Mục Lục
NGHI THỨCTRUYỀN GIỚI
CHO THẬP THIỆN VÀ BỒ TÁT TẠI GIA
TỰA
Kể từ khi đạo Phật truyền vào nước ta, hàng Phật tửtại gia trong bất cứ thời đại nào và hoàn cảnh nào cũng đã có những đóng góp thiết thực trong sứ mạnghộ trì và hoằng dương chánh pháp, song song với sự nghiệpbảo vệ và xây dựng Tổ quốc. Sở dĩ được như thế, là do tinh thần cùng học cùng tu hòa hợp như nước với sữa. Tinh thần ấy càng được củng cố và phát triển thì giáo pháp của Phật càng được phát huy đem lại an lạc cho tất cả mọi người. Giới luật là nền tảng của tinh thầnhòa hợp ấy.
Cũng như trong mọi sinh hoạt của thế gian, mỗi một đoàn thể nào có thể còn tồn tạilâu dài và có thể cống hiếnthiết thực cho nhân quầnxã hội, ấy là nhờ có một nội quy thích hợp khiến cho các thành viên của nó cùng sống chung hòa hợp và cùng sinh hoạtphục vụ một cách nhịp nhàng. Cũng vậy, giới luật là những nguyên tắc chỉ đạođời sống và sinh hoạt của Phật tử trong trách nhiệmbản thân và trách nhiệmliên đới giữa xã hội.
Chính vì lý do đó mà từ ngày đạo Phật được phục hưng thì một trong những công việc quan trọng hàng đầu là tổ chức đời sốnghòa hợp của Phật tửtại gia trong nếp sốngLục hòa và Tứ nhiếp pháp, để cùng học cùng tu, cùng hỗ tương sách tấn, để cùng hộ trì và hoằng dương chánh pháp.
Tuy nhiên, cũng giống như trăm con sông đổ vào biển cả đều trở thành một vị duy nhất; cũng vậy, mọi giai tầng xã hội khi xuất gia trong chánh pháp đều trở thành một tập thể thuần nhất. Trong khi đó, chúng Phật tửtại gia vì trần vụ đa đoan, các sinh hoạt nghề nghiệp khác nhau rất nhiều, vai tròxã hội của mỗi người mỗi khác, do đó điều kiện để hành trìPhật pháp không thể thuần nhất được. Vì vậyđức Phật đã chế nhiều trình độ và nhiều loại giới luật khác nhau cho các chúng đệ tửtại gia. Tựu trung có chúng ngũ giới, chúng thập thiện, chúng bồ tát giới. Nói rộng ra nữa, về chúng bồ tát giới, còn có giới pháp của luật Phạm võng, luật Anh lạc, luật Du già sư địa, luật Thắng man, luật Ưu bà tắc giới kinh v.v… Tùy theo đó, mỗi địa phương và mỗi thời đại, tùy theo phong tục tập quán, tùy theohoàn cảnhlịch sử của mỗi nước mà sự hành trì có khác nhau. Thí dụ ở Nhật Bản, từ thời Thánh Đức Thái tử đã có nghi thọ giới Thắng man mà nước ta và nước Trung Hoa không có tổ chức, mặc dù kinh Thắng man cũng được truyền bá, được giảng giảirộng rãi ở các nơi như nhau.
Do hoàn cảnhđặc biệt của nước Việt Nam ta và do hoàn cảnhlịch sửđặc biệttrong khoảng hơn một nửa thế kỷ trở lại đây, các giới phápThập thiện và Bồ tát tại gia được tổ chức truyền thọ cho người tại gia càng lúc càng nhiều. Căn bản của các học giới này chính do đức Thích Tôn chế định. Nhưng theo đà phát triển của lịch sửxã hộiloài người và phạm vi địa lý mà đạo Phật được truyền bá trong đó, các Thánh tăng và các Bồ tát trong từng thời từng xứ có một đôi chỗ châm chước cho thích hợp.
Ở Việt Nam, để thích hợp với căn cơ và hoàn cảnh đất nước, hai hệ thốnghọc giới được áp dụng cho Phật tửtại gia, ngoài học giớicăn bản là Tam quy ngũ giới. Đó là giới Thập thiện được rút ra từ trong kinh Thọ thập thiện giới và giới tại giabồ tát được rút ra từ kinh Ưu bà tắc giới.
Nguyên lai, Thọ thập thiện giới và Ưu bà tắc giới lấy luật tạngThanh văn làm căn bản. Tức nội dung chủ yếu là thuộc về Nhiếp luật nghi. Nhưng do xu hướngđại thừa ở truyền thốngđạo Phật của dân tộc ta, hai hệ thốnghọc giới này ngày nay đang được áp dụng ở nước ta theo xu hướngphát thúđại thừa. Trong đó giới Thập thiệnáp dụng như là căn bản của Bồ đề tâm giới, là điểm phát thú đầu tiên có khả năng dẫn đến chỗ thành tựuviên mãn ba tụ tịnh giới của Đại thừabồ tát.
Giới tại giabồ tát căn cứ theo kinh Ưu bà tắc giới được áp dụng như là toàn bộ của ba tụ tịnh giới ấy, lấy phát bồ đề tâm làm nền tảng, lấy bồ tát đạo làm môi trường tiến thủ, lấy Phật thừa làm cứu cánh.
Do sự áp dụngđặc biệt này mà các nghi thức truyền thọ và bố tát có một vài chỗ châm chước so với nguyên xuất xứ. Đây không phải là việc làm tùy kiến giảicá nhân, mà được y cứ một cách nghiêm túc trên tinh thần truyền thọ và hành trì của các loạihọc giới với các nguyên tắc chỉ đạo của Luật tạngThanh văn và luật tạngBồ tát.
Tập biên soạn về các nghi thức truyền thọ và bố tát của giới Thập thiện và tại giabồ tát này, như vậy về nội dung thật sự không phải là một tập sáng tác. Tuy nhiên, nếu có chỗ nào không phù hợp với các nguyên tắc chỉ đạo của Luật tạng, kính mong các bậc Cao tăngthạc đức, uyên thâmluật tạng chỉ giáo cho để nghi thức được áp dụng sẽ trở thành ổn định và phù hợp với căn cơ của Phật tửViệt Nam hơn.
Quảng Hươnggià lam, ngày Phật thành đạo
Phật lịch 2534
HT. THÍCH TRÍ THỦ
NGHI THỨCTRUYỀN GIỚITHẬP THIỆN
(Phần mở đầu y theonghi thức thọ tam quy ngũ giới)
Các Phật tử,
Các người đã vâng lãnh ba pháp quy y đã thọ trìnăm giới cấm, tức đã thành tựu phần thứ nhất của ba tụ tịnh giới. Trong giây lát nữa đây, tôi sẽ trao truyền cho các người mười pháp nghiệp đạo, là phần thứ hai của ba tụ tịnh giới. Giờ đây các người hãy chuyên tâm nhất ý lắng nghe tôi nói về giới tánh của mười pháp thiệnnghiệp đạo.
Mười thiện nghiệp đạo là mười hành vi thiện của thân miệng và ý, là con đường mà mười hành vi thiện đi qua, để đưa đến phước lạc nhân thiên, đưa đến đạo quảniết bàn. Các người từ vô thỉ đến nay đã trải quavô số kiếp, trôi lăn trong biển bùn lầysinh tử do những ác nghiệp lôi kéo mà đã từng nhận lãnh bao thống khổ của địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh. Ngày nay may mắn được sanh làm thân người, được nghe Phật pháp, ấy là do thiện căn đã được gieo trồng từ trước. Vậy các người hãy nỗ lựctinh tấn tu tập cho thiện căn ấy càng ngày càng lớn mạnh thêm lên. Bởi vì một phen mất thân người thì muôn kiếp khó gặp lại.
Đức Phật ra đời vì thương tưởng chúng sanh do vô minh mà tạo nên những ác nghiệp, rồi do ác nghiệp mà lãnh thọkhổ quả, cho nên, Ngài đã phương tiện, tuỳ theo căn cơ, tùy theotrình độ của nhiều loại chúng sanh mà thiết lập nhiều thứ bậc giới pháp. Chúng sanh có vô lượngvô biênphiền nãoác nghiệp, thì Phật pháp cũng có vô lượngvô biêngiới pháp để phòng hộ và đối trị.
Như chiến sĩ ra trận có áo giáp hộ thânkiên cố mới có thể chiến thắng địch. Cũng vậy, người học Phật phải có giới phápkiên cố phòng hộ để có thể chiến thắng được ma quân.
Giới pháp của Phật tuy nhiều vô lượngvô biên như vậy, nhưng tựu trung được bao gồm lại trong ba tụ chính yếu gọi là ba tụ tịnh giới. Tụ thứ nhất là nhiếp luật nghi giới, người học Phật phải tu tập để tránh xa mọi hành vibất thiện. Tụ thứ hai là nhiếp thiện pháp giới, người học Phật phải thực hiện hết thảy mọi điều lành, vì phước lạc cho mình và cho mọi ngườitrong đời này và trong đời sau. Tụ thứ ba là nhiêu ích hữu tình giới, người học Phật phải phát tâmquảng đạiphụng sự hết thảy chúng sanh, đem lại phước lạc cho hết thảy mọi loài.
Nay các người sau một thời gian dài đã thọ trìnăm giới cấm, là những học xứ thuộc về nhiếp luật nghi giới, tự mình xét thấy đã thanh tịnh, tự mình xét thấy đã có khả năng tránh xa những ác nghiệp của thân và miệng vì chúng mà gây tổn hại cho mình và cho người khác, nay các người lại muốn tiến thêm bước nữa trên con đường học Phật, gieo trồng thêm gốc rễ thiện nghiệp dẫn đến phước lạc nhân thiên và đạo quảniết bàn, để làm lợi ích cho chính mình và cho hết thảy chúng sanh; Cho nên, các người phát nguyệnthọ trì và tu hành mười thiện nghiệp đạo. Mười thiện nghiệp đạo này là căn bản của bồ đề tâm giới, là bước đầuđi lênbồ tát đạo; các người phải cẩn trọnghành trì, không nên xem thường!
Bây giờ, các người hãy nhất tâmthanh tịnh, nhớ lại hết thảy những việc đã làm từ trước đến nay, suy xét kỹ càng xem trong năm điều cấm giới mà các người đã phát nguyệnthọ trì có được thanh tịnh chăng, có sai phạm điều gì chăng. Nếu có sai phạm thì hãy phát lồsám hối, không được che giấu, sau khi sám hối sẽ được an lạc. Các người hãy nghe tôi hỏi, thành khẩn mà trả lời, nếu có thanh tịnh thì hãy đáp là thanh tịnh. Bằng nếu chưa thanh tịnh thì hãy đáp là chưa thanh tịnh.
Các Phật tử,
Trong đây, các người đối với ba pháp quy y và năm điều cấm giới đã được thanh tịnh chưa?
Tôi hỏi lần thứ hai:
Trong đây, các người đối với ba pháp quy y và năm điều cấm giới đã được thanh tịnh chưa?
Tôi hỏi tiếp lần thứ ba:
Trong đây, các người đối với ba pháp quy y và năm điều cấm giới đã được thanh tịnh chưa?
Lành thay, trong đây, các người đối với ba pháp quy y và năm điều cấm giới đã được hoàn toànthanh tịnh, nay tôi sẽ hướng dẫn các người sám hối những tội lỗisai lầm từ vô thỉ đến nay, do tham, sân, si mà tạo ra mười bất thiện nghiệp khiến cho nhiều đời phải đọa lạc những nơi thống khổ. Vậy nên các người hãy chí thànhsám hối ba bất thiện nghiệp thuộc về thân, bốn bất thiện nghiệp thuộc về miệng và ba bất thiện nghiệp thuộc về ý. Đây gọi là mười bất thiện nghiệp đạo, là con đường đưa đến các cõi khổ địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh.
Bây giờ các người hãy chí thànhcung kính hướng về mười phươngTam Bảo mà sám hối những tội lỗi thuộc về mười bất thiện nghiệp đạo ấy. Các người hãy nhất tâm nói theo tôi:
Đệ tử từ vô thỉ đến nay, do ngu sivô trí mà gây ra ba ác nghiệp thuộc về thân: một là sát sanh, hai là trộm cướp, ba là tà dâm, nay chí thànhcầu xinsám hối để cho thân nghiệp được thanh tịnh.
Đệ tử từ vô thỉ đến nay, do ngu sivô trí mà gây ra bốn ác nghiệp thuộc về miệng: một là nói dối, hai là nói hai lưỡi, ba là nói thêu dệt, bốn là nói lời thô lỗ, nay chí thànhcầu xinsám hối để cho khẩu nghiệp được thanh tịnh.
Đệ tử từ vô thỉ đến nay, do ngu sivô trí mà gây ra ba ác nghiệp thuộc về ý: một là tham lam bỏn sẻn, hai là sân hậnthù oán, ba là tà kiếncố chấp, nay chí thànhcầu xinsám hối để cho ý nghiệp được thanh tịnh.
Xưa con đã tạo các ác nghiệp
Đều do vô thỉ tham sân si
Từ thân miệng ý phát sinh ra
Tất cả con đều xin sám hối.
(Ngã tích sở tạo chư ác nghiệp
Giai do vô thỉ tham sân si
Tùng thân ngữ ý chi sở sanh
Nhất thiết ngã kim giai sám hối).
Nam mô Cầu sám hốibồ tát ma ha tát.
Các Phật tử, Các người đã chí thànhsám hối các tội lỗi từ vô thỉ đến nay thuộc về mười bất thiện nghiệp đạo, như thế, thân nghiệp, khẩu nghiệp và ý nghiệp đã thanh tịnh, vậy nay tôi có thể truyền trao cho các người mười pháp thiệnnghiệp đạo.
Các Phật tử,
Các người nên biết rằng, trong giờ phút này đang có vô sốthiên long bát bộhộ pháp thiện thần, hiện diện đầy khắp hư không, đang rải đủ các thứ hoa trời hoan hỷtán thán rằng: “Kể từ giờ phút này, một số chúng sinh đang tránh xa mười bất thiện nghiệp đạo để bước lên mười thiện nghiệp đạo, đang vượt qua những ác thú để tiến về các cảnh giới phước lạc của thiên nhân.
Các người nên biết rằng, trong giờ phút này, hết thảy chư Phật và chư Đại bồ tát trong mười phươngvô tậnthế giới đang tập hội và đang phóng ra vô lượng ánh sáng của đại trí, đại bi, đại nguyện của vô lượngba la mật, hoan hỷgia hộ và tán thán rằng, hiện tại trong cõi Diêm phù đề (ở nước Việt Nam, tại..). có những Phật tử vừa gieo trồng gốc rễ của bồ đề tâm, đang bước đầuphát nguyệntu học các hạnh ba la mật của các bồ tát để được sanh vào chủng tộc của Như lai. Vậy, các người hãy trân trọng! Hãy trân trọng!
Các Phật tử,
Các người hãy nhất tâmthanh tịnh, hướng đến chư Phật, chư đại bồ tát trong mười phươngvô tậnthế giới, chí thành khẩn nguyện đọc theo tôi để thọ trì mười thiện nghiệp đạo.
Như chư Phật, Bồ tátvĩnh viễn không giết hại sự sống, mà còn đem sự sống đến cho mọi loài, con… nguyện từ nay cho đếntrọn đời, không giết hại sự sống mà còn đem sự sống đến cho mọi loài.
Như chư Phật, Bồ tátvĩnh viễn không lấy của không cho, mà còn đem của mình bố thí cho kẻ khác, con… nguyện từ nay cho đếntrọn đời, không lấy của không cho mà còn đem của mình bố thí cho kẻ khác.
Như chư Phật, Bồ tátvĩnh viễn không tà dâm, mà còn đem tịnh hạnh đến cho kẻ khác, con… nguyện từ nay cho đếntrọn đời, không tà dâm, mà còn đem tịnh hạnh đến kẻ khác.
Như chư Phật, Bồ tátvĩnh viễn không nói dối, mà còn luôn luôn nói lên sự thật, con… nguyện từ nay cho đếntrọn đời, không nói dối mà còn luôn luôn nói lên sự thật.
Như chư Phật, Bồ tátvĩnh viễn không nói hai lưỡi, mà còn luôn luôn nói những lời đưa đến sự hòa hợp, đoàn kết, con… nguyện từ nay cho đếntrọn đời, không nói hai lưỡi, mà còn luôn luôn nói những lời đưa đến sự hòa hợp đoàn kết.
Như chư Phật, Bồ tátvĩnh viễn không nói lời thêu dệt, mà còn luôn luôn nói những lời đưa đến sự hữu ích, con… nguyện từ nay cho đếntrọn đời, không nói lời thêu dệt, mà còn luôn luôn nói những lời đưa đến sự hữu ích.
Như chư Phật, Bồ tátvĩnh viễn không nói lời thô lỗ, mà còn luôn luôn nói những lời dịu dàngtừ ái, con… nguyện từ nay cho đếntrọn đời, không nói lời thô lỗ, mà còn luôn luôn nói những lời dịu dàngtừ ái.
Như chư Phật, Bồ tátvĩnh viễn không tham lam bỏn sẻn, mà còn luôn luôn hướng tâm đến sự thí xả, con… nguyện từ nay cho đếntrọn đời, không tham lam bỏn sẻn, mà còn luôn luôn hướng tâm đến sự thí xả.
Như chư Phật, Bồ tátvĩnh viễn không sân hậnthù oán, mà còn luôn luôn hướng tâm đến từ bi, con… nguyện từ nay cho đếntrọn đời, không sân hậnthù oán, mà còn luôn luôn hướng tâm đến từ bi.
Như chư Phật, Bồ tátvĩnh viễn không tà kiếncố chấp, mà còn luôn luôn hướng tâm đến chánh kiến và trí huệ, con… nguyện từ nay cho đếntrọn đời, không tà kiếncố chấp, mà còn luôn luôn hướng tâm đến chánh kiến và trí huệ.
Các Phật tử,
Nay các người đã phát nguyệnthọ trì và tu hành theo mười pháp thiệnnghiệp đạo, không chỉ xa lánh ba bất thiện nghiệp thuộc về thân mà còn tu tập phát triển ba thiện nghiệp thuộc về thân, không chỉ xa lánh bốn bất thiện nghiệp thuộc về miệng mà còn tu tập phát triển bốn thiện nghiệp thuộc về miệng, không chỉ xa lánh ba bất thiện nghiệp thuộc về ý mà còn tu tập phát triển ba thiện nghiệp thuộc về ý. Vậy từ đây về sau, các người hãy nỗ lựctinh tấntu hànhcẩn thận chớ buông lung.
Giới tửđồng thanh đáp:
Y giáo phụng hành.
Hồi hướng, Theo thường lệ.
NGHI THỨCTRUYỀN GIỚIBỒ TÁT TẠI GIA
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Chung với Bồ tát xuất gia. Nhưng lúc truyền giới, Bồ tát tại gia được truyền trước, Bồ tát xuất gia sau, hoặc ngược lại, hoặc giới sư được phân làm hai ban, một ban truyền giớixuất gia, một ban truyền giớitại gia, tại chánh điện (cho xuất gia) và tại giảng đường (cho tại gia).
I. TẠI NHÀ PHƯƠNG TRƯỢNG HOẶC TẠI TĂNG ĐƯỜNG
LỄ THỈNH SƯ
1. Vị dẫn thỉnh: Sau khi nghe ba tiếng chuôngbáo hiệu giờ truyền giới bắt đầu, khoảng mười phút, vị dẫn thỉnh đánh ba hồi khánh và bốn tiếng, xướng rằng:
Cung thỉnh chư Tôn đức an tọa.
Chư giới tửcầu thọBồ tát giới tựu ban.
(Xuất gia trước, tại gia sau).
2. Đại diệngiới tửtác bạchcầu thỉnhGiới sư.
Nam mô Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật; Ngưỡng bạch chư Tôn đức, chúng con có duyên sự xin đầu thành đảnh lễtác bạch (tất cả đồng lễ một lạy, quỳ bạch):
Ngưỡng bạch chư Tôn đức, chúng con là…bấy lâu có lòng khát ngưỡngGiới phápBồ tát, hôm nay gặp đủ duyên lành, chúng con thành tâmđảnh lễ thỉnh chư Tôn đức, không quản lao nhọc, đăng đàn truyền cho chúng con Giới phápBồ tát (xuất gia và tại gia). Cúi xin chư Tôn đức ai mẫnhứa khả để chúng con được ân triêm công đức (Bạch ba lần).
3. Lời hứa khả của giới sư. Giới sư đáp rằng:
Lành thay, để truyền thừasự nghiệp của đức Phật, chư Tôn đức hiện tiền đều hoan hỷhứa khả.
4. Đại diệngiới tử bạch.
Nam mô Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật; trên chư Tôn đức đã từ bihứa khả cho rồi, chúng con xin đầu thành đảnh lễcúng dường, tam bái (đồng lạy ba lạy).
5. Thỉnh chư Tôn đức lên Tổ đường. Dẫn thỉnh xướng:
Chư giới tử xuất ban.
Cung thỉnh chư Tônđức tề nghệ tổ đường.
(Đoàn cung thỉnh gồm có tàn, lọng, bê tích, khánh pháp hiệu, ngũ âm… dẫn đầu, giới tử quì hai hàng từ tăng đường đến tổ đường).
II. TẠI TỔ ĐƯỜNG
1. Giới sư và giới tử lễ Tổ. Dẫn thỉnh xướng:
Cung thỉnh chư Tônđức lập ban, niêm hương cáo Tổ (Niệm hương xong, xướng lễ Tổ) :
Nhất tâmđảnh lễTây thiênĐông độViệt Namlịch đại chư vị Tổ sưHòa thượng, tam bái (Xướng sau khi đã niêm hương.
Cung thỉnh chư Tôn đức phân lập lưỡng ban.
Chư giới tửbồ tát tựu ban.
Nhất tâmđảnh lễTây thiênĐông độViệt Namlịch đại chư vị Tổ sưHòa thượng, tam bái (giới tử đồng lễ).
2. Thỉnh chư Giới sư lên chánh điện.
Chư giới tử thối ban (giới tử và đoàn cung nghinh tiếp tục cung nghinh giới sư lên chánh điện).
Cung thỉnh chư Tônđức tề nghệ Tam bảo tiền.
III. TẠI CHÁNH ĐIỆN
1. Lễ niêm hươngbạch Phật. Dẫn thỉnh xướng:
Cung thỉnh chư Tônđức lập ban.
Chư giới tử tựu ban.
Chư giới tử! Hồ quì, hiệp chưởng.
Khởi bát nhã chung cổ.
Cung thỉnh Giới sưniêm hươngbạch Phật cầu gia bị.
2. Giới sưđảnh lễ (giới tử vẫn quì)
Sau khi giới sưniêm hương, dẫn thỉnh xướng lễ:
Nhất tâmđảnh lễ tận hư không biến pháp giới, quá hiện vị lai, thập phươngthường trụ chư Phật (1 lạy, đại chúng đồng lạy nếu chỗ rộng, không thì chỉ xá).
Nhất tâmđảnh lễ tận hư không biến pháp giới, quá hiện vị lai, thập phươngthường trụ Tôn pháp (1 lạy).
Nhất tâmđảnh lễ tận hư không biến pháp giới, quá hiện vị lai, thập phương thường tru Hiền thánh tăng (1 lạy).
Nhất tâmđảnh lễĐạo trànggiáo chủ Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật (1 lạy).
Nhất tâmđảnh lễPhạm võnggiáo chủ Lô xá na Phật (1 lạy).
Nhất tâmđảnh lễThiên hoa đài thượng thiên bách ức hóa thânThích ca Mâu ni Phật (1 lạy).
Nhất tâmđảnh lễ Đương hội đạo tràngnhất thiết chư Phật (1 lạy).
Nhất tâmđảnh lễ Đương hội đạo tràngnhất thiết Tôn pháp (1 lạy)..
Nhất tâmđảnh lễĐại tríVăn thù sư lợi Bồ tát (1 lạy)..
Nhất tâmđảnh lễĐại hạnhPhổ hiền vương Bồ tát (1 lạy)..
Nhất tâmđảnh lễĐại từDi lặc Bồ tát (1 lạy)..
Nhất tâmđảnh lễ Bổn tôn Địa tạng vương Bồ tát (1 lạy)..
Nhất tâmđảnh lễ Chư vị hộ phápBồ tát (1 lạy)..
3. Tán hương. A xà lêcử tán:
Nhất trần tài nhiệt
Hải tạng viên thâu
Hà sa chư Phật hiệnmao đầu
Xứ xứ tiện quy hưu
Hương ái sư phù
Tâm địagiới châu lưu.
Nam mô Hương vân cái Bồ tát.
4. Thỉnh chư Tôn đức thăng tòa. Dẫn thỉnh xướng:
Chư giới tử! Hồ quỳ, hiệp chưởng (Dẫn thỉnh quỳ phía hữu, phía để chuông gia trì, quay mặt vào giữa, chấp tay, xướng rằng:)
Nhất chú chiên đàn hương
Cử khởi biến thập phương
Thỉnh sư đăng bảo tọa
Bỉnh pháp quảng tuyên dương.
(Giới sư thăng tòa. Có thể chia thành hai ban, nếu giới tử đông. Một ban ở tại chánh điệntruyền giớibồ tát xuất gia. Một ban khác được cung thỉnh ra giảng đườngtruyền giớibồ tát tại gia).
Dẫn thỉnh đứng lên, xướng:
Chư giới tử! Khởi thân, chí thànhđảnh lễ tam bái.
Chư giới tử, xuất ban.
Vị dẫn thỉnh về chỗ cùng ngồi như chư Tôn đức.
B. PHẦN TRUYỀN GIỚIBỒ TÁT
1. Khai luật kệ
Giới sư chủ đàn đứng dậy, cầm thủ lư cử tụng:
Nguyện thử hương hoa vân
Biến mãn thập phương giới
Nhất thiết chư Phật độ
Vô lượng hương trang nghiêm
Cụ túcbồ tát đạo
Thành tựuNhư lai hương.
Nam mô Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật.
Khai luật kệ
Vô thượngthậm thâm Tỳ ni pháp
Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ
Ngã kim kiến văn đắc thọ trì
Nguyện giải Như lai Tỳ ni nghĩa.
Giới sư chủ đàn để thủ lư xuống bàn, ngồi kiết già an tọa.
I. HỌP TĂNG KIẾT TIỂU GIỚI
1. Họp tăng:
Yết ma a xà lê vỗ thủ xích, hỏi rằng:
Đại đức tăng đã họp đông đủ chưa?
Tăng đã họp (dẫn thỉnh đáp).
Hòa hiệp không ?
Hòa hiệp.
Người chưa thọ giớibồ tát đã ra chưa ?
Đã ra.
Các tỳ kheo không đến họp có thuyết dục không ?
Không.
Tăng hòa hiệp hội họp để làm gì ?
Vì người hảo tâm, yết ma truyền bồ tátđại giới.
2. Kết tiểu giới: (Nếu gặp chỗ chưa kiết giới. Chỗ đã kiết giới rồi thì không cần) Yết ma a xà lê bạch rằng:
Đại đức Tăng lắng nghe, Tăng nay họp một chỗ, kiết tiểu giới, nếu Tăng phải thời mà đến, Tăng thuận cho, kiết tiểu giới, bạch như thế. Tác bạch có thành không?
Thành (chúng tăng đồng đáp).
Đại đức Tăng lắng nghe, Tăng nay họp một chỗ, kiết tiểu giới, các Trưởng lão có bằng lòng thì im lặng, ai không bằng lòng thì nói. Yết ma có thành không?
Thành (chúng tăng đồng đáp).
Tăng đã bằng lòng kiết tiểu giới xong, Tăng bằng lòng cho nên im lặng, việc này tôi ghi nhận như vậy (tất cả đồng chấp tay cúi đầu xá).
II. TRUYỀN GIỚIBỒ TÁT TẠI GIA
1. Giới tử tựu ban, đảnh lễ. Dẫn thỉnh đánh khánh xướng:
Giới tửcầu thọ giới bồ tát tại gia tựu ban (nam phía trái, nữ bên phải).
Các giới tử hãy nghe tôi xướng và theo mỗi tiếng chuông, chí thànhđảnh lễ.
Nhất tâmđảnh lễ tận hư không biến pháp giới, quá, hiện, vị lai, thập phươngthường trụ chư Phật (1 lạy).
Nhất tâmđảnh lễ tận hư không biến pháp giới, quá, hiện, vị lai, thập phươngthường trụ Tôn pháp (1 lạy).
Nhất tâmđảnh lễ tận hư không biến pháp giới, quá, hiện, vị lai, thập phươngthường trụHiền thánh tăng (1 lạy).
Nhất tâmđảnh lễĐạo trànggiáo chủ Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật (1 lạy).
Nhất tâmđảnh lễPhạm võnggiáo chủ Lô xá na Phật (1 lạy)..
Nhất tâmđảnh lễThiên hoa đài thượng thiên bách ức hóa thânThích ca Mâu ni Phật (1 lạy).
Nhất tâmđảnh lễ Đương hội đạo tràngnhất thiết chư Phật (1 lạy).
Nhất tâmđảnh lễ Đương hội đạo tràngnhất thiết Tôn pháp (1 lạy).
Nhất tâmđảnh lễĐại tríVăn thù sư lợi Bồ tát (1 lạy).
Nhất tâmđảnh lễĐại hạnhPhổ hiền vương Bồ tát (1 lạy).
Nhất tâmđảnh lễĐại từDi Lặc Bồ tát (1 lạy).
Nhất tâmđảnh lễ Bổn tôn Địa tạng vương Bồ tát (1 lạy).
Nhất tâmđảnh lễ Đương hội đạo tràngchư tônBồ tát (1 lạy).
Nhất tâmđảnh lễLịch đại chư vị Tổ sưBồ tát (1 lạy).
Nhất tâmđảnh lễA xà lêHòa thượng (1 lạy).
Nhất tâmđảnh lễYết ma A xà lê (1 lạy).
Nhất tâmđảnh lễGiáo thọA xà lê (1 lạy).
Nhất tâmđảnh lễ Thất vị tôn chứng sư (1 lạy).
Nhất tâmđảnh lễHiện tiềnchư tônHòa thượng, Thượng tọa, Đại đứctăng già (1 lạy).
2. Hướng dẫn giới tử thỉnh sư. Dẫn thỉnh xướng và hướng dẫn:
Chư giới tử, Hồ quỳ, Hiệp chưởng.
Các giới tử, các vị đã nhất tâmđảnh lễ chư Phật, chư Bồ tát, chư Tổ và liệt vịGiới sư. Giờ này, để khỏi bỡ ngỡ trong khi nói lời tác bạchcần cầu được truyền trao Đại giớibồ tát, các giới tử hãy nói lặp lại theo lời tôi hướng dẫn sau đây:
Đại đứcnhất tâm niệm, đệ tửpháp danh là… cầu xinĐại đức truyền trao cho tất cả tịnh giớiBồ tát. Cúi xin Đại đức không vì mệt nhọc, thương tưởng, hứa khả lời thỉnh cầu của chúng con (Bạch ba lần theo tiếng khánh, ba lần cúi đầu lễ bái).
Giới sư đáp rằng:
Lành thay!Chư Tôn đức đều hoan hỷhứa khả.
3. Khai đạo giới tử. Giáo thọ sưdạy bảo các giới tử rằng:
Này các giới tử! Nên biết rằng theo tiếng Phạn, Giới được gọi là Ba la đề mộc xoa, dịch là bảo giải thoát, có nghĩa là giới thường bảo hộ người tu hànhgiải thoátsinh tửđạt đếnvô thượng bồ đề. Bởi thế, Giới là vị đạo sư của quả vịTối thượngbồ đề, là đường tắt vào Vô thượngđại niết bàn. Quá khứ chư Phật nhờ giới mà thành đạo. Hiện tại chư Phật lấy giới để độ sinh. Vả lại, người tu hành sẽ nhờ giới mà được giải thoát. Giới là nền tảng của thiền định và trí huệ. Muôn đức trang nghiêm, giới là căn bản. Vì thế, kinh có nói rằng: Giới như đất bằng, muôn giống lành từ nơi đất mà sinh. Giới như vị lương y hay trị ba độc tham, sân, si. Giới như thuyền bè đưa người qua bể khổ. Giới như chuỗi anh lạc để trang nghiêmpháp thân. Nhưng giới này có ba thứ: một là giới tại gia là năm giới và tám giới; hai là giới xuất gia là mười giới và 250 giới; ba là đạo tụcthông hành giới, là bồ táttam tụ tịnh giới, là giới mà các Phật tử sắp lãnh thọ.
Thế nào là tam tụ tịnh giới?
1. Nhiếp luật nghi giới: không làm các điều ác, để cầu chứng pháp thân.
2. Nhiếp thiện pháp giới: làm mọi việc lành để cầu chứng báo thân.
3. Nhiêu ích hữu tình giới: làm lợi ích cho hết thảy chúng sanh, để cầu chứng hóa thân.
Giới thể tuy một, nhưng vì nhân duyên của các hàng xuất gia và tại gia không giống nhau nên sự hành trì do đó có khác. Tức là phân biệt có xuất giabồ tát và tại giabồ tát giới.
Giới pháptại giabồ tát này do đức Thích Tôn vì thương tưởng các hàng tại gia bị nhiều trần duyêntrói buộc, nhưng đã dõng mãnh phát bồ đề tâm, cầu thành Phật đạo, hộ trìchánh phápvĩnh viễntrường tồn, giáo hóachúng sanhtu hànhthiện nghiệp, nên Ngài đã phương tiện khai thị trong kinh Ưu ba tắc giới.
Giới pháp này chính là căn bổn của hết thảy thiện pháp. Nếu ai thành tựu được giới pháp như vậy, chẳng những sẽ chứng đắctu đà hoàn quảcho đếna na hàm quả, mà còn sẽ dẫn đến bồ tát đạo. Nếu ai phá giới này sẽ bị đọa lạc trong ba ác đạo.
Giới pháp này là bất khả tư nghì. Vì sao vậy? Vì người đã thọ giới pháp này tuy là tại gia hưởng thọ ngũ dục mà không bị chướng ngại các thánh đạo.
Các giới tử! Các người có phải vì thương tưởng hết thảy chúng sanh mà cầu thọgiới pháp này chăng?
Bạch Hòa thượng, chính phải (giới tử đáp).
4. Hỏi về già nạn.Về các già nạn, giáo thọ sư lại hỏi tiếp rằng:
Các giới tử! Để được thọ giớiBồ tát, các giới tử phải không có bảy tội chướng. Bây giờ tôi hỏi các vị, các vị cứ như sự thật mà đáp.
1. Nay Phật không còn ở đời, nhưng những hành động moi khoét tượng Phật, phá chùa hoại tháp đều đồng loại với tội làm thân Phật ra máu. Phật tử có phạm tội này không?
– Mô Phật, không (giới tử đáp).
2. Phật tử có giết cha không ?
– Mô Phật, không.
3. Phật tử có giết mẹ không ?
– Mô Phật, không.
4. Phật tử có giết Hòa thượng không ?
– Mô Phật, không.
5. Phật tử có giết A la hán không ?
– Mô Phật, không.
6. Phật tử có phá Yết ma tăng không ?
– Mô Phật, không.
7. Phật tử có giết thánh nhân tăng không ?
– Mô Phật, không.
Dẫn thỉnh xướng:
Khởi thân đảnh lễ tam bái (giới tử lễ ba lạy)
Hồ quỳ, hiệp chưởng.
5. Giới sưthỉnh Phật và Bồ tát làm thập sư.
Giới sư hướng dẫn giới tửthỉnh Phật và Bồ tát làm Thập sư, để cầu giới. Giới sư dạy rằng:
Các giới tử, các vị đã không có các già nạn, tức các vị có thể thọ lãnh giới Bồ tát. Bây giờ các vị phải hết lòngcầu thỉnh Phật Thích Ca làm Hòa thượng, Bồ tátVăn Thù và Di Lặc làm A xà lê, mười phươngNhư lai làm Tôn chứng sư, mười phươngBồ tát là bạn lữ đồng học. Các vị hãy nhất tâm lặp lại theo lời tôi hướng dẫn để cầu thỉnh.
Đệ tửpháp danh là… Nhất tâmphụng thỉnhNam môThích Ca Như Lai vì con làm Hòa thượng. Con nương theo Hòa thượng để được thọ giớitại giaBồ tát, xin thương xót chúng con (ba lần thỉnh, ba lần cúi đầu xá).
Đệ tửpháp danh là… Nhất tâmphụng thỉnhVăn Thù Sư Lợi Bồ tát vì con làm Yết ma A xà lê. Con nương theo A xà lê để được thọ giớitại giaBồ tát, xin thương xót chúng con (ba lần thỉnh, ba lần cúi đầu xá).
Đệ tửpháp danh là… Nhất tâmphụng thỉnhDi Lặc Bồ tát vì con làm Giáo thọA xà lê. Con nương theo A xà lê để được thọ giớitại giaBồ tát, xin thương xót chúng con (ba lần thỉnh, ba lần cúi đầu xá).
Đệ tửpháp danh là… Nhất tâmphụng thỉnhThập phươngNhư Lai vì con làm Tôn chứng. Con nương theo các đức Như lai để được thọ giớitại giaBồ tát, xin thương xót chúng con (ba lần thỉnh, ba lần cúi đầu xá).
Đệ tửpháp danh là… Nhất tâmphụng thỉnhThập phươngchư đại Bồ tát vì con làm bạn lữ đồng học. Con nương theo các Bồ tát để được thọ giớitại giaBồ tát, xin thương xót chúng con (ba lần thỉnh, ba lần cúi đầu xá).
Hướng dẫn giới tửđảnh lễ, Dẫn thỉnh xướng:
Khởi thân đảnh lễ chư Phật, chư Đại Bồ tát, tam bái.
Hồ quỳ, hiệp chưởng.
6. Giới sư thay giới tử bạch xin giới.
Hướng dẫn giới tử thỉnh, Giới sư dạy rằng:
Các giới tử, nay tôi lại hướng dẫn các vị cầu xin giới Bồ tát tại gia. Các vị hãy lặp lại theo lời tôi nói.
Chúng con pháp danh là… thành tâmcầu xin chư Đại đứcthương xót trao cho chúng con tất cả tịnh giớiBồ tát tại gia (ba lần thỉnh, ba lần cúi đầu xá).
Lành thay!Hiện tiềnchư tôn đức đều hứa khả (Lời đáp của giới sư).
8. Khuyên phát Bồ đề tâm
Giới sư dạy rằng:
Các giới tử! Các vị muốn cầu giới pháp, các vị hãy chuyên tâm, thành kính hướng về cảnh giớithanh tịnh, chớ có vọng tưởng đến cảnh khác. Hãy khởi tâmsuy nghĩ như thế này: Tôi nay không bao lâu sẽ được đại công đức tạng không lường, không cùng, không có công đức nào hơn giới pháp này.
Các giới tử! Các vị nên biết, muốn thọ giớiBồ tátcần phảiphát Bồ đề tâm. Bồ đề tâm là tâm đại đạo. Thế nào gọi là tâm đại đạo? Nghĩa là tâm thật rộng lớn, trên cầu Phật đạo, dưới hóa độ tất cả chúng sanh, đó là đại đạo tâm. tức là Phật tâm. Vì muốn cầu Phật đạo, hàng Bồ tátphát tâm không hạn lượng, phụng thờcúng dường không những chỉ một đức Phật, hai đức Phật mà cho đến trăm ngàn đức Phật ở khắp mười phươngvô tậnthế giới, hư không giới, để cầu nhứt thiết trí, thành tựu không lường trăm ngàn pháp môn. Lại vì cứu độchúng sanh, hàng Bồ tátphát tâm không hạn lượng, không những chỉ độ chúng sanh trong một thế giới, hai thế giới mà cho đếnđộ thoát tất cả chúng sanh khắp mười phươngvô tậnpháp giới, hư không giới. Đó là hai mục đích mà Bồ tátphát tâmBồ đề. Người phát tâm và lập nguyện như thế chính là Bồ tát. Trong giờ phút trang nghiêm và thanh tịnh này, các vị đã phát tâm như thế chưa?
Giới tử đáp: Mô Phật đã phát.
Giới sư dạy rằng:
Các giới tử! Bồ tát mới chỉ phát tâmbồ đề thôi mà đã có căn lành, công đức không hạn lượng. Vì sao? Vì Bồ tát này không dứt chủng tánhNhư lai, vì do phát tâm mà hàng Bồ tát được tất cả chư Phật trong đời thường nhớ tưởng, hộ niệm và sẽ được Vô thượng bồ đề của tất cả chư Phật trong ba đờiđồng thời cũng được nhập vào thể tánhbình đẳng như tất cả chư Phật. Bởi thế, ngay lúc phát tâmbồ đề liền được tất cả Như lai khen ngợi, liền được trừ diệt tất cả khổ trong các ác đạo; liền có thể sẽ được thanh tịnhquốc độ Phật, và được chủng tánh Phật, rồi đây các Phật tử sẽ ở trong các thế giới, sẽ thị hiệnlàm Phật.
Các giới tử! Các vị có phải là Bồ tát không?
Giới tử đáp: Mô Phật, phải.
Giới sư lại hỏi tiếp: Các giới tử đã nguyện phát tâmbồ đề chưa?
Giới tử đáp: Mô Phật, đã phát tâmbồ đề.
Dẫn thỉnh đánh khánh xướng: khấu thủ.
9. Gạn hỏi pháp thọ giới
Giới sư hỏi rằng:
Các giới tử! Hãy lắng nghe tôi hỏi. Trong giờ phút trang nghiêmthanh tịnh này, các vị muốn nương nơi tôi để thọ tất cả học xứ của bồ tát, thọ tất cả tịnh giới của Bồ tát; đó là nhiếp luật nghi giới, nhiếp thiện pháp giới và nhiêu ích hữu tình giới. Học giới như thế, tịnh giới như thế, quá khứ tất cả Bồ tát đều đã đầy đủ, vị lai tất cả Bồ tát đều sẽ đầy đủ; hiện tại tất cả Bồ tát đều có đầy đủ. Học xứ này, tịnh giới này, quá khứ tất cả Bồ tát đã học; vị lai tất cả Bồ tát sẽ học; hiện tại tất cả Bồ tát đang học. Các vị có thể thọ trì được không?
Giới tử đáp: Mô Phật, thọ được (ba lần hỏi đáp, ba lần đánh khánh, khấu thủ).
10. Thọ bốn tín tâmbất hoại
Giới sưdạy bảo rằng:
Các giới tử! Trong giờ phút này, các vị còn phải thọ bốn điều tin kiên cố, kinh gọi “tứ bất hoại tín”. Các vị hãy lặp lại theo lời tôi hướng dẫn và hãy chí thànhlãnh thọ:
Đệ tửpháp danh là… từ thân này cho đến thân cùng tột đời vị lai, nguyện quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng, quy ychánh pháp giới (ba lần lặp lại, ba lần cúi đầu xá).
11.Sám hối tội trong ba đời. Giới sưdạy bảo rằng:
Các giới tử! Các vị đã thọ bốn đức tinkiên cố rồi. Giờ này trước Tam Bảo các vị nên sám hốitội lỗi trong ba đời. Các vị hãy lặp lại lời tôi nói:
Đệ tửpháp danh là… nếu trong quá khứ thân, khẩu, ý đã tạo mười điều tội ác thì hôm nay nguyện cùng tận đời vị lai không bao giờ sinh khởitái phạm (ba lần lặp lại, ba lần cúi đầu xá).
Đệ tửpháp danh là… nếu đời hiện tại thân, khẩu, ý đã tạo mười điều tội ác thì hôm nay nguyện cùng tận đời vị lai không bao giờ sinh khởi (ba lần lặp lại, ba lần cúi đầu xá).
Đệ tửpháp danh là… nếu đời vị lai thân, khẩu, ý tạo mười điều tội ác thì hôm nay nguyện cùng tận đời vị lai không bao giờ sinh khởi (ba lần lặp lại, ba lần cúi đầu xá).
Giới sư lại dạy tiếp:
Các giới tử! Các vị cần phải dốc lòng cần cầusám hối các tội lỗi. Hãy lặp lại lời tôi hướng dẫn:
Xưa con đã tạo các ác nghiệp
Đều do vô thỉ tham, sân, si
Từ thân, miệng, ý phát sinh ra
Tất cả con đều xin sám hối.
Nam mô Cầu sám hốiBồ tát Ma ha tát (ba lần cúi đầu xá).
Dẫn thỉnh xướng:
Khởi thân, chí thànhđảnh lễTam Bảo tam bái.
Hồ quỳ, hiệp chưởng.
12. Khuyên phát nguyện rộng lớn.Giới sư khuyên dạy rằng:
Các giới tử! Các vị đã sám hối rồi, ba nghiệp đều thanh tịnh, như bình lưu lytrong sạch, trong ngoài sáng chói. Bây giờ, các vị nên đối với bốn chân lý khổ, tập, diệt, đạo, phát bốn lời thệ nguyện rộng lớn.
Thế nào là khổ đế? Khổ là các thứ quả báo mà tất cả chúng sinh trong lục đạo đều phải gánh chịu. Bồ tát thấy thế liền phát nguyệncứu độ tất cả chúng sinhthoát lykhổ quả. Tức là chúng sinhvô biênthệ nguyện độ.
Thế nào là tập đế? Tập là những phiền nãovọng tưởng mà tất cả chúng sinh đã tích lũy từ vô thỉ kiếp đến nay, để chiêu cảmvô lượng quả khổ ở vị lai, xoay vần trong ba cõi, không hẹn ngày ra khỏi. Bồ tát thấy thế liền phát nguyệncứu độ tất cả chúng sinh bằng cách diệt trừthoát ly tất cả phiền nãonghiệp cảm. Tức là phiền nãovô tậnthệ nguyện đoạn.
Thế nào là diệt đế? Đây là niết bànvắng lặng. Tất cả chúng sinh vì không biết tu hành theo chánh pháp nên không chứng được niết bànkhông sinh không diệt của chư Phật Như lai. Bồ tát thấy thế liền phát nguyện chóng thành Phật đạo để hóa độchúng sanh. Tức là Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.
Thế nào là đạo đế? Đây là con đường, là phương pháptu chân chính để được giải thoát. Tất cả chúng sinh vì không biết tu tậpchánh pháp Cho nên, phải trôi lăn trong sáu đường không thể vào được an lạc, tư tại. Bồ tát thấy thế liền tuyên dươngvô lượngpháp môn để giáo hóachúng sanhtu học. Tức là pháp mônvô lượngthệ nguyện học.
Bốn chân lý mà tôi vừa trình bày, là nơi nương tựa cho bốn thệ nguyện rộng lớn. Các giới tử phải nhất tâm phát bốn lời thệ nguyện rộng lớn bằng cách lặp lại theo lời tôi hướng dẫn.
Đệ tửpháp danh là… dốc lòng phát nguyện: chúng sanh không số lượng thệ nguyện đều độ thoát, phiền não không cùng tậnthệ nguyện đều dứt sạch, pháp môn không số kể thệ nguyện đều tu học, Phật đạo không gì hơn thệ nguyện đều viên thành.
Chúng sanhvô biênthệ nguyện độ
Phiền nãovô tậnthệ nguyện đoạn
Pháp mônvô lượngthệ nguyện học
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.
Nam môĐại hạnhPhổ Hiền vương Bồ tát (3 lần, 3 lần cúi đầu xá).
13. Khải bạchyết ma
Giới sưdạy bảo:
Các giới tử! Các vị đã phát nguyện rộng lớn rồi, tôi nay vì các vị mà khải bạchTam Bảochứng minh cho các vị thọ giới. Vậy các vị nên nhất tâm lắng nghe để ýsuy nghĩ kỹ.
Nên biết rằng: Bạch yết ma lần thứ nhất rồi, giới pháptốt lành to lớn trong mười phươngthế giới, do năng lực tâm nghiệp cảm cách của quý vị mà thảy đều chấn động. Bạch yết ma lần thứ hai rồi, pháp giớitốt lành to lớn trong mười phươngthế giới, như mây như lọng che trên đảnh các vị. Bạch yết ma lần thứ ba xong, pháp giớitốt lành to lớn trong mười phươngthế giới từ đảnh môn quý vị chảy vào trong thân tâm các vị, sẽ được chánh báotốt đẹp đầy đủ, cùng tột đời vị lai, hằng tiếp nối làm giống Phật.
Đây là giới thểvô tác, đạo phápvô lậu do chỗ cơ cảmtăng thượngthiện tâmcủa quý vị mà thành tựu. Bởi thế, quý vị phải chí thành cúi đầu thọ lãnh.
14. Chính thức bạch yết ma
Giới tử vẫn quì như cũ. Giới sư đến trước tượng Phậtquán tưởngThập phươngTam bảo, cầm ba nén hương quì bạch rằng:
Ngưỡng bạch chư Phật, chư Bồ tát trong mười phươngvô biên thế giới, trong đạo tràng này, các Phật tử đã ba lần cầu xingiới sư chúng con cho thọ giớiBồ tát tại gia. Con đã tác chứng cho các giới tử. Cúi xin chư Phật, chư Bồ tát, chư HiềnThánh tăng trong mười phươngpháp giớitừ bichứng giám cho các giới tử tại đạo tràng này được thọ giớiBồ tát tại gia (3 lần bạch, 3 lần cúi đầu xá).
15. Dặn bảo tồn giữ giới pháp
Sau khi bạch Phật, trở về chỗ, Giới sưdặn bảogiới tử rằng:
Các giới tử! Từ trước đến đây, chư Tôn đức đã cung đối trước chư Phật, chư Bồ tát, đã ba lần bạch yết ma.
Ở trong Thánh chúng, đức Thích ca có dặn bảo như thế này: Đại chúng hãy lắng nghe, ở trong thế giới ta bà này, cõi nước Việt Nam này, có Phật tửpháp danh là…cầu thọtịnh giớiBồ tát. Vì Phật tử này không thầy, tôi rất xót thương, xin đứng làm thầy. Trong giờ phút này, mười phương các đức Như lainghĩ tưởng các vị là con, các Đại bồ tátnghĩ tưởng các vị là em. Nhờ lòng từbi thương tưởng của chư Phật, chư Bồ tát, từ nay cho đến về sau, các vị sẽ được tăng trưởngcông đức, thiện căn không bao giờ mất. Các vị hãy tinh chuyên nhớ nghĩ bền giữ không phạm, để giới thể tròn đầy, trọn không lùi sụt, cho đến ngày chứng quảbồ đề, thành tựuba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp. Các vị có đầy đủ tất cả chủng tríthần thôngdiệu dụng, không lường các pháp môn, để đi khắp trong mười phương rộng độ chúng sanh lòng không mỏi mệt.
Dẫn thỉnh xướng:
Khấu thủ (giới tử cúi đầu xá).
16. Truyền sáu trọng pháp.
Để truyền sáu trọng pháp, Giới sư dạy rằng:
Các giới tử! Hãy lắng nghe cho kỹ, Bồ tát tại gia có sáu trọng pháp, nếu người nào thọ giới rồi mà phạm là không phải hạnh bồ tát, sẽ mất 42 quả vịhiền thánh. Các vị hãy lắng nghe và lãnh thọ:
1. Từ thân này đến thân thành Phật, ở trong khoảng giữa không được sát sanh. Các Phật tử giữ được không?
– Mô Phật, giữ được (giới tử đáp, cúi đầu xá).
2.Từ thân này đến thân thành Phật, ở trong khoảng giữa không được trộm cắp. Các Phật tử giữ được không?
– Mô Phật, giữ được (giới tử đáp, cúi đầu xá).
3. Từ thân này đến thân thành Phật, ở trong khoảng giữa không được tà dâm. Các Phật tử giữ được không?
– Mô Phật, giữ được (giới tử đáp, cúi đầu xá).
4. Từ thân này đến thân thành Phật, ở trong khoảng giữa không được nói dối. Các Phật tử giữ được không?
– Mô Phật, giữ được (giới tử đáp, cúi đầu xá).
5. Từ thân này đến thân thành Phật, ở trong khoảng giữa không được nói lỗi của người tại gia và xuất gia. Các Phật tử giữ được không?
– Mô Phật, giữ được (giới tử đáp, cúi đầu xá).
6. Từ thân này đến thân thành Phật, ở trong khoảng giữa không được bán rượu, nấu rượu. Các Phật tử giữ được không?
– Mô Phật, giữ được (giới tử đáp, cúi đầu xá).
17. Khuyên học và giữ 28 giới khinh.
Giới sư truyền dạy:
Các giới tử! Vừa rồi, tôi đã trao cho các Phật tử sáu trọng pháp, còn hai mươi tám tội thất ý các Phật tử phải học mới biết và giữ gìn không được phạm. Tiếp theo đây, tôi nói về 28 tội thất ý này, các Phật tử hãy lắng nghe.
1. Không cúng dườngcha mẹ, sư trưởng, đó là bồ tát tại giaphạm tội thất ý.
2. Say đắm rượu chè, đó là bồ tát tại giaphạm tội thất ý.
3. Cố ý gớm ghê không chăm sóc người bệnh khổ, đó là bồ tát tại giaphạm tội thất ý.
4. Gặp người hành khất, không nhiều thì ít, phải tùy tâm mà bố thí, nếu để người hành khất về không, đó là bồ tát tại giaphạm tội thất ý.
5. Nếu thấy tỳ kheo, tỳ kheo ni, trưởng lão, bậc tôn đức, ưu bà tắc, ưu bà di… không đứng dậynghinh tiếphỏi thăm, đó là bồ tát tại giaphạm tội thất ý.
6. Nếu thấy tỳ kheo, tỳ kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di hủy phạm giới đã thọ, sinh tâm kiêu mạn, rồi nói rằng: Ta hơn người kia, người kia không bằng ta…, đó là bồ tát tại giaphạm tội thất ý.
7. Trong mỗi tháng có sáu ngày trai, nếu không đi thọ bát quan trai giới, không cúng dườngTam bảo, đó là bồ tát tại giaphạm tội thất ý.
8. Trong khoảng tám mươi dặm, nơi có thuyết pháp mà không đến nghe, đó là bồ tát tại giaphạm tội thất ý.
9. Thọ dụng vật của thường trụ tăng như ngọa cụ, giường, tòa ngồi, đó là bồ tát tại giaphạm tội thất ý.
10. Nghi trong nước có vi trùng nhưng vẫn tùy tiện dùng, đó là bồ tát tại giaphạm tội thất ý.
11. Không có bạn mà vẫn một mìnhđi vào nơi hiểm nạn, đó là bồ tát tại giaphạm tội thất ý.
12. Một mình ngủ lại tại chùa ni nếu là ưu bà tắc, hoặc chùa tăng nếu là ưu bà di, đó là bồ tát tại giaphạm tội thất ý.
13. Vì của cải, thân mạng mà đánh mắng người giúp việc, trẻ con hầu hạ hoặc người ngoài…, đó là bồ tát tại giaphạm tội thất ý.
14. Nếu đem thức ăndư thừa dâng cúng tỳ kheo, tỳ kheo ni hoặc cung cấp cho người đồng giới, đó là bồ tát tại giaphạm tội thất ý.
15. Nếu nuôi những loài ăn thịt như mèo, chồn…, đó là bồ tát tại giaphạm tội thất ý.
16. Có các loài vật như voi, ngựa, trâu, dê, lạc đà… nếu không làm phép tịnh thí mà cho những người chưa thọ giới, đó là bồ tát tại giaphạm tội thất ý.
17. Nếu không sắm cất các thứ y báttích trượngngọa cụ (để phòng khi cần cúng dường cho vị xuất gia thọ bồ tát giới), đó là bồ tát tại giaphạm tội thất ý.
18. Nếu vì nuôi thân mạng mà cần làm ruộng, nhưng không tìm nước trong (để tưới..). và đất ruộng cũ (để trồng trọt), đó là bồ tát tại giaphạm tội thất ý.
19. Nếu vì nuôi thân mạng mà mở phố buôn bán, cân đong hàng hóa; không được đã thỏa thuận giá cả rồi lại đem bán cho người trả giá cao hơn; cân đấu dùng để cân đong hàng hóa phải đúng mức quy định, nếu chưa đúng mức phải bảo sửa chữa lại, không làm như vậy, đó là bồ tát tại giaphạm tội thất ý.
20. Nếu không phải chỗ, không phải thời mà hành dục, đó là bồ tát tại giaphạm tội thất ý.
21. Nếu vì sinh sống mà buôn bán đem giá lên xuống, mua rẻ bán quá đắt, gian lận, trốn thuế, đó là bồ tát tại giaphạm tội thất ý.
22. Trái phạm luật pháp nhà nước, đó là bồ tát tại giaphạm tội thất ý.
23. Nếu có lúa mới, hoa trái, dưa rau các thứ đầu mùa, không hiến cúngTam bảo mà thọ dụng trước, đó là bồ tát tại giaphạm tội thất ý.
24. Nếu chúng tăngkhông chấp thuận mà vẫn tự mình thuyết pháp, tán thánquan điểm riêng của mình, đó là bồ tát tại giaphạm tội thất ý.
25. Trên đường đi mà dành đi trướctỳ kheo, sa di, đó là bồ tát tại giaphạm tội thất ý.
26. Khi dọn thức ăn ở giữa tăng chúng nếu vì thiên vị thầy mình mà lựa chọn các thứ ngon lành dâng cho nhiều hơn các vị khác, đó là bồ tát tại giaphạm tội thất ý.
27. Nếu nuôi tằm, đó là bồ tát tại giaphạm tội thất ý.
28 Trên đường đi gặp người bệnh tật mà không dừng lại chăm sóc, làm các phương tiện, dặn bảo những người tại chỗ giúp đỡ lại thản nhiên bỏ đi, đó là bồ tát tại giaphạm tội thất ý.
Các giới tử! Sau khi đã thọ giớibồ tát tại gia rồi, mà phạm một trong 28 tội thất ý trên đây, giới thể sẽ không còn được vững vàng, giới thể bị đọa lạc, giới thểtrở thànhbất tịnh, giới thể bị chướng ngại. Vậy các người phải cẩn thận mà hành trì.
Dẫn thỉnh xướng: Khấu thủ (các giới tử cúi đầu xá)
18. Lợi ích của giới Bồ tát
Giới sư nói lợi ích của giới Bồ tát và khuyên giới tử nghiêm trì. Giới sưdạy bảo rằng:
Các giới tử! Vừa rồi tôi đã truyền cho các Phật tử sáu giới trọng và hai mươi tám tội thất ý.
Các Phật tử nên biết rằng: Giới Bồ tát là giới nặng về phần lợi tha. Hàng Bồ tát luôn luôn quên mình vì người, thay người khác chịu khổ, nhận cái vui của người khác làm cái vui của mình. Nhân đã cao thượng, rộng lớn như thế, cho nên, quả cũng thật tốt đẹpvô biên. Bởi thế, kinh còn gọi giới của Bồ tát là giới vô tận tạng, nghĩa là trong giới có hàm chứa các công đức rất lớn lao, không cùng tận, các giới khác không thể sánh kịp. Giới Bồ tát giúp người qua khỏi bến mê, vượt ra ngoài sinh tử. Từ đời này đến đời khác giới thường hỗ trợ người tu hành, theo người tu hànhcho đến ngày thành Phật. Người thọ giớiBồ tát tức là đã tham dự vào địa vịPhật đà.
Vậy các Phật tử hãy nỗ lựctinh tấnhành trì, cẩn thận chớ buông lung (Câu này giới sư nói ba lần để giới tử đáp ba lần).
Giới tửđồng thanh:
Y giáo phụng hành (ba lần)
Giới sư lại tiếp rằng:
Các giới tử đã nguyện y giáo phụng hành, hãy đứng dậy lễ tạ Tam bảo.
Dẫn thỉnh xướng:
Nhất tâmđảnh lễ tận hư không biến pháp giới quá, hiện, vị lai, chư Phật, tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng, thường trụ Tam bảo tam bái.
C. CÚNG HƯƠNG (nếu có)
Dẫn thỉnh xướng:
Hồ quỳ, hiệp chưởng (giới tử đồng quỳ).
Vài lời khai đạo giới tử về lễ cúng hương, Giới sư dạy rằng:
Các giới tử! Các người đã phát Bồ đề tâm, thọ giớiBồ tát tại gia, chí cầu Phật thừa, nguyện hànhBồ tát đạo, ấy là làm những việc khó làm, Cho nên, từ đây cho đến tận vị lai, trên vì Phật đạo, dưới vì hết thảy chúng sinh không bao giờ được thối ý khiếp nhược, không bao giờ tiếc nuối cái gì dù cả thân mạng của mình. Như Bồ tát Địa tạng nguyện mãi mãi ở chốn u đồ để hóa độchúng sinhác nghiệp. Như Bồ tátDược Vương tự đốt cháy thân mình để trên cúng dường chư Phật và chánh pháp, dưới để rọi sángchúng sinh trong chỗ tối tăm. Các hạnh nguyệnđại hùngđại lực ấy, đức hy sinhvô úy ấy, các người phải từ nay cho đếncùng tậnvị lai luôn luôn noi theo mà học tập và hành trì.
Nay để phát dương chí nguyện cao vời ấy, các người cần đối trước Tam bảo tự đốt lên một phần nhỏ của thân thể để chứng minhý chíđại hùng của người đã thọ Bồ tát giới.
Đối trước Tam bảo, các Phật tử đã phát tâm cúng hương, vậy hãy dũng mãnh lên và chí thànhniệm Phật cầu gia hộ.
Dẫn thỉnh xướng:
Khởi thân. Chí thànhđảnh lễTam bảo tam bái.
Chư giới tửkiết già an tọa.
Cung thỉnh chư Tôn đức hộ hương tấn đàn
Lễ cúng hương bắt đầu.
Giới sư cùng Đại chúng hướng về Tam bảonhất tâm niệm Phật. Giới sư cử tụng:A Di Đà Phật thân kim sắc…
D. HỒI HƯỚNG
Sau khi hoàn tất lễ cúng hương, Giới sư cùng đại chúng hướng về Tam bảo, tụng hồi hướng:
Ma ha Bát nhã Ba la mật đa tâm kinh….
Thiên A tu laDược xoa….
Thọ giớicông đứcthù thắng hạnh….
Tự quy y Phật….
E. GIỚI TỬ LỄ TẠ
Sau ba tự quy, Giới sư vẫn an tọa, giới tử lễ tạ.
Dẫn thỉnh xướng:
Nhất tâmđảnh lễ tận hư không biến pháp giới quá, hiện, vị lai, thập phươngthường trụ Tam bảo, tam bái.
Nhất tâmđảnh lễTa bà thế giới Bổn sư Thích ca Mâu ni Phật, tam bái.
Nhất tâmđảnh lễVăn Thù Sư Lợi Bồ tát, tam bái.
Nhất tâmđảnh lễDi Lặc Bồ tát, tam bái.
Nhất tâmđảnh lễThập phươngNhư Lai, tam bái.
Nhất tâmđảnh lễThập phươngchư đại Bồ tát, tam bái.
Nhất tâmđảnh lễĐắc giớiHòa thượng, tam bái.
Nhất tâmđảnh lễLiệt vịA xà lê, tam bái.
Nhất tâmđảnh lễHiện tiền chư vị Đại đứctăng già, tam bái.
Giới tử thoái ban (Ra xếp hàng đợi tiễn chư Tôn đức).
F. GIẢI TIỂU GIỚI (nếu có kiết giới)
I.Họp tăng. Như phần kiết tiểu giới
II. Giải tiểu giới. Vị yết ma bạch rằng:
Đại đức Tăng nghe, Tăng nay họp để giải giới, nếu Tăng phải thời mà đến Tăng thuận cho, xin giải giới, bạch như thế. Tác bạch có thành không ?
Thành (chúng đồng đáp)
Đại đức Tăng nghe, Tăng nay họp để giải giới, các trưởng lão nào bằng lòng Tăng họp để giải giới thì im lặng, ai không bằng lòng thì nói. Yết ma có thành không?
Thành (chúng đồng đáp)
Tăng đã bằng lòng giải giới xong. Riêng Tăng bằng lòng nên đã im lặng, việc ấy tôi ghi nhận như vậy.
Nguyện dĩ thử công đức…
Hòa nam thánh chúng.
G. THỈNH SƯ VỀ TỔ ĐƯỜNG, TẠ TỔ, VỀ TỊNH PHÒNG AN NGHỈ
Dẫn thỉnh xướng: Cung thỉnh chư Tôn đức thối ban, hồi nghệ Tổ đường.
Chuông trống bát nhã.