Một Cuộc Đời Không Bị Tiền Bạc Trói Buộc

MỘT CUỘC ĐỜI
KHÔNG BỊ TIỀN BẠC TRÓI BUỘC
KIẾN THỨC VỀ NHỮNG GIỚI LUẬT
SỬ DỤNG TIỀN BẠC CHO TĂNG NIPHẬT GIÁO
Tỳ khưu Dhamminda – Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên

 

cung duong tiencung duong tienKIẾN THỨC VỀ NHỮNG GIỚI LUẬTSỬ DỤNG TIỀN BẠC

Bài viết này được biên soạn bởi có nhiều Tỳ khưu hỏi tôi về những giới luậtsử dụng tiền bạc được tìm thấy trong vinaya (Tạng Luật). Bởi một tân Tỳ khưu ít có cơ hội được đọc những luận giảng mà tôi đã phiên dịch nhiều đề mục từ trong đó. Tôi hy vọng là trong bài viết này có đầy đủ kiến thức để giúp các Tỳ khưu hiểu rõ cách tuân thủ những giới luật này.

PHẦN 1. KIẾN THỨC DÀNH CHO NHỮNG CƯ SĨNGOẠI HỘ

Quý vị có biết rằng Đức Phật không cho phép các tu sĩsa di nhận tiền bạc?

Chắc chắn là quý vị đã để ý thấy đại đa số các tu sĩ nhận và sử dụng tiền bạc. Đây là một trong những yếu tố sẽ dẫn tới việc Giáo Pháp của Đức Phật biến mất. Quý vị có thể góp phần để duy trìPhật Pháp được tồn tại bằng cách học tập cách cúng dường những vật dụngcần thiết được cho phép.
Trong mục này chúng ta sẽ liệt kê những điểm chính mà một cư sĩ nên ghi nhớ để một tu sĩ (Tỳ khưu) có thể có được những vật dụngcần thiết mà không vi phạm những giới luật của Vinaya.

1. Không bao giờ cúng dường tiền cho các Tỳ khưu, nhưng chỉ cúng dường những vật dụngcần thiết được cho phép chẳng hạn như các bộ y, thuốc men, sách, hay vé để đi lại. Nếu quý vị không chắc chắn về những gì một Tỳ khưu cần có thì quý vị có thể hỏi họ, hoặc mời họ yêu cầu quý vị nếu họ cần thứ gì đó.

2. Một ngân quỹ dành để mua những vật dụngcần thiết có thể được để lại cho một kappiya (người phục vụ cho một Tỳ khưu) và ông ta nên được chỉ dẫn để mua và cúng dường những vật dụngcần thiết cho một Tỳ khưu, một nhóm Tỳ khưu, hay Tăng đoàn của một tu viện. Đừng hỏi Tỳ khưu: ‘Nên trao số tiền này cho ai?’ Nếu quý vị hỏi theo cách này thì một Tỳ khưu không được phép chỉ rõ một kappiya. Chỉ nên nói: ‘Thưa Sư, con muốn cúng dường những vật dụngcần thiết cho Sư. Ai là kappiya của Sư?’

3. Khi đã cho kappiya biết, quý vị thông báo cho Tỳ khưu bằng cách nói: ‘Con đã để lại một món tiền trị giá ‘x’ đô la cho kappiya của Sư. Khi Sư cần những vật dụngcần thiết Sư cứ hỏi họ và họ sẽ dâng cho Sư những vật dụng đó.’

4. Nếu quý vị đã biết ai là kappiya của Tỳ khưu thì khi đó quý vị chỉ cần để lại món tiền cho kappiya và thông báo cho Tỳ khưu như mục 3 ở trên.
Xin đọc kỹ những điều trên và lưu ý tới những gì được nói trong đó. Thủ tục ở trên được Đức Phậtcho phép trong phần được gọi là ‘thừa nhận mendaka’. Nó được tìm thấy trong Bhesajja Khandhaka của Mahavagga (Đại Phẩm) trong Vinaya Pitaka (Tạng Luật) và đây là bản dịch của nó:

Các Tỳ khưu, có những người có niềm tin và lòng tôn kính và nếu họ giao phó tiền cho một kappiya và chỉ dẫn cho người này: ’Với số tiền này xin cúng dường những vật dụngcần thiết được cho phép cho vị Sư này,’ thì các Tỳ khưu, ta cho phép các ông nhận mọi vật dụng cần thiết được phép nhận và được mua bằng số tiền này, nhưng các Tỳ khưu, ta chẳng thể nào cho phép nhận hay tìm kiếm tiền bạc.

Cũng có một giới luật được gọi là Raja sikkhapada, giới luật thứ mười của Kathina Vagga (phẩm Dâng Y) trong mục Nissaggiya Pacittiya (Ni tát kỳba la dật đề pháp) của Patimokkha (Giới bổn Tỳ khưu) mang lại kiến thứcthích đáng. Nó được dịch như sau:

Nếu một vị vua, một người bà la môn viên chức của nhà vua, hay một cư sĩ gởi người đưa tin (sứ giả) cùng một món tiền để mua một bộ y cho một Tỳ khưu và nói: ‘Sau khi mua một bộ y bằng số tiền này, hãy cúng dường nó cho một Tỳ khưu nào đó,’ và nếu sứ giả ấy tới tiếp xúc với vị Tỳ khưu và nói: ‘Thưa Sư, tiền để mua một bộ y đã được mang tới đây cho Sư. Xin hãy nhận tiền này để mua một bộ y.’ Khi ấy vị Tỳ khưu đó nói với sứ giả: ‘Chúng tôi không nhận tiền để mua một bộ y, chúng tôi nhận y nếu chúng được dâng cúng vào một thời điểm thích hợp và nếu chúng được cho phép.’

Khi ấy nếu sứ giả nói: ‘Thưa Sư, ai là người phục vụ cho Sư?’ Lúc đó nếu Tỳ khưu muốn có một bộ y thì ông chỉ rõ người phục vụ, người này là một thị giả của tu viện hay là một cư sĩ. Tỳ khưu nói: ‘Người đó phục vụ cho các Tỳ khưu.’

Nếu sau khi sứ giả đã chỉ dẫn cho người phục vụ, sứ giảtiếp xúc với Tỳ khưu và nói: ‘Con đã chỉ dẫn cho người Sư chỉ định. Xin Sư tiếp xúc với người ấy vào một lúc thích hợp, ông ta sẽ dâng cho Sư một bộ y.’ Như vậy một Tỳ khưu muốn có một bộ y sau khi tiếp xúc với người phục vụ đó, có thể hỏi hay nhắc ông ta hai hay ba lần: ‘Tôi cần một bộ y.’ Nếu sau khi hỏi hay nhắc hai hay ba lần, Tỳ kheo nhận được bộ y thì điều đó thật tốt. Nếu Tỳ kheo không nhận được y thì ông có thể đứng yên lặng trong bốn, năm, hay sáu lần để nhận được bộ y đó. Nếu sau khi đứng yên lặng trong bốn, năm hay sáu lần ông nhận được bộ y thì điều đó thật tốt. Nếu ông phải nỗ lực hơn thế và nhận được bộ y thì đó là một vi phạm nissaggiya pacittiya.

Nếu Tỳ kheo không nhận được bộ y đó thì đích thân ông đi gặp hay gởi một sứ giả tới gặp người đã gởi tiền để mua y và nói: ‘Số tiền để mua một bộ y cho Tỳ khưu mà ông gởi đã không mang lại điều gì cho vị Tỳ khưu đó, hãy cố gắngthu hồi số tiền của ông để nó không bị thất lạc.’ Đây là điều nên làm.

PHẦN 2. SAI LẦM TRONG VIỆC NHẬN TIỀN

Trước khi nhập diệt, Đức Phật đã nói rằng nói sau khi Ngài nhập diệt, Tăng đoàn có thể – nếu họ muốn – hủy bỏ những giới luật thấp hay thứ yếu của Tạng Luật. Một vài Tỳ khưu đã trích dẫn điều này như một lý do để hỗ trợ cho việc họ nhận tiền, nhưng những trích dẫn tiếp theo từ các bộ Kinh cho thấy những giới luật ngăn cấm việc sử dụng tiền không phải là những giới luật thấp hay thứ yếu. Những giới luậtsử dụng tiền bạc được những trích dẫn này đưa ra là nền tảng và cốt tủy cho sự thành tựugiác ngộ. Kinh Maniculaka: (Samyutta Nikaya, Salayatana Samyutta, Gamani Samyutta, Kinh số 10,):

Khi ấy Đức Thế Tôn đang cư trú ở Rajagaha (thành Vương Xá) tại một nơi gọi là Veluvana (Trúc Lâm Tịnh Xá), ở đó những con sóc và chim muông được nuôi dưỡng. Vào lúc đó, quần thần tụ họp trong cung điện của nhà vua và trong khi họ tụ họp cuộc đàm luận này đã phát sinh:

‘Đối với những tu sĩ là các trưởng tử của Thái tửdòng họThích Ca (Đức Phật) thì vàng, bạc và tiền được cho phép. Những tu sĩtrưởng tử của Thái tử dòng Thích Caưng thuận vàng, bạc, và tiền. Những tu sĩtrưởng tử của Thái tử dòng Thích Ca nhận vàng, bạc và tiền.’

Vào lúc đó vị trưởng làng là Maniculaka đang có mặt trong cuộc họp và ông nói với mọi người:

‘Thưa quý vị, đừng nói như thế. Vàng, bạc, và tiền không được cho phép đối với những tu sĩ là các trưởng tử của Thái tử dòng Thích Ca. Những tu sĩtrưởng tử của Thái tử dòng Thích Ca không ưng thuận vàng, bạc, hay tiền. Những tu sĩtrưởng tử của Thái tử dòng Thích Ca không nhận vàng, bạc, và tiền. Những tu sĩtrưởng tử của Thái tử dòng Thích Ca đã từ bỏ vàng, ngọc và không có tiền của.’

Nhưng trưởng làng Maniculaka không thể thuyết phục những người ấy.

Sau đó trưởng làng Maniculaka tới gặp Đức Thế Tôn, và sau khi tới gầnĐức Thế tôn ông lễ lạy và ngồi sang một bên. Trong khi ngồi ở một bên trưởng làng Maniculaka nói với Đức Thế Tôn:

‘Thưa Thế Tôn, trong hoàng cung quần thần của nhà vua đang tụ họp… (Ông lập lại tất cả những điều đã được nói ở trên.)… Nhưng Thế Tôn, con không thể thuyết phục tập hội đó.
‘Thưa Thế tôn, do giải thích như thế con là người diễn đạt những điều Đức Thế Tôn nói hay con đã xuyên tạc Đức Thế Tôn? Con đã trả lờiphù hợp với Giáo Pháp hay người diễn đạtphù hợp với Giáo Pháp này sẽ tìm ralý do để chê trách con?’

(Đức Thế Tôn): ‘Thật vậy, trưởng làng, bằng cách giải thích như thế ông diễn đạt những gì ta nói và không xuyên tạc ta. Ông đã trả lờiphù hợp với Giáo Pháp này và người diễn đạtphù hợp với Giáo Pháp này sẽ không tìm ralý do để chê trách ông.

‘Trưởng làng, bởi vàng, bạc, và tiền không được cho phép đối với những tu sĩtrưởng tử của thái tử dòng Thích Ca. Những tu sĩtrưởng tử của thái tử dòng Thích Ca không ưng thuận vàng, bạc, hay tiền. Những tu sĩtrưởng tử của thái tử dòng Thích Ca không nhận vàng, bạc, hay tiền. Những tu sĩtrưởng tử của thái tử dòng Thích Ca đã từ bỏ vàng ngọc và không có tiền của.

‘Trưởng làng, đối với bất kỳ ai mà vàng, bạc, hay tiền được cho phép thì đối với họ năm loại lạc thúgiác quan được cho phép. Đối với bất kỳ ai mà năm loại lạc thúgiác quan được cho phép thì ông có thể chắc chắn: “Ông ta không có tính chất của một tu sĩ, ông ta không có tính chất của một trưởng tử của thái tử dòng Thích Ca.”

‘Trưởng làng, thật vậy ta nói điều này: “Bởi một tu sĩ cần cỏ, cỏ có thể được tìm kiếm. Bởi một tu sĩ cần gỗ, gỗ có thể được tìm kiếm. Bởi một tu sĩ cần một chiếc xe ngựa, xe ngựa có thể được tìm kiếm.” Nhưng, trưởng làng, ta cũng nói: “Chẳng thể nào được nhận hay tìm kiếm vàng, bạc, hay tiền của.”’

Trích dẫn kế tiếp được lấy từ phần cuối của Kinh Upakkilesa – Kinh Tùy phiền não (Anguttara Nikaya – Tăng Nhứt A Hàm, Tăng Chi Bộ Kinh – một bộ bốn cuốn, Rohitassa Vagga, Kinh số 10.) cho thấy việc nhận tiền dẫn tới việc liên tụctái sinh.

‘Bị ô nhiễm bởi tham, sân, và mù quángvô minh, một vài tu sĩbà la mônham thích những lạc thúgiác quan.

Những tu sĩbà la mônngu xuẩn này uống rượu, dấn mình vào tình dục, nhận vàng, bạc và tiền, và có được những vật dụngcần thiết của họ bằng cách kiếm tiền tà vạy.

Đức Phật, đấng chói lọi như mặt trời, gọi tất cả những điều đó là những suy đồi.
Những tu sĩbà la môn bị mua chuộc bởi những suy đồi này thì bất tịnh, ô nhiễm, và không chói lọi hay sáng ngời.
Nhưng thay vì bối rối, mù quáng, làm nô lệ cho dục vọng, và tràn trềtham muốn, họ làm cho các nghĩa địa lớn rộng thêm bằng cách liên tụctái sinh.’

Trong những bộ Kinh này Đức Phật xem việc nhận tiền bạc cũng giống như sự đam mê các lạc thúgiác quan. Trong Kinh Dhammacakkappavattana (Kinh Chuyển Pháp Luân) Đức Phật giảng dạy thật rõ ràng:

‘Các Tỳ khưu, người đã lên đường không nên thực hành hai cực đoan này. Hai cực đoan là gì? Đó là đam mêlạc thúgiác quan, là cách sốngthấp hèn, cách sống của những người dân làng, cách sống của những người tầm thường, cách sống của những người không giác ngộ và không mang lại lợi lạc; và tự hành xác đầy đau khổ, cách sống của những người không giác ngộ, và không mang lại lợi lạc.’

Kinh có dạy rằng ngay cả một cư sĩ là một anagami (A na hàm, người không trở lại, Bất Lai) cũng giữ mười giới luật một cách tự nhiên và không nhận hay sử dụng tiền bạc. Ví dụ như A na hàm Ghatikara không có ngọc quý, vàng, bạc, hay tiền của, kiếm sống bằng cách lấy đất bị xói mòn ở bờ sông và làm thành những cái bình. Ông đặt những cái bình này ở ven đường và những ai thích có thể để lại một số gạo hay thực phẩmthích hợp và lấy những cái bình. Bằng cách này Ghatikara nuôi sống bản thâncha mẹ bị mù lòa của ông. (Xem Kinh Ghatikara trong Majjhima Nikaya – Kinh Trung A Hàm, Trung Bộ Kinh.)

Điều này cho thấy làm thế nào tiền bạc là một chướng ngại cho sự giác ngộ và một người thực sự giác ngộ không sử dụng tiền bạc ra sao. Những trích dẫn ở trên hoàn toàn minh chứng rằng việc các tu sĩ nhận tiền không phải là một lỗi lầm nhỏ bé, và hành động đó có thể khiến cho một tu sĩ không thể đạt được Niết bàn.

PHẦN 3. NHỮNG GIỚI LUẬTLIÊN QUAN TỚI TIỀN BẠC

Ý nghĩa của ‘tiền bạc’ trong tất cả những giới luật này là: Bất kỳ những gì được sử dụng như tiền tệ để mua và bán. Tiền bạc bao gồm những đồng xu, giấy bạc, séc, vàng, và bạc.

Vì sao một một tấm séc không được phép nhận? Một tấm séc không được phép nhận là bởi đôi khi nó có thể được đổi thành tiền và cũng bởi một tấm séc là một mệnh lệnh cho một ngân hàng để chi trả tiền cho người cầm tấm séc. Người ta thường nói những câu như: ‘Tỳ khưu Dhamminda, xin trả số tiền một trăm đô la cho người cầm séc.’ Do đó một tấm séc được viết ra cho một tu sĩ là một mệnh lệnh để chi trả tiền cho tu sĩ đó và nếu ông ta nhận séc thì điều đó có nghĩa là ông ta đang nhận số tiền đó tại ngân hàng. Cách nhận tiền thứ ba cũng tương tự như thế (xem ở dưới); ‘Ở một nơi nào đó, tiền đó là của tôi, tiền đó là để dành cho Sư.’ Vì thế một tấm séc là một cách thức biếu tặng tiền cho một tu sĩ và phải được từ chối.

Một tu sĩ viết một tấm séc vi phạm việc có sẵn tiền. Nếu trước hết ông ta nhận ngân quỹ thì đó là một vi phạm nissaggiya pacittiya hay nếu ngân quỹ được để lại cho một kappiya theo một cách thức đúng đắn thì đó là một vi phạm dukkata (tác ác) về việc sắp xếp sai lầm.

Một sa di được yêu cầu giữ mười giới luật trong đó điều thứ mười là tự chế không nhận vàng, bạc, hay tiền. Trong việc thực hành thì điều này có nghĩa là một samanera (sa di) giữ tất cả những giới luậtliên quan tới tiền bạc tương tự như cách thức một tu sĩgiữ giới.

Đối với các tu sĩ (Tỳ khưu) thì có bốn giới luật chính liên quan tới tiền bạc được tìm thấy trong vinaya (Tạng Luật):

1. Rupiya sikkhapada (Nissaggiya Pacittiya số 18)
2. Mendaka sikkhapada (Vinaya Mahavagga, Bhesajja Khandhaka)
3. Raja sikkhapada (Nissaggiya Pacittiya số 10)
4. Rupiya samvohara sikkhapada (Nissaggiya Pacittiya số 19.)
Các bản dịch số 2 và 3 đã được đưa ra ở trên và những bản dịch số 1 và 4 như sau:
1. Rupiya Sikkhapada
Bất kỳ Tỳ khưu nào tự mình nhận tiền hay là nguyên nhân khiến người khác nhận tiền cho mình, hay ưng thuận để tiền được đặt ở gần mình hay được giữ cho mình, Tỳ khưu đó đã vi phạm nissaggiya pacittiya.
4. Rupiya samvohara sikkhapada
Bất kỳ Tỳ khưu nào tham gia vào việc trao đổi bất kỳ thứ gì trong những hình thức khác nhau của vàng, bạc, hay tiền, Tỳ khưu đó đã vi phạm nissaggiya pacittiya.
Cần phải thấu suốt Rupiya sikkhapada bởi nếu giới luật này được giữ gìn một cách đúng đắn thì một tu sĩ sẽ không hiểu sai những giới luật khác liên quan tới tiền bạc. Một tu sĩ bị cấm làm ba điều:
1. Tự mình nhận tiền bạc.
2. Tạo nguyên nhân khiến người khác nhận tiền cho mình.
3. Ưng thuận để tiền được đặt ở gần mình hay được giữ cho mình.
Bản văn pali nguyên thủy định nghĩa ba điều này là:

1. sayam ganhati –Tỳ kheo đích thân nhận tiền.

2. annam gahapeti – ông ta làm cho người khác nhận tiền cho ông.

3. idam ayassa hotu ti upanikkhittam sadiyati – Họ nói: ‘Thưa Sư, món tiền này là dành cho Sư,’ và ông ta ưng thuận để họ đặt số tiền gần mình.

Luận giảng Kankhavitarani giảng nghĩa ba cách nhận tiền ở trên theo cách này:

1. Tỳ kheo tự mình nhận tiền khi tiền được cúng dường cho ông ta, hay đích thân ông giữ tiền khi ông tìm thấy nó ở một nơi nào đó và nó không thuộc về ai.

2. Trong những trường hợptương tự này (khi tiền được cúng dường cho ông ta hay ông tìm thấy nó) ông ta khiến cho người khác nhận tiền (cho ông ta.)

3. Nếu cùng với số tiền trước sự hiện diện của vị Tỳ kheo, họ nói: ‘Tiền này là để dành cho Sư,’ hay khi tiền được giữ ở một nơi nào khác, họ nói: ‘Ở một nơi nào đó, tiền đó là của tôi, tiền đó là để dành cho Sư.’ Khi đó nếu họ truyền đạt về số tiền cúng dường đó chỉ bằng lời nói hay ra dấu bằng tay và tu sĩ đó không từ chối điều đó bằng cách ra dấu bằng tay hay bằng lời nói và âm thầm nhận nó thì điều đó được gọi là ‘ưng thuận.’
Nếu vị tu sĩ âm thầm ưng thuận và muốn nhận, nhưng bằng cách ra dấu hay bằng lời nói ông từ chối bằng cách nói: ‘Điều này không được cho phép,’ hay nếu ông ta không từ chối số tiền bằng cách ra dấu hay bằng lời nói nhưng với một tâm thức thuần tịnh ông không ưng thuận và nói: ‘Chúng tôi không được phép làm điều này,’ thì điều đó được cho phép (không được gọi là ưng thuận).

Với giới luật này Đức Phật đã cấm mọi cách thức nhận tiền có thể xảy ra. Nếu có ai cố gắngcúng dường tiền cho một tu sĩ theo cách nào đó trong ba cách này thì tu sĩ ấy không thể nói: ‘Người nào đó là kappiya của tôi. Hãy đưa tiền này cho kappiya của tôi. Hãy nhận tiền này cho tôi. Hãy để số tiền này ở đó.’ Tất cả những gì vị tu sĩ có thể làm là từ chối không nhận số tiền đó bằng cách nói: ‘Điều này không được cho phép.’ Từ chối là hành động duy nhấttu sĩ cần nhớ để hành động.

Luận giảng Samantapasadika (Thiện Kiến Luật chú) giải thích rằng không chỉ không được phép nhận tiền cho bản thân bằng một trong ba cách, tu sĩ cũng không được nhận tiền cho Tăng đoàn, cho một nhóm người, cho người khác, cho một ngôi chùa, một tu viện, hay cho bất kỳ điều gì khác. Nếu một tu sĩ nhận tiền cho bản thân bằng một trong ba cách này thì đó là vi phạm nissaggiya pacittiya. Nếu ông nhận cho người khác như đã được đề cập thì đó là vi phạm dukkata (tác ác).

Có một quyển sách mới được biên soạn về Luật trong đó trình bày một quan điểmsai lầm. Quyển sách viết:

Ta được phép ‘tạo ra tiền được ký thác’ cho một tu viện, cho một ngân quỹ để mua sắm những vật dụngcần thiết, cho một lời kêu gọi cứu trợ (ví dụ ngân quỹ cho viện mồ côi), nhưng không dành cho cá nhântu sĩ. Ví dụ như một người hiến tặng cúng dường tiền cho ngôi chùa có thể được hướng dẫn: ‘Xin cho vào thùng cúng dường’, hay: ‘Xin gởi tiền vào số tài khoản này’, mặc dù một tu sĩthể không đích thân nhận số tiền như thế. Tăng đoàn, hay các viên chức được chỉ định có thể hướng dẫn việc sử dụng một ngân quỹ như thế, thậm chí nói: ‘Hãy mua cái này,’ hay ‘Hãy mua cái kia.’
Ở trên ta đã được giảng dạy rằng không được phép tạo nguyên nhân để được nhận hay được ký thác tiền bạc cho một ngôi chùa hay cho bất kỳ điều gì khác. Vì thế quan điểm này không phù hợp với Tạng Luật.

Luận giảng minh họa những nguyên lý được bao hàm trong những giới luật này bằng một câu chuyện hư cấu. Nó đối phó với một tình huống trong đó người hiến tặng không biết việc tu sĩ từ chối và chỉ đơn giản để lại tiền trước mặttu sĩ và ra đi. Luận giảng chỉ rõ:

1. Nếu một tu sĩ nói: ‘Hãy giữ nó ở đây,’ thì đó là vi phạm nissaggiya đối với việc nhận tiền.
2. Nếu tu sĩ muốn có mua món đồ gì đó và nói: ‘Hãy lấy cái này,’ thì đó là việc sắp xếp theo một cách thế không được cho phép. (Nếu ngân quỹ được cho phép).
3. Giới luật này giống như đi trên một sợi giây làm xiếc bằng một cái lưỡi nhỏ xíu, tất nhiên là sẽ đi tới chỗ vi phạmgiới luật.

Câu chuyện viết:
Giả sử có một người đặt một trăm hay một ngàn đồng xu dưới chân một Tỳ khưu và nói: ‘Tiền này dành cho Sư,’ vị Tỳ khưu từ chối và nói: ‘Điều này không được cho phép,’ nhưng cư sĩ đáp: ‘Con đã biếu nó cho Sư,’ rồi ra đi. Sau đó nếu có cư sĩ khác đến và hỏi: ‘Thưa Sư, tiền gì đây?’ Khi đó cư sĩ này có thể được nghe thuật lại những gì cư sĩ thứ nhất và vị tu sĩ đã nói. Nếu cư sĩ đó nói: ‘Thưa Sư, hãy để con cất giữ nó cho an toàn, xin chỉ cho con một nơi an toàn.’ Sau khi leo lên một ngôi nhà bảy tầng vị tu sĩ có thể giải thích: ‘Nơi này an toàn,’ nhưng ông ta không nên nói: ‘Hãy giữ nó ở đây.’ Bằng cách nói như thế này việc nhận tiền sẽ trở thành được cho phép hay không được cho phép.

(Luận giảng phụ Vimativinodana nói: Nếu tu sĩ nói: ‘Hãy giữ nó ở đây,’ đó là hành động nhận tiền và là vi phạm nissaggiya pacittiya.) Sau đó ông ta có thể đóng cửa lại và bảo vệ nó. Nếu sau này một người bán hàng tới cùng với hàng hóa chẳng hạn như một cái chén hay những bộ y và nói: ‘Sư hãy lấy cái này,’ khi đó Tỳ khưu có thể nói: ‘Cư sĩ, tôi cần cái này và có phương tiện để sở hữu nó nhưng hiện giờ không có kappiya ở đây.’ Và nếu người bán hàng nói: ‘Tôi sẽ là kappiya của Sư, xin mở cửa và đưa tiền cho tôi.’ Sau khi mở cửa Tỳ khưu nên nói: ‘Tiền được để trong phòng này.’ Ông ta không nên nói: ‘Hãy cầm số tiền này.’ Như thế tùy thuộc vào những gì được nói ra việc nhận tiền trở thành được cho phép hay không được cho phép. Khi ấy nếu người bán hàng đó nhận những đồng tiền và đưa các vật dụngcần thiết được phép nhận cho Tỳ khưu thì điều đó được cho phép. Nếu ông ta lấy quá nhiều đồng xu thì Tỳ khưu đó nên nói: ‘Tôi sẽ không lấy hàng của ông, hãy đi đi!’

2. Mendaka sikkhapada

Một bản dịch của bản văn này đã được đưa ra ở trên. Không có thông tin riêng biệt về việc thừa nhận này trong các luận giảng. Mọi điều cần nói về nó được giải thích trong luận giảng cho Raja sikkhapada. Giòng cuối cùng đáng ghi nhớ của thừa nhận này là một tóm tắt của tất cả những quy tắcliên quan tới tiền bạc: ‘Các Tỳ khưu, ta chẳng thể nào cho phép nhận hay tìm kiếm tiền bạc.’

3. Raja sikkhapada

Một bản dịch của bản văn này đã được đưa ra ở trên. Luận giảng cho giới luật này đưa ra rất nhiều thông tin giúp cho một tu sĩ biết cách nói và làm trong những tình huống khác nhau. Dưới đây là một vài bản dịch của những trích dẫn được chọn lọc từ những luận giảng cùng với một vài giải thích xa rộng hơn của tác giả.
Những chọn lọc từ Luận giảng Kankhavitarani

1. ‘Khi đã mua một bộ y bằng số tiền này, xin hãy cúng dường nó cho một Tỳ khưu nào đó,’ được nói (trong giới luật) để cho thấy tiền được gởi với ý hướngthanh tịnh. Nếu người hiến tặng gởi sứ giả và nói: ‘Xin cúng số tiền này cho một Tỳ khưu nào đó,’ khi ấy số tiền đó được gởi một cách bất tịnh bởi có liên quan tới tiền không được phép nhận. Trong trường hợp đó một Tỳ khưu đừng bao giờ nên chỉ rõ một người là kappiya.

Nếu người hiến tặng đích thân đến và nói: ‘Con cúng dường số tiền này cho Sư,’ thì một Tỳ khưu không thể chỉ rõ một kappiya. Nếu một Tỳ khưu nói: ‘Người nào đó là kappiya của tôi,’ vào thời điểm này sẽ khiến cho tiền được nhận cho Tỳ khưu và là một vi phạm nissaggiya pacittiya. Tất cả những gì một Tỳ khưu có thể làm trong trường hợp này là từ chối nhận món tiền.

2. ‘Chúng tôi không nhận tiền để mua một bộ y, chúng tôi nhận y nếu chúng được cúng dường vào một thời điểm thích hợp và nếu chúng được cho phép,’ được nói ra để cho thấy tiền phải được từ chối, mặc dù ngân quỹ để mua một bộ y được gởi một cách thanh tịnh, lời nói của sứ giả không được cho phép. (‘Xin nhận số tiền này để mua một bộ y.’)

Một ngân quỹ gồm vàng, bạc, đồng xu, hay tiền là một nguyên nhân cho một vi phạm nissaggiya pacittiya. Ngọc, ngọc trai, hồng ngọc, đá quý, bảy loại hạt, những nô lệ nữ, nô lệ nam, ruộng lúa, những cánh đồng canh tác, vườn cây ăn quả, hay vườn hoa được gọi là những vật là nguyên nhân cho một vi phạm dukkata (tác ác). Tu sĩ không được phép nhận bất kỳ món gì trong những loại này cho bản thân, cho một ngôi chùa, Tăng đoàn, một nhóm người, hay cho người khác.

Ở đây và ở nơi khác trong toàn bộ các luận giảng, ‘nhận’ có nghĩa là nhận bằng cách nào đó trong ba cách được đề cập tới trong Rupiya sikkhapada.

3. Nếu sứ giả hỏi trong một cách thế được cho phép: ‘Thưa Sư, có ai phục vụ cho Sư không?’ Khi ấy tu sĩ được phép chỉ ra người nào đó. Tuy nhiên, nếu sứ giả hỏi: ‘Ai sẽ nhận tiền này?’ hay ‘Con nên đưa tiền này cho ai?’ thì tu sĩ không được phép chỉ ra ai là một kappiya.
Nếu Tỳ khưu chỉ ra một kappiya khi cư sĩ hỏi một cách sai lạc thì điều đó sẽ là một vi phạm nissaggiya pacittiya vì làm cho người khác nhận tiền cho vị Tỳ khưu.

4. ‘Người nào đó phục vụ cho các Tỳ khưu,’ được nói ra để cho thấy cách nói được cho phép đối với một Tỳ khưu. Tỳ khưu chỉ có thể nói điều đó theo cách này và không nên nói: ‘Hãy đưa tiền cho ông ta. Ông ta sẽ giữ nó. Ông ta sẽ đổi nó. Ông ta sẽ mua nó.’
Nếu cư sĩ hỏi theo cách thế được cho phép thì Tỳ khưu chỉ có thể chỉ ra một kappiya theo cách thế được cho phép. Nếu Tỳ khưu chỉ ra theo cách thế sai lầm thì đó sẽ là một vi phạm nissaggiya pacittiya.

5. ‘Thưa Sư, người mà Sư chỉ ra đó đã được con chỉ dẫn. Xin tiếp xúc với ông ta vào một thời điểm thích hợp và ông ta sẽ dâng cúng Sư một bộ y,’ có nghĩa là: người đó đã được con ra lệnh khi Sư cần một bộ y thì người đó sẽ dâng y cho Sư. Nếu sứ giả thực sự nói điều này thì sau khi được thông tin như thế, tu sĩ được phép yêu cầu một bộ y. Tu sĩ không được phép hỏi nếu sứ giả chỉ đơn thuần đi tới và trao cho một kappiya ngân quỹ để mua một bộ y.
Sẽ là một cách kiếm sống tà vạy khi yêu cầu một bộ y từ người không đưa ra một lời mời để hỏi.

6. Nếu Tỳ khưu nói: ‘Đây là người phục vụ cho các Tỳ khưu,’ và chỉ rõ một người đang hiện diện vào lúc đó. Khi ấy, trước sự hiện diện của Tỳ khưu, nếu sứ giả trao cho người ấy ngân quỹ và nói: ‘Sau khi mua một bộ y cho Thera (Thượng Tọa, Trưởng Lão) này, xin hãy dâng y cho Sư,’ và sau đó ra đi. Như vậy thậm chí không được nói: ‘… đã được tôi chỉ dẫn…’ thì Tỳ khưu được cho phépyêu cầu một bộ y.
Nếu khi sứ giả sắp ra đi, ông ta nói với Tỳ khưu: ‘Con sẽ trao tiền này tận tay ông ta, Sư hãy nhận một bộ y,’ và sau đó nếu người ấy ra đi hay nếu ông ta gởi người khác tới để thông báo cho Tỳ khưu thì trong cả hai trường hợp này Tỳ khưu được phép yêu cầu một bộ y. Mặc dù giới luật này chỉ đề cập tới một ‘sứ giả’ nhưng nếu đích thân người hiến tặng mang số tiền tới thì thủ tục cũng tương tự và những khác biệt cũng tương tự như được đề cập ở trên.

7. ‘Tôi cần một bộ y,’ cho thấy cách thế đúng đắn để yêu cầu một bộ y. Tỳ khưu được phép nói điều gì đó có ý nghĩatương tự khi sử dụng bất kỳ ngôn ngữ nào. Không bao giờ được phép nói: ‘Hãy cho tôi một bộ y, Hãy mang cho tôi một bộ y, Hãy sắm cho tôi một bộ y, Hãy mua cho tôi một bộ y.’

Những Chọn lọc từ Samantapasadika (Thiện Kiến Luật chú)

1. Không chỉ không được phép nhận tiền cho bản thân, mà cũng không được phép nhận tiền nếu số tiền đó do người hiến tặng mang đến và họ nói: ‘Con dâng cúng số tiền này cho Tăng đoàn. Xin làm một vườn hoa, một ngôi chùa, phòng ăn hay bất kỳ thứ gì khác.’ Bất kỳ ai nhận tiền cho người nào khác sẽ vi phạm dukkata theo luận giảng Mahapaccariya. (Một luận giảng cổ xưa không còn hiện hữu.)

2. Nếu một Tỳ khưu từ chối không nhận tiền và nói: ‘Các Tỳ khưu không được phép nhận tiền này.’ Khi ấy nếu người hiến tặng nói: ‘Con sẽ trao số tiền này tận tay một người thợ mộc hay công nhân. Sư chỉ trông coi để công việc của họ được thực hiện một cách đúng đắn.’ Sau đó nếu ông ta giao tiền cho những người thợ và ra đi thì điều đó được cho phép. Nếu ông ta nói: ‘Con sẽ trao số tiền này tận tay người của con hay chính con sẽ giữ số tiền này. Sư cần giao cho ai thì xin bảo người đó tới gặp con để nhận nó.’ Điều này cũng được cho phép.

3. Nếu không hỏi ý kiếnTăng đoàn, một nhóm người, hay một cá nhân, họ chỉ nói: ‘Chúng con biếu số vàng, bạc, hay tiền này cho chùa, cho tu viện, cho công trình mới,’ thì không được phép từ chối điều đó. Tỳ khưu nên thông báo cho kappiya của ông và nói: ‘Đây là điều họ đã nói.’ Tuy nhiên nếu họ nói: ‘Chúng con cúng dường tiền này vì ngôi chùa, tu viện, công trình mới, xin Sư nhận và giữ nó.’ Khi ấy Tỳ khưu phải từ chối và nói: ‘Chúng tôi không được phép nhận số tiền này.’

Trong trường hợp thứ nhất Tỳ khưu không được từ chối bởi ông không bị yêu cầu nhận số tiền. Ông không thể làm điều gì ngoại trừ thuật lại cho kappiya của ông những gì những người hiến tặng nói. Ông không thể nhận số tiền đó.

4. Nếu một người mang nhiều vàng, bạc, hay tiền và nói: ‘Thưa Sư, con cúng dường món này cho Tăng đoàn, xin sử dụng bốn vật dụngcần thiết có được từ món cúng dường này.’ Khi ấy nếu Tăng đoàn nhận món cúng dường đó thì việc chấp nhận ấy là một vi phạm và việc sử dụng những vật dụngcần thiết có được từ món cúng dường đó cũng là một vi phạm.

Nếu vào lúc Tăng đoàn được cúng dường, một Tỳ khưu từ chối không nhận và nói: ‘Điều này không được cho phép.’ Những cư sĩ ra đi và nói: ‘Nếu điều này không được cho phép thì con sẽ giữ nó.’ Khi ấy những Tỳ khưu khác không nên nói với vị Tỳ khưu đó: ‘Ông đã gây trở ngại cho Tăng đoàn,’ hay điều gì khác đối với kết quả đó. Đối với bất kỳ ai nói một điều như thế với vị Tỳ kheo, người ấy sẽ mắc vào một vi phạm (dukkata) bởi bằng cách từ chối món cúng dường vị Tỳ khưu đơn độc đó đã tránh cho nhiều người không bị vi phạm.

Nếu những Tỳ khưu đó từ chối số tiền và nói: ‘Điều này không được cho phép,’ và khi ấy những cư sĩ nói: ‘Con sẽ trao số tiền này cho một kappiya hay cho người của con hay đích thân con giữ nó. Sư chỉ nhận và sử dụng những vật dụngcần thiết có được từ số tiền này.’ Điều đó được cho phép.
Luận giảng giải thích rằng không phải kappiya nào cũng cần thực hành những phương pháp được chỉ bày trong giới luật này. Luận giảng giải thích rằng có mười loại và hai hạng kappiya. Các chi tiết như sau:

5. Nếu người nào đó gởi một sứ giả cùng một số tiền để mua một bộ y cho một Tỳ khưu và sau khi tiếp xúc với Tỳ khưu, sứ giả đó nói: ‘Thưa Sư, một người nào đó đã gởi số tiền này để mua một chiếc y cho Sư. Xin nhận số tiền này.’ Khi ấy vị Tỳ khưu phải từ chối và nói: ‘Điều này không được cho phép.’ Nếu sau đó sứ giả hỏi: ‘Thưa Sư, Sư có người phục vụ không?’ Khi ấy nếu có một người như thế thì hoặc người ấy sẽ được một cư sĩchỉ dẫn: ‘Ông phục vụ cho những Tỳ khưu này,’ hoặc nếu ông ta chỉ là một người bạn hay người cộng tác của Tỳ khưu đó và phục vụ cho Tỳ khưu. Nếu vào lúc đó người ấy đang ngồi trước sự hiện diện của Tỳ khưu đó và Tỳ khưu chỉ rõ ông ta và nói: ‘Đây là người phục vụ cho các Tỳ khưu.’ Khi ấy nếu sứ giả trao ngân quỹ tận tay người đó và nói: ‘Sau khi mua một bộ y hãy cúng nó cho Thera (Thượng Tọa, Trưởng Lão) này,’ và sau đó ông ta ra đi. Như vậy kappiya này được gọi là được Tỳ khưu chỉ rõ trước sự hiện diện của người ấy (1).

Tuy nhiên nếu lúc đó người ấy không ngồi trước sự hiện diện của vị Tỳ khưu và vị Tỳ khưu chỉ rõ người đó và nói: ‘Trong làng nào đó có một người tên như thế phục vụ cho các Tỳ khưu,’ Khi ấy nếu sứ giả đi tới làng đó mang ngân quỹ trao tận tay người ấy và nói: ‘‘Sau khi mua một bộ y hãy cúng nó cho Thera này,’ và sau đó trở về gặp vị Tỳ khưu và thông báo cho Tỳ khưu điều này trước khi ra đi. Như vậy kappiya này được gọi là được Tỳ khưu chỉ rõ mà không có sự hiện diện của người ấy (2).

Tuy nhiên nếu sứ giả không đích thân trở lạithông báo cho Tỳ khưu mà gởi một người khác tới thông báo và nói: ‘Thưa Sư, chúng con đã trao cho người đó ngân quỹ để mua một bộ y. Xin Sư nhận một bộ y.’ Như vậy kappiya này được gọi là loại thứ hai được Tỳ khưu chỉ rõ mà không có sự hiện diện của người ấy (3).

Tuy nhiên nếu sứ giả không gởi người nào đó giống như thế mà thay vào đó ông ta nói với Tỳ khưu trước khi đi: ‘Thưa Sư, con sẽ gởi tiền cho người đó để mua một bộ y, xin Sư nhận một bộ y.’ Như vậy kappiya này là loại thứ ba được Tỳ khưu chỉ rõ mà không có sự hiện diện của người ấy (4).

Như thế có bốn kappiya được Tỳ khưu chỉ rõ, một người được Tỳ khưu chỉ rõ trước sự hiện diện của người ấy và ba người được Tỳ khưu chỉ rõ mà không có sự hiện diện của họ. Trong tất cả bốn trường hợp này một Tỳ khưu nên thực hành đúng y như được nói trong giới luật của Raja sikkhapada.
Nếu một sứ giả hỏi Tỳ khưu cùng cách thức được nói ở trên và nếu Tỳ khưu hoặc không có một kappiya hoặc không muốn sắp xếp như thế, Tỳ khưu nên nói: ‘Tôi không có một kappiya.’ Nếu vào lúc đó một người đi tới và sứ giả trao ngân quỹ tận tay người ấy và ra đi sau khi nói: ‘Xin nhận một bộ y từ người này.’ Như vậy kappiya này được gọi là được sứ giả chỉ rõ trước sự hiện diện của Tỳ khưu (1).

Trong trường hợp khác đích thân sứ giả vào làng và chọn một người rồi trao ngân quỹ tận tay người đó. Như vậy cũng giống như những cách thức đã được nói ở trên, hoặc người đó quay lại và thông báo cho Tỳ khưu, gởi người khác tới thông báo cho Tỳ khưu, hay nói trước khi đi: ‘Con sẽ trao ngân quỹ này tận tay người tên gì đó, xin Sư nhận một chiếc y,’ và sau đó ra đi. Đây là ba trường hợp được gọi là kappiya được sứ giả chỉ rõ mà không có sự hiện diện của Tỳ khưu (2,3 &4).

Cả bốn trường hợp này được gọi là các kapiya được sứ giả chỉ rõ. Trong bốn trường hợp này một Tỳ khưu nên thực hànhhoàn toàn giống như cách được nói trong thừa nhận Menkada, trong đó nói:

Các Tỳ khưu, có những người có niềm tin và lòng tôn kính và nếu họ ký thác tiền bạc cho một kappiya, chỉ dẫn cho người này và nói: ‘Với số tiền này xin dâng những vật dụngcần thiết được cho phép cho vị Sư này,’ thì các Tỳ khưu, ta cho phép các ông nhận mọi vật dụng cần thiết được cho phép có được từ số tiền này, nhưng các Tỳ khưu, ta chẳng thể nào cho phép nhận hay tìm kiếm tiền bạc.’ Theo sự thừa nhận này một Tỳ khưu có thể yêu cầuvô số lần. Một Tỳ khưu, người không đồng ý nhận ngân quỹ, cho dù ông đã yêu cầu hay đứng một ngàn lần thì được phép nhận những vật dụngcần thiết được cho phép. Nếu họ không biếu tặng vật gì, sau đó cử một người khác làm kappiya cho vị Tỳ kheo thì ông ta nên làm cho người đó mang lại những vật dụngcần thiết.* Nếu vị Tỳ khưu muốn thì ông có thể thông báo cho người hiến tặng lúc ban đầu, nhưng ông không cần phải làm thế nếu ông không muốn.

* Một Tỳ khưu không được phép làm cho tiền di chuyển từ một kappiya sang một người khác. Ông ta nên nói với kappiya mới: ‘Có người đã để lại một số tiền để mua môt bộ y cùng với … và tôi cần một bộ y.’

5. (tiếp theo) Nếu tỳ khưu được sứ giả hỏi theo cùng cách thức đã nói ở trên và Tỳ khưu trả lời: ‘Tôi không có một kappiya.’ Lúc ấy nếu có một người hiện diện nghe câu nói đó và nói: ‘Xin mang tiền lại đây, tôi sẽ mua một bộ y cho Sư và dâng nó cho Sư.’ Khi ấy nếu sứ giả nói: ‘Tốt quá, xin hãy dâng y cho Sư,’ và sau khi trao ngân quỹ tận tay người đó và không thông báo cho Tỳ khưu, người ấy ra đi (không nói với Tỳ khưu là Tỳ khưu nhận một bộ y từ người đó). Điều này được gọi là trở thành một kappiya nhờ miệng của mình.

Trong trường hợp khác, nếu sứ giả chỉ đơn giản trao ngân quỹ cho người nào đó và nói với ông ta: ‘Ông dâng một bộ y cho Sư,’ và sau đó ra đi. Như vậy điều này được gọi là trở thành một kappiya nhờ miệng của người khác.

Hai loại sau cùng này được gọi là những kappiya không được chỉ rõ. Trong những trường hợp này một Tỳ khưu nên thực hành theo một cách thế tương tự như thể những kappiya ấy không phải là những người thân thuộc hay không đưa ra lời mời thỉnh để yêu cầu những vật dụngcần thiết. Nếu những người ấy tự nguyện mang một bộ y và cúng dường nó thì Tỳ khưu có thể nhận y. Nếu họ không làm như thế thì Tỳ khưu không nên nói gì hết.
Mặc dù trong giới luật chỉ có một sứ giả giữ ngân quỹ, nếu người hiến tặng đích thân mang ngân quỹ hay đó là ngân quỹ để mua thực phẩm hay thứ gì khác thì thủ tục cũng tương tự như ở trên.

4. Rupiya samvohara sikkhapada

Cho dù Tỳ khưu tham gia vào điều gì trong việc trao đổi những hình thức khác nhau của vàng, bạc, hay tiền thì Tỳ khưu cũng mắc vào một vi phạm nissaggiya pacittiya.

Rupiya sikkhapada ngăn cấm việc nhận vàng, bạc, hay tiền. Giới luật này cấm việc trao đổi vàng, bạc, và tiền để lấy những thứ khác làm bằng vàng hay bạc (chẳng hạn như vật trang sức), hay để lấy những tài sản được cho phép (chẳng hạn như những bộ y, bát, hay những vật dụngcần thiết khác). Giới luật này cũng ngăn cấm việc trao đổi những vật dụngcần thiết được cho phép, hay những vật làm bằng vàng hay bạc, để lấy vàng, bạc, hay tiền.

Luận giảng Samantapasadika (Thiện Kiến Luận chú) đưa ra một giải thích bằng một ví dụ được gọi là ‘bốn cái chén không được phép nhận.’ Bản văn viết:

Để chỉ rõ lỗi lầmnghiêm trọng trong việc vi phạmgiới luật này, việc bốn cái chén không được phép nhận được giải thích như sau: Nếu một Tỳ khưu sau khi nhận tiền, mua quặng sắt, nấu chảy thành sắt và làm thành một cái chén khất thực (bình bát). Như vậy cái chén này được gọi là một ‘cái chén vĩ đại không được phép nhận’ do bởi chẳng có cách nào làm cho nó được nhận. Nếu cái chén bị đập vỡ và được làm thành những cái tách thì chúng cũng không được phép nhận. Nếu nó được làm thành một con dao thì những tooth-wood (a) được làm bằng con dao đó không được phép nhận. Nếu nó được làm thành những lưỡi câu để câu cá thì ngay cả cá bị vướng vào những lưỡi câu đó cũng không được phép nhận. Nếu người ấy nung nóng lưỡi dao làm từ cái chén đó và nhúng nó vào nước hay sữa và làm nước hay sữa ấm lên thì nước hay sữa đó cũng không được phép nhận.
Nếu một Tỳ khưu sau khi nhận tiền, mua một cái chén được làm sẵn thì cái chén đó không được phép nhận. Trong luận giảng Mahapaccariya có nói: ‘Bất kỳ Tỳ khưu, Tỳ khưu ni, samanera (Sa di), samaneri (Sa di ni), hay sikkhamana (Thức xoa ma na, Học nữ) nào cũng không được phép nhận cái chén đó.’ Cũng có thể làm cho cái chén này lại được phép nhận. Nếu vị Tỳ khưu trả cái chén cho nơi ông đã mua, lấy lại tiền, và trả lại cái chén thì cái chén trở thành được phép nhận. Như vậy nếu ta có cái chén bằng một cách thế được cho phép thì ta được phép sử dụng nó.

Nếu một Tỳ khưu sau khi nhận tiền đi tới một tiệm bán chén bát cùng với kappiya của ông và khi nhìn thấy một cái chén ông nói: ‘Tôi thích cái này,’ và người kappiya đó đưa tiền và thỏa thuận với người chủ tiệm để mua chén. Khi ấy mặc dù cái chén đó được sở hữu bằng lời nói được cho phép nhưng nó vẫn không được phép nhận do bởi việc nhận tiền lúc ban đầu. Không có sự khác biệt với thí dụ thứ hai. Vì sao các Tỳ khưu khác cũng không được phép nhận những cái chén? Đó là bởi tiền lúc ban đầu không được thu hồi (theo đúng Luật ở giữa Tăng đoàn).

Nếu một Tỳ khưu không nhận tiền và sau khi một kappiya được gởi tới và được chỉ dẫn, người này nói: ‘Sau khi mua một cái chén xin cúng nó cho Thera.’ Sau đó nếu kappiya và Tỳ khưu cùng đi tới tiệm bán chén bát và khi nhìn thấy cái chén Tỳ khưu nói: ‘Hãy nhận số tiền này và đưa cho tôi cái chén,’ và như thế sau khi làm cho tiền được đưa ra vị Tỳ khưu nhận cái chén. Như vậy chỉ một mình Tỳ khưu đó không được phép nhận cái chén bởi ông đã sắp xếp việc mua bán một cách sai lầm. Những Tỳ khưu khác thì được phép nhận bởi số tiền đã không được nhận ngay từ đầu.

Thầy giáo của Mahasuma Thera được gọi là Anuruddha Thera và ông có một cái chén như thế, nó đựng đầy sữa trâu và ông tặng nó cho Tăng đoàn. Đệ tử của Tipitaka Culanaga Thera cũng có một cái chén như thế, và vì thế Thera làm cái chén được rót đầy sữa trâu và tặng cho Tăng đoàn. Đây là bốn cái chén không được phép nhận.

Nếu một Tỳ khưu không nhận tiền và sau khi một kappiya được gởi tới và được chỉ dẫn, người này nói: ‘‘Sau khi mua một cái chén xin cúng nó cho Thera,’ khi ấy nếu kappiya và Tỳ khưu cùng đi tới tiệm bán chén bát và sau khi nhìn thấy cái chén Tỳ khưu nói: ‘Tôi thích cái này,‘ hay ‘Tôi sẽ lấy cái này,’ và kappiya đưa tiền và thỏa thuận việc mua bán với chủ tiệm thì cái chén đó hoàn toàn được phép nhận và ngay cả Đức Phật cũng sử dụng nó.

PHẦN 4. VIỆC BỊ THU HỒISÁM HỐI

Nếu một Tỳ khưu đã nhận vàng, bạc, hay tiền thì trước tiên, theo những giới luật của Tạng Luật, ngay giữa Tăng đoàn ông phải bị thu hồi những vật dụng không được phép nhận và sau đó sám hốivi phạm đó. Nếu ông đã mua thứ gì đó với vàng, bạc, hay tiền thì những món đồ đã được mua đó cũng phải bị thu hồi và sau đó phải sám hối việc vi phạm. Nếu vào lúc xảy ra việc thu hồi một cư sĩ có mặt ở đó thì được phép giải thích cho người ấy những gì đã xảy ra. Nếu cư sĩ đó nhận số tiền và nói: ‘Con nên mua cái gì với số tiền này?’ Khi ấy Tỳ khưu có thể nói: ‘Món nào đó được phép nhận (sữa trâu, bơ, v.v..) Ông ta không thể nói: ‘Hãy mua món nào đó.’ Như vậy nếu cư sĩ mua món nào đó và dâng nó cho Tăng đoàn thì tất cả các Tỳ khưu, ngoại trừ người đã nhận số tiền đó, có thể sử dụng nó. Nếu khôngcư sĩhiện diện ở đó thì Tăng đoàn có thể chỉ định một Tỳ khưu nhận tiền và ném nó đi.

Đức Phật đã dạy rằng chẳng có cách nào để một Tỳ khưu có thể được lợi lạc sau khi nhận tiền hay mua những đồ vật bằng số tiền đó. Nhưng nếu tiền được thu hồiphù hợp với những giới luật của Tạng Luật thì những người khác trong Tăng đoàn có thể được lợi lạc. Nếu những vật phẩm và tiền không bị thu hồi thì không có Tỳ khưu hay samanera (Sa di) nào có thể sử dụng những món đó.

Nếu một Tỳ khưu không thu hồi hay ném bỏ tiền hay những món đồ được mua bằng tiền đó thì cho dù ông ta sám hối bao nhiêu lần chăng nữa ông vẫn được coi là đã vi phạm. Như vậy nếu ông ta nghe trì tụng Giới bổn Tỳ khưu (Giới bổn Ba-la-đề-mộc-xoa) hay tuyên bố là mình trong sạch thì ông ta cũng vi phạm việc nói dốiý thức. Giới bổn Tỳ khưu nói:

‘Bất kỳ Tỳ khưu nào được chất vấn ba lần, biết rằng mình vi phạm nhưng vẫn không bộc lộ điều đó thì đó là một người nói dốiý thức. Các Sư, Đức Thế Tôn đã dạy rằng nói dốiý thức là một chướng ngại cho việc thành tựu.’

PHẦN 5. NHỮNG PHƯƠNG PHÁP TÂN TIẾN

Có nhiều phương pháp mà hiện nay các tu sĩ dùng để thâu thập và sử dụng những ngân quỹ to lớn. Nếu quý vị là một tu sĩ quý vị sẽ trải qua những phương pháp khác nhau ở những tu viện khác nhau. Hầu hết những phương pháp này không tuân theo những thủ tục được sắp xếp trong những bản văn. Cách tốt nhất là tránh những thực hànhđáng ngờ và không rõ ràng và hãy thực hànhphù hợp với những thủ tục (trình tự) được đưa ra trong các bản văn.

Chẳng hạn như các bản văn không chỉ cho một tu sĩ cách dạy cho một người khi họ nỗ lựccúng dường tiền, chỉ bày cho họ cách cúng dường những vật dụngcần thiết được cho phép. Các bản văn chỉ dẫn rằng nếu tiền được mang với ý hướngbất tịnh nhằm cúng dường cho tu sĩ thì tu sĩ đó không thể chỉ rõ một kappiya (xem ở trên). Tuyệt nhiên không được phép cúng dường tiền. Tu sĩ không bao giờ được sở hữu tiền bạc. Tu sĩ không bao giờ có thể cho ý kiến về việc phải làm gì với số tiền trong một ngân quỹ dành để mua những vật dụngcần thiết, mà chỉ có thể yêu cầu những vật dụng ấy. Những vấn đề này thật tế nhị và hầu hết các tu sĩ không hiểu rõ chúng hoặc bởi thiếu nghiên cứu, bởi truyền thống, hay do ảnh hưởngvi tế của việc khao khát một số tiền.

Như vậy làm thế nào một tu sĩ không nhận tiền có thể có được những vật dụng cần thiết? Có một vài phương pháp được Đức Phậtcho phép để có được những vật dụngcần thiết. Cách thức dễ dàng nhất là hỏi một người nào đó ai là người thân thuộc hay ai đã đưa ra một lời mời các Tỳ khưu yêu cầu những vật dụngcần thiết. Thường thì một Tỳ khưu không thể yêu cầu những vật dụngcần thiết từ một người không đưa ra lời mời và không phải là người thân thuộc. Làm như thế là cách kiếm sống tà vạy. Tuy nhiên nếu một Tỳ khưu bị bệnh thì ông ta có thể yêu cầu người nào đó cung cấp thuốc hay thực phẩm. Cũng thế, nếu những bộ y hay chén bát của Tỳ khưu bị mất cắp hay bị hư hỏng thì ông có thể hỏi xin một người khác (Nissaggiya Pacittiya 6 & 21). Một Tỳ khưu cũng có thể yêu cầu nhân công hay mượn các dụng cụ. Ông có thể yêu cầu người nào đó lấy nước từ một nguồn nước công cộng chẳng hạn như một con sông hay một con đập, nhưng ông không thể hỏi xin nước uống là sở hữu riêng tư của một căn nhà của người nào đó. Một tu sĩ cũng có thể lấy gỗ, đá, hay những vật liệuxây dựng từ những vùng đất hoang vu không có người sở hữu và được pháp luậtcho phép.

Trước khi thọ giới làm một sa di hay tu sĩ, một người có thể chuẩn bị một ngân quỹ để cung cấp những vật dụngcần thiết khi ông ta trở thành một tu sĩ hay sa di. Một ngân quỹ như thế có thể được để lại cho một người thân hay người bạn và những người này nên được hướng dẫn để dâng cúng những vật dụngcần thiết cho tu sĩ ấy sau khi ông đã thọ giới. Tân tu sĩ hay tân sa di có thể yêu cầu những vật dụngcần thiết từ một người giữ ngân quỹ nếu họ là một thân nhân ruột thịt, nhưng trước hết tu sĩ hay sa di cần được cho một lời mời trước khi ông có thể yêu cầu một người bạn. Điều này nên được giải thích cho người bạn trước khi thọ giới.

Khi một người đã được thọ giớixuất gia, nếu người ấy vẫn còn tiền trong ngân hàng từ khi còn là một cư sĩ, thì người ấy không thể đảm nhận bất kỳ sự dàn xếp nào về số tiền ấy vì lợi íchcủa riêng ông. Ông có thể để lại số tiền đó trong ngân hàng cho tới khi ông giải y và không sử dụng số tiền đó trong khi ông thọ giớixuất gia. Ông có thể tặng số tiền đó cho cha mẹ, những người thân, hay bạn hữu của ông để họ sử dụng, nhưng không thể tặng cho bất kỳ tu sĩ, sa di, hay tu viện nào.

Việc nhận hay sử dụng tiền trợ cấp trong khi đang thọ giớixuất gia cũng không được cho phép. Những người muốn xuất gia trong Tăng đoàn nên thực hiện những chuẩn bị thích hợpliên quan tới tiền trợ cấp của họ trước khi đắp ytu sĩ.

KẾT LUẬN

Những giới luậtliên quan tới tiền bạc thật phức tạp khi giải thích nhưng không khó thực hành; mọi sự một Tỳ khưu cần làm là từ chối nhận tiền. Đối với những người giữ những giới luật một cách chân thành thì họ sẽ đạt được một sự hiểu biết sâu xa về Pháp. Họ sẽ có thể chứng ngộ những trái quả của Tạng Luật là những gì không tìm thấy trong chữ nghĩa của các giới luật mà được khám phá trong trái tim của những người thực hành nó.

OVADA PATIMOKKHA DHAMMACETI
Nhẫn nại là thực hànhtối thượng,
Chư Phật nói Niết bàn là Pháp tối thượng,
Kẻ giết hại người khác không phải là người thực sự lên đường,
Kẻ làm hại chúng sinh không phải là một Samana (Sa môn) đích thực.
Đừng làm mọi ác hạnh,
Hãy phát triển những phẩm tính tốt đẹp,
Tịnh hóa bổn tâm,
Đây là lời chư Phật dạy.
Đừng lăng mạ, sỉ nhục hay làm hại người khác,
Hãy tự chế phù hợp với những giới luật của
Giới bổn Tỳ khưu,
Ăn uốngđiều độ,
Ẩn dật nơi hẻo lánh,
nỗ lựcđịnh tâm,
Đây là lời chư Phật dạy.
Chú thích:
(a) Tooth-woods, tạm dịch: mộc xỉ, một loại cây thời Đức Phật. Xơ của loại cây này rất mềm, dân Ấn Độ dùng để nhai mỗi buổi sáng cho sạch và thơm miệng.
Bản dịch Việt ngữ của Thanh Liên
Có thể đọc bản Anh ngữ “A Life Free From Money” trong:
http://zencomp.com/greatwisdom/ebud/ebsut060.htm

A Life Free from Money:
Information about the Money Rules for Buddhist Monks and Nuns
Bhikkhu Dhamminda
This manuscript may be reproduced without the permission of the author.

Contents
Part 1 Information For Lay Supporters
Part 2 The Fault In Accepting Money
Part 3 The Rules Concerning Money
Part 4 Forfeiture And Confession
Part 5 Modern Methods
Conclusion

Information about the Money Rules

This article was written for the many bhikkhus who have asked me questions about the money rules found in the Vinaya. Since a newly ordained bhikkhu has little chance of being able to read the commentaries I have translated many sections from there. I hope that there is sufficient information in this article to help bhikkhus to understand how to keep these rules.

Part 1. Information for Lay Supporters

Do you know that the Buddha did not allow monks and novices to accept money?
You will certainly have noticed that the vast majority of monks do accept and use money. This is one of the factors that will lead to the disappearance of the Buddha´s Teaching. You can help to keep the Buddha´s Teaching alive by learning how to offer allowable requisites.

In this section we will list the main points that a layperson should remember so that a monk (bhikkhu) may obtain requisites without breaking the rules of Vinaya.

1. Never offer money to bhikkhus, but only offer allowable requisites such as robes, medicine, books, or tickets for transport. If you are unsure as to what a bhikkhu needs then you can ask him, or invite him to ask you if he needs anything.

2. A fund for requisites can be left with a kappiya (someone who performs services for a bhikkhu) and he should be instructed to buy and offer requisites for a bhikkhu, a group of bhikkhus, or the sangha of a monastery. Do not ask the bhikkhu, `To whom should this be given to?´ If you ask in this way then it is not allowable for a bhikkhu to point out a kappiya. Simply say, `Venerable Sir, I want to offer requisites to you. Who is your kappiya?´

3. Having instructed the kappiya then inform the bhikkhu by saying, `I have left a fund for requisites worth `x´ dollars with your kappiya. When you need requisites ask him and he will offer them to you.´

4. If you already know who the bhikkhu´s kappiya is then you can simply leave the fund with the kappiya and inform the bhikkhu as above in no 3.

Please read the above carefully and take note of what to say. The above procedure was allowed by the Buddha in what is called the `Mendaka allowance´. It is found in the Bhesajja Khandhaka of Mahavagga in the Vinaya Pitaka and the translation of it reads:

Bhikkhus, there are people of faith and respect and if they should entrust money in the hands of a kappiya and instruct him saying, `With this money offer allowable requisites to this Venerable One,´ then bhikkhus I allow you to accept whatever allowable requisites are obtained with that money, but bhikkhus, in no way whatsoever do I allow money to be accepted or searched for.´

Also a rule called Raja-sikkhapada, the tenth rule of the Kathina Vagga in the Nissaggiya Pacittiya section of the Patimokkha gives relevant information. It is translated as follows:

If a king, a king´s officer, a brahmin, or a layperson should send a messenger with money in order to buy a robe for a bhikkhu saying, `Having bought a robe with this money offer it to such and such a bhikkhu,´ and if that messenger should approach that bhikkhu and say, `Venerable Sir, this money for buying a robe has been brought here for you. Venerable Sir, please accept this money for buying a robe.´ Then that bhikkhu should say to that messenger, `We do not accept money for buying a robe, we accept robes if they are offered at an appropriate time and if they are allowable.
´
If then that messenger should ask, `Venerable Sir, is there anyone who performs services for you?´ Then if that bhikkhu wants a robe he should point out someone who performs services for him be he a monastery attendant or a layperson saying, `Such and such performs services for bhikkhus.´

If that messenger having instructed that person who performs services should then approach that bhikkhu and say, `That person who you pointed out has been instructed by me. Venerable Sir, approach him at an appropriate time and he will offer you a robe.´ Then a bhikkhu who wants a robe having approached that person who performs services can ask or remind him two or three times saying, `I need a robe.´

If having asked or reminded two or three times he obtains that robe then that is good. If he should not obtain it then he can stand silently for four, five, or six times in order to obtain that robe. If having stood silently for four, five, or six times he obtains that robe then that is good. If he should make any more effort than this and he obtains that robe then it is a nissaggiya pacittiya offense.

If he does not obtain that robe then he should go himself or he should send a messenger to that person who sent that money for buying a robe and say, `That money for buying a robe for a bhikkhu that you sent has produced nothing at all for that bhikkhu, try to get your money returned to you lest your money be lost.´ This is what should be done.

Part 2. The Fault in Accepting Money

Before he passed away the Buddha said that after his death the sangha, if it wanted to, could revoke the lesser and minor rules of the Vinaya. Some bhikkhus quote this as a reason to support their acceptance of money, but the following quotes from the suttas show that the rules prohibiting money are not lesser or minor rules. The money rules are shown by these quotes to be fundamental and essential for the attainment of enlightenment. Maniculaka Sutta (Samyutta Nikaya, Salayatana Samyutta, Gamani Vagga, sutta no. 10):

At one time, the Blessed One was living in Rajagaha in the place where squirrels and birds were fed called Veluvana. At that time in the king´s palace, the king´s retinue were assembled and whilst assembled this conversation arose amongst them:
`Gold, silver, and money are allowable for those monks who are the sons of the Sakyan prince (the Buddha). Those monks who are the sons of the Sakyan prince consent to gold, silver, and money. Those monks who are the sons of the Sakyan prince accept gold, silver, and money.´

Then at that time Maniculaka the village headman was sitting present in that assembly and he spoke to that assembly saying:

`Good sirs, do not say that. Gold, silver, and money are not allowable for those monks who are sons of the Sakyan prince. Those monks who are the sons of the Sakyan prince do not consent to gold, silver, or money. Those monks who are the sons of the Sakyan prince do not accept gold, silver, and money. Those monks who are the sons of the Sakyan prince have renounced gold and gems and are without money.´

But Maniculaka the village headman was unable to convince that assembly.
Then Maniculaka the village headman went to the Blessed One, and having approached the Blessed One bowed to him and sat down at one side. While sitting at one side Maniculaka the village headman said to the Blessed One:

`Venerable Sir, in the king´s palace the king´s retinue were assembled… (He repeated all that had been said above.)… But Venerable Sir, I was not able to convince that assembly.

`Venerable Sir, by thus explaining am I one who speaks what is said by the Blessed One or have I falsely misrepresented the Blessed One? Have I answered in accordance with this Teaching or would someone speaking in accordance with this Teaching find reason to blame me?´

(The Blessed One:) `Truly you, headman, by thus explaining are one who speaks what is said by me and did not falsely misrepresent me. You have answered in accordance with this Teaching and someone speaking in accordance with this Teaching would not find reason to blame you.

`For, headman, gold, silver, and money are not allowable for those monks who are the sons of the Sakyan prince. Those monks who are the sons of the Sakyan prince do not consent to gold, silver, or money. Those monks who are the sons of the Sakyan prince do not accept gold, silver, or money. Those monks who are the sons of the Sakyan prince have renounced gold and gems and are without money.

`Headman, for whoever gold, silver, or money are allowable then for him the five types of sense pleasure are allowable. For whoever the five types of sense pleasure are allowable you can be certain, “He does not possess the nature of a monk, he does not possess the nature of a son of the Sakyan prince.”

`Headman, really I say this, “By a monk who needs grass, grass can be searched for. For a monk who needs timber, timber can be searched for. For a monk who needs a cart, a cart can be searched for.” But, headman, I also say, “In no way whatsoever can gold, silver, or money be accepted or searched for.”´

The next quote from the end of Upakkilesa Sutta (Anguttara Nikaya, Book of Fours, Rohitassa Vagga, sutta no. 10) demonstrates that accepting money leads to continued rebirth.

`Stained by lust, anger, and blinded by ignorance
some monks and brahmins take delight in sense pleasures.
Those foolish monks and brahmins drink alcohol,
engage in sexual intercourse,
accept gold, silver, and money,
and obtain their requisites by wrong livelihood.
All of these are called corruptions by the Buddha who shines like the sun.
Those foolish monks and brahmins who are corrupted by these corruptions,
impure, and defiled, do not blaze or shine.
But instead bewildered, blinded, slaves to desire, and full of craving
they increase the size of cemeteries by taking birth again and again.´
In these suttas the Buddha has equated the acceptance of money with the indulgence in sense pleasures. In the Dhammacakkappavattana Sutta the Buddha clearly instructs:

`These two extremes, bhikkhus, should not be practised by one who has gone forth. Which two? Indulgence in sense pleasure which is low, the way of villagers, the way of ordinary people, the way of the unenlightened, and unprofitable; and self-mortification which is painful, the way of the unenlightened, and unprofitable.´
It is taught that even a layperson who is an anagami (non-returner) keeps the ten precepts naturally and does not accept or use money. For example the anagami Ghatikara was without gems, gold, silver, or money, and made his living by taking earth that had eroded from the river bank and making it into pots. These pots he left at the side of the road and anyone who wished could leave a suitable amount of rice or food and take the pots. In this way Ghatikara supported himself and his blind parents. (See Ghatikara Sutta of Majjhima Nikaya.)

This demonstrates how money is an impediment to enlightenment and how the truly enlightened do not use money. The above quotes all prove that the acceptance of money by monks is not a small fault, and that it can render a monk incapable of attaining Nibbana.

Part 3. The Rules concerning Money

The meaning of `money´ in all these rules is: Anything that is used as currency for buying and selling. It includes coins, banknotes, cheques, gold, and silver.

Why is a cheque unallowable? A cheque is unallowable because sometimes it is negotiable and also because a cheque is a command to a bank to give money to the bearer. It usually says something like, `Pay the sum of one hundred dollars to the bearer, Dhamminda Bhikkhu.´ Therefore a cheque written out to a monk is a command to give money to that monk and if he accepts it then he is accepting that money in the bank. It is the same as the third way of accepting money; `In such and such a place that money, that is mine, that is for you.´ Therefore a cheque is a way of giving money to a monk and must be refused.

A monk who writes a cheque commits an offense for commanding money. If he accepted the fund in the first place it would be a nissaggiya pacittiya offense or if the fund was left with a kappiya in a correct way it is a dukkata offense for wrong arrangement.

A novice is required to keep ten precepts of which the tenth is to abstain from accepting gold, silver, and money. In practise this means that a samanera keeps all the rules connected with money in the same way as a monk does.

For monks (bhikkhus) there are four major rules concerning money found in the Vinaya:

1. Rupiya-sikkhapada (Nissaggiya Pacittiya, no. 18)
2. Mendaka-sikkhapada (Vinaya Mahavagga, Bhesajja Khandhaka)
3. Raja-sikkhapada (Nissaggiya Pacittiya, no.10)
4. Rupiya-samvohara-sikkhapada (Nissaggiya Pacittiya, no. 19)

The translations of 2 & 3 have already been given above and the translations of 1 & 4 are as follows:

1. Rupiya-sikkhapada

Whatever bhikkhu should himself accept money or cause another to accept it for him, or consent to having it placed near him or kept for him, has committed a nissaggiya pacittiya offense.

4. Rupiya-samvohara-sikkhapada

Whatever bhikkhu should engage in the exchange of any of the various forms of gold, silver, or money has committed a nissaggiya pacittiya offense.

Rupiya-sikkhapada needs to be thoroughly understood because if this rule is kept properly a monk will not misinterpret the other rules concerning money. It prohibits a monk form doing three things:

a. Accepting money himself.
b. Causing another to accept money for him.
c. Consenting to having money placed near him or kept for him.

The original Pali text defines these three as:

a. sayam ganhati – He takes it himself.
b. aññam gahapeti – He causes another to take it for him.
c. idam ayassa hotu ti upanikkhittam sadiyati – They say, `This is for you Venerable Sir,´ and he consents to their placing it near him.

Kankhavitarani commentary explains the above three ways of accepting in this way:

1. He takes money himself when it is offered for him, or he takes it himself when he has found it in any place and it does not belong to anyone.

2. In these same instances (when it is offered for him or he has found it) he causes another to take it (for him).

3. If with the money in his presence they say, `This is for you,´ or when the money is kept somewhere else they say, `In such and such a place that money, that is mine, that is for you.´ Then if they communicate that donation by simply speech or hand signals and that monk does not refuse that by bodily sign or speech and accepts it mentally then that is called `consenting.´ If he consents mentally and desires to accept, but by body or speech he refuses saying, `This is not allowable,´ or if he does not refuse by body or speech but with a pure mind does not consent thinking, `This is not allowable for us,´ then that is allowable (not called consenting).

With this rule, the Buddha has prohibited all the possible ways in which money could be accepted. If someone tries to offer money to a monk in any of these three ways he cannot say: `Such and such is my kappiya. Give this money to my kappiya. Take this money for me. Put the money over there.´ All he can do is refuse to accept that money by saying, `This is not allowable.´ Refusal is the only action he needs to remember to do.

The Samantapasadika commentary explains that it is not only unallowable to accept money in one of these three ways for oneself, but also if the money is for the sangha, a group, another person, a pagoda, a monastery, or for anything else. If a monk accepts money in one of these three ways for himself it is a nissaggiya pacittiya offense. If he accepts for the others just mentioned it is a dukkata offense.

There is a recently written book on Vinaya which presents a mistaken viewpoint. It says:

One is allowed to `cause to be deposited´ money for a monastery, for a fund for requisites, for a charitable appeal (orphanage fund say), but not for any particular monk. For example a donor giving money to the temple may be instructed to, `Put it in the donation box´, or `Put it in this account number´, though such money may not be received into a monk´s hands. The sangha, or its appointed officers may direct the use of such a fund, even saying, `Buy this,´ or `Get that.´

It has been shown above that it is not allowable to cause to be accepted or deposited, money for a temple or for anything else. This viewpoint therefore is not in agreement with the Vinaya.

The commentary illustrates the principles involved in these rules with a fictitious story. It deals with a situation in which the donor ignores the refusal of the monk and simply leaves the money in front of the monk and departs. It shows that:

1. If a monk says, `Keep it here,´ it would be a nissaggiya offense for accepting.

2. If the monk wishes to buy something and says, `Take this,´ it would be arranging in an unallowable way. (If the fund were allowable).

3. This rule is like walking a tightrope with only a slip of the tongue being necessary to fall into committing an offense.

The story reads:

Suppose that a person should place a hundred or a thousand coins at a bhikkhus feet and say, `This is for you,´ and the bhikkhu refuses it saying, `This is not allowable,´ but the layperson replies, `I have given this to you,´ and then departs.

Then if another layperson comes and asks, `Venerable Sir, what is this?´ Then he can be told what was said by the first person and by the bhikkhu. If that layperson should say, `Venerable Sir, let me keep it secure, show me a secure place.´ Then having ascended a seven storied mansion he can explain, `This place is secure,´ but he should not say, `Keep it here.´ By saying just this much it becomes allowable or unallowable. (Vimativinodana sub-commentary states: If he says, `Keep it here,´ that is accepting money and a nissaggiya pacittiya offense.) He can then close the door and protect it.

If later a salesman comes with merchandise such as a bowl or robes and says, `Take this Venerable Sir,´ then the bhikkhu can say, `Layperson I have need for this and the means to obtain it exists, but there is no kappiya here now.´ And if the salesman says, `I will be your kappiya, open the door and give it to me.´ Then having opened the door he should say, `It is placed in this room.´ He should not say, `Take this.´ Thus depending on what is said does it become allowable or unallowable. Then if that salesman should take those coins and give allowable requisites to the bhikkhu then that is allowable. If he takes too many coins then that bhikkhu should say, `I will not take your merchandise, go away!´

2. Mendaka-sikkhapada

A translation of this was given above. There is no separate information to this allowance in the commentaries. Everything that needs to be said about it is explained in the commentary to Raja-sikkhapada. The last line of this allowance is worth remembering as a summary of all the rules concerning money: `Bhikkhus, in no way whatsoever do I allow money to be accepted or searched for.´

3. Raja-sikkhapada

A translation of this was given above. The commentary to this rule gives a lot of information which helps a monk to know what to say and do in different situations. Below are some translations of selected quotes from the commentaries along with some further explanations by the author.

Selections from Kankhavitarani Commentary

1. `Having bought a robe with this money, offer it to such and such a bhikkhu´, is said (in the rule) to show the purity of intention with which the money is sent. If the donor sends the messenger saying, `Give this money to such and such a bhikkhu,´ then that is sent impurely because of reference to money which is unallowable. In that case a bhikkhu should never point out a person as a kappiya.

If the donor himself comes and says, `I offer this money to you,´ then a bhikkhu cannot point out a kappiya. If a bhikkhu just says, `Such and such is my kappiya,´ at this point it would be causing money to be accepted for him and a nissaggiya pacittiya offense. All a bhikkhu can do in this case is refuse to accept the money.

2. `We do not accept money for buying a robe, we accept robes if they are offered at an appropriate time and if they are allowable,´ has been said to show that the money must be refused because, even though the fund for a robe was sent in a pure way, the speech of the messenger is unallowable. (`Please accept this money for buying a robe.´)

A fund of gold, silver, coins, or currency is a cause for a nissaggiya pacittiya offense. Pearls, gems, rubies, precious stones, the seven types of grains, female slaves, male slaves, paddy fields, cultivated fields, orchards, or flower gardens are called things which are the cause for a dukkata offense. It is not allowed to accept any of these for oneself, a pagoda, the sangha, a group, or another person.

Here and elsewhere throughout the commentaries `to accept´ means to accept in any one of the three ways mentioned in Rupiya-sikkhapada.

3. If the messenger asks in an allowable way saying, `Venerable Sir, is there anyone who performs services for you?´ Then it is permitted to point someone out. If however the messenger asks, `Who will take this?´ or `Who should I give this to?´ then it is not allowable to point out anyone as a kappiya.

If the bhikkhu points out a kappiya when the layman asks in the wrong way it will be a nissaggiya pacittiya offense for causing another to accept the money for him.

4. `Such and such performs services for bhikkhus´, is said to show the allowable way of speech for a bhikkhu. He can only say it in this way and should not say, `Give it to him. He will keep it. He will exchange it. He will purchase it.´

If the layperson asks in the allowable way the bhikkhu can point out a kappiya only in the allowable way. If he points out in the wrong way it will be a nissaggiya pacittiya offense.
5. `That person who you pointed out has been instructed by me. Venerable Sir, approach him at an appropriate time and he will offer you a robe,´ means: that person has been commanded by me when the need for a robe arises for you he will offer you a robe. If the messenger really says this then, after being informed like this, it is allowable to ask for a robe. It is not allowable to ask if he merely goes and gives the fund for a robe into the hands of a kappiya.

It would be wrong-livelihood to ask for a robe from someone who had not given an invitation to ask.

6. If a bhikkhu says, `This is a person who performs services for bhikkhus,´ pointing out a person who is present at that time. Then if the messenger in the presence of the bhikkhu gives the fund into the hands of that person saying, `Having bought a robe for this Thera offer it to him,´ and then he leaves. Then even without being told, `… has been instructed by me…´ it is allowable for the bhikkhu to ask for a robe.

If the messenger as he is about to leave should say to the bhikkhu, `I will give this into his hands, you take a robe,´ and if then he leaves or if he sends another person to inform the bhikkhu then in either of these cases it is allowable to ask for a robe. Even though this rule only mentions a `messenger´ if the donor himself were to bring the fund then the procedure is the same and the distinctions are the same as just mentioned above.

7. `I need a robe,´ shows the correct way for asking for the robe. It is allowable to say anything of the same meaning using any language whatsoever. It is never allowable to say, `Give me a robe, Bring me a robe, Purchase me a robe, Buy me a robe.´
Selections from Samantapasadika Commentary

1. Not only is it unallowable to accept money for oneself, but it is also unallowable to accept money if it is brought by the donor and he says, `This I offer to the sangha. Make a park, pagoda, eating hall or anything whatsoever.´ Whoever accepts money for any other person has committed a dukkata offense according to Mahapaccariya commentary. (An old commentary no longer extant.)

2. If a bhikkhu refuses to accept money saying, `It is not allowable for bhikkhus to accept this.´ Then if the donor says, `I will place this in the hands of a carpenter or workman. You simply watch them to see that their work is done properly.´ Then if he gives the money into their hands and leaves then that is allowable. If he says, `I will place this in the hands of my man or I will keep it myself. Whatever you want to be given to whomever send them to me to obtain it.´ This is also allowable.

3. If without referring to the sangha, a group, or an individual they simply say, `We give this gold, silver, or money for the pagoda, for the monastery, for new work,´ then it is not allowed to refuse that. The bhikkhu should inform his kappiya saying, `This is what they said.´ If however they should say, `We offer this for the benefit of the pagoda, monastery, new work, you take this and keep it.´ Then the bhikkhu must refuse it saying, `It is not allowable for us to take this.´

In the first case the bhikkhu does not have to refuse because he is not being asked to accept the money. He cannot do anything except to tell his kappiya what they said. He cannot accept that money.

4. If a person should bring a large amount of gold, silver, or money and say, `This I offer to the sangha, Venerable Sirs, use the four requisites obtained from this.´ Then if that sangha should accept that then that acceptance is an offense and using the requisites obtained with it is also an offense.

If at that time when it is offered to the sangha one bhikkhu refuses it by saying, `This is not allowable,´ and that layperson goes away saying, `If this is not allowable then I will keep it.´ Then those other bhikkhus should not say to that bhikkhu, `You have obstructed the gains of the sangha,´ or anything else to that effect. For whoever says such a thing to him has committed an offense (dukkata) because by refusing that single bhikkhu has saved many from committing an offense.

If those bhikkhus refuse the money saying, `It is not allowable,´ and the layperson then says, `I will give this into the hands of a kappiya or to my man or keep it myself. You just accept and use the requisites obtained with it.´ That is allowable.
The commentary explains that the method shown in this rule does not need to be practised with all kappiyas. It explains that there are ten types and two classes of kappiyas. The details are as follows:

5. If a certain person sends a messenger with a fund for buying a robe for a bhikkhu and that messenger having approached that bhikkhu should say, `Venerable Sir, such and such a person has sent this money to buy a robe for you. Take this money.´ Then that bhikkhu must refuse saying, `This is not allowable.´ If the messenger then asks, `Venerable Sir, do you have anyone who performs services for you?´ Then if there is such a person whether he has been instructed by a layperson saying, `You perform services for these bhikkhus,´ or if he is just a friend or associate of that bhikkhu and performs services for him. Then if at that moment that person is sitting in the presence of that bhikkhu and he points him out saying, `This is a person who performs services for bhikkhus.´ Then if the messenger should give that fund into the hands of that person and say, `Having bought a robe give it to this Thera,´ and then he leaves. Then this is called pointed out by the bhikkhu in his presence. (1)

However if that person is not sitting in the presence of that bhikkhu at that time and the bhikkhu points him out saying, `In such and such a village a person called such and such performs services for bhikkhus.´ Then if that messenger having gone there should give the fund into that person´s hands saying, `Having bought a robe give it to this Thera,´ and then should return to the bhikkhu and inform him of this before leaving. Then this is called pointed out by the bhikkhu not in his presence. (2)

If however the messenger does not return himself to inform the bhikkhu, but sends another person to inform him saying, `Venerable Sir, the fund for a robe was given by us into the hands of that person. You take a robe.´ Then this is called a second type pointed out by the bhikkhu not in his presence. (3)

If however the messenger does not send someone like this, but instead before going says to the bhikkhu, `Venerable Sir, I will give the fund for a robe to that person, you take a robe.´ Then this is a third type pointed out by a bhikkhu not in his presence. (4)

Thus there are four kappiyas pointed out by a bhikkhu, one pointed out by a bhikkhu in his presence and three pointed out by a bhikkhu not in his presence. In all of these four instances a bhikkhu should practise in exactly the same way as stated in the rule of Raja-sikkhapada. .

If the bhikkhu has been asked by the messenger in the same way as previously stated above and if the bhikkhu because of either having no kappiya or no desire to make such arrangements should say, `I do not have a kappiya.´ Then if at that time a person arrives and the messenger gives that fund into that person´s hands and leaves after having said, `Take a robe from the hands of this person.´ Then this is called pointed out by the messenger in the presence of the bhikkhu. (1)

In another case the messenger enters into the village himself and selects a person and gives the fund into the hands of that person. Then in the same ways as was previously stated either returns and informs the bhikkhu, sends another to inform him, or before going says, `I will give this fund into the hands of a person named such and such, you take a robe,´ and then leaves. These three cases are called pointed out by the messenger not in the presence of the bhikkhu. (2, 3 & 4)

These four together are called kappiyas pointed out by the messenger. In these four cases a bhikkhu should practise in exactly the same way as is said in Mendaka allowance which says:

Bhikkhus, there are people of faith and respect and if they should entrust money in the hands of a kappiya and instruct him saying, `With this money offer allowable requisites to this Venerable One,´ then bhikkhus I allow you to accept whatever allowable requisites are obtained with that money, but bhikkhus, in no way whatsoever do I allow money to be accepted or searched for.´

According to this allowance there is no limit to the number of times a bhikkhu can ask. A bhikkhu, who has not consented to the acceptance of the fund, even if he asked or stood for a thousand times is allowed to accept the allowable requisites obtained. If they do not give anything, then having appointed another person as his kappiya he should cause that person to bring the requisites. [A bhikkhu is not allowed to cause the money to be transferred from one kappiya to another. He should say to the new kappiya, `Someone has left a fund for robes with such and such and I need a robe.´] If he wishes to he can inform the original donor, but he does not have to if he does not wish to.

If the bhikkhu has been asked by the messenger in the same way as stated above and the bhikkhu replies, `I do not have a kappiya.´ Then if a certain person present at that time should hear that and say, `Friend bring that here, I will buy a robe for the Venerable One and give it to him.´ Then if that messenger should say, `Well then friend you give it,´ and having given that fund into that persons hands and without informing the bhikkhu should leave (without telling the bhikkhu that he should take a robe from that person). This is called becoming a kappiya by ones own mouth.
In another case if the messenger should simply give the fund to any person and tell him, `You give a robe to the Venerable One,´ and then leave. Then this is called becoming a kappiya by the mouth of another.

These last two types are called kappiyas which are not pointed out. In these cases a bhikkhu should practise in the same way as if they were people who are not relatives or who have not given an invitation to ask for requisites. If they of their own accord bring a robe and offer it then it can be accepted. If they don´t he should not say anything.

Even though in the rule only a messenger brings the fund, if the donor brings it himself or it is a fund for food or something else the procedure is the same as above.

4. Rupiya-samvohara-sikkhapada

Whatever bhikkhu should engage in the exchange of any of the various forms of gold, silver, or money has committed a nissaggiya pacittiya offense.

Rupiya-samvohara-sikkhapada prohibited the accepting of gold, silver, or money. This rule prohibits the exchange of gold, silver, and money for other things made of gold or silver (such as jewellery), or for allowable goods (such as robes, bowls, or other requisites). This rule also prohibits the exchange of allowable requisites, or things made of gold or silver, for gold, silver, or money.

The Samantapasadika commentary gives an explanation by way of an example called `the four unallowable bowls.´ It reads:

In order to show the great fault in breaking this rule the four unallowable bowls should be explained: If a bhikkhu having accepted money buys iron ore and has it smelted into iron and then made into an alms-bowl. Then this bowl is called a `great unallowable bowl´ because there is no way whatsoever by which it can be made allowable. If that bowl is broken up and made into cups they would also be unallowable. If it is made into a knife then tooth-woods made with that knife would be unallowable. If it is made into fish hooks then even the fish caught on them would be unallowable. If he were to heat the blade of a knife made from it and dip it into water or milk and warm them then that water or milk would be unallowable.

If a bhikkhu having accepted money buys a ready-made bowl then that bowl is unallowable. It is said in Mahapaccariya Commentary that, `That bowl is unallowable to any bhikkhu, bhikkhuni, samanera, samaneri, or sikkhamana.´ This bowl can be made allowable again. If he returns it to where he bought it, takes back his money, and gives back the bowl, then it becomes allowable. If then it is obtained in an allowable way it is allowable to use it.

If a bhikkhu having accepted money goes to a bowl shop with his kappiya and having seen a bowl he says, `I like this one,´ and that kappiya gives the money and arranges with the shopkeeper to buy the bowl. Then even though that bowl was obtained by allowable speech it is still unallowable because of the original acceptance of the money. It is no different from the second example. Why are they unallowable for other bhikkhus also? It is because the original money was not forfeited (in accordance with Vinaya in the midst of the sangha).

If a bhikkhu has not accepted the money and a kappiya is sent having been instructed saying, `Having bought a bowl give it to the Thera.´ Then if the kappiya and bhikkhu go together to the bowl shop and having seen a bowl the bhikkhu says, `Take this money and give me this,´ and thus having caused the money to be given he takes the bowl. Then that bowl is unallowable only for that bhikkhu because he arranged the purchase in the wrong way. It is allowable to other bhikkhus because the original money was not accepted.

Mahasuma Thera´s preceptor was called Anuruddha Thera and he having such a bowl, filled it with ghee and gave it away to the sangha. Tipitaka Culanaga Thera´s disciple also had such a bowl, and so the Thera caused it to be filled with ghee and given away to the sangha. These are the four unallowable bowls.

If a bhikkhu has not accepted the money and a kappiya is sent having been instructed saying, `Having bought a bowl give it to the Thera,´ then if the kappiya and the bhikkhu go together to the bowl-shop and having seen a bowl the bhikkhu says, `I like this one,´ or `I will take this one,´ and the kappiya gives the money and arranges the purchase with the shopkeeper then that bowl is completely allowable and even the Buddha would use it.

Part 4. Forfeiture And Confession

If a bhikkhu has accepted gold, silver, or money then, according to the rules of Vinaya, he must forfeit those unallowable things in the midst of a sangha of bhikkhus first, and then confess that offense. If he has bought anything with that gold, silver, or money then those articles that have been bought must also be forfeited and then the offense is confessed. If at the time of forfeiture a layperson is present then it is allowable to explain to him what has happened. If that layman takes that money and asks, `What should I get with this?´ Then he can be told, `Such and such is allowable (ghee, butter, etc.) He cannot be told, `Buy such and such.´ Then if that layperson buys something and offers it to the sangha then all the bhikkhus, except the one who accepted that money, can make use of it. If there is no layperson present then the sangha can appoint a bhikkhu to take the money and throw it away.

The Buddha has shown no method by which a bhikkhu who has accepted money or bought things with it can derive benefit. But if the money is forfeited in accordance with Vinaya rules then the rest of the sangha may derive benefit. If the articles and money are not forfeited then no bhikkhu or samanera may use those things.

If a bhikkhu does not forfeit or throw away the money or things bought with it then no matter how many times he confesses he is said to still have that offense. Then if he listens to the recitation of the Patimokkha or declares his purity then he will also commit an offense of conscious lying. The Patimokkha states:

`Whatever bhikkhu who being questioned up to three times knowing that he has committed an offense and yet does not reveal it is one who has told a conscious lie. Venerable Sirs, consciously lying has been declared to be an obstacle to attainment by the Blessed One.´

Part 5. Modern Methods

There are many methods that monks use at present to accumulate and use large funds of money. If you are a monk you will come across different ways in different monasteries. Most of these methods do not follow the procedures laid down in the texts. It is best to avoid these practices which are questionable and doubtful and practise according to the procedures given in the texts.

For example the texts do not instruct a monk to teach a person at the time they try to offer money how to offer allowable requisites. The texts instruct that if the money is brought with the impure intention of giving it to the monk then the monk cannot point out a kappiya. (See earlier part.) There is no way to make the offering of money allowable. Money can never belong to a monk. He can never say what to do with money in a fund for requisites, but can only ask for requisites. These points are subtle and most monks do not understand them either through lack of study, tradition, or the subtle influence of desire for a fund.

Then how can a monk who does not accept money obtain allowable requisites? There are several ways allowed by the Buddha to obtain requisites. The easiest way is to ask from someone who is a relative or who has given an invitation to ask for requisites. Normally a bhikkhu cannot ask for requisites from someone who has not given invitation and is not a relative. To do so is wrong livelihood. However if a bhikkhu is ill he can ask for medicine or food from anyone. Also if his robes or bowl have been stolen, or destroyed he can ask from anyone (see Nissaggiya Pacittiya 6 & 21). A bhikkhu can also ask for labour, or borrow tools. He can ask for someone to bring water from a public source such as a river or dam, but he cannot ask for privately owned water to drink from a person´s house. A monk can also take wood, stones, or building materials from unclaimed wilderness where this is permitted by law.

Before his ordination as a novice or monk, a man can arrange a fund of money to supply requisites for when he becomes a monk or novice. Such a fund can be left with a relative or friend and they should be instructed to offer requisites to him after he has been ordained. The newly ordained monk or novice can ask for requisites from the person holding the fund if he is a blood relative, but the monk or novice needs to be given an invitation first before he can ask from a friend. This should be explained to the friend before ordination.

When a man has been ordained, if he still has money in the bank from the time when he was a layman, then he cannot undertake any arrangement of that money for his own benefit. He can leave that money in the bank until he disrobes and not use it while he is ordained. Alternatively, he can give that money away to his parents, relatives, or friends to use, but it cannot be given to any monk, novice, or monastery.

The acceptance and use of a pension while one is ordained is also unallowable. People who wish to retire into the Sangha should make suitable arrangements concerning their pension before taking robes.

Conclusion

The rules concerning money are complex to explain but not difficult to practise; all a bhikkhu needs to do is to refuse to accept money. For those who do keep the rules sincerely they will gain a deeper understanding of Dhamma. They will be able to realize the fruits of the Vinaya which are not found within the letter of the rules, but within the hearts of those who practise it.

ooOoo-

Ovada Patimokkha Dhammaceti

Patience is the highest practice,
The Buddhas say Nibbana is the highest dhamma,
He is not really one gone forth who kills another,
He is not really a Samana who harms others.

Not to do any evil actions,
To develop those qualities which are good,
To purify ones own mind,
This is the teaching of all the Buddhas.

Not abusing, insulting, or harming others,
Being restrained according to the rules of the Patimokkha,
Being moderate in eating,
Residing in a secluded spot,
And making effort to produce concentration,
This is the teaching of all the Buddhas.

ooOoo

Source: eVinaya, http://www.geocities.com/venkumara/evinaya

Có thể đọc bản Anh ngữ “A Life Free From Money” trong:
http://zencomp.com/greatwisdom/ebud/ebsut060.htm

04-30-2008 04:23:11