Tiếng Gầm Sư Tử Của Tôn Giả Xá Lợi Phất, Kinh Tăng Chi Bộ (song ngữ)

Tiếng Gầm Sư Tử Của Tôn Giả Xá Lợi Phất,
Kinh Tăng Chi Bộ

Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
(Sāriputta’s Lion’s Roar, Anguttara Nikaya
Translated by Nyanaponika Thera & Bhikkhu Bodhi – Source: www.bps.lk)

Tiếng Gầm Sư Tử Của Tôn Giả Xá Lợi Phất, Kinh Tăng Chi Bộ

Vào một thời Đức Phật ở thành Xá Vệ (Sāvatthī), vườn Kỳ Đà (Jeta’s Grove), tu viện của cư sĩCấp Cô Độc (Anāthapiṇḍika). Lúc đó, Tôn Giả (cũng gọi là Đại Đức, Thượng Tọa = Venerable) Xá Lợi Phất (Sariputta) đến gầnĐức Thế Tôn. Tôn Giảđảnh lễ ngài, rồi ngồi xuống một bên và nói:

“Bạch Thế Tôn, chúng con vừa trải qua một mùa an cưkiết hạ tại thành Xá Vệ, và nay con muốn đi khắp nước để hoằng hóa.”

“Nầy Xá Lợi Phất, ông cứ đi khi nào ông muốn.” lúc ấyĐức Thế Tôn ngồi bên phía tay phải của Tôn Giả, từ chỗ ngồi, Tôn Giả đứng lên chắp tay chào Đức Thế Tôn, rồi ra đi.

Ngay khi Tôn Giả Xá Lợi Phất vừa đi khỏi, một tăng sĩ nói với Đức Thế Tôn: “Ông Xá Lợi Phất đã đánh con, rồi ông ra đi mà không có một lời xin lỗi.” [6]

Thế nên, Đức Thế Tôn cho gọi một tăng sĩ vào rồi nói: “Nầy Tỳ Kheo, ông đi gọi Xá Lợi Phất, và nói rằng, ‘Thầy muốn Xá Lợi Phấttrở về.'” [7] Tăng sĩ vâng lời, chạy đi, gặp Xá Lợi Phất, rồi Tôn Giảtrả lời: “Tôi sẽ về ngay.”

Lúc sau đó, Tôn Giả Mục Kiền Liên (Mahāmoggallāna) và Tôn Giả A Nan (Ānanda), cầm chìa khóa, đi đến tất cả chỗ ở của các tăng sĩ và nói: “Hãy nghe đây, nầy quý Thầy, hãy nghe đây! hôm nay chúng ta hãy cùng đi nghe Tôn Giả Xá Lợi Phất, nói [lên những lời trầm hùng, vang dội] như tiếng gầm của sư tử, trước mặtĐức Thế Tôn.”

Tôn Giả Xá Lợi Phấtđến gầnĐức Thế Tôn, đảnh lễ ngài, rồi ngồi xuống một bên. Khi Tôn Giả an tọa, Đức Thế Tôn nói: “Một trong những tăng sĩ ở đây đã phàn nàn rằng Tôn Giả đã đánh ông ta và khi Tôn Giả ra đi, đã không để lại một lời xin lỗi.”

“Bạch Thế Tôn, người mà không có chánh niệm về thân, có thể đánh một tăng sĩ cùng chùa, và không để lại một lời xin lỗi.

“Bạch Thế Tôn, giống như những người vất lên mặt đất những thứ trong sạch và những thứ không trong sạch, như phân, nước tiểu, nước bọt, mủ và máu, tuy nhiên, mặt đất đón nhận mọi thứ mà không chán ghét, nôn mửa, hay thù hận; Bạch Thế Tôn, cũng như thế, quả tim con giống như đất, rộng lớn, cao quý, không thể đo lường, không có kẻ thù, và không có ý xấu xa. Người mà không có chánh niệm về thân, có thể đánh một tăng sĩ cùng chùa, và không để lại lời xin lỗi, tuy nhiên, người mà có chánh niệm về thân, thì không bao giờ làm như thế.

“Bạch Thế Tôn, giống như những người dùng nước để giặt giũ những thứ trong sạch và những thứ không trong sạch, những thứ mà bị dính bởi phân, nước tiểu, nước bọt, mủ và máu, tuy nhiên, nước đón nhận mọi thứ mà không chán ghét, nôn mửa, hay thù hận; Bạch Thế Tôn, cũng như thế, quả tim con giống như nước, rộng lớn, cao quý, không thể đo lường, không có kẻ thù, và không có ý xấu xa. Người mà không có chánh niệm về thân, có thể đánh một tăng sĩ cùng chùa, và không để lại lời xin lỗi, tuy nhiên, người mà có chánh niệm về thân, thì không bao giờ làm như thế.

“Bạch Thế Tôn, giống như ngọn lửa đốt sạch những thứ trong sạch và những thứ không trong sạch, những thứ mà bị dính bởi phân, nước tiểu, nước bọt, mủ và máu, tuy nhiên, ngọn lửa đón nhận mọi thứ mà không chán ghét, nôn mửa, hay thù hận; Bạch Thế Tôn, cũng như thế, quả tim con giống như ngọn lửa, rộng lớn, cao quý, không thể đo lường, không có kẻ thù, và không có ý xấu xa. Người mà không có chánh niệm về thân, có thể đánh một tăng sĩ cùng chùa, và không để lại lời xin lỗi, tuy nhiên, người mà có chánh niệm về thân, thì không bao giờ làm như thế.

“Bạch Thế Tôn, giống như ngọn gió thổi sạch những thứ trong sạch và những thứ không trong sạch, như phân, nước tiểu, nước bọt, mủ và máu, tuy nhiên, ngọn gió đón nhận mọi thứ mà không chán ghét, nôn mửa, hay thù hận; Bạch Thế Tôn, cũng như thế, quả tim con giống như gió, rộng lớn, cao quý, không thể đo lường, không có kẻ thù, và không có ý xấu xa. Người mà không có chánh niệm về thân, có thể đánh một tăng sĩ cùng chùa, và không để lại lời xin lỗi, tuy nhiên, người mà có chánh niệm về thân, thì không bao giờ làm như thế.

“Bạch Thế Tôn, giống như tấm giẻ lau những thứ trong sạch và những thứ không trong sạch, những thứ mà bị dính bởi phân, nước tiểu, nước bọt, mủ và máu, tuy nhiên, tấm giẻ đón nhận mọi thứ mà không chán ghét, nôn mửa, hay thù hận; Bạch Thế Tôn, cũng như thế, quả tim con giống như tấm giẻ lau, rộng lớn, cao quý, không thể đo lường, không có kẻ thù, và không có ý xấu xa. Người mà không có chánh niệm về thân, có thể đánh một tăng sĩ cùng chùa, và không để lại lời xin lỗi, tuy nhiên, người mà có chánh niệm về thân, thì không bao giờ làm như thế.

“Bạch Thế Tôn, giống như một cậu bé hoặc một cô bé bị ruồng bỏ, không có gia đình, cầm hộp đi ăn xin, quần áo mặc như giẻ rách đi vào làng, ra phố chợ với một quả tim khiêm tốn; Bạch Thế Tôn, cũng như thế, quả tim con giống như quả tim của đứa bé không có gia đình kia, quả tim mà rộng lớn, cao quý, không thể đo lường, không có kẻ thù, và không có ý xấu xa. Người mà không có chánh niệm về thân, có thể đánh một tăng sĩ cùng chùa, và không để lại lời xin lỗi, tuy nhiên, người mà có chánh niệm về thân, thì không bao giờ làm như thế.

“Bạch Thế Tôn, giống như một con bò đực có hai sừng bị cắt, hiền lành, thuần hóa, dễ huấn luyện, đi lang thang hết đường nầy đến đường kia, hết khu nầy đến khu kia, và không làm tổn thương bất cứ ai; Bạch Thế Tôn, cũng như thế, con như con bò đực có hai sừng bị cắt, có quả tim rộng lớn, cao quý, không thể đo lường, không có kẻ thù, và không có ý xấu xa. Người mà không có chánh niệm về thân, có thể đánh một tăng sĩ cùng chùa, và không để lại lời xin lỗi, tuy nhiên, người mà có chánh niệm về thân, thì không bao giờ làm như thế.

“Bạch Thế Tôn, giống như một người phụ nữ hoặc một người đàn ông, còn trẻ, khỏe mạnh, ưa thích đồ trang sức hoặc đồ trang trí, người nầy vừa gội đầu xong, nhưng rồi tâm trí họ bị phủ đầy với sự chán ghét, nôn mửa, hay thù hận, như thể họ bị xác chết của một con rắn, hoặc xác chết của một con chó hoặc xác chết của một con người quấn vòng quanh cổ; Bạch Thế Tôn, cũng như thế, tâm trí con bị phủ đầy với sự chán ghét, nôn mửa, hay thù hận vì chính tấm thân hôi thối của con. Người mà không có chánh niệm về thân, có thể đánh một tăng sĩ cùng chùa, và không để lại lời xin lỗi, tuy nhiên, người mà có chánh niệm về thân, thì không bao giờ làm như thế.

“Bạch Thế Tôn, giống như người bưng theo một bát mỡ, lỏng như nước có đầy lỗ và các kẽ hở, rỉ ra ngoài, rồi chảy nhỏ giọt; Bạch Thế Tôn, cũng như thế, thân thể con có đầy lỗ và các kẽ hở, rỉ ra ngoài, rồi chảy nhỏ giọt. Người mà không có chánh niệm về thân, có thể đánh một tăng sĩ cùng chùa, và không để lại lời xin lỗi, tuy nhiên, người mà có chánh niệm về thân, thì không bao giờ làm như thế.

Sau đó, vị tăng buộc tộiTôn Giả đã đứng lên từ chỗ đang ngồi, rồi ông chỉnh lại y áo qua một bên vai, cúi đầu xuống lạy, nơi bàn chân của Đức Thế Tôn, và nói rằng: “Bạch Thế Tôn, con đã phạm tội vì con quá dại dột, ngu ngốc và không khéo léo, vì con đã buộc tộiTôn Giả Xá Lợi Phất, vì con đã nói sai, nói không đúng và nói không thật. Xin Đức Thế Tônưng thuận sự nhận tội của con, xin tha thứ cho con, và con hứa sẽ luyện tập kềm chế trong tương lai.”

“Nầy Tỳ Kheo, ông đã phạm tội khi ông đã quá dại dột, ngu ngốc và không khéo léo vì ông đã buộc tộiTôn Giả Xá Lợi Phất, vì ông đã nói sai, nói không đúng và nói không thật. Nhưng khi ông đã nhìn nhận tội lỗi, và hứa sẽ sửa đổi chúng đúng theo giới luật, Tăng Đoàn nay tha thứ cho ông. Đây là một chuyện làm đúng đắn, để phát triển Giới Luật của Như Lai, dành cho bất cứ ai nhìn nhận tội lỗi, hứa sẽ sửa đổi chúng đúng theo giới luật, và trong tương lai hứa sẽ luyện tập sự kềm chế.”

Đức Thế Tôn sau đó, quay sang Tôn Giả Xá Lợi Phất và nói: “Nầy, Xá Lợi Phất, hãy tha thứ cho người đàn ông ngu ngốc nầy, trước khi đầu của ông ta bị bể nứt ra thành bẩy mảnh, ngay tại đây.”

“Bạch Thế Tôn, con tha thứ cho ông ta, nếu vị tăng sĩ đáng kính này yêu cầu con tha thứ. Và cũng như thế, mong ông ta tha thứ cho con.”

[6] Tăng sĩ nầy đã cảm thấyTôn Giả Xá Lợi Phất bỏ mặc, không nhìn đến ông, nên ông sinh ra mối hận thùchống lạiTôn Giả, ông nghĩ rằng: “Ta sẽ gây ra trở ngại cho Tôn Giả, lúc ông ấy ra đi.” Khi đi hoằng hóa, và ngay khi Tôn Giả bước ngang qua mặt một số tăng sĩ, tình cờ, lúc đó có một luồng gió đã thổi mép y áo của Tôn Giả, đập vào mặt của tăng sĩ nầy. Đây chính là cái cớ, mà Tăng sĩ nầy dùng để khiếu nại.

[7] Đức Phật đã biết rõ ràngTôn Giả Xá Lợi Phấtchưa bao giờ làm tổn thương bất cứ ai, nhưng ngài đã cho triệu tậpmọi người, để xóa đi sự sỉ nhục không công bình cho Tôn Giả.  

Sāriputta’s Lion’s Roar, Anguttara Nikaya 


On one occasion the Blessed One was dwelling at Sāvatthī in Jeta’s Grove, Anāthapiṇḍika’s monastery. At that time the Venerable Sāriputta approached the Blessed One. Having paid homage to the Blessed One, he sat down to one side and said to him:

“Lord, I have now completed the rains retreat at Sāvatthī and wish to leave for a country journey.”

“Sāriputta, you may go whenever you are ready.” The Venerable Sāriputta rose from his seat, saluted the Blessed One, and keeping him to his right, departed.

Soon after the Venerable Sāriputtā had left, one monk said to the Blessed One: “The Venerable Sāriputta has hit me and has left on his journey without an apology.” [6]

Then the Blessed One called another monk and said: “Go, monk, and call the Venerable Sāriputta, saying, ’The Master calls you, Sāriputta.’“ [7] The monk did as he was bidden, and the Venerable Sāriputta responded, saying, “Yes, friend.”

Then the Venerable Mahāmoggallāna and the Venerable Ānanda, taking the keys, went around the monks’ lodgings and said: “Come, revered sirs, come! For today the Venerable Sāriputta will utter his lion’s roar in the presence of the Blessed One.”

The Venerable Sāriputta approached the Blessed One, and after saluting him, sat down to one side. When he was seated, the Blessed One said: “One of your fellow monks here has complained that you hit him and left on your journey without an apology.”

“Lord, one in whom mindfulness directed to the body [8] is not present in regard to the body may well hit a fellow monk and leave without an apology.

“Just as, Lord, people throw upon the earth things clean and unclean, dung, urine, spittle, pus and blood, yet for all that the earth has no revulsion, loathing or disgust towards it; [9] even so, Lord, do I dwell with a heart that is like the earth, vast, exalted and measureless, without hostility, and without ill will. However, one in whom mindfulness directed on the body in regard to the body is not present may well hit a fellow monk and leave without an apology.

“Just as, Lord, people use water to wash things clean and unclean, things soiled with dung, urine, spittle, pus and blood, yet for all that the water has no revulsion, loathing or disgust towards it; even so, Lord, do I dwell with a heart that is like water, vast, exalted and measureless, without hostility, and without ill will. However, one in whom … and leave without an apology.

“Just as, Lord, fire burns things clean and unclean, things soiled with dung, urine, spittle, pus and blood, yet for all that the fire has no revulsion, loathing or disgust towards it; even so, Lord, do I dwell with a heart that is like fire, vast, exalted and measureless, without hostility, and without ill will. However, he in whom … and leave without an apology.

“Just as, Lord, the wind blows over things clean and unclean, over dung, urine, spittle, pus and blood, yet for all that the wind has no revulsion, loathing or disgust towards it; even so, Lord, do I dwell with a heart that is like the wind, vast, exalted and measureless, without hostility, and without ill will. However, he in whom … and leave without an apology.

“Lord, just as a duster wipes over things clean and unclean, things soiled with dung, urine, spittle, pus and blood, yet for all that the duster has no revulsion, loathing or disgust towards it; even so, Lord, do I dwell with a heart that is like a duster, vast, exalted and measureless, without hostility, and without ill will. However, he in whom … and leave without an apology.

“Lord, just as an outcast boy or girl, begging-vessel in hand and clad in rags, enters a village or town with a humble heart; even so, Lord, do I dwell with a heart like that of an outcast youth, a heart that is vast, exalted and measureless, without hostility, and without ill will. However, he in whom … and leave without an apology.

“Lord, just as a bull with his horns cut, gentle, well tamed and well trained, when roaming from street to street, from square to square, will not hurt anyone with feet or horns; even so, Lord, do I dwell like a bull with horns cut, with a heart that is vast, exalted and measureless, without hostility, and without ill will. However, he in whom … and leave without an apology.

“Lord, just as a woman or a man, young, youthful and fond of ornaments, who has just washed the head, would be filled with revulsion, loathing and disgust if the carcass of a snake, a dog or a man were to be slung around the neck; even so, Lord, am I filled with revulsion, loathing and disgust for this foul body of mine. However, one in whom mindfulness directed to the body in regard to the body is not present may well hit a fellow monk and leave without an apology.

“Lord, just if one were to carry around a bowl of liquid fat that is full of holes and crevices, oozing and dripping; even so, Lord, do I carry around this body that is full of holes and crevices, oozing and dripping. However, one in whom mindfulness directed on the body in regard to the body is not present may well hit a fellow monk and leave without an apology.”

Then that accusing monk rose from his seat, arranged his upper robe over one shoulder, and with his head on the ground bowed at the feet of the Blessed One, saying: “Lord, I committed an offence when I was so foolish, stupid and unskilful that I accused the Venerable Sāriputta falsely, wrongly and untruthfully. Let the Blessed One accept my admission of the offence and pardon me, and I shall practise restraint in the future.”

“Truly, monk, you committed an offence when you were so foolish, stupid and unskilful that you accused Sāriputta falsely, wrongly and untruthfully. But as you have recognised your offence as such and make amends for it according to the rule, we pardon you. For it is a sign of growth in the Discipline of the Noble One that one recognises one’s offence, makes amends for it according to the rule, and in future practises restraint.”

The Blessed One then turned to the Venerable Sāriputta and said: “Forgive this foolish man, Sāriputta, before his head splits into seven pieces on this very spot.”

“I shall forgive him, Lord, if this revered monk asks for my pardon. And he, too, may forgive me.”

FOOTNOTE:

[6] A-a explains that this monk had felt neglected by Sāriputta and, conceiving a grudge against him, he thought: “I shall put an obstacle to his journey.” When leaving, Sāriputta had passed a group of monks and a whiff of wind had blown the edge of his robe against the monk’s face. This was used by the monk as a pretext for the complaint. The story is also found, with some elaboration, in Dhp Comy (to v.95); see Burlingame, Buddhist Legends, 2:203–5.

[7] According to A-a, the Buddha knew well that Sāriputta was quite incapable of hurting anyone, but to exclude the reproach of partiality he summoned him.

[8] Kāye kāyagatāsati. See Text 8.

[9] The similes of the four elements also occur at MN 62, though there they are developed somewhat differently.

Source:

http://www.bps.lk/olib/wh/wh238-u.html#T6