Tạng Kinh – Tiểu Bộ – Đại Diễn Giải (Song Ngữ Pali-Việt)

TAM TẠNG SONG NGỮ PĀLI – VIỆT – TẬP 35
Suttantapitake Khuddakanikāye
Mahāniddesapāli
TẠNG KINHTIỂU BỘ
ĐẠI DIỄN GIẢI
Phật Lịch 2562 Dương Lịch 2018
Buddhist Cultral Center
125, Anderson Road,
Nedimala, Dehivala,
Sri Lanka
kinh-tieu-bo - dai dien giaikinh-tieu-bo - dai dien giaikinh-tieu-bo - dai dien giaiPDF icon (4)KINH TIỂU BỘ – ĐẠI DIỄN GIẢI – Indacanda

 

MỤC LỤC TỔNG QUÁT

 

 Mục Lục Tổng Quát iii
 Lời Tựa – Sinhala và Việt ngữ v – xiv
 Văn Bản của Bộ Tôn Giáo – Anh và Việt ngữ xv – xvi
 Thành Phần Nhân Sự xvii
 Lược Đồ Tam Tạng xviii – xix
 Lời Giới Thiệu xxiii – xxviii
 Các Chữ Viết Tắt xxix
 Mẫu Tự Pāḷi – Sinhala xxx – xxxi
 Mục Lục Đại Diễn Giải xxxiii – xxxiv
 Văn Bản Pāḷi và Văn Bản Tiếng Việt 02 – 729
 Phần Phụ Chú 731 – 732
 Thư Mục Câu Kệ Pāḷi 733 – 738
 Thư Mục Danh Từ Riêng 739 – 740
 Thư Mục Từ Đặc Biệt 741 – 763
 Phương DanhThí Chủ 765 – 773

LỜI TỰA

(Lời dịch Việt của bản tiếng Sinhala)

 

Đức Phật của chúng ta sau khi trải quavô số kiếp thực hành các pháp toàn hảo và lần lượttiếp nhận sự thọ ký của hai mươi bốn vị Phật tiền nhiệm rồi đã chứng quảToàn Giác vào năm 623 trước Tây Lịch. Ngài đã thuyết giảngbài Pháp đầu tiên, tức là bài KinhChuyển Pháp Luân, ở tại Migadāya thành Bārāṇasī. Lời giảng dạy của đức Phật được biết đến với nhiều tên gọi: Giáo Pháp, Chánh Pháp, Pháp và Luật, Phạm Hạnh là một số tên gọi đã được nói đến. Đức Phật đã nói với vị trưởng lão Ānanda rằng: “Sau khi ta Niết Bàn, chính các Pháp và Luật đã được ta giảng dạy sẽ là thầy của các ngươi.” Điều ấy có nghĩa là Giáo Pháp của đức Phật sẽ là kim chỉ nam cho các vị tỳ khưu tu tập. Tuy nhiên, ngay sau sự ra đi của đức Phật vị tỳ khưu tên Subhadda đã có quan điểm rằng: “Bởi vì đức Phật đã không còn, các đệ tử của Ngài có thể sống cuộc sống theo như ước muốn của mình.” Và còn có những vị tỳ khưu khác như Devadatta, Sunakkhatta, Ariṭṭha ngay lúc đức Phật còn tại tiền cũng đã có các suy nghĩ như vị tỳ khưu Subhadda.

Tuy nhiên, khi vấn đềliên quan đếnGiáo Pháp của đấng Toàn Giác vừa mới nảy sinh, các vị A-la-hán hộ trìGiáo Pháp như Ngài Mahā Kassapa và Ngài Upāli đã nghĩ đến sự cần thiết của việc bảo vệtính chấtthuần khiết của Giáo Pháp. Do đó, vào ngày thứ hai của tháng thứ tư sau khi đức PhậtNiết Bàn, cuộc Kết Tập lần thứ nhất đã được thực hiện với sự tham dự của năm trăm vị A-la-hán tại hang động Sattapaṇṇī dưới sự bảo trợ của đức vua Ajātasattu (A-xà-thế). Cuộc Kết TậpGiáo Pháp được tiến hành bởi các vị tỳ khưu Mahā[1]kassapa, Ānanda, Upāli, và các vị Thánh A-la-hán khác đã là nền tảng cho các cuộc kết tập về sau. Chú Giải đề cập rằng cuộc Kết TậpGiáo Pháp này đã được tất cả các vị tỳ khưu thừa nhận. Cuộc Kết TậpGiáo Pháp lần thứ nhất này còn được gọi là Cuộc Kết Tập về Luật của năm trăm vị vì có liên quan đến các điều học nhỏ nhặt và ít quan trọng (khuddānukhuddakasikkhā). Giáo Pháp của đức Phật đã được phân chia thành Tạng (Piṭaka) trong cuộc kết tập này.

Cuộc Kết Tập lần thứ nhì đã được tổ chức vào khoảng một trăm năm sau lần thứ nhất vào thời trị vì của đức vua Kālasoka. Cuộc kết tập này dựa trên nền tảng của “Mười sự việc không được phép.” Các vị tỳ khưu xứ Vajjī đã ra sức vận động để hợp thức hóa mười sự việc xi xét ra có bản chất không đúng với Luật. Cuộc Kết Tập lần thứ nhì đã được tiến hành bằng hình thức hội thảo giữa các vị tỳ khưu A-la-hán Sabbakāmī, Revata, Sāḷha, Ujjasobhita, Vāsabhagāmika, Sambhūta Sāṇavāsī, Yasa Kākaṇḍakaputta, và Sumana. Bảy trăm vị A-la-hán đã tham dự cuộc Kết Tập này. Cuộc Kết TậpGiáo Pháp lần thứ nhì này còn được gọi là Cuộc Kết Tập về Luật của bảy trăm vị. Trong cuộc Kết Tập này, hai chương về Kết Tập ở Cullavagga (Luật Tiểu Phẩm), bài kinh Muṇḍarājasutta, Serissaka Vimānakathā Uttaravāda, Petavatthu, v.v… đã được công nhận vào Chánh Tạng Pāḷi.

Do sự xuất hiện của nhiều bộ phái, tính chấtđúng đắn về giáo l ý và sở hành của các bộ phái chính bị suy giảm, các vị tỳ khưu chân chánh đều lui vào rừng ở ẩn. Nhằm bảo vệ phẩm chất của Giáo Phápđức Phật trong tình trạng này, vào khoảng hai trăm ba mươi năm sau thời kỳđức PhậtNiết Bàn cuộc Kết Tập lần thứ ba đã được tổ chức ở tại Āsokārāma do đức vua Asoka. Cuộc Kết Tập này đã được tiến hành bởi vị tỳ khưu A-la-hán Moggaliputta Tissa cùng với một ngàn vị A-la-hán. Đặc biệt bộ Kathāvatthupakaraṇa đã được trùng tụng nhằm chỉnh đốn những sai lầm đang được thực hành bởi các bộ phái. Cuộc Kết Tập này đã hoàn tất sau chín tháng và đã được gọi là cuộc Kết Tập của một ngàn vị.

Sau cuộc Kết Tập lần thứ nhất, Tạng Luật đã được duy trì do các vị tỳ khưu thuộc nhóm của vị Thánh A-la-hán Upāli, Tạng Kinhgồm cóTrường Bộ do nhóm của ngài Ānanda, Trung Bộ do nhóm của ngài Sāriputta, Tương Ưng do nhóm của ngài Kassapa, Tăng Chi do nhóm của ngài Anuruddha, và Tạng Vi Diệu Pháp do nhóm của ngài Sāriputta .

Sự thành lập các nhóm trì tụng (bhāṇaka):

Sau Cuộc Kết Tập lần thứ nhất, Giáo Pháp đã được phân chia thành nhiều phần và các phần chính yếu đã được giao cho các vị tỳ khưu tinh thông về lãnh vực ấy có nhiệm vụduy trìphổ biến. Một số nhóm trì tụng chính là nhóm Trì Tụng Trường Bộ (Dīghabhāṇaka), nhóm Trì Tụng Trung Bộ (Majjhimabhāṇaka), nhóm Trì Tụng Tương Ưng (Saṃyuttabhāṇaka), nhóm Trì Tụng Tăng Chi (Aṅguttarabhāṇaka), nhóm Trì Tụng Kinh Bổn Sanh (Jātakabhāṇaka), nhóm Trì Tụng KinhPháp Cú (Dhammapadabhāṇaka), nhóm Trì Tụng hai Bộ Luật (Ubhato Vibhaṅgabhāṇaka), nhóm Trì Tụng bộ Đại Sử về Thánh Nhân (Mahā Ariyavaṃsa), v.v… Các vị đệ tử này đã làm phong phúgìn giữGiáo Pháp bằng phương tiệntrùng tụng bằng trí nhớ. Nhóm cuối cùng của các vị trì tụng này đã sống tại Sri Lanka. Sau cuộc Kết Tập lần xii thứ ba, Giáo Pháp của đức Phật đã được truyền sang Sri Lanka do công của Trưởng Lão Mahinda là vị đệ tử của ngài tỳ khưu A-la-hán Moggaliputta Tissa.

Theravāda: Ý nghĩa của từ “Thera” là “Trưởng Lão.” Các thành viên của Theravāda là các vị trưởng lão. Các vị tỳ khưu Mahākassapa, Upāli, Yasa, v.v… đã tham dự cuộc Kết TậpGiáo Pháp lần thứ nhất và thứ nhì đã trùng tụng Chánh Tạng, và các lời trùng tụng ấy được gọi là Theravāda. Sớ giải tên Sāratthadīpanī Ṭīkā có đề cập rằng: “Sabbaṃ theravādanti dve saṅgītiyo āruḷhā pāḷiyevettha theravādo ti veditabbā. Sā hi mahākassapapabhutīnaṃ mahātherānaṃ vādattā theravādo ti vuccati.” Các vị Theravāda còn được gọi là Therika (thuộc về các vị Trưởng Lão). Các vị này sống chủ yếu ở Magadhya và Ujjayini. Trong số các vị này, nhóm Ujjayinī đã đến Sri Lanka. Các vị trưởng thượng “Porāṇa” của Giáo Hội Theravāda là những vị thầy lỗi lạc và đã đóng vai tròvô cùng quan trọng trong việc thành lậpGiáo Hội Theravāda.

Sau cuộc Kết Tập lần thứ ba, ngài tỳ khưu Mahinda đã đem Tam Tạng của Theravāda đến xứ sở Sri Lanka và đã chuyển hóa được rất đông người xuất gia theo Phật Giáo. Các vị ấy đã học tập Tam Tạng và đã viết Chú Giải bằng tiếng Sinhala. Cuộc Kết TậpGiáo Pháp đầu tiên ở Sri Lanka đã được thực hiện bởi vị tỳ khưu A-la-hán Ariṭṭha trước đây là vị quan đại thần của đức vua Devānampiya Tissa (247- 207 trước Tây Lịch). Đã có sáu mươi ngàn vị A-la-hán tham dự. Tỳ khưu Ariṭṭha chính là vị đệ tử đầu tiên của ngài Mahinda. Cuộc Kết Tập đã được tổ chức tại tu viện Thūpārāma ở Anurādhapura.

Tu viện Mahā Vihāra đã được xây dựng cho ngài Mahinda và đã có một vị trívô cùng lớn lao và quan trọng đối với Giáo Hội Theravāda. Lúc bấy giờ đã xảy ra nhiều sự kiệnliên quan đến lời Giáo Huấn của đức Phật, sự kiện Lokuttaravāda là một. Mặc dầu có nhiều khó khăn phải đối phó nhưng các vị tỳ khưu ở Mahā Vihāra đã bảo vệ được sự thuần khiết của Giáo Pháp và đã được khắp nơi biết tiếng. Do đó, nhiều người ngoại quốc đã đến Sri Lanka để tiếp thâu Phật Giáo, trong đó có Viśākha, Pītimalla, Buddhaghosa, v.v…

Sự Kết Tập thành sách:

Tam Tạng Giáo Pháp do Ngài Mahinda đem đến và giảng dạy cho các vị tỳ khưu ở Mahā Vihāra đã được duy trì bằng trí nhớ trong bốn trăm năm. Vào thời trị vì của đức vua Vaḷagamba (440-454 theo Phật Lịch), Tam Tạng đã được ghi lại thành các tập sách. Sau đó, Tam Tạng Pāḷi này đã được truyền sang các nước như là Thái Lan, Cambodia, và Miến Điện.

Champa (Việt Nam):

Được biết Champa là vùng đất ở về phía đông nam của bán đảo Đông Dương, hiện nay là Việt Nam. Điều được phỏng đoántriết họcPhật Giáo đã được thiết lập tại xứ này vào khoảng thế kỷ thứ 3 sau Tây Lịch. Vào khoảng năm 605 sau Tây Lịch, thủ đô Champa đã bị chiếm đóng bởi người Trung Quốc và họ đã du nhậpPhật Giáo vào Trung Quốc; điều này được ghi lại trong văn kiện của Trung Quốc. Điều rõ rệt là Phật Giáo đã được phổ biến tại Việt Nam trước thế kỷ thứ bảy sau Tây Lịch và Phật Giáo Champa là chánh yếu và được liệt kê vào bộ phái Arya Sammiti là một nhóm nhỏ thuộc bộ phái Sravasti. Tư liệu của thế kỷ thứ tám sau Tây Lịch được ghi lại trên bia đá chứng tỏ rằng Phật Giáo Mahāyāna đã hiện diệnViệt Nam và Tantrayāna phát xuất từ Mahāyāna cũng có mặt.

Vào thế kỷ thứ 15 sau Tây Lịch, người Annam ở phía bắc đã kiểm soát xứ sở và Phật Giáo mang đặc điểm của Mahāyāna đã có sự tác động. Về sau, Phật Giáo mang đặc điểm của Trung Quốc đã tác động đến xứ sở này thay vì Phật Giáo Champa trước đây.

Vị tỳ khưu Indacanda người Việt Nam đã đến Sri Lanka trong những năm gần đây và đang ngụ tại tu viện Sri Jayawardhanaramaya khu vực Kotte. Vị này đã học Pāli và đã sử dụngTam Tạng Pāḷi ấn bản Buddha Jayanti do Buddhist Cultural Centre ấn hành. Vị này đã học Tam Tạng và sau đó dịch sang tiếng Việt Nam. Khi xem xét đến lịch sử của nước Việt Namlịch sử của Tam Tạng, chúng tôinhận thấy rằng sự nỗ lựcước nguyệnthực hiệnTam Tạng Song Ngữ của vị này thật là phi thường. Nếu việc làm ấy được thành tựu thì sự hiểu biết về Tam Tạng của Theravāda ở Việt Nam sẽ được phổ biếnPhật Giáo Theravāda ở Việt Nam sẽ thêm phần phát triển. Khi ấy, vị tỳ khưu Indacanda sẽ là người sứ giả có công đóng góp cho sự hoằng Pháp của Phật Giáo Theravāda ở Việt Nam và điều này sẽ được ghi nhận bởi lịch sử của hai nước, Việt Nam cũng như của Sri Lanka.

Ý định của vị tỳ khưu này thật lớn lao, và sự nỗ lực của vị này thật đáng khâm phục. Chư Phật tử sống ở Sri Lanka và Việt Nam hãy nên hỗ trợ tỳ khưu Indacanda trong công việc dấn thân này.

Chúng tôi phúc chúc cho tỳ khưu Indacanda được sức khỏe, sống lâu, và đạt đến sự thành công đối với điều ước nguyện của mình.

Venerable Kirama Wimalajothi
Giám Đốc Buddhist Cultural Centre Nedimala,
Dehiwala, Sri Lanka Tháng Nikini 2550. xiv x