Kinh Trường Bộ (Dìgha Nikàya)

Đại Tạng KinhViệt Nam
KINH TRƯỜNG BỘ
Dìgha Nikàya

Hòa thượng Thích Minh Châu dịch Việt – Phật Lịch 2535 – 1991
(Tron bộ ba tập)

truongbo-bia_0truongbo-bia_0

Lời giới thiệu


Các thập kỷ qua đã hình thành nhiều bản dịch Việt
văn về Kinh, Luật, Luận thuộc Nam tạng và Bắc tạng. Đây là các công
trình
cá nhân và là công trình của vài trường Cao đẳng Phật học. Mãi
đến năm 1990, ngót mười năm sau ngày thành lậpGiáo hội Phật giáo
Việt Nam thống nhất
các hệ phái Phật giáo trên ba miền đất nước,
Hội đồngPhiên dịchẤn hànhĐại Tạng KinhViệt Nam mới chính
thức
được thành lập. Năm 1991, được sự ủng hộ của Ban Tôn giáo Chính phủ
và sự chấp thuận của Cục Xuất bản, Hà Nội, Giáo hội khởi đầu ấn hành bộ
Trường A Hàm và bộ Trường Bộ Kinh mở đầu Đại Tạng Kinh Việt văn đầu
tiên. Phật sựphiên dịchấn hành này là Phật sự quan trọng bậc nhất
hiện nay của Giáo hộiđáp ứng được lòng mong mỏi thiết tha của
nhiều thế hệ Tăng, Ni và Phật tửViệt Nam.

Bộ KinhTrường Bộ do Hòa thượng Thích Minh Châu, Tiến sĩ
Phật học
tại Viện Phật học Nalandà, Ấn Độ, hiện là Phó
Chủ tịch kiêm Tổng Thư kýHội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật
giáo Việt Nam
, Viện trưởng Viện Nghiên cứuPhật họcViệt
Nam
, Chủ tịch Hội đồngChỉ đạoPhiên dịchẤn hànhĐại Tạng KinhViệt Nam, dịch. Năm 1991, Hòa thượngthân hànhhiệu đính bản dịch
trước khi đưa ra ấn hành. Chúng tôi đặt nhiều tin tưởng vào sự trung
thành
của bản dịch đối với nguyên bản Pàli.

Thay mặt Hội đồngChứng minhGiáo hội Phật giáo Việt Nam,
Hội đồngPhiên dịchẤn hànhĐại Tạng KinhViệt Nam, chúng tôicầu nguyện cho Phật sựphiên dịchấn hànhĐại Tạng KinhViệt Namtrọng đại này sớm thành tựuviên mãn.

Thay mặt Hội đồngChứng minh GHPGVN
Thay mặt Hội đồngPhiên dịchẤn hànhĐại tạng kinhViệt Nam

Pháp Chủ GHPGVN,
Hòa thượng Thích Đức Nhuận
1991


Hội đồngChứng minh:

1. Hòa thượng Thích Đức Nhuận
2. Hòa thượng Thích Đôn Hậu
3. Hòa thượng Thích Trí Tịnh
4. Hòa thượng Thích Mật Hiền
5. Hòa thượng Thích Huệ Thành
6. Hòa thượng Thích Giác Nhu
7. Hòa thượngKim Cương Tử
8. Hòa thượngThích Tâm Thông
9. Hòa thượng Thích Siêu Việt
10. Hòa thượng Mahà Saray
11. Hòa thượng Thích Trí Nghiêm.

Hội đồngChỉ đạoPhiên dịchẤn hànhĐại tạng KinhViệt Nam:

Chủ tịch: Hòa thượng Thích Minh Châu

Phó chủ tịch: Hòa thượng Thích Thiện Siêu
Phó chủ tịch: Hòa thượngKim Cương Tử
Phó chủ tịch: Hòa thượng Thích Thanh Kiểm
Phó chủ tịch: Thượng tọa Thích Thanh Từ
Phó chủ tịch: Thượng tọa Thích Thiện Châu

Trưởng ban Thư ký: Thượng tọa Thích Chơn Thiện
Trưởng ban Tài chánh: Thượng tọa Thích Giác Toàn
Trưởng ban In ấn và Phát hành: Cư sĩ Võ Đình Cường
Trưởng ban Từ vựng Phật học: Cư sĩ Minh Chi

Lời giới thiệu

Hòa thượng Thích Minh Châu


Trích Lời Giới Thiệu, Trường Bộ Kinh, Tập III (1972):

… Cho dịch và cho in các bản kinh Pāli, tôi không mong muốn gì hơn là để các Phật tử, các Học giả, các Sinh viên được đọc thẳng vào những kinh điển thật sự nguyên thủy hay gần nguyên thủy nhất, và tự mình tìm hiểu những lời dạy thật sự của đức Phật, khỏi phải qua những lập trường của các bộ phái. Nhất là khỏi phải qua những xuyên tạc của những Học giả và những Phật tử muốn giải thíchđạo Phật theo dục vọngtà kiến của mình. Muốn chạy theodục vọng, thì giải thíchkinh điển một cách để hiểu rằng đạo Phậtchấp nhậntha thứdục vọng. Muốn giết người và muốn binh vực kẻ giết người , đạo Phật được giải thích như là có thể tha thứchấp nhận sự giết người. Muốn chạy theotà giáotà kiến, lại giải thíchđạo Phậtviên dungvô ngại, chấp nhận mọi tà kiến, mọi tà thuyết. Ta kiến nào, tà thuyết nào cũng là Phật giáo được hết! Muốn tránh những tai nạn trên, cần nhứt là phổ biến những kinh điển thực sự nguyên thủy hay gần nguyên thủy nhất, để Phật tử được đọc thẳng ngay kinh Phật, khỏi qua một ống kính màu nào.

Đạo Phật cần những cá nhânPhật tử biết suy tư, biết phân tích, biết tự tìm hiểu, rồi xác nhận sự hiểu biết của mình, ngang qua sự hành trì, kinh nghiệmcá nhân. Đạo Phật không cần đến những đoàn người theo đạo Phật, theo một cách ồ ạtmù quáng, theo một cách thụ động nhắm mắt, hay tự mình bóp méo, xuyên tạcđạo Phật theo tà kiếndục vọng của mình. Chính kinh Đại Bát Niết Bàn, có ghi rằng, dầu chúng ta có nghe vị Tỷ kheo nào nói tự thân nghe đức Phật, tự thân nghe các vị Thượng Tọa, Thủ Chúng, v.v… nói như vậy là Pháp, như vậy là Luật, đức Phật khuyên cũng không được tán thán, đả kích, chấp thuận, hay từ bỏ ngay, mà phải so sánh với Kinh, đối chiếu với Luật, có phù hợp mới được chấp nhận, không phù hợp thời phải từ bỏ. Đạo Phật đòi hỏi sự nhận xét, tìm hiểu, suy tư cá nhân rất nhiều. Nhưng chúng ta chỉ có thể nhận xét, tìm hiểu, suy tư khi chúng ta được đọc những lời dạy nguyên thỉ nhất hay gần nguyên thỉ nhất của đức Phật. Đó là nguyên nhânđộng lực khiến tôi phải lo dịch và in bản Trường Bộ Kinh này.

Trích Lời Giới Thiệu, Trường Bộ Kinh, Tập IV (1972):

… Với tập IV này, tôi đã phiên dịch xong bộ Dīgha Nikāya (Trường Bộ Kinh), từ chữ Pāli ra tiếng Việt. Năm 1965, tôi in xong tập I, gồm 3 kinh đầu. Năm 1967, tôi in xong tập II, gồm 10 kinh kế tiếp. Năm 1972, tôi in xong tập III và tập IV, gồm 21 kinh trong khoảngthời gian kỷ lục 7 tháng, từ Tết Nhâm Tý (tháng 2-1972) cho đến nay, Vu Lan rằm tháng 7 (tháng 8-1972). Cứ xem thời gianhoàn thành từng tập một, mới thấy chức vụ đa đoan của một Viện Trưởng làm trở ngại cho sự phiên dịch như thế nào. Chúng tôi chỉ có thể để dành những ngày nghỉ, những buổi sáng thật sớm và những buổi tối (nếu không quá mệt mỏi vì những công việc ban ngày), để phiên dịch. Chúng tôi vẫn kiên trìphiên dịch và in cho xong tập IV, Trường Bộ Kinh là để hoàn thành một chí nguyện mà tôi ấp ủ từ khi tôi mới đi du học Tích Lan năm 1952. Về nước năm 1964, nếu tôi không nhận chức vụ Viện Trưởng Viện Đại HọcVạn Hạnh thời nay tôi đã dịch ít nhất cũng trọn bộ Kinh Tạng Pāli rồi. Tôi tự đánh dấu hỏi, làm Viện Trưởng hay làm một vị dịch kinh, làm chức vụ nào có lợi cho Phật Giáo hơn? Và tôi phải tự thẳng thắn để trả lời, dịch kinh có lợi hơn! Và tôi chỉ có thể vớt vát, bằng cách để những thời giờthong thả, chú tâm vào vấn đềphiên dịch. Chúng tôi viết những dòng chữ này vừa để sám hối, vừa mong các Phật tử và các Học giảthông cảm cho.

Phiên dịchTam Tạng Pāli có một dụng ý khác quan trọng hơn. Trước năm 1952, Việt Namchúng ta chỉ biết có một số Kinh Đại Thừacăn bản, như Kinh Lăng Nghiêm, Kinh Pháp Hoa, Kinh Bát Nhã, Kinh Kim Cang, Kinh Di Đà v.v… dầu rằng chúng tavẫn có Hán Tạng hết sứcphong phú, nhưng ít người nghiên cứu. Các Kinh A Hàm, Kinh TứThập Nhị Chương, Kinh Di Giáo cũng có được đề cập. Tuy có biết, nhưng không dám học vì theo tứ y, cần phải “y liễu nghĩa kinh, bất y bất liễunghĩa kinh.”

Qua Tích Lan, chúng tôi được biết đến Tam Tạng Pāli, rất là phong phú, rất gần với lời dạy nguyên thỉ của đức Phật, lại được phổ biếnrộng rãi ở năm châu. Qua Ấn Độ, được biết thêm Tạng Sanskrit, dồi dàophong phú hơn cả Tạng Pāli, nhưng nguyên bản gần như mất hết cả, ngoại trừ vài chục bộ mới tìm lại được. Cũng may Tạng Sanskrit được dịch ra Tạng Tây Tạng và Hán Tạng, và nhờ vậy hai tạng dịch này là kho tài liệu khá đầy đủ cho nguyên tạng Sanskrit. Nhưng nếu Pāli là Tam tạng vừa là nguyên thỉ, vừa là của học pháiThượng Tọa Bộ, Tạng Sanskrit phong phú hơn, là Tam Tạng cũng vừa là nguyên thỉ, vừa thuộc nhiều học phái như Nhứt Thế Hữu Bộ, Đại Chúng Bộ, Đàm Vô Đức Bộ, Di Sa Tắc Bộ v.v… và cũng vừa là tạng của Đại Thừa. Gía trị của hai tạng dịch là như vậy, và Tạng Trung Hoa cũng có dịch một số kinh tạng Pāli có thể do Ngài Pháp Hiển, thế kỷ thứ VI đem từ Tich Lan về. Nếu chúng ta muốn tìm đến Tạng nào hay Kinh nào có thể là đại diện cho nguyên thỉ, chúng ta chỉ cần so sánhKinh TạngLuật Tạng Pāli và Kinh TạngA HàmLuật Tạng các Học phái. Những điểm nào giống nhau, thời chúng ta có thể chấp nhận là Tạng Nguyên Thỉ. Những điểm dị biệt có thể là do dị biệt lập trường của các Học phái. Cho dịch Trường Bộ Kinh này, chúng tôi không mong gì hơn là giới thiệu Tạng Pāli cho Phật tửHọc giảViệt Nam và cũng mở đầu một môn học mới, tức là môn Tỷ Giáo Học giữa Kinh Tạng, Luật Tạng Pāli và Tạng chữ Hán tương đương. Môn Tỷ Giáo học này sẽ giúp chúng ta hiểu được thế nào là Tạng Nguyên Thỉ của Phật Giáo

Có người sẽ cho, dịch Tạng Pāli là tuyên truyền cho Tiểu Thừa, phản lại tư tưởngĐại Thừa. Chúng ta nên chấm dứt ngay thái độ ngây thơ và buồn cười này. Đạo Phật không có Đại Thừa, Tiểu Thừa, không có Nam Tông, Bắc Tông. Đạo Phậtgồm có một số giáo lý căn bảnhọc phái nào cũng phải tôn trọng, một số pháp môn thiết yếu mà đệ tửPhật tử nào cũng phải y cứ để tu hành, nếu không muốn lạc vào tà giáo, ngọai đạo. Cho dịch Tạng Pāli là chúng tôi muốn giới thiệutìm hiểu số giáo lý căn bản ấy và số pháp môn thiết yếu ấy. Những danh từ Đại Thừa, Tiểu Thừa, Nam Tông, Bắc Tông là những danh từ đẻ ra sau này để phân biệt các học phái, và một học phái chỉ được gọi là học pháiPhật Giáo khi nào học phái ấy tôn trọngtrung thực với số giáo lý, số pháp môncăn bản ấy.

Ngày nay, một nhà nghiên cứuPhật Giáo, phải biết đến Phật Giáo Nguyên Thỉ, phải biết đến Phật Giáo các Học Phái và phải biết đến Phật GiáoĐại Thừa mới có thể có một cái nhìn đại thể về lịch sửtư tưởngPhật Giáo. Sau khi nắm được cái nhìn đại thể, vị ấy có thể chọn lấy một ngành nào, hay một pháp môn nào làm ngành chuyên môn của mình. Cho dịch Kinh Tạng Pāli, chúng tôi muốn giúp phần tài liệunghiên cứu cho các nhà học giả ấy để có thể biết đến Phật Giáo Nguyên Thỉ và biết đến Học pháiThượng Tọa Bộ, một học phái có tiếng là bảo thủ nhất, trung thành với tư tưởnglối sốngPhật Giáo Nguyên Thỉ nhất, và là học pháiduy nhấtgìn giữ được gần như trọn vẹn cả ba tạng giáo điển.

Hơn thế nữa, ngày nay chúng tanhận thấy một chiều hướng mới đã bắt đầu sống dậy trong những nhà tìm hiểutư tưởngPhật Giáo, một chiều hướng đi ngược lên Phật Giáo Nguyên Thỉ, tìm hiểu những căn bảngiáo lý mà phần lớn các học pháichấp nhận, giới thiệu một lối sống đích thực, đức Phật muốn giảng dạy cho các đệ tử để sống ngay với đời sốnghiện tại, khỏi phải qua những phân ly các học phái, hay những mê tín, dị đoan, cuồng tín v.v… đã dần dầnxâm nhập vào Đạo Phật, làm mất bản chấtthuần túy của Đạo Phật nghìn xưa. Hơn nữa, ngày nay người ta dần dầný thức rằng chỉ có Đạo Phật Nguyên Thỉ mới đáp ứng được những đòi hỏi của một thế giới khoa học hiện tại. Một tôn giáo muốn được giới trí thức trẻ hiện tạichấp nhận, vừa phải không mâu thuẫn với những phát minh khoa học mới mẻ nhất, vừa phảigiải quyết được những vấn đề thuộc phạm vicon người của con người ở thế kỷ thứ hai mươi, hai mốt này. Chỉ có Đạo Phật Nguyên Thỉ mới may ra đáp ứng được những đòi hỏi trên, và cho dịch tập Trường Bộ Kinh này, chúng tôinuôi dưỡng một hy vọng rất khiêm tốn, là giới thiệu được tới tay các Học giả và các Phật tử, một phần nào những lời dạy thật sự nguyên thỉ hay gần nguyên thỉ nhất của Đạo Phật.

Tỷ kheo Thích Minh Châu
Đại họcVạn Hạnh
Sài Gòn, 1972

Chân thành cám ơn Cư sĩTiến Sĩ Bình Anson
đã gửi tặng Thư Viện Hoa Sen ấn bản điện tử Revised 09-02-2003 (Tâm Diệu)