tất cả thế giới chủng đó hình trạng đều khác nhau: hoặc hình núi Tu di… hoặc hình nước xoáy… hoặc hình trục xe… hoặc hình hoa sen…, có vô sốvi trần hình trạng như vậy”
So sánh với hình trạng các chòm sao, các giải thiên hà, ngân hà mà khoa học khám phágần đây người ta nhận thấy hình dạng giống một cách lạ lùng theo mô tả trên, thí dụ hình bánh xe, nước xoáy đã quan sát được trong các chòm sao: Cetus, Pegasus và Hercules, hình sông là giải ngân hà (Milky) và trong nhiều thiên hà khác; hình dạng hoa là những khối tinh vân trong không gian Liên thiên hà (intergalatic clouds of gas)… .-Trích từ PHẬT GIÁO TRONG THỜI ĐẠI KHOA HỌC- Trần Chung Ngọc, PHẬT HỌC CƠ BẢN-Tập 4, trang 322,323,324-Nhà xuất bản Tôn giáo-
Như vậy ta không thể biết thiên hà chúng ta hình dạng gì, vì với khả năng hiện tại tàu vũ trụ chưa thể bay ra ngoài thiên hà này quan sát vì bay từ đầu thiên hà này sang bên khác phải mất hàng triệu năm ánh sáng, nhưng có một mô tả khác trong Kinh Phật: Cõi Ta bà “ngũ trược ác thế” này có hình dạng núi Tu di, Phía Bắc có Bắc câu lô châu, nam có Nam thiên bộ châu, đông có Đông thắng thần châu và tây có Tây ngưu hóa châu. Hình dạng Thiên hà chúng ta có dạng núi Tu-di một ý niệm đầy cảm hứng và dĩ nhiên còn chờ sự xác nhận của ngành Thiên văn học.
Đó là nói về không gian còn thời gian theo các nhà khoa học: ” Thời gian là sự vận động của vật chất” và một năm tính theo chu kỳ trái đất quay đúng một vòng xung quanhmặt trời, như vậy thời gian của các thiên thể, ngân hà và thiên hà sẽ có những cách tính sai biệt rất lớn, vào thế kỷ 20 những phát hiện của nhà bác họclỗi lạc Einstein đã làm lung lay quan niệmphân chia không và thời gian một cách cơ học bằng công thứcnổi tiếng E=mc2 , đã thiết lập mối tương quan mật thiết giữa năng lượng, vật chất và tốc độ (x/t) cũng có nghĩa là quan hệ chặt chẽ với thời gian, với c là tốc độ ánh sáng được tính tròn 300.000km/giây, một quan niệm mới ra đời với Hệ Không-Thời gian bốn chiều, khối lượng vật chất thay đổi khi tốc độ hay thời gian thay đổi, và tại sao không? dĩ nhiên đã có không gian bốn chiều thì sẽ có thể có nhiều chiều không gian khác nhau mà các nhà khoa học đang miệt màikhám phá…!
Phật giáo thì sao? đã có phân loại như sau: Tiểu kiếp có 16.800.000 năm, Trung kiếp có 336 triệu năm, Đại kiếp có một tỷ 334 triệu năm. Theo nhà Phật vũ trụ này luôn trải qua các thời kỳ sau: Thành nghĩa là sự bắt đầu hình thành vũ trụ tương đương vụ nổ Big Bang nếu nói theo ngôn ngữhiện đại, Trụ nghĩa các thiên hà, ngân hà và trái đất mới hình thành và là nơi cho các chúng sinh với muôn vànsai biệtxuất hiện theo luật nhân quả, luân hồi và tiến hóa, Hoại nghĩa là vũ trụ đã già cỗi và chúng sinh cũng đi vàothời kỳ nhà Phật gọi là “Mạt Pháp”, Không nghĩa là vũ trụ sụp đổ tương đương thời mặt trời đã phóng hết năng lượngvật chất của mình và “lỗ đen” xuất hiện, còn chúng sinhđi vàothời kỳ Ki tô giáo gọi là tận thế.
Nhà Phật cũng thường diễn đạtkhông gian bằng các câu “mười phương chư Phật” trong đó mười phương có nghĩa tám hướng cộng phương trên và phương dưới là mười phương, thật là một cách diễn đạtkhông gianchính xác không bắt bẻ vào đâu được dù đối tượng khảo sát tọa vị tại bất cứ điểm nào trong vũ trụ, còn “quá khứ, hiện tại. vị lai” diễn tảtình trạng “vô thủy, vô chung” của thời gian tương đương -∞ đến +∞ trên trục thời gian toán học hiện đại, hiện tại được phật tửquan niệmbao gồm một nửa là quá khứ và một nửa là tương lai…
Có một cách diễn đạtthời gian khác, nhất là Thiền và Mật tông, thời gian là một tiểu niệm tương đương một Sát-na, và cũng tuân theoquy luật Thành, Trụ, Hoại, Không nhưng với tốc độ cực nhanh trong tâm thức của mỗi chúng sinh, có thể ví như những sóng của điện não đồ, điều này không phải mơ hồ, thực tế có những người “Nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại“, có những người ngồi cạnh người yêu “Thời gian sao qua nhanh thế”, hoặc trong khoa học độ dài được xác định bằng bước sóng… vvv và vvv. Theo Luật Tăng Kỳ thì: ” Một khảy móng tay có 20 cái nháy mắt, một nháy mắt có 20 đại niệm, một đại niệm có 90 tiểu niệm(sát na)”, tức là một khảy móng tay có 36.000 sát na đã trôi qua.
Với quan niệmthời gian là niệm(Sát-na) của tâm thức thì cùng với mô hình không-thời bốn chiều với mối liên quan giữa năng lượng, vật chất và tốc độ(Thời gian) đã biến đổi thành mối quan hệ mới và ta có thể nói là quan hệ giữa năng lượng, vật chất và tâm thức đã được thiết lập, điều này mới có thể lý giải vì sao có những chúng sinhtu luyện đạt các khả năng phải nói là phi thường, ngoài sức tưởng tượng (thần thông) không phải chỉ trong Kinh sách mà ngay trong thời hiện tại có người nhập định không ăn không uống trong một thời gian dài, hoặc có những người phủ đầy nước đá vẫn không hề hấn gì …, nhận định này rất quan trọng- xin nhấn mạnh- vì nó sẽ là căn cứ để giải thích các phần sau.
Và toàn bộvũ trụ này, theo Kinh Lăng Nghiêm chỉ là “Bọt nước trong biển lớn” xin trích nguyên văn: “Một phen lầm cái tướng ấy làm tâm thì quyết định lầm cho tâm ở trong sắc thân, mà không biết rằng cho đến núi sông, hư không, đất liền bên ngoài đều là những vật hiện trong tâm tính; ví như bỏ cả trăm nghìn biển lớn trong lặng, chỉ nhận cái bọt nước rồi cho nó là toàn hết cả nước, cùng tột biển lớn …”, (Trang…, KINH LĂNG NGHIÊM- Tâm Minh dịch-Nhà xuất bản Tp HCM), hoặc “Nên biết, hư không sinh ra ở trong tâm ông cũng như chút mây điểm trên vùng trời, huống là các thế giới ở trong hư không…” (Trang752, KINH LĂNG NGHIÊM- Tâm Minh dịch-Nhà xuất bản Tp HCM).
Hoặc theo Kinh Viên Giác chỉ là “hoa đốm” trong hư không và trong Kinh Kim CươngĐức Phật xác định:
“Nhất thiết hữu vi Pháp.
Như mộng, huyễn, bào, ảnh.
Như lộ diệc như điện.
Ưng tác như thị quán”.
H.T Thích Thanh Từ người nối tiếp và phục hồi Thiền phái Trúc LâmViệt Nam đã
dịch:
“Tất cả pháp hữu vi .
Như mộng, huyễn, bọt, bóng.
Như sương cũng như điện.
Nên khởi quán như thế”.
–Trích từ KINH KIM CANG Giảng giải- H.T Thích Thanh Từ,trang 247,248 -Nhà xuất bản Tp Hồ Chí Minh-
Pháp hữu vi ở đây có thể hiểu là toàn bộthế giới (Tam cõi), bao gồm cả vật chất và tâm thức, hữu hình và vô hình còn trong cõi luân hồi.
Những bí ẩn của vũ trụ là vô tận so với khả năng và giới hạn của chúng ta, và vũ trụ này “vô tận cả về chiều sâu lẫn chiều rộng” theo cách diễn đạt của chủ nghĩaduy vậtbiện chứng và vũ trụ này luôn dịch chuyển theo Kinh Dịch -một bộ sách cổ Trung quốc được các nhà khoa học ca ngợi là công thức của vũ trụ, và Lão tử một triết gia cổ đại Trung quốc đã khẳng định trong Đạo đức Kinh:
Vô danh Thiên Địa chi thủy.
Hữu danh vạn vật chi mẫu.
Nguyên thủy của trời đất là không tên .
Có tên là mẹ của vạn vật.
Hoặc vũ trụbiến đổibiến đổi theo quy luật “Thành, Tựu,Hoại, Không” nếu nói theo ngôn ngữPhật giáo mà các Phãt tử gọi là vô thường, một trong những phát hiện quan trọng nhất của Phật giáo là sự biến đổi trong tâm thức của chúng taquyết địnhvận mệnh của chính mình và sự tương quan thế giới, và Áo nghĩa thư một bộ kinh văn cổ của Ấn độ đã xác định “sự xoay chiều của tâm thức” hay Đạo Phật; “Hồi đầu thị ngạn”, quay lại là thấy bến bờ mới là mục đích của từng cá nhân, của cả dân tộc, của từng quốc gia, của toàn thểnhân loại và các thế giới khác còn trong vòngluân hồisinh tử, sự tương quan giữa các tâm thức và thế giới theo kinh Hoa Nghiêm như lưới Phạm võng (lưới trời) có thể ví như mạng lưới kết nối của các phân tử và trước một vũ trụ quan sinh động như vậy Đức Phật vẫn tuyên bố “chân lý đó chỉ là lá trong nắm tay trước cánh rừng chân lý vũ trụ” nhưng cũng đủ “giúp các ngươi giải thoát” -xin nhấn mạnh- và mỗi cá nhân hay chúng sinh đều là một vị Phật tiềm năng.
Thông thường các Phật tử đều quan niệmvũ trụ kết cấu bởi Tứ đại: Đất, Nước, Gió, Lửa, nghĩa là thuần vật chất, nhưng nghiên cứu sâu Kinh Lăng nghiêm ta thấy Đức Phật đã xác định vũ trụ luôn tiềm ẩn và kết cấu bởi Thất đại (các chủng tử hình thành các thế giới): Địa đại, Thủy đại, Phong đại, Hỏa đại, Không đại, Kiến đại và Thức đại, trong đó Thức đại có vai trò cực kỳ quan trọng và quan niệm này gần gủi với khoa học nhất
Và để khỏi lạc đề chúng ta hãy xem xét trước cấu trúc vũ trụ quan bao quát như vậy Đức Phật đã xây dưng một nhân sinh quan cho nhân loại như thế nào? Tại sao mỗi người đều có tiềm năng Phật tính mà vẫn mãi trôi nổiluân hồi trong lục đạo?-“Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành”.
B/- NHÂN SINH QUAN PHẬT GIÁO:
Nghiên cứu sâu các Pháp mộn tu của Đạo phật, có 84.000 pháp mộn tương ứng 84.000 tâm thứcchúng sinh, dù là Thiền tông, Mật tông, Tịnh độ tông… , ta nhận thấyĐức Phật đã vận dụng phương pháp mà khoa học hiện nay gọi là tối ưu hóa, vận trù học.. trong các pháp môn của mình, ứng dụng được cho bất cứ hoàn cảnh nào, và bất cứ cá nhân, hoặc tập thể nào khác.
Chúng ta có thể xem lại đoạn văn trong Kinh Hoa nghiêmĐức Phổ Hiền Bồ tát đã tuyên thuyết:
“Chư Phật tử! Nên biết rằng Thế giới hải có Thế giới hảivi trần số kiếp trụ, hoặc có A- tăng-kỳ kiếp trụ, hoặc có vô lượng kiếp trụ, hoặc có vô biên kiếp trụ, hoặc có vô đẳng kiếp trụ, hoặc có bất khả sổ kiếp trụ, hoặc có bất khả xưng kiếp trụ, hoặc có bất khả tư kiếp trụ, hoặc có bất khả lượng kiếp trụ, hoặc có bất thuyết kiếp trụ …, có vi trần số kiếp trụ như vậy“.(Trang 323,PHẬT GIÁO TRONG THỜI ĐẠI KHOA HỌC, Trần Chung Ngọc, PHẬT HỌC CƠ BẢN -Nhà xuất bản Tôn Giáo-
Với cách trình bày trên ngài đã cho ta thấy sự vô tận của vũ trụ, vi trần theo một số Kinh văn đã trình bày là lấy một hột cát sông Hằng chia nhỏ như toàn bộsố cát sông Hằnghiện có , và lấy hột cát đã được chia lại chia nhỏ như toàn bộsố cát sông Hằng lần hai , cứ thế tiếp tục gọi là “vi trần”, với phương pháp sư phạm trực quansinh động như vậy Đức Phật quả là nhà sư phạm tiêu biểu, và nếu chia như vậy vi trần có thể đã tiến đến đơn vị theo cách diễn đạt ngày nay là nguyên tử thậm chí là điện tử hoặc các hạt đã được phát hiện, Thế giới hảichúng ta có thể hiểu là mô hình vũ trụ quan đã nêu trên,Trụ là giai đoạn kế sau giai đoạn hình thành của quy luật Thành, Tựu(Trụ), Hoại, Không của vạn sựvạn vật, Kiếp khoảng thời gian của giai đoạn thành, trụ, hoại, không, A-Tăng-kỳ là con số vô cùng lớn, vô lượng không hạn về số lượng, vô biên là không hạn chế về không gian, vô đẳng là không bằng hoặc không giống nhau, bất khả sổ là không thể đếm hết được, bất khả xưng là không thể nêu hết được, bất khả tư không thể nghĩ nhớ hết được dĩ nhiên bằng trí óc thông thường của chúng ta, bất khả lượng không thể tính toán được, bất khả thuyết là không thể nói ra hết được.
Theo Kinh Phật :
– Lạc xoa = 100.000 = 105
– Câu chi = 10.000.000 = 107
– A-Giu-Da = 100.000.000.000.000. =1014
– Na-do-tha = 10 tỷ tỷ tỷ = 1028
– Tần-Bà-La = 1056
Và cứ tiếp tục như vậy là 123 lần, theo cách tính của các nhà khoa học, nếu chỉ
lấy 9 con số lẻ , A-Tăng-Kỳ khoảng = 107.098843361x10lũy thừa 3 nghĩa là con số 1 tiếp theo bởi hơn 7.000 tỷ tỷ tỷ con số 0 ở sau !!!, trong khi con số các nhà khoa học hiện đại có lẽ chỉ dùng khoảng 40 số lẻ ở sau. (Trang 325,326, PHẬT GIÁO TRONG THỜI ĐẠI KHOA HỌC, Trần Chung Ngọc -PHẬT HỌC CĂN BẢN- Nhà xuất bản Tôn Giáo-)
Và Ngài đã giải thích: “Hoặc chỉ một kiếp hoặc vô số, bởi những tâm nguyện đều chẳng đồng”, Rõ ràng “…bởi những tâm nguyện chẳng đồng” đã có nhiều “Thế giới hải” tương thích với nó xuất hiện, với vũ trụ quan đã trình bày, con người có nhiều lộ trình để tiếp tục đi sau khi thác, là con người dù tâm thức cực ác, ai cũng mong muốn điều tốt đẹp đến với mình, căn cứ bản đồ vũ trụ quan ta nhận ra rằng nhân loại nằm trong cõi Dục giới(Thiên, A-tu-la, Nhân, Súc sinh, Ngạ quỷ, Địa ngục),
Theo Kinh Lăng Nghiêm,Đức Phật đã chỉ khái quát quá trình phát triển tâm thứcchúng sinh như sau: (Tưởng có thể hiểu là lý tưởng và quá trình vô ngã là mục tiêu cao nhất của lý tưởngcon người, Tình có thể hiểu là chấp ngã hay ái dục mỗi cá nhân).
“1/- Thuần là Tưởng bay lên sinh cõi trời, nếu tâm gồm cóphúc đứctrí tuệ cùng với tịnh nguyện, tư nhiên tâm khai ngộ thấy tất cả tịnh độthập phương chư Phật, theo nguyện vãng sinh.(Chư Thiên, Cõi Tịnh độ…)
2/- Tình ít, tưởng nhiều, cất lên không xa làm phi Tiên, đại lực Quỷ Vương, phi hành Dạ xoa, địa hành La-sát, đi khắp bốn cõi trời, không bị ngăn ngại. Nếu nguyện, tâm tốt, hộ trì Phật pháp, hộ trìcấm giới, theo người trì giới, hộ trìthần chú, hộ trìthiền định, giữ yên Pháp nhẫn, thì những hạng đó, chính mình được ở dưới pháp tọa Như lai.(Atula)
3/- Tình và tưởng cân nhau, không bay lên, không đọa xuống, thì sinh nơi nhân gian; tưởng sáng suốt nên thông minh, tình u ám nên ngu độn.
4/- Tình nhiều, tưởng ít, đi vàocác loại hoành sinh, nặng làm giống có lông, nhẹ làm giống có cánh (Súc sinh).
5/- Bảy phần tình, ba phần tưởng, chìm xuống dưới thủy luân, sinh nơi mê hỏa luân chịu khí phần của lửa hồng, thân làm Ngạ quỷ, thường bị đốt cháy, vì nước có thể hại mình, nên trải trăm nghìn kiếp không ăn, không uống(Ngạ Quỷ).
6/- Chín phần tình, một phần tưởng, xuống thấu qua hỏa luân, và giữa giao giới phong luân và hỏa luân, nhẹ thì sinh vào hữu gián, nặng thì sinh vào vô gián (Địa ngục).
7/- Thuần là tình, chìm sâu vào ngục A-tỳ; nếu trong tâm chìm sâu đó, lại có hủy báng Đại thừa, phá cấm giới của Phật, lừa dối nói Pháp để tham cầu tín thí, lạm nhận cung kính hoặc phạm ngũ nghịch, thập trọng thì lại còn sinh vào địa ngục A-tỳthập phương. (ở ngục A- tỳ này nếu thiên hà sụp đổ, lại có thiên hà khác thành lập và một A-tỳ khác dành chỗ cho các chúng sinh này cho đến khi hết nghiệp tái sinh lại cõi giới khác)”. (Trang 697,688,689- KINH LĂNG NGHIÊM- Tâm Minh dịch-Nhà xuất bản Tp HCM)
Để đạt các cõi giớitốt đẹp mà theo cấu trúc vũ trụ đã trình bày, thông thường nhà Phật có các Đạo lộ sau:
I/- Cõi Nhân:
Những chúng sinh thọ Tam quy(Phật,Pháp,Tăng); trì ngũ giới(sát, đạo,vọng, dâm, nghiện ngập) sẽ tái sinhcõi người, dĩ nhiên còn nhiều nhân khác quyết định từ hình dạng(thân, khẩu, ý hoặc tốt hoặc xấu) bao gồm Thân: đẹp, xấu; Khẩu: tiếng nói dịu dàng, thanh tao, sư tử hống hoặc Phạm âm;Ý có thể thông minh hoặc ngu dốt, và còn những nhân quả khác quyết định nơi chốn sinh ra từ gia đình(giàu,nghèo), đô thị hay thôn quê, rừng núi, từ dân tộc cho đếnquốc gia, và từ trái đất thậm chí ngân hà hoặc thiên hà nếu hiểu theo nghĩa bao quát.
II/- Cõi A-Tu-La:
Những chúng sinh đã tạo ít nhiều công đức (bố thí, cứu người, chẩn tế …), nhưng vẫn còn ít nhiều sân hận thì sau khi thác sẽ tái sinh cõi này, có lẽ các vị thần thuộc cõi này.
III/- Cõi Thiên: (Mười điều Thiện)
Những chúng sinhtu Thập Thiện sẽ tái sinh cõi này, cần nhấn mạnh các vị Thánh, Bồ tát cũng lấy Thập thiện làm căn bảntu tập của mình. Theo Kinh Thập Thiệngồm có các đề mục sau: “Những gì là mười? -Là hằng lìa sát sinh, trộm cắp, tà hạnh, vọng ngữ, hai lưỡi,ác khẩu, ỷ ngữ. tham dục, sân khuể và tà kiến“(Trang 48, KINH THẬP THIỆN trong PHẬT TỔ NGŨ KINH- HT Thích Hoàn Quan-Nhà xuất bản Tp HCM).
Có một cách trình bày khác Thiện, ác khác:
1/- Thân: có ba không sát (giết hại chúng sinh), đạo (trộm cắp), dâm (tà dâm) là thiện, ngược lại là ác.
2/- Khẩu có bốn không vọng ngữ (nói dối…), hai lưỡi (đâm thọc …), ác khẩu (nói với ý địnhnão hạichúng sinh…), ỷ ngữ (nói thêu dệt, nhằm mục đích hại người lợi mình…)
3/- Ý : cũng có ba không tham (ái dục), sân (nóng giận) và si (tà kiến: chết là hết, không lo tu mong có vị thần toàn năng cứu rỗi…) là thiện, ngược là ác. (Trang 164, TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNG KINH trong PHẬT TỔ NGŨ KINH- HT Thích Hoàn Quan-Nhà xuất bản Tp HCM).
IV/- Cõi Thánh (A-La-Hán):(Thanh văn thừa trước đây còn gọi là Tiểu thừa nghĩa là cổ xe nhỏ)
Những chúng sinhđi theo lộ trình này lấy mục tiêugiác ngộbản thân là chủ yếu, có bốn quả vị là: Nhập lưu(Dự lưu, Nghịch lưu) hay còn gọi thất lai nghĩa là tái sinh bảy lần nữa(Tu đà hoàn), Nhất laitái sinhmột lần nữa(Tư đà hàm), Bất hoàn (A na hàm) không tái sinhthiết lập chỗ ở cõi trời cao nhất (cõi 19) của sắc giới để tu luyện, A la Hán (Vô sanh, Sát tặc, Ứng cúng) là “những vị có thể phi hànhbiến hóa, mạng sống lâu dài, an trụ ở đời động cả trời đất” (Trang 143, TỨ THẬP NHỊ CHƯƠNG KINH trong PHẬT TỔ NGŨ KINH- HT Thích Hoàn Quan-Nhà xuất bản Tp HCM)
Nền tảng căn bản đạo lộ này lấy Tứ Diệu Đế(Khổ, Tập, Diệt, Đạo) mà các nhà nghiên cứu phương Tây thường gọi là Tứ Thánh Đế làm đề mụccăn bản, pháp môn tu tổng quát gồm 37 được gọi là ba mươi bảy phẩm trợ ĐạoBồ đề, trong đó Bát chánh Đạo và ngũ lực.chiếm vị trí quan trọng, theo Đức Đạt-lai Lạt-ma trong buổi thuyết giảng tại trường Đại Học Havard tháng 8 năm 1981, có khoảng 17 đến 18 cõi dành cho Đạo lộ này.
Ba mươi bảy phẩm trợ ĐạoBồ Đề chia bảy nhóm:
1/- Tứ niệm xứ: nghĩ bốn đối tượng quan trọng thân, thọ, tâm và pháp.
– Quán Thân bất tịnh.
– Quán Thọ thị khổ. – Quán Tâm vô thường.
– Quán Pháp vô ngã.
2/- Tứ chánh cần:
– Điều Ác đã sanh cần trừ dứt.
– Điều Ác chưa sanh đừng cho sanh. – Điều Thiện chưa sanh cho sanh ra.
– Điều Thiện đã sanh rồi làm cho lớn lên.
3/- Tứ như ý túc:
Gồm bốn phép thần thông do đại định sinh ra:
– Niệm: Nghĩ nhớ.
– Dục: Ưa muốn. – Tấn: Tinh tấn.
– Huệ: Trí huệ.
4/- Thất giác chi: Bảy món giác ngộ
a/- Trạch pháp: Lựa chọn pháp.
b/- Tinh tấn: siêng năng.
c/- Hỷ: Vui mừng.
d/- Khinh an: nhẹ nhàng, an tĩnh. e/- Niệm: Nhớ, nghĩ.
f/- Định: Thiền định.
g/- Hành xả: Lòng tu hànhbình đẳng, không vướng mắc.
5/- Ngũ căn: Gồm có Tín, Tấn, Niệm, Định, Huệ.
6/- Ngũ Lực: Tức là Ngũ căn, nhưng đứng về phương diệntu hànhđối trị
7/- Bát chánh Đạo: Tám con đường chân chánh, cũng gọi là Bát thánh đạo.
a/- Chánh kiến: Cái thấy chân chánh
b/- Chánh tư duy: Suy nghĩ chân chánh.
c/- Chánh ngữ: Lời nói chân chánh.
d/- Chánh nghiệp: Hành vi chân chánh e/- Chánh mệnh: Sinh hoạt chân chánh.
f/- Chánh tinh tấn: Siêng năng việc tốt.
g/- Chánh niệm: Nghĩ nhớ chân chánh.
h/- Chánh định: Thiền định chân chánh.
V/-Cõi Bồ Tát, Độc giác: (Duyên giác, Bích chi Phật)
– Duyên giác: Ra đời gặp Phật dạy, quán 12 nhân duyên mà được ngộ đạo.
Những chúng sinh tu theo Đạo lộ này, lấy mục đích “Tự giác, Giác tha” nghĩa là tu tập đạt giác ngộ và phát đại nguyện cứu giúp chúng sinh, pháp môn tu thường được gọi là Thập nhị nhân duyên gốm có:
1/- Vô minh
2/- Hành
3/- Thức
4/- Danh sắc
5/- Lục nhập
6/- Xúc
7/- Thọ
8/- Ái
9/- Thủ
10/- Hữu
11/ Sanh
12/- Lão tử
Nghiên cứusâu xa hơn, những chúng sinhtu hànhBồ Tát đạo còn lấy sáu pháp Ba la mật đa làm tôn chỉ: Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tấn, Thiền định, Trí tuệ, theo Kinh Lăng nghiêm các vị này lần lượttu đạt 55 quả vị sau:
1/- Càn tuệ địa:
Không quánthành tựu(A la hán), căn bản tríxuất hiện nhưng chưa viên mãn
2/- Thập tín:
– Tín tâm trụ.
– Niệm tâm trụ.
– Tinh tiến tâm.
– Tuệ tâm trụ.
– Định tâm trụ. – Bất thối tâm.
– Hộ pháp tâm.
– Hồi hướng tâm.
– Giới tâm trụ.
– Nguyện tâm trụ.
3/- Thập trụ:
– Phát tâm trụ.
– Trị địa trụ.
– Tu hành trụ.
– Sinh quý trụ.
– Cụ túc trụ. – Chính tâm trụ.
– Bất thối trụ.
– Đồng chân trụ.
– Pháp vương tử trụ.
– Quán đỉnh trụ.
4/- Thập hạnh:
– Hoan hỉ hạnh.
– Nhiêu ích hạnh.
– Vô sân hận hạnh.
– Vô tận hạnh.
– Ly si loạn hạnh. – Thiện hiện hạnh.
– Vô trước hạnh.
– Tôn trọng hạnh.
– Thiện pháp hạnh.
– Chân thật hạnh.
5/- Thập hồi hướng:
– Cứu hộnhất thiết chúng sinh, Ly chúng sinh tướnghồi hướng.
– Bất hoạihồi hướng.
– Đẳng nhất thiết Phật hồi hướng.
– Chí nhất thiết xứhồi hướng.
– Vô tậncông đức tạnghồi hướng.
– Tùy thuậnthiện cănhồi hướng.
– Tùy thuậnđẳng quán nhất chúng sinhhồi hướng.
– Chân như tướng hồi hướng.
– Vô phược giải thoáthồi hướng.
– Pháp giới vô lượnghồi hướng.
6/- Tứ gia hạnh:
– Noãn địa.
– Đỉnh địa. – Nhẫn địa
– Thế hệ đệ nhất địa
10/- Thập địa:
– Sơ địa, hoan hỷ địa.
– Ly cấu địa.
– Phát quang địa.
– Diệm tuệ địa.
– Nan thắng địa. – Hiện tiền địa.
– Viễn hành địa.
– Bất động địa.
– Thiện tuệ địa.
– Pháp vân địa.
11/- Đẳng giác: Đồng giác tínhbình đẳng với Như lai.
12/- Diệu giác: Thành đạovô thượng.
– Độc giác: ra đời không gặp Phật, hoặc quán 12 nhân duyên, hoặc quán hoa rơi, lá rụng mà tự ngộ đạo.
Các Đạo lộ trên đây cũng được gọi là ngũ thừaPhật giáo: Nhân thừa, Thiên thừa, Thanh văn thừa, Bồ tát thừa và Độc giác.
Với người xuất gia chỉ có tam thừa: Thanh văn, Độc giác và Bồ tát.
Tại sao cùng với một tâm đó mà chúng sinh có quá nhiều hình trạng và thế giới khác nhau như vậy?, theo quan điểm nhà Phật, Điểm Linh quang(theo cách nói của Mật Tông) hay Phật tánh hoặc Tâm thức bắt đầu chấp ngã, mà Kinh Viên Giác gọi là Vô minh, thì với Tâm thức đó không gian được thành lập và Tâm hay thức phàm tìnhxuất hiện, một khi đã chấp ngã thì theo Kinh Kim Cang sẽ chấp Nhân, chấp Chúng sinh và chấp Thọ mạng, từ đó “thế giới hải” cũng thành lập.
Kinh Viên giác xác định rất rõ chấp ngã chính là vô minh, và chấp ngã nghĩa là nhận thân tứ đại và tâm đang suy nghĩ(tâm phàm tình) chính là mình(KINH VIÊN GIÁCGiảng Giải, Trang 22;23, HT Thích Thanh Từ, Nhà xuất bản Tôn Giáo) , từ chấp Ngã thì tất nhiên đối cảnh sinh tình, cái gì hợp thì yêu thích…, ngược lại thì ghét bỏ…, và đối tượng của chấp ngã chính là người(nhân) và mọi người(chúng sinh), và còn chấp thọ mạng(thời gian) nghĩa là phải có khởi đầu và có kết thúc. Từ đó con người đến một lúc nào đó tuyệt vọng như trong tác phẩm Hiệp khách hành: “Ta là ai, ta từ đâu tới và sẽ đi về đâu?” của Kim dungTiên sinh, cũng là câu hỏi trăn trở ngàn đời của nhân loại.
“Tâm viên, ý mã”, điều này khoa học và Đạo Phật đồng qui tại một điểm, tư tưởngchúng ta luôn biến độngliên tục, nó làm chúng tatiêu ma hết năng lương, có thể nói kết cấu suy tư chúng ta là âm thanh và hình tượng, ai sử dụngngôn ngữ nào thì cũng suy nghĩ theo âm thanhngôn ngữ đó, các hình ảnh của quá khứ, hiện tại và vị lailiên tụcxuất hiện trong bộ óc chúng ta, ai chấp ngã càng nặng thì khi lục căn(nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân và ý) tiếp xúcsáu trần(sắc, thinh, hương, vị, xúc và pháp) thì hỉ, nộ, ái, ố, bi, ai, sầu, cụ; thể hiện tình cảm con người cũng xuất hiện, từ đó thông qua khẩu và thân chúng ta tạo nghiệp(tiếng Phạn gọi là Kama). Nó là nguyên nhân lôi kéo chúng sinh vào sinh tử, luân hồi.
Ngành Tâm lý học chúng ta thường phân ra: lý trí, tình cảm và ý chí, và Phân tâm học còn nghiên cứu thêm về Tiềm thức, Vô thức. Trong Đạo Phật có ngành Duy Thức học, tương truyền Đức Phậtvị lai là Đức Di lặc và Duy Thức học sẽ là pháp môn chủ yếu của ngài, như tên gọi pháp môn này chú trọng về tâm, theo Duy thức tam thập tụng của ngài Thế thân thì tâm có Thức A-lại-da(Tàng thức) tương đương Tiềm thức hay Vô thức, theo nhà Phật thức này chứa đủ các việc thiện, ác và vô ký(không thiện, không ác) của chúng sinh từ vô thủy; Mạt-na thức tương đương tình cảm, ý chí; ý thức tương đương lý tríngoài ra còn có các thức khác là Nhãn thức(do mắt tiếp xúc đối tượng sinh ý thức), Nhĩ thức, Tỉ thức, Thiệt thức và Thân thức, tổng cộng là bát thức. Nhà Phật xác định tuy nhiều Thức như vậy nhưng cùng một Tâm sinh ra, chia ra như vậy tùy vào công năng của chúng.
Theo nhà Phật khi Tâm càng lúc càng định thì Trí huệ, Từ bi và năng lực(thần thông) càng phát triển để đạt điều đó, nghiên cứu sâu vào các pháp môn chủ yếu hiện nay: Tịnh độ tông(Trì Kinh là chủ yếu, Thiền tông (Thiền định là chủ yếu) và Mật tông (Thiền, trì chú …) ta nhận thấy các Bậc thầy đã áp dụngquy luật phản xạ có điều kiện cho chúng sinhtu tập: Tịnh thì miệng tụng kinh, tai nghe thân thúc liễm. Thiền thì Chỉ(cột tư tưởng vào đề tài) và Quán (luôn quán sát đối tượng, chẳng hạn quán thân bất tịnh…). Mật tông (Thiền, tay bắt ấn, miệng trì chú…), cho đến khi Tâm đã trở thành phản xạ vô điều kiệnhay nói cách khác Tâm tự nhiên và trải qua các trạng thái tâm của Sắc giới(Ly sinhhỷ lạc, Định sinh hỷ lạc, Ly hỷ sinh diệu lạc và Xả niệm thanh tịnh địa), từ đó tiến tiếp trạng thái tâm của bốn quả vị Thánh, 55 quả vịBồ tát hướng đến tâm Viên giác và quả vị Phật. Có người ví von người tu phải luyện tâm như luyện thân thể hàng ngày để sức khỏe của Thân, Tâm ngày càng tráng kiện.
Trong nhà Phật còn quan điểm có 3 lực : Tự lực( Tự thân tu luyện), Tha lực(Sự trơ lực các vị Phật, Bồt tát, Thánh) và Phương tiện lực(năng lựcvũ trụ thông qua âm thanh, ấn quyết, các Mạn đà la…), và chúng ta thấy rằng trong Tịnh vẫn có Mật, Thiền và các Pháp môn khác cũng tương tự, nghĩa là tổng hợp và trong đó chú trọng Tự lực, “Các ngươi hãy tự thắp đuốc lên mà đi”.”Chiến thắng vạn quân không bằng chiến thắng chính mình, chiến thắng chính mình là chiến công oanh liệt nhất”. Và dĩ nhiện Phật tổ là con người đã chiến thắng chính mình oanh liệt nhất!.
Cần nói rõ hơn về Chú trong nhà Phật, những ai có kinh nghiệmcuộc đời đều công nhận bùa phép là có thật, dĩ nhiênchúng ta chỉ chứng kiến dạng bùa phép nhảm nhí, Đạo Phật cấm tu luyệnthần thông, mà chú trọng tu đạtTrí huệVô ngã(Bát nhã), phát triển Bồ đề tâm(Bodhi Citta) còn các năng lực khác sẽ tự nhiện đạt đươc theo mỗi cảnh giớithực chứng. Quả thật một người chấp ngã nặng nề mà nắm quyền lực thì khác gì con nít cầm súng đạn.
Là Phật tử ai cũng biết thần chúĐại Bi của ngài Quán Thế Âm: Án Ma Ni Bát Di Hồng được phiên âm từ Hán tự Trung quốc, mà âm Trung quốc này lại được phiên âm từ tiếng Phạn: OM MANI PADME HUM do đó phát qua âm tiếng Việt hơi sai lệch, “sáu âm này tịnh hóa tất cả sáu phiền não gốc, biểu hiện của vô minh khiến chúng ta làm những ác nghiệp của thân, khẩu và ý tạo ra luân hồi, sinh tử trong đó: Kiêu mạn, ganh tị, dục vọng, ngu si, thèm khát và giận dữ, nhờ thần chú này mà được chuyển hóa về bản chất thực của chúng, trí giác của sáu bộ tộc Phật thể hiện trong tâm giác ngộ” . Tương tựKinh Lăng Nghiêm:
“Mầu nhiệm thay là âm thanhsiêu việt của Quán Thế Âm, Đấy là âm thanh tối sơ của vũ trụ… Đó là tiếng thì thầm âm ỉ của thủy triều trầm lắng. Tiếng nhiệm mầu ấy đem lại giải thoátbình an cho tất cả chúng hữu tình đang kêu cứu trong cơn đau khổ, và đem lại một sự an trúthanh tịnh cho tất cả những ai đang tìm sự thanh tịnhvô biên của Niết bàn”. (Trang 444,445,446 TỬ THƯTÂY TẠNG,quyển 2, Sogyal Riponche, Trí Hải dịch)
Tại sao Chú lại có hiệu lực như vậy, theo các Đại sưẤn độ, tiếng Phạn(Sancrit) được các vị có công phutu tập tạo ra theo hình tượng các Luân xa và âm thanhrung động của nó, do đó khi trì Chúâm thanh từ miệng và tâm thức sẽ rung theo khiến các Luân xa khai mở tiếp nhận những năng lực mà âm Chú đó đem lại nhằm kết nối Tiểu ngã với Đại ngã của vũ trụ. Chúng ta cũng nhận thấy tiếng và chữ Trung quốc chỉ tượng hình và tượng thanh trong bộ óc chúng ta và tiếng La tinh chỉ tượng thanh kèm theo ý nghĩa, rõ ràng chữ Phạn căn cứ trên kết cấu vi tế nhất của con người nên công năngđặc biệt khi sử dụng và làm chủ nó sẽ là điều tất nhiên.
Có một qui trình nghiêm ngặt mà người Phật tử khi tu tập dù bất cứ pháp môn nào phải thực hiện qua Ba giai đoạn chủ yếu: Tu tập(hoặc làm phước), hồi hướng và quán Không, điều này trong Tử ThưTây Tạng (Sogyal Riponche, Trí hải dịch) ngài Longchenpa Riponche mô tả là: “trái tim, con mắt và sức sống của sự thực hành chân chính” và Nyoshul Khenpo: “Muốn đạt toàn giác, nhiều hơn thế thì dư, mà ít hơn thì thiếu”, Phật giáo Việt Nam còn bổ xung thêm phần Chú Đại Bi của ngài Quán Âm trước thời kỳtu tập nhằm phát triển Tâm bi, càng làm phong phú quá trình tu tập trên. trên bước đường tiến hóaTâm linh mỗi người phải tự lựa chọn các pháp mônphù hợpcăn cơ của mình.
Để hiểu điều này chúng ta sẽ tìm hiểu về hồi hướng, theo Kinh Kim cươngđại thừa khởi tín luận và bài giảng của Đức Đạt lai lạt ma tại Havard, khi hồi hướng thì 6 đến 7/10 công đứcthực hiện được sẽ chuyển hóa đến chúng sinh, có lẽ đây cũng là quy luậtvũ trụ, nếu không có quy luật này chúng sinh sẽ mãi ân ân, oán oán không thể giải nghiệp thoát vòng luân hồisinh tử. Nhà Phật còn phân biệtcông đức do tu tập mà có(hướng nội), còn phước đức do : bố thí, tế bần, ….mà có(hướng ngoại) trong đó chú trọng phần tu tập, phần này Lục tổ Huệ Năng đã giải thích rõ trong tác phẩmKinh điển –Pháp Đàn Bảo Kinh.- , nổi tiếng với pháp môn Thiền Đông Sơn, chú trọng Đốn ngộ với câu nói nổi tiếng: “Bất lập văn tự, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật” .
Tại sao phải quán Không? rõ ràng; ai hồi hướng? Ta . Ai nhận hồi hướng? Chúng sinh. còn chấp ngã là còn luân hồi, do đó Kinh Lăng Nghiêm vẫn liệt kêBồ tát vào ngũ ấm dù đại nguyện các ngài vô cùng to lớn. Ai độ ai! Ta ! rõ ràngchấp ngã dù vi tế vẫn chưa đạt chân lýrốt ráo. Không ở đây không phải là không có gì mà là Tánh Không theo tinh thần Kinh Bát nhã, thậm chí những ai tu theo pháp môn: Cho và Nhận (Tonglen), nghĩa là nhận tất cả đau khổ của chúng sinh và cho đi tất cả công và phước đức của mình, có người còn gọi pháp môn này là pháp môn của Chúa, Ai cho; ai nhận? Ta và chúng sinh ! vẫn là chấp ngã do đó sau khi tu tập các pháp môn đó, phải hướng tiến trình tâm đến giai đoạn quán Không nhằm phát huy Trí tuệvô ngã.
Tạm chấm dứt phần nhân sinh quan tại đây để chúng ta có thể đi tự định hướng cho mình và cho các ngành khoa học, dĩ nhiện có ngành Sinh học, nếu không có người quá sốt ruột!!!!!!!
C/- ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU NGÀNH SINH HỌC HIỆN ĐẠI:
Bồ tát Phổ Hiền: “Hoặc chỉ một kiếp hoặc vô số, bởi những tâm nguyện đều chẳng đồng“, Einstein : E = mc2 , quan hệ năng lượng, khối lượng và thời gian trong thể thống nhất; David Bohm cho rằng vũ trụ biểu hiện ba phương diệnliên kết nhau Vật chất, Năng lượng và Ý nghĩa: “…Như vậy, một điều khá thông thường là năng lượngbao gồmvật chất và ý nghĩa, trong khi vật chất cũng bao gồmnăng lượng, ý nghĩa …, nhưng ý nghĩa cũng phải bao gồmvật chất, năng lượng…Vậy mỗi khái niệm căn bản ấy bao hàm luôn cả hai cái kia.” (Trang 371 TỬ THƯTÂY TẠNG,quyển 2, Sogyal Riponche, Trí Hải dịch từ Bohm,Unfolding Meaning, trang 90)
Nhà Phật có mô hình Pháp thân, Báo thân và Hóa thân. Cùng với cấu trúc của Einstein Năng lượng, vật chất và thời gian có mối quan hệ chặt chẽ, xin nhắc lại nhà Phật xem thời gian là sát-na(tiểu niệm) của tâm thức thì ta có mối quan hệ mới: Năng lương, vật chất và tâm thức, có thể thấy sự tương đương Pháp thân chính là Tâm thức, Ý nghĩahay nói theo cách khác chính là Phật tánh, Viên giác, Như lai tạngtiềm ẩn của Vũ trụ và trong mỗi chúng ta, Báo thân chính là Tánh Không trong Kinh Bát Nhã (năng lượng chỉ là một thuộc tính của Báo thân), và Hóa thân chính là vật chất thì điều này sẽ làm đảo lộn các quan điểm vẫn tồn tại của các ngành khoa học trong đó có ngành Sinh học.
Nếu chúng sinh cùng một Thể tánh hay Ý nghĩa, quan niệm chỉ có con người “là động vật biết suy nghĩ” và loài vật chỉ hoạt độngtheo bản năng sụp đổ hoàn toàn, câu nói cửa miệng “Tôi tư duy , tôi tồn tại” mất ý nghĩa, đã đến lúc có cái nhìn toàn thể. Chỉ riêng hệ thống kinh mạch và huyệt đạo theo y lý Trung hoa đến nay ta vẫn trong dạng chấp nhậnứng dụng mà không giải thích được bản chất của hệ thống đó và hệ thống Luân xa và luồng kundalini (Hỏa xà) của các nhà yoga tu luyện vẫn còn là một bí ẩn, thì Hệ thống kinh mạch và khí mô tả của Mật TôngTây Tạng còn xa tầm với của chúng ta như thế nào: “Tâm là người cưỡi ngựa, kinh mạch như đường giao thông thành phố…mai tiếp…!!!buồn ngủ rồi!!!) thì khoa học phải bó tay!!!!!!!!!!!
Cần nói thêm về Kinh mạch của Trung quốc gồm hai hệ thống chính: Kỳ kinh bát mạch và Thập nhị kinh mạch, trong đó cả hai hệ thông đều coi mạch Nhâm, Đốc là quan trọng, mạch Đốc bắt đầu từ Đan điền(Huyệt dưới rốn khoảng 3 phân) chạy vòng theo cột sống sau lưng lên huyệt Đốc (Một trong hai huyệt quan trọng để thông sinh tửhuyền quan của các nhà luyện võ công), vòng qua huyệt bách hợp(đỉnh đầu) đến huyệt Nhâm (sinh tửhuyền quan) trước ngực để vòng về đan điền cứ thế tiếp tục. (Hệ thống này là nguồn cảm hứng cho Kim Dungtiên sinh trong tác phẩm hư cấu Lục Mạch Thần Kiếm khi ông tách 6 kinh của tay liên quan đến tâm, can, tỳ, phế, thận,..để cấu tạo nên bộ võ công tuyệt đỉnh trong trước tác của mình), và trước đây các nhà Y lý của Trung quốc chỉ biết hơn 3000 huyệt đạo thì nay với sự trợ giúp của khoa học số huyệt đạo được phát hiện đã tăng lên rất nhiều lần, hiệu quả của nó đã được phát huy tối đa khi các nhà khoa học Trung quốc mổ sọ người, không cần gây tê và người bệnh vẫn nói chuyện được với bác sĩ, và điều này lý giải trường hợpQuan Thánh bị trúng tên độc vẫn tỉnh bơ đánh cờ để Hoa Đà nạo xương cho mình, trong tác phẩmTam quốc chí. Nói đến hệ thống này là phải nói đến Kinh Dịch một trong tứ Thư và ngũ Kinh của Trung quốc: “Dịch quán quần Kinh chi thủ” nghĩa là Kinh Dịchđứng đầu trong các Kinh, dĩ nhiên là Kinh của Trung quốc, Kinh Dịch là cơ sở để các bộ môn Y lý, Phong thủy, Võ công, Thiên văn, Quân sự, Khí tượng, Hôn nhân, Triết học … phát triển.
Hệ thống Kinh mạch theo các nhà Yoga gồm 3 kinh chính chạy theo cột sống, những nút thắt tạo thành thường là 7 Luân xa(Chakras) chính, khi tu luyện luồng Kundalini tức là hỏa hầu tiến lên mở khóa các luân xa sẽ đạt những khả năng thần thông như: Thiên nhãn thông, túc mạng thông …, Dĩ nhiên các cách tu luyện vừa nêu đều phải có Sư phụ.
Hệ thống Khí theo mật tôngTây Tạng còn vi tế hơn nhiều, đã được mô tả trong tác phẩmTử thưTây Tạng của sogyal Riponche (Trí hải dịch, trang161, tập 2) như sau: “Thân người được các bậc Thầy ví như một đô thị, các kinh mạch giống như đường xá, gió(khí) như ngựa, tâm như người cỡi. Có 72.000 kinh mạch vi tế trong thân thể, nhưng có ba kinh mạch chính: Trung ương, chạy dọc cột sống , và trái phải có hai kinh chạy hai bên kinh trung ương. Hai kinh mạch phải, trái cuộn quanh kinh mạch giữa tại một số điểm để làm thành một dãy “gút”. Dọc theo kinh mạch chính có một số “luân xa”, trung tâmnăng lượng, từ đây những kinh mạch phân ra như những cọng dù. Qua những kinh mạch ấy “khí” tuôn chảy, còn gọi là nội khí. Có năm khí gốc và năm khí ngành ngọn. Mỗi khí gốc nâng đỡ một đại chủng và chịu trách nhiệm về một vận hành của cơ thể con người. Những khí ngành ngọn giúp cho các giác quanhoạt động. Những khí nào chạy qua tất cả các kinh mạch ngoại trừ kinh mạch giữa, thì được gọi là bất tịnh, vì gợi lên những mẫu tư duy nhị nguyên, tiêu cực. Những khí ở huyệt đạo trung ương gọi là “khí của trí tuệ. Tinh chất chứa đựng trong các huyệt đạo. Có tinh đỏ và tinh trắng. Chỗ chứa chính thức của tinh trắng là cái đỉnh đầu, và tinh đỏ ở nơi lỗ rốn”. (Trang 161,162 TỬ THƯTÂY TẠNG, quyển 2, Sogyal Riponche, Trí Hải dịch) . Ngành Sinh học chúng ta có thể nghiên cứu vẽ bản đồ các kinh mạch đô thị như lập bản đồ gien được không?.
Theo Kinh Bát Nhã, có ngũ Ấm: Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức chia làm hai nhóm:
1/ Sắc: 2/- Thọ, tưởng, hành, thức
Tứ đại: đất, nước, gió, lửa
– Thọ: Ngũ quan tiếp ngũ trần có nhãn, nhĩ, tỉ, thiệt, thân thức
– Tưởng: lý trí,ý thức.
– Hành: Tình cảm, ý chí.
– Thức: A-lại-da thức, tiềm thức, vô thức.
Theo khoa học hệ thốngcon ngườichúng ta kết cấu bởi một hệ thống tâm-vật lý phức tạp, nhưng rõ ràng ngành sinh học mới chỉ nghiên cứu về sắc, hay vật lý nghĩa là thiếu một định hướng tổng thể trong nghiên cứu, thậm chí chúng ta ngày càng phân chia sắc ra nhiều ngành nhỏ hơn: sinh học phân tử, nguyên tử, sinh học cha,con,ông,bà,vợ,cháu,chắt gì đó cái này bố không rành nhưng chắc chắn là như vậy nhớ bổ xung…………buồn ngủ thật rồi ,bai!!!!!!!3.30g sáng nguy thật? và các ngành khoa học khác cũng tương tự.
Cuối thế kỷ 20 ngành Sinh học đã có những bước tiến vượt bậc, đã có những công trìnhnghiên cứu về chu kỳ sinh học về sự tương tác giữa con người với mặt trăng, mặt trời và các hành tinh khác. Ảnh hưởng của các tia vũ trụ với con người , phát hiện raTrường sinh học của không những động vậtmà cảthực vật, ảnh hưởng của màu sắc, âm thanh, nhiệt độ, hương vị, đến sức khỏe của con người và động vật, một trong những phát minh quan trọng đó chúng ta đã nghiên cứu được cấu trúc và sự vận hành của gien di truyền và từng bước tiến hành lập bản đồ gien cho con người cũng như động vật, sự lai tạo vô tính đã đặt con người trước những thử thách về mặt đạo đức cũng như những ứng dụngthực tiễn của nó, Nhiên liệu Sinh học góp phần làm giảm áp lựcnăng lượng toàn cầu…, đã đến lúc nhân loại không thể coi thường những phát hiện trong kiến thứcnhân loại cổ xưa của các bậc Thánh nhân bằng trí tuệvô ngã đã lưu truyền đến ngày nay, nếu không muốn là “người mù sờ voi” và hiện rất nhiều nhà khoa học lớn đang tiến hành từng bước nối liền các tri thức đó với khoa học hiện đại.
Một trong những tác phẩm quan trọng là KINH DỊCH VÀ MÃ DI TRUYỀN được Bs Đỗ sơn và Đức minhbiên dịch từ tác phẩm: “The I Ching & the Genetic code ” của Dr .Martin Schoenberger” đã làm cầu nối đó, Kinh Dịch tương truyền của vua Phục hysáng tạo, được xây dựng trên ký hiệu Dương và biểu diễn bằng một vạch liền(—) và Âm biểu diễn bằng vạch đứt (– –) gồm tượng và số, các chú thích của quẻ và hào tương truyền do Văn vương và Khổng tử san định. Hệ lưỡng cực Âm, Dương được thống nhất trong đồ hình tròn gọi là Thái cực và trong Thái Âm Có Thiếu dương, và trong Thái Âm có Thiếu Dương tạo ra Tứ tượng, chồng Tứ tượng lên nhau ta được bát quái, và chồng bát quái lên nhau theo qui luật thống kê ta được 64 quẻ biểu diễn mọi sự, mọi việc trên cõi đời này. Các nhà khoa học đã thấy cơ cấu trên tương ứng với cơ cấu nhị phân nếu coi số không là Âm và Dương là số 1, hệ nhị phân đọc từ trái qua, hệ quẻ đọc từ dưới lên, ví dụ quẻ khôn được biểu tượng sáu vạch đứt , nếu đọc từ dưới lên ta có hệ nhị phân 000000 tương đương số 0 hệ thập phân, quẻ Càn sáu vạch liền, nhị phân là 111111, tương đương số 63 thập phân. Sự tương thích Kinh dịch với Đại số làm kinh ngạc các nhà khoa học. Nếu âm là a, Dương là b ta có nhị thức Newton như sau:
– Thái cực (Âm,Dương): (a + b)0 = 1
– Lưỡng nghi (Âm + Dương): (a + b)1 = a+b
– Tứ tượng: (a + b)2 = a2 + ab + ba + b2
– Bát quái: (a + b)3 = a3 + a2b + aba + ba2 + bab + b2a + b3
– 64 quẻ : (a + b)4 = a6 + 6a5b + 15a4b2 + 20a3b3 + 15a2b4 + 6ab5 + b6
Thay a và b bằng vạch liền và đứt ta sẽ có mô hình Kinh Dịch từ Thái cực đến 64 quẻ.
Và quan trọng nhất tác phẩm này đã so sánh mô hình Kinh Dịch với Mã di truyền có những sự tương đồng đáng kinh ngạc, Ký hiệu Kinh Dịchđồng thời cũng là hình ảnhcụ thể của vòng xoắn ADN, 32 từ mật mã của nửa vòng xoắn ốc đi xuống và 32 nữa bổ xung vòng xoắn kia có 12 tầng để chứa 32 codon và 32 anticodon tổng cộng 64 tương đương 64 quẻ của kinh dịch mỗi quẻ 3 tượng tương đương bộ ba codon trong trong 4 base căn bản U(T), C, G, A. rõ ràngKinh Dịch có tính tổng quát hơn, sẽ khảo cứu sâu hơn sau này.
Tuy nhiên, chính mô hình Pháp thân, Báo thân và Hóa thân của Đạo Phậthay nói cách khác Năng lượng, khối lượng và tâm thức hoặc mô hình Ý nghĩa, Vật chất và năng lượng của Bohm mới là định hướng cho ngành Sinh học hiện đại, mối quan hệ tác động qua lại giữa tâm thức và vật chất có những biến đổi như thế nào?, sẽ là mục tiêunghiên cứu cho ngành sinh học tương lai, trong đó ta không thể bỏ qua các phương pháp Thiền và sự cộng tác giữa các Thiền sư với các nhà Khoa học nhằm tiến hành các thí nghiệm thuyết phục nhất trên cơ sở các chúng sinh cùng một Thể tánh
Các nhà nghiên cứu khoa học Nhật bản đã cộng tác với các Thiền sư tiến hành nghiên cứu các trạng tháiThiền định, các kết quả thu được từ biểu đồ sóng của a,b,d thu đượclàm kinh ngạcmọi người, làn sóng đó được đánh giá là “dịu hơn” so với người không tu tập, vậy ta có thể tiến hành xa hơn khi dùng các thiết bị hiện đạinghiên cứu các trạng thái tâm của các tầng tâm thức từ Sắc giới: Sơ Thiền (Ly sinhhỷ lạc), Nhị Thiền (Định sinh hỷ lạc) … và cao hơn nữa, và có các nghiên cứu tổng hợp ảnh hưởngtốt đẹp từ các tu tập này đối với thể chấtcon người, thậm chí các biến đổi về gien cùng các diễn biến Tâm sinh lý, các biến chuyểntốt hơn khi ứng dụng chữa bệnh, điều này sẽ thuyết phục hơn với mọi người khi ứng dụng nó trong cuộc sống hàng ngày.
Đã có các thí nghiệm ảnh hưởng người tu Thiền đến mội trường vật chất thậm chí động vật, thảo mộc …của Trung quốc, Nhật bản, Hàn quốc …
Còn nhiều ỳ tưởng hay nhưng ép quá đành chấm dứt….!!!!!!!!
Các sách tham khảo:
– Kinh Kim Canggiảng giải HT Thích Thanh Từ, Nhà XB Tôn Giáo.
– Kinh Viên Giácgiảng giải HT Thích Thanh Từ, Nhà XB Tôn Giáo.
– Kinh Thủ Lăng Nghiêm, Tâm Minh dịch, Nhà XB Tp HCM.
– Phật tổNgũ Kinh, HT Thích Hoàn Quan, Nhà XB Tp HCM.
– Tạng Thư Sống Chết, Sogyal Riponche Trí Hải dịch, Nhà XB Tp HCM.
– Tiền kiếp và luân hồi, Du hành qua các vùng Tâm thức, Bs Brain L. Weiss, Thích Tâm Quang Dịch. Nhà XB Tôn Giáo.
– Phật học cơ bản, 4 tập, Ban hoằng Pháp Trung ương, Nhà XB Tp HCM.
– Kinh Dịch và Mã Di truyền, dịch Đỗ văn Sơn và Đức Minh theo tác phẩm “I Ching & Geneticcode” của Dr Martin Schoeberger, Nhà XB Tp HCM.
– Einstein & Đức Phật gặp gỡ tư tưởng, Huy thông, Nguyên hạ, Nhà XB Văn nghệ HCM.
– Khi nào chim sắt bay, Ni sư Ayya Khema, Nhà XB Tổng hợp HCM.
– Kinh Pháp Bảo Đàn, HT. Thích Thanh Từ, Nhà XB Tp HCM.
– Qui trình tâm pháp-Ốc đảo tự thân, Ni sư Ayya Khema, Nhà XB Tổng hợp HCM.
-The key to Buddhism, HT Thích Thanh Từ, Phúc anh & Hiển Mật dịch,Free distributrion.
02-14-2009 08:34:12