Vua A Xà Thế Quy Y Phật

VUA A XÀ THẾ QUY Y PHẬT 
Toàn Không 
(Tăng Nhất A Hàm, quyển 3 từ trang 182)

 

1)- NHÂN DUYÊN

 Một thời đức Phật ngự tại vườn xoài Kỳ Bà Già thuộc thành La Duyệt, nước
Ma Kiệt cùng với 1250 đệ tử đều là bậc thánh, ngoại trừ Tôn giả A Nan Đà Thị
giả
của Ngài. Bấy giờ, nhằm ngày rằm tháng bảy trăng tròn sáng, Vua A Xà Thế
bảo Phu nhân:

– Nay
là ngày trăng tròn sáng, ta nên làm gì?

 Phu Nhân thưa:

– Nay ngày rằm là ngày thuyết giới, nên tổ
chức đàn ca múa hát vui chơi.

 Nghe rồi không hài lòng, Vua hỏi Thái tử Ưu Đà Gia:

– Còn con, ta nên làm gì?

 Thái tử thưa:

– Đêm trăng sáng tỏ, nên tập hợp 4 binh chủng
đi đến nước nào không hàng phụcchinh phục họ.

 Nghe những lời ấy, Vua không vừa ý, lại hỏi Hoàng tử Vô Úy như thế, Hoàng tử thưa:

– Nay có Phạm Chí Bạt Lan Ca Diếp giỏi toán
số, thông thiên văn địa lý, mọi người đều tôn trọng kính ngưỡng, nên đến hỏi,
Phạm Chí vì Phụ Vương sẽ nói lý nhiệm màu.

 Nghe những lời ấy, Vua cũng không vừa ý, quay qua hỏi đại Thần Tu Ni Ma:

– Đêm nay trăng sáng đẹp, ta nên làm gì?

 Đại Thần Tu Ni Ma thưa:

– Có Thầy A Di Chuyên thấy rộng biết nhiều,
cúi xin Đại Vương đến hỏi điều nghi.

 Vua nghe đại Thần nói lời ấy, cũng không vừa lòng, lại hỏi Bà La Môn
Sa
như trên. Đại Thần Bà Sa tâu:

– Có Thầy Cù Da Lâu ở gần đây, cúi xin Đại
Vương
đến hỏi Thầy ấy.

 Vua nghe nói vậy cũng không hợp ý, bèn hỏi Phạm Chí Ma Đặc giống như
thế, Phạm Chí Ma Đặc thưa:

– Như đêm nay trăng sáng tỏ, Đại Vương nên
biết, Thầy Bỉ Hưu Ca Diên là người tài giỏi, xin Đại Vương đến hỏi ý Thầy.

 Nghe lời ấy, Vua cũng không hợp ý, bèn hỏi Đại tướng Sách Ma:

Đại tướngcho biết, đêm nay trăng sáng, ta
nên làm gì?

 Đại tướng tâu:

– Có Thầy Tiên Tất Lư Trì giỏi rành toán
thuật, Đại Vương có thể đến hỏi ý kiến.

 Nghe Đại tướng nói thế, Vua cũng không vừa ý, bèn hỏi đại Thần Tối Thắng
giống như thế, đại Thần tâu:

Đại Vương nên đến chỗ Ni Kiền Tử đọc nhiều
Kinh sách, là bậc tối thượng trong các bậc Thầy, ở gần đây, xin Đại Vương đến
đó hỏi.

 Nghe rồi cũng không hợp ý, Vua lại nghĩ: “Những người này đều si mê,
không phân biệtchân ngụy. Bấy giờ Vua nhìn quanh, thấy còn Vương tử Kỳ Bà Già
đứng đằng xa chưa hỏi, liền hỏi:

– Còn Vương tử Kỳ Bà Già nghĩ sao, hôm nay
trăng tròn sáng, ta nên làm gì?

 Vương tử bèn đến trước Vua, quỳ tâu:

– Hôm nay trăng sáng, đức Như Lai đang ngự
trong vườn của thần cùng với 1250 đệ tửTỳ Kheo, cúi xin Đại Vương đến hỏi
nghĩa này. Bởi vì Như Lai là bậc giác ngộ, sáng suốt, không có gì không thông
suốt
rõ thấu, biết việc trong ba đời, Ngài sẽ giải tỏa tất cả những thắc mắc
nghi ngờ cho Đại Vương.

 Nghe lời Vương tử Kỳ Bà Già nói xong, Vua a Xà Thếvui mừng, thiện tâm
phát sinh, liền khen:

Lành thay Vương tử! Nói lời rất đáng ưa, vì
thân tâm ta rất nóng bức bồn chồn không yên, vô cớ giết Phụ Vương. Lâu nay, ta
thường suy nghĩ: “Có ai hiểu được tâm ta?” Nay những điều Vương tử nói chính là
trúng ý ta, rất lạ kỳ! Nghe đến Như Lai, tự nhiên ta tỉnh ngộ, rồi Vua nói kệ:

Đêm nay trăng tròn
sáng,

Tâm ý không được yên,

Các Ông mỗi người
nói,

Nên đến hỏi nghĩa ai?

Bất Lan A Di Chuyên,

Thầy Tiên, Ni Kiền,
Phạm,

Không nương những
Thầy ấy,

Sao thể tế độ ta?

Đêm nay trăng rất
sáng,

Trăng tròn không chỗ
khuyết,

Vương tử Kỳ Bà Già,

Nên đến hỏi nghĩa ai?

 Vương tử nói kệ đáp:

Nghe âm thanh nhu
nhuyễn,

Được thoát cả Ma
Kiệt
,

Xin đúng thời đến
Phật,

Chỗ vĩnh viễn không
sợ.

 Vua
lại nói kệ:

Việc làm xưa của ta,

Với Phật không lợi
ích
,

Hại Phật tử của Ngài,

Tên là Tần Bà Sa.

Nay rất là hổ thẹn,

Không dám tới gặp
mặt,

Vì sao nay Ông bảo,

Khiến ta đến gặp
Ngài?

 Vương tử lại nói kệ đáp:

Chư Phật không bỉ
thử,

Các kết đã diệt trừ,

Tâm bình đẳng không
hai,

Đấy là nghĩa Phật
Pháp
.

Như thương con La
Vân,

Một hơi thở không
hai,

Tâm ấy đối Đề Bà,

oán thân không hề
khác.

Cúi xin Đại Vương đi,

Đến gặp đức Như Lai,

Sẽ dứt mối nghi ngờ,

Không có gì trở ngại.

 Khi ấy, Vua liền bảo Vương tử:

– Ông hãy mau ra lệnh chuẩn bị 500 voi đực,
500 voi cái, 500 cây đèn, để đến chỗ Như lai.

 Vương tử tâu:

– Thưa vâng Đại Vương.

 Vương tử Kỳ Bà Già liền ra lệnh cho sửa soạn chuẩn bị đầy đủ nhanh
chóng, khi xong thưa Vua mọi việc đã sẵn sàng. Bấy giờ Vua đem quần Thần đi
theo
đến vườn xoài của Vương tử. Khi gần tới nơi, nhà Vua bỗng thấy sợ hãi,
liền hỏi Kỳ Bà Già:

– Nay ta không bị gạt chứ, Ông không đưa ta
tới chỗ oan gia chứ?

 Vường tử tâu:

Thật không có chuyện ấy, xin Đại Vươngtiếp
tục
đi, không nên nghi ngờ.

 Đi
được một đoạn nữa, Vua cũng còn sợ hãi, lại nói:

– Chẳng lẽ ta bị Ông gạt sao, đã nghe nói Như
Lai
với 1250 đệ tử, như vậy đông lắm, làm sao mà ta không nghe tiếng động gì?

 Vương tử thưa:

Đệ tử Phật thường hànhthiền định, không có
ồn ào, đã tới nơi rồi, xin Đại Vương xuống xe đi bộ, không nên làm ồn náo Như
Lai
.

 Vua A Xà Thế liền xuống xe đi bộ vào trước cửa giảng đường, đứng im lặngquan sát, rồi hỏi Vương tử:

Đức Như Laihiện giờ ở đâu?

 Bấy giờ, trong Thánh chúng có vị Tỳ Kheo nhập Hỏa quang Tam muội, trong
giảng đường không có đèn mà sáng trưng.

 Vương tử chỉ đức Phật và nói:

Như Lai ngồi chính giữa đó, Ngài ngồi ở chính
giữa đại chúng Tỳ Kheo.

 Vua bảo Vương tử:

– Thật kỳ lạ, thật đặc biệt! Tất cả ngồi yên
không cử động! Do nhân duyên gì, bên trong không có đèn mà có ánh sáng?

 Vương tử thưa:

– Do sức Tam muội nên phóng ánh sáng.

 Vua lại nói:

– Như nay ta quan sátThánh chúngTỳ Kheo rất
là yên lặng, mong cho Thái tử Ưu Đà Da cũng được yên lặng vô vi như thế này.

 

LỜI BÀN:

 Khởi đầu bài Kinh, Vua A Xà Thế nhân đêm trăng sáng hỏi Phu nhân nên làm
gì, Hoàng Hậu tâu: “Hôm nay ngày rằm
trăng tròn ngày
thuyết giới”.

Ngày
thuyết giới là ngày gì?
Ngày thuyết giới là ngày đức Phật nói các giới luật, nói
giới đức cho các đệ tử theo đó tu hành. Như vậy Hoàng Hậu cũng đã là Phật tử,
nên mới biết ngày rằm là ngày thuyết giới, nhưng rồi lại nói tiếp: “… nên tổ chức đàn ca múa hát vui chơi”, để
làm đẹp lòng Vua chăng?

 Sau khi 8 người cho ý kiến, Vua đều không hài lòng, Vua nói bài kệ đầu ý
nói Vua đã từng gặp và không thấy lợi ích gì đối với những người mà bảy người
nêu ra.

 Vương tử Kỳ Bà Già đề nghị Vua nên đến chỗ Phật và nói bài kệ: “Nghe âm thanh nhu nhuyễn, được thoát cả Ma
Kiệt
, xin đúng thời đến Phật, chỗ vĩnh viễn không sợ
”, bốn câu kệ này có ý
nghĩa
như thế nào? Đại ý là chỗ đức Phật, sẽ được nghe những lời hay ý đẹp, có
lợi íchvô cùng, nếu đến gặp Phật sẽ giúp cho nước Ma Kiệt thoát mọi hiểm nạn,
vì sao? Vì Vua A Xà Thế gốc vốn người có tâm ác hay sinh sự gây chiến tranh làm
cho nhân dânlầm than vì chiến trận, Vương tử khuyên Vua nên đúng thời đến gặp
Phật, chỗ không có sự sợ hãi nào cả, nhưng Vua còn tỏ ranghi ngờ vì Vua đã làm
việc ác đối với Vua Cha là đệ tử của Phật bằng bài kệ thứ hai, Vua e ngại không
dám gặp Phật.

 Vương tử tâu bằng kệ rằng: “Chư Phật không
bỉ thử, các kết đã diệt trừ
” là sao? Bỉ thử là này kia, tức là chư Phật không
phân biệt này nọ, kia khác, mà chỉ có một tâm bình đẳng.

Các kết
đã diệt trừ là sao?

Kết gồm có năm thứ, đó là: 1- Tham lam keo kiết về đủ thứ (Tham). 2- Sân hận
giận hờn tật đố ghen tị (Sân). 3- Không vui, uể oải, lười biếng, ngủ nghỉ (Hôn
trầm
thùy miên). 4- Lo âu, hối tiếc, chao động, ghiền nghiện (Trạo cửphóng
túng
). 5- Nghi mình, nghi người, nghi đủ thứ (Nghi). Năm thứ nêu trên gọi là
năm kết, Chư Phật đã dứt sạch năm sự ràng buộc trên.

 Bài
kệ
của Vương tử còn nói: “Như thương con
La
Vân
, một hơi thở không hai” là
sao? Chư Phật yêu thương mọi chúng sinh như thương yêu con ruột La Vân, La Vân
là người con độc nhất của Thái Tử Sĩ Đạt Ta khi chưa thành Phật, La Vân cũng
theo Ngài tu hành từ lúc mới có 7 tuổi, sau cũng đắc quảA La Hán.

 Một
hơi thở không hai là không phân chia bên này bên kia, vì khi thở vào bằng hai
lỗ mũi, nhưng đó là cùng một hơi thở, khi vào trong chung cùng một buồng phổi.
Nghĩa là chư Phật cư xử đối với mọi người đều bình đẳng không thiên vị.

 Bài kệ của Vương tử còn nói: “Tâm
ấy đối Đề Bà, oán thân không hề khác
”. Đề BàĐề Bà Đạt Đa, là người em
con Ông chú của Thái tử Sĩ Đạt Ta. Đề Bà Đạt Đa đã từng cùng bè ác đảng với A
Xà Thế
, và đã từng mưu ám hại Phật.

 Tâm chư Phật đối với người ác như Đề Bà Đạt Đa là kẻ oán không hề khác
với người thương yêu như con ruột La Vân, tất cả đều bình đẳng không có gì khác
nhau vậy.

 Câu: “Trong chúng có vị Tỳ Kheo
nhập Hỏa quang Tam muội
”.

Thế nào
Hỏa Quang Tam Muội?
Hỏa quang là lửa sáng, Tam muội là định tĩnh sâu kín, là
thanh tịnhtuyệt đỉnh. Hỏa quang Tam muội là do một loại Thiền định phát lửa
sáng rực (không cho nóng cháy).

 Câu Vua nói: “- Như nay ta quan
sát
Thánh chúngTỳ Kheo rất là yên lặng, mong cho Thái tử Ưu Đà Da cũng được
yên lặng vô vi như thế này
”. Câu nói này chứng tỏ rằng Thái tử và Hoàng Hậu
đều đã biết Phật Pháp, nghĩa là vợ con của Vua A Xà Thế đã là Phật tửthuần
thành
, và Thái tửƯu Đà La cũng đã học Thiền rồi, chỉ trừ có Vua là chưa hề gặp
Phật mà thôi, tại sao thế? Vì vụ giết Vua cha nên Vua A Xà Thế đã không đám đến
gặp Phật trên 20 năm, Lúc ấy cố tạo cơ hội để Vương tử Kỳ Bà Già thỉnh mời đi
yết kiến Phật, và cũng là đúng lúc vậy.

 

2)- VUA QUY Y PHẬT:

 Bấy giờ Vua A Xà Thế chắp hai tay tự xưng tên rồi nói:

– Cúi xin Như Lai cho con được gặp mặt.

 Bên trong, đức Phật bảo:

Đại Vương hãy đến đây.

 Vua nghe tiếng của Phật, lòng rất vui mừng, Đức Phật thấy nhà Vua đang
đi vào, bèn gọi Vương hiệu, khi đó Vua A Xà Thế đến chỗ Phật năm vóc gieo sát
đất
, hai bàn tay chạm chân Phật và nói:

– Cúi xin Như Lai rủ lòng từ mẫn nhận sự hối
lỗi
của con, Phụ Vương vô tội mà đem giết hại. Cúi xin Như lai nhận lòng ăn
năn
, sau không tái phạm, tự hối lỗi trước, sửa tâm về sau.

 Đức Phật bảo:

– Nay chính phải thời, đúng lúccải hối, đừng
để mất cơ hội, người đời có lỗi, tự mình sửa đổi, đó gọi là thượng nhân, đúng
thời sám hối, ở trong giáo pháp của ta rất là quảng đại.

 Khi Vua lễ dưới chân Phật và nói sám hối xong ngồi qua một bên và thưa:

– Con có việc muốn hỏi, Thế Tôncho phép con
mới dám hỏi.

 Đức Phật bảo:

– Có nghi nan, hợp thời cứ hỏi.

 Vua Bạch:

– Đời này tạo phúc, được thọ báo hiện đời
chăng?

 Đức Phật nói:

– Từ xưa đến giờ Đại Vương đã đem lời này hỏi
ai chưa?

 Vua thưa:

– Xưa con từng đem lời này hỏi nhiều người
khác rồi, con xin trình bày:

 Con đến hỏi Phạm Chí Bất Lan Ca Diếp: “Thưa Thầy, đời này làm phúc được
quả báo hiện đời chăng?” Bất Lan Ca Diếp đáp rằng: “Không phước, không bố thí,
không quả báo thiện ác đời này đời sau, đời không có người thành tựuA La Hán.”

 Đang khi con hỏi về thụ nhận quả báo, thầy ấy trả lời không, ví như
người hỏi dưa đem dừa ra đáp, thầy ấy cũng vậy. Lúc ấy con nghĩ: “Thầy Phạm Chí
Này không giải được nghĩa của bậc hào tộc dòng vua chúa hỏi, nên dẫn giải
chuyện khác để trả lời”. Thưa đức Thế Tôn, lúc ấy con muốn chặt đầu thầy ấy,
không chấp nhận lời nói ấy con liền bỏ đi.

 Rồi, con đến chỗ Phạm ChíA Di Chuyên, cũng hỏi như thế. A Di Chuyên
đáp: “Nếu ở bờ sông bên trái giết hại chúng sanh tạo tội vô lượng, cũng không
có tội, cũng không có quả báo ác”. Thế Tôn, lúc đó con lại nghĩ: “Ta hỏi về
nghĩa thọ báo hiện đời, người này đem việc sát hạitrả lời, cũng như có người
hỏi lê đem táo đáp”. Con liền bỏ đi.

 Con đến chỗ Cù Da Lâu cũng hỏi nghĩa này. Ông ấy đáp: “Ở bên phải sông
làm công đức không thể tính kể, trong đó cũng không có quả báo lành.” Bấy giờ
con nghĩ: “Điều ta hỏi rút cuộc không trả lời về lý ấy.” Con lại bỏ đi.

 Một hôm, con đến chỗ Bỉ Lưu Ca Diên hỏi cũng như thế, ông ta nói: “Chỉ
có một người ra đời, một người sanh tử, một người qua lại chịu khổ vui.” Lúc ấy
con nghĩ: “Hỏi về quả báo lại đem chuyện sinh tử là nói.” Con lại bỏ đi.

 Con lại đến chỗ Tiên Tỷ Lưu Trì hỏi cùng một câu hỏi. Ông ta trả lời:
“Đời quá khứ diệt không tái sanh lại. Tương lai chưa đến cũng lại không có,
hiện tại chẳng dừng trụ, dừng trụ tức biến đổi”, khi ấy con lại nghĩ: “Nay hỏi
về hiện đời, lại đem việc ba đời ra đáp.” Con lại bỏ đi.

 Rồi con lại đi nữa, đến chỗ Ni Kiền Tử hỏi: “Thế nào Ni Kiền Tử, đời này
làm phúc có được quả báo hiện đời không?” Ông ấy trả lời: “Không nhân duyênchúng sanhtrói buộc, cũng không nhân, cũng không duyên chúng sanh dính mắc
trói buộc, không nhân không duyên chúng sanhthanh tịnh.” Khi ấy con nghĩ:
“Những Phạm Chí này đều là người ngu simê muội, không biết phân biệtchân giả,
như người mù không mắt như người điếc không tai, không trả lời được nghĩa ta đã
hỏi, như đùa cợt với dòng dõi vua Chuyển Luân.” Con liền bỏ đi.

 Thưa Thế Tôn! Nay con xin hỏi về nghĩa ấy: “Đời này tạo phúc, hiện đời
thụ báo chăng?”, cúi xin Thế Tôn giảng rộng nghĩa này.

 Bấy giờ đức Phật bảo:

– Nay Ta hỏi nghĩa Đại Vương tùy chỗ ưa thích
trả lời, Đại Vương có đem sách vở, rượu ngon, nhà cửa, quan chức để ban
thưởng
cho kẻ tôi tớ hầu cận chăng?

 Vua thưa:

– Dạ có.

 Đức Phật bảo:

– Nếu như người tôi tớ ấy làm việc nhọc nhằn
qua thời gian lâu, Đại Vươngban thưởng cho họ không?

 Vua bạch:

Tùy theocông lao, ban cấp cho đồ vật,
không để cho có sự oán trách.

 Đức Phật bảo:

– Do đó mà biết rằng đời này làm phước được
quả báohiện tại. Thế nào Đại Vương, người đó có địa vị cao lại chu đáo với
dân, lễ độ, có ban thưởng chăng?

 Vua đáp:

– Thưa vâng, Thế Tôn, cho ăn cùng mâm với
con, không để cho oán hận.

 Đức Phật nói:

– Do phương tiện này, mà biết trước kia xuất
thân
rất thấp, dần dần có nhiều công lao, đồng hưởng thú vui với Vua, do điều
này nên hiện đời làm phúc, được thọ quả báo hiện đời.

 Người có công lao ấy, trải qua nhiều năm công lao, đến tâu với Vua rằng:
“Hạ thần đã lập công lao, Bệ hạ biết rõ”, người ấy muốn xin Đại Vương được toại
nguyện
, Đại Vươngcho phép không?

 Vua bạch:

Tùy theosở nguyện của người ấy, không
trái.

 Đức Phật bảo:

– Người có công lao ấy muốn từ tạ Đại Vương,
cạo bỏ râu tóc, mặc áo Cà saxuất giatu đạo, Vua có cho phép không?

 Vua trả lời:

– Thưa vâng, cho phép.

 Đức Phật lại hỏi:

– Nhà Vua thấy người ấy mặc áo Ca Saxuất giahọc đạo ở bên cạnh Ta, giả dụ người có công lao với Vua, người ấy trì giớitrọn
vẹn
, không trái phạm hạnh, nhà Vua làm gì?

 Vua thưa:

– Con sẽ giúp đỡ, cúng dàng, tùy thờilễ bái.

 Đức Phật nói:

– Do phương tiện này nên biết hiện đời làm
phước, được thọ quả báohiện tại. Giả dụ người ấy đã là Sa Môn, dứt hết xấu xa
(ái tận), có tâm giải thoát, trí tuệgiải thoát, tự thân chứng đạo, tự biết
sinh tử đã dứt, khuôn phép (phạm hạnh) đã thành, việc làm đã xong, không còn
thụ thân sau nữa, biết một cách như thật như thế, Đại Vương sẽ làm gì?

– Con sẽ cúng dàng suốt đờithức ăn áo mặc,
thuốc men vật dụng đầy đủ, không để thiếu thốn.

 Đức Phật bảo:

 Do
đó, nên biết đời này làm phúc được thọ báo trong hiện tại; giả dụ người ấy hết
tuổi thọ, diệt độ nơi cảnh giới Vô Dư Niết Bàn, Đại Vương sẽ làm gì?

 Vua
Bạch:

– Sẽ xây tháp lớn ở ngã tư đường, dùng hương
hoa
, tấu nhạc, tràng phan bảo cáicung kính cúng dàng.

 Đức Phật nói:

– Do phương tiện này nên biết đời này làm
phước được hưởng thọ hiện báo.

 Vua thưa Phật:

– Nay con do những thí dụ vừa rồi đã hiểu rõ.
Hôm nay Thế Tôn nói nghĩa ấy, từ nay về sau con xin tin thọ nghĩa ấy, cúi xin
Thế Tôn nhận con làm đệ tử, con tự quy y Phật Pháp Tỳ Kheo.

 Nay con lại sám hối đã ngu si, Phụ Vương không có lỗi mà đem sát hại,
nay con đem thân mạng tự quy y. Cúi xin Thế Tôn trừ tội ấy, dẫn nói diệu pháp
khiến con được an ổnlâu dài. Con đã biết làm tội ác không có căn lành.

 Đức Phật bảo Vua:

– Trên đời có hai hạng người khi qua đời được
sinh cõi Trời. Một là người không tạo gốc tội mà tu thiện, hai là người tạo gốc
tội mà sám hốiviệc đã làm, rồi Ngài liền nói kệ:

Người làm hạnh rất
ác,

Hối lỗi chuyển sang
nhẹ,

Luôn hối không lười
nghỉ,

Gốc tội sẽ nhổ sạch.

 Cho nên này Đại Vương, nên dùng chính pháp trị dân, chớ dùng phi pháp,
người dùng chính pháp cai trị, khi qua đời sinh cõi Trời. Người ấy lại được
người đời truyền tụng: “Xưa kia có vị Vua như thế dùng chính pháp cai trị không
cong vạy.” Lại được sống thọ không bị chết yểu, cho nên Đại Vương nên phát tâmhoan hỉ hướng về ba ngôi Phật Pháp Tăng (Tỳ Kheo), như thế, Đại Vương nên học
điều này.

 Bấy giờ Vua A Xà Thế từ chỗ ngồi đứng dậy, lễ lạy Phật, cáo từ lui ra
về. Vua đi chưa xa, Phật bảo các Tỳ Kheo:

– Nếu Vua A Xà Thế không giết cha đã được
quả
của bậc Sa Môn. Tuy vậy, ngày nay cũng được hạnh phúc lớn, được lòng tin
căn
. Thế nên, Tỳ Kheo, người làm tội, nên tìm phương tiệnthành tựulòng tin
căn
; trong hàng Ưu Bà Tắc (Cư sĩ Nam), người được lòng tinvô căn
A Xà Thế vậy.

 

LỜI BÀN:

 Trước khi bàn về đoạn Kinh trên, chúng ta nên duyệt qua mấy danh từ cần
hiểu rõ:

 Câu: “Khi đó Vua A Xà Thế đến chỗ
Phật năm vóc gieo sát đất, hai bàn tay chạm chân Phật

Thế nào
năm vóc gieo sát đất?
Là Vua vừa vào trước mặt Phật liền lễ lạy Phật với đầu,
hai tay, hai chân sát đất, gọi là năm vóc gieo sát đất.

 Câu: Đức Phật nói: “Giả dụ người
ấy hết tuổi thọ, diệt độ nơi cảnh giới Vô Dư Niết Bàn

Vô Dư
Niết Bàn
là gì?

Là: dứt hết tâm dính mắc, diệt hết các xấu xa ô uế ở đời (dứt hữu lậu), tâm
hoàn toànvắng lặngthanh tịnh, ý giải thoát, tuệ giải thoát, biết như thậtsinh tử đã dứt không còn tái sinh nữa. 

 Khi Vua A Xà Thế thưa: “Nay con
lại sám hối đã ngu si, Phụ Vương không có lỗi mà đem sát hại, nay con đem thân
mạng
tự quy y. Cúi xin Thế Tôn trừ tội ấy, dẫn nói diệu pháp khiến con được an
ổn
lâu dài. Con đã biết làm tội ác không có căn lành
”.

Câu nói: “Cúi
xin Thế Tôn trừ tội ấy
”, thiết nghĩlời nói này chung cho hầu hết chúng
sanh
khi phạm tội, biết tội, ăn nănsám hối mong cho khỏi bị tội. Thực ra chỉ
được giảm tội thôi chứ không thể trừ hết tội được vì khi tạo tội là tạo nghiệp,
nếu là nghiệp nhẹ còn có thể trừ hết được do sám hối và làm lành, còn tội nặng
thuộc tội ngũ nghịch thì không sao trừ hết được; nhưng dù sao cũng có được giảm
khinh
một phần chứ không phải là không được gì cả. Trong một lần khác về sau
nhân một dịp khác, đức Phật đã thọ ký cho Vua A Xà Thếsau khi chết sẽ đọa vào
một địa ngục nhẹ hơn địa ngụcA Tỳđáng lẽ ông ta phải bị đọa đến. Đó cũng
là kết quả của sám hối và làm biết bao nhiêu Phật sựtrong suốtcuộc đờiVua A
Xà Thế
từ lúc đó cho tới khi chết.

 Cuối bài kinh, đức Phật khuyên Vua nên dùng chính pháp cai trị sẽ được
dân khen được quả báo tốt, chứ không nên dùng phi pháp; điều này thì ai cũng
biết, ngoại trừ người cầm quyền nhiều khi say mê trong vinh hiển mà quên mất
làm điều phải đạo.

 Sau cùng, khi Vua về rồi đức Phật bảo đại chúngđệ tử: “- Nếu Vua A Xà Thế không giết cha đã được
quả
của bậc Sa Môn. Tuy vậy, ngày nay cũng được hạnh phúc lớn, được lòng tin
căn
.

Thế nào
lòng tin vô căn?
Người
ác không có gốc thiện mà trở thành thiện, sám hốitội lỗi đã làm không hề quên,
không còn hành ác nữa, tin tưởngviệc lành và làm điều lành, đó là lòng tin
căn
.