VIỆN NGHIÊN CỨUPHẬT HỌCVIỆT NAM
TAM TẠNGTHÁNH ĐIỂN PHẬT GIÁO VIỆT NAM
KINH TRƯỜNG BỘ
DĪGHĀ NIKÂYA
DỊCH GIẢ: HÒA THƯỢNG THÍCH MINH CHÂU
NHÀ XUẤT BẢN HỒNG ĐỨC 2022
Nam-mô Bản SưThích-ca Mâu-ni Phật
Trong Kỉnh Hoa Nghiêm có ghi: “Phật dĩ nhất nhất thân, xứ xứ chuyển pháp /沥〃”(佛以一一身,處處轉法輪),nghía là đức Phật luôn dùng tất cả hóa thân của mình, ở mọi nơi mọi chốn chuyển bánh xe pháp. Thật hoan hỷ, tinh thầnchuyển bánh xe pháp của đức Phật đã và đang được chư Tôn đức Hội đồngTri sựGiáo hội Phật giáo Việt Namtriển khai một cách hiệu quả. Đặc biệt, trên phương diện hoăng truyên kinh điên, chư Tôn đức đã có những định hướng đúng đắn cho Viện Nghiên cứuPhật họcViệt Nam tiến hành phiên dịch, san định, ấn tống Kinh, Luật, Luận, Sớ giải có nguồn gốc từ tạng P互li, Sanskrit, Hán cổ và các ngôn ngữ khác…
Khi nghiên cứu, hoằng truyền kinh điển, nhà Phật thường có câu: DĩThánh giáo vi minh cảnh chiêu kiên tự tâm, dĩ tự tâm vi trí đăng chiêu kinh u chr (以 聖教爲明鏡照見自心,以自心爲智燈照經幽旨),nghĩa là lấy Phật pháp làm tâm gương sáng soi vào tự tâm, lây tự tâm làm ngọn đèn trí soi tỏ chô thâm sâu của kinh điên. Những Phật sự được chư Tôn đức trong Viện Nghiên cứuPhật họcViệt Nam đã và đang thực hiện, thực sự là những việc làm trân quý. Việc ấy không chỉ làm sáng bản tâm của mỗi hành giảnghiên cứu mà còn chuyển hóalời Phật dạy một cách dễ hiểu, dễ học, dễ hành, gần gũi với cuộc sống đời thường. Thông qua đó, môi hành giả có được cách tiêp cận, tu tập, thực hànhlời Phật dạy, thành tựu nhiều kết quả hơn.
Từ việc nghiên cứukinh điển, nhìn lại Phật giáo Việt Nam, chúng ta mới thấy, Phật giáo Việt Nam với chiều dài lịch sử trên dưới 2000 năm đồng hànhcùng dân tộc, đã tạo nên những giá trịPhật giáođặc biệt, đóng vai trò trụ cột trong việc gìn giữ nền văn hóa Việt thời kỳ 1000 năm Bắc thuộc, làm cho dân tộc Việt Nam trở nên vĩ đại nhất trong lịch sửphong kiến nước nhà vào thời đại Lý – Trần, vẫn đang tiếp tụcđồng hành cùng đất nước trong thời kỳ hội nhập với phương châm “Đạo pháp – Dân tOc.” Chính vì vậy? những Phật sự của chư Tôn đức trong Viện Nghiên cứuPhật họcViệt Nam đang thực hiện có ý nghĩa hét sức quan trọng trong việc “k。vãng khai lai, truyên trì đạo mạch”, không chỉ làm cho Phật pháp xương minh, trường ton ở the gian mà còn góp phan làm cho Phật giáo Việt Namtiếp nốitruyền thốngtốt đẹp từ ngàn xua, phát triển lên một tầm cao mới. Hy vọng mỗi hành giảchúng tanỗ lực hơn nữa để thành tựugiải thoát và hoàn thành sứ mệnh ẾẾTác Như Lai sứ, hành Như Lai sự.”
Nguyện câu Phật nhật tăng huy, Pháp luân thường chuyên, thê giới hòa bình, nhân dânan lạc.
Nam-mố Hoan Hỷ Tạng Bồ-tát, tác đại chứng minh.
VesakLiên Hợp Quốc, PL.2563 – DL.2019
Trưởng lãoHòa thượng THÍCH PHỔ TUỆ
(Pháp chủGiáo hội Phật giáo Việt Nam
LỜI GIỚI THIỆU
Thay mặt Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam, tôi tán dươngHội đồng Quản trị Viện Nghiên cứuPhật họcViệt Nam, đặc biệt là Ban Biên tập Tam tạngThánh điểnPhật giáo Việt Nam đã hoan hỷ đảm trách nhiệm vụ phiên dịch, biên tập và ấn hành bộ Thánh điểnthiêng liêng này.
Phiên dịch Kinh, Luật, Luận từ các ngôn ngữPhật học (Pāli, Sanskrit, Hán cổ) ra tiếng Việt là trách nhiệm cao quý của Viện Nghiên cứuPhật họcViệt Nam (VNCPHVN) do Trưởng lãoHòa thượng Thích Minh Châuthành lập năm 1989, nhằm đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học hỏi và thực tậpPhật pháp của hàng triệu Tăng Ni, Phật tửViệt Nam trong và ngoài nước.
1. Về thuật ngữ
Tôi tán đồng cách Hội đồng Quản trị VNCPHVN thay đổi cụm từ “Đại tạng kinh Việt Nam”, vốn chịu ảnh hưởng từ cách đặt tựa tác phẩm của Phật giáo Trung Quốc, thành “Tam tạngThánh điểnPhật giáo Việt Nam”, nhằm thể hiện bản sắc văn họcPhật giáo Việt Nam, đồng thờithích ứng với cách đặt tên phổ biến của cộng đồngPhật giáothế giới hiện nay.
Khái niệm “Đại tạng kinh” chỉ đề cập đến “Kinh tạng” (P. Sutta Piṭaka, H. 經蔵) tức kho tàng Chân lý, trong khi khái niệm “Tam tạng Thánh điển Phật giáo” có nội hàm rộng hơn, bao quát hơn; đó là ngoài kho tàng Chân lý còn có kho tàng Đạo đức (P. Vinaya Piṭaka, H. 律蔵, Luật tạng), kho tàng Triết học tâm (P. Abhidhamma Piṭaka, H. 論蔵, Luận tạng), Văn họcChú giải (P. Aṭṭhakathā), Văn học Phụ chú giải (P. Ṭīkā), Văn học Tục tạng và các tác phẩmPhật họcViệt Nam.
Tam tạngThánh điểnPhật giáo Việt Nam bao gồm các tuyển tập Tam tạngPhật giáoThượng Tọa bộ (ảnh hưởng các nước Ấn Độ, Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia), Tam tạngPhật giáoBộ phái, Tam tạngPhật giáoĐại thừa (ảnh hưởngViệt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Đại Hàn, Tây Tạng), Văn học Sớ giải, Văn họcTông pháiPhật giáo và Văn họcPhật giáo Việt Nam, v.v…
2. Về Văn học sửPhật giáo
“Thánh điển Phật giáo” là khái niệm chỉ cho tuyển tập những lời dạy của đức Phật trong 45 năm (theo Phật giáo Nam truyền) hay 49 năm (theo Phật giáo Bắc truyền) truyền báChân lý (P. Dhamma, S. Dharma, H. 法, Pháp), Đạo đức (P=S. Vinaya, H. 戒律, Giới luật), và Các pháp siêu việt (P. Abhidhamma, S. Abhidharma, H. 無比法, Vô tỷ pháp).
Thánh điểnPhật giáo được truyền thừa qua hình thứckhẩu truyền, được cho là bằng ngôn ngữ Pāli từ thời đức Phật (khoảng thế kỷ VI-V TTL) và lưu truyền qua ba lần kết tập kinh điển tại Ấn Độ. Đến đại hội kết tậpkinh điển lần thứ tư tại Tích Lan (khoảng thế kỷ I TTL), Thánh điển được viết trên lá bối và lưu truyền đến ngày nay. Hai tác phẩmĐảo sử (Dīpavaṃsa) và Đại sử (Mahāvaṃsa) đều ghi nhận rằng trong triều đại Valagamba (29-17 TTL) tại Anuradhapura, Tích Lan, các cao Tăng thuộc làu Tam tạng Pāli bắt đầu viết kinh Phật trên lá bối để giữ gìn và truyền bálời Phật dạy một cách hiệu quả hơn.
Theo các nhà Đại thừa, cũng vào thế kỷ I (TTL) trở đi, kinh điển Đại thừa bằng tiếng Sanskrit lần lượt ra đời. Ngoài các bản kinhĐại thừa quan trọng tồn tại với ấn bản Sanskrit, phần lớn văn họcPhật giáoĐại thừa được lưu giữ qua các bản dịch Hán cổ, được các vua chúa, đại tín chủ lưu bố qua các bản chép tay, khắc trên đá, khắc trên gỗ, và về sau biên tập thành các Đại tạng kinh mang tầm vóc quốc gia ở Trung Hoa; còn tiếng Tây Tạng cổ, được biên tậpthành Kinh điển Phật giáo Tây Tạng (Tibetan Buddhist Canon) gồm hai tạng Kangyur (Kinh – Luật tạng gồm 100 bộ) và Tengyur (Luận tạng gồm 213 bộ).
3. Về phương diệnlịch sử
Hơn 10 thế kỷ (từ thế kỷ I-X) bị Trung Quốc đô hộ, người Việt Nam đã sử dụngĐại tạng kinh Trung Hoa bằng Hán cổ và cho đến những thế kỷ sau. Giai đoạn 80 năm Pháp thuộc (1867-1945), người Việt lại buộc phải sử dụng tiếng Việt La-tinh hóa nên chữ Hán Nôm mất dần vị tríngôn ngữchính thống. Đứng trước nhu cầu thích nghi với quốc ngữ mới, các cao TăngViệt Namquyết địnhphiên dịchkinh điển từ Hán cổ ra tiếng Việt La-tinh để phổ biếnlời Phật dạyrộng rãi hơn, vì đại đa số người Việt trong thời Pháp thuộc không đọc được chữ Hán Nôm.
Tam tạngThánh điểnPhật giáo Việt Nam được hình thành qua 3 giai đoạn:
Giai đoạn 1 bắt đầu từ 1950 đến 1975, với đỉnh cao là sự ra đời của Hội đồngPhiên dịchKinh điển của Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) vào năm 1973 và ngưng hoạt động vào năm 1975. Các bậc Tôn túc đóng góp nổi bật trong việc phiên dịchkinh điển từ Hán cổ sang tiếng Việt trong giai đoạn này có Hòa thượng Thích Trí Tịnh (Ma-ha Bát-nhã, Hoa Nghiêm, Đại Bảo Tích, Niết-bàn, Pháp Hoa); Hòa thượng Thích Trí Nghiêm (Đại Bát-nhã); và chư vị Hòa thượng Thích Thanh Từ, Hòa thượng Thích Bửu Huệ, Hòa thượng Thích Thiền Tâm (Trung A-hàm, Tăng nhất A-hàm), Hòa thượng Thích Thiện Siêu, Hòa thượng Thích Tuệ Sỹ, Thượng tọa Thích Trí Thành (Trường A-hàm, Tạp A-hàm), v.v…
Giai đoạn 2 bắt đầu từ 1975 đến 2017, với sự ra đời của các bản dịch từ Pāli sang tiếng Việt. Đóng góp nổi trội của Hòa thượng Thích Minh Châu là phiên dịch hầu hết Kinh tạng Pāli. Hòa thượng Hộ Tông, Hòa thượng Bửu Chơn, Hòa thượng Giới Nghiêm phiên dịchLuật tạng Pāli và Hòa thượng Tịnh Sự dịch Luận tạng Pāli. Gần đây, Thượng tọa Chánh Thân đã dịch mới một số kinh trong Tiểu bộ và Luật tạng Pāli.
Sau ba thập niên phiên dịchđộc lập, đến năm 1991, Hội đồngChỉ đạoPhiên dịch và Ấn hànhĐại tạng kinhViệt Namchính thức được Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) thành lập. Từ đó đến nay, VNCPHVN chỉ tái bản được Kinh tạng Nam truyền, gồm 13 tập và một vài tập A-hàm. Trong thời gian này và trước đó, Hòa thượng Thích Trí Quang đã dịch hơn 25 tập Kinh, Luật, Luận; Hòa thượng Thích Đỗng Minh đã dịch một số bộ Luật và hướng dẫn, khuyến khích chư Tăng Ni tại Nha Trang phiên dịch các bộ Luật của các bộ phái Phật giáo, góp phần làm phong phú kho tàng Luật tạngPhật giáo Việt Nam.
Trong hai thập niên, 1994-2014, Hội đồng Dịch thuật do Hòa thượng Thích Tịnh Hạnh khởi xướng và bảo trợ, có công tổng hợp, biên tập và xuất bản các công trình dịch thuật đã có, đồng thời dịch mới các Kinh, Luật, Luận quan trọng khác để hình thành Linh SơnPháp bảoĐại tạng kinh.
Giai đoạn 3 từ năm 2017 trở đi. Vào giữa năm 2018, Hội đồng Quản trị VNCPHVN thành lập Ban Biên tập Tam tạngThánh điểnPhật giáo Việt Nam, tiến hành đối chiếu văn bản song ngữ, biên tập tiếng Việt, làm tổng mục lục mới, với mục tiêuphiên dịchhoàn tất, biên tập và xuất bản Tam tạngThánh điểnPhật giáo Việt Nam, gồm Ba tạng Thượng Tọa bộ, Ba tạng Bộ phái và Ba tạng Đại thừa. Đồng thời, Văn học Sớ giải, Tục tạng, Văn họctông pháiPhật giáo Trung Quốc, Nhật Bản và Văn họcPhật giáo Việt Nam cũng sẽ được thực hiệntiếp theo. Công trình sưu tầm, phiên dịch, hiệu chú và ấn hành này dự kiến sẽ hoàn thànhtrong vòng 10 năm hoặc lâu hơn nữa.
4. Về bản sắc quốc gia
Thánh điểnPhật giáo được xem là quốc bảo của nhiều quốc gia theo đạo Phật. Các quốc gia thuộc hai truyền thốngPhật giáo Nam truyền và Bắc truyền đều có Thánh điểnPhật giáo bằng tiếng mẹ đẻ của họ từ lâu. Tại các nước Phật giáo Nam truyền như Tích Lan, Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia, ngoài ấn bản Tam tạngThánh điển Pāli, đều có bản dịch Thánh điểnPhật giáo bằng quốc ngữ của họ.
Trong các nước Phật giáoĐại thừa, Trung Quốc là nước đầu tiên có Khai Bảo tạng được khắc gỗ từ năm 971 đến 983 thời nhà Bắc Tống. Các nước Phật giáoĐại thừa chịu ảnh hưởng từ Phật giáo Trung Quốc đều có ấn bản Đại tạng kinh chữ Hán theo phong cách riêng.
Đại Hàn (1011-1082) có ấn bản Cao Ly Đại tạng kinh (高麗大蔵經), hay còn gọi là Bát vạnĐại tạng kinh (八萬大蔵經), có cấu trúc mục lục khác với các Đại tạng kinhTrung Quốc, gồm Tam tạngĐại thừa (các bản văn 1-646), Tam tạngTiểu thừa (các bản văn 647-978), Thánh HiềnPhật ký lục (các bản văn 979-1087) và các tác phẩm khác (1088-1498), trong đó, các bản văn 1402-1405 là các trước tác của Phật giáoĐại Hàn.
Nhật Bản có Thiên Hải tạng (天海蔵)đầu tiên được thực hiện từ năm 1637 đến 1648. Đến đầu thế kỷ XX, Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh (大正新脩大蔵經, 1924-1934) do các học giả Takakusu Junjiro, Watanabe Umiakira và Ono Genmyo biên tập, gồm 100 tập, 3.493 bộ, 13.520 quyển, trong đó, 55 tập đầu gồm Kinh, Luật, Luận, Sớ giải, các tông pháiPhật giáo Trung Quốc, Nhật Bản. Đây là ấn bản Đại tạng kinh bằng chữ Hán hoàn chỉnh nhất, có tính hệ thống về phân loại và chấm câu tốt nhất.
Phật giáo Tây Tạng cũng có Đại tạng kinh riêng khá sớm, từ năm 1290 đến 1364. Đại tạng này bao hàm hầu hết các bản luận Sanskrit của các bộ phái Phật giáoẤn Độ, có nguồn gốc từ Trường Đại học Nalanda nổi tiếng và một số bản dịch từ tiếng Hán. Đại tạng này được hiệu chỉnh qua các thời kỳ và trở thành kho tàng Pháp bảo Tạng truyền đặc thù, vì nó chứa nhiều bộ mật chú và pháp môn tu bí truyền mà ngày nay không tìm thấy trong các Đại tạng Trung Hoa và các nước khác.
Tính từ thời điểm Pháp thuộc năm 1867 đến 2019, khi tiếng Hán – Việt trở thành tiếng Việt La-tinh hóa, 152 năm đã trôi qua, hoặc tính từ thời điểm Hội đồngPhiên dịchKinh điển của GHPGVNTN hình thành từ năm 1973 cũng đã trải qua 46 năm, Tam tạngThánh điểnPhật giáo Việt Nam chỉ mới hoàn tất một nửa chặng đường phiên dịch.
Bên cạnh việc trân trọng những thành quả dịch thuật của các bậc Tôn đức hữu công thuộc các thế hệ trước, GHPGVN cần có Tam tạngThánh điểnPhật giáo Việt Nam hoàn chỉnh, không chỉ thể hiện bản sắc văn hóaPhật giáo Việt Nam mà còn giúp cho người Việt Nam không biết các cổ ngữPhật giáo, có thể tiếp cận lời Phật dạy bằng tiếng Việt, nhằm đạt đượctrí tuệ do nghe chân lý Phật (P. Sutamayapaññā, Văn tuệ), trí tuệ do nghiền ngẫmchân lý Phật (P. Cintāmayapaññā, Tư tuệ) và trên nền tảng này, tiếp tụcđạt đượctrí tuệ do thực hànhthiền chỉ, thiền quán (P. Bhāvanāmayapaññā, Tu tuệ).
Để tạo nên bản sắc văn hóatâm linhPhật giáo Việt Nam qua Tam tạngThánh điểnPhật giáo Việt Nam, tôi tha thiết kêu gọi quý Tăng Ni và Phật tửtham gia vào Ban Phiên dịch và Ban Biên tập Tam tạngThánh điểnPhật giáo Việt Nam, góp phần phiên dịch và xuất bản hoàn chỉnh Tam tạngThánh điểnPhật giáo Việt Nam. Đồng thời, tôi tha thiết kêu gọi quý mạnh thường quân và quý Phật tửphát tâm đóng góp tịnh tài để công trìnhphiên dịch, biên tập và xuất bản Tam tạngThánh điểnPhật giáo Việt Nam sớm thành tựu mỹ mãn.
Xuất bản Tam tạngThánh điểnPhật giáo Việt Nam không chỉ là niềm mơ ước của Tăng Ni và Phật tửViệt Nam mà còn tạo thuận duyên cho 97 triệu người Việt Nam trong nước và hơn 5 triệu người Việt Nam ở hải ngoại có cơ hội học Phật, tu Phật bằng tiếng Việt, để diệt trừtham ái, sân hận, si mê, chấp thủ, vốn là nhân khổ đau, đồng thời, trải nghiệm an vui, hạnh phúc bây giờ và tại đây, góp phần làm cho Tổ quốc Việt Nam ngày càng giàu, mạnh và phát triển bền vững.
Vesak Liên Hợp Quốc, PL.2563 – DL.2019
Hòa thượng THÍCH THIỆN NHƠN
(Chủ tịch Hội đồng Trị sự GHPGVN)
DẪN LUẬN KINHTRƯỜNG BỘ
I. GIỚI THIỆU TỔNG QUAN
Kinh Trường bộ (P. Dīgha Nikāya, H. 長部經) là bộ đầu tiên trong năm bộ kinh Pāli (Pāli Nikāya) của Phật giáoThượng Tọa bộ (Theravāda); là tuyển tập 34 kinh dài (The Long Discourses) trong Kinh tạng Pāli (Sutta Piṭaka), tương ứng với 30 bài Trường A-hàm kinh (S. Dīrgha Āgama, H. 長阿含經). Khái niệm “trường” (dīgha, 長) có nghĩa đen là “dài” về số lượng chữ của từng bài kinh trong bộ này. Về tổng số trang, Kinh Trường bộ có số trang ít nhất trong 5 bộ kinh Pāli.
Kinh Trường bộ nhiều hơn Trường A-hàm kinh trong văn học Hán tạng của phái Dharmaguptaka (Pháp Tạng bộ) 4 bài kinh, vốn là bộ đầu tiên trong Đại Chánh tân tu Đại tạng kinh (大正新脩大蔵經, Taishō edition). Có 6 kinh trong Kinh Trường bộ có nội dung trùng lặp hoặc vì quan điểm khác biệt về phương pháptu tập, nên không có kinh tương ứng trong Trường A-hàm kinh, gồm: Kinh Mahāli (Mahāli Sutta, số 6); Kinh Jāliya (Jāliya Sutta, số 7); Kinh Subha (Subha Sutta, số 10); Kinh Đại niệm xứ (Mahāsatipaṭṭhāna Sutta, số 22); Kinh Tướng (Lakkhaṇa Sutta, số 30), và Kinh A-sá-nang-chi (Āṭānāṭiya Sutta, số 32).
Kinh Trường bộ và Trường A-hàm kinh có một số điểm dị biệt về thứ tự các bài kinh, cách đặt tựa đề kinh, các khái niệm và nội dung từng bài kinh.
Về nội dung, Kinh Trường bộ tường thuật về các đối thoại liên tôn giáo và triết học giữa đức Phật với các đạo sĩ Sa-môn và Bà-la-môn đương thời, thông qua đó, giúp chúng tahình dung được các phong tràotôn giáo và triết học thời Phật; đồng thời, cho thấy triết họcthực tiễn của đạo Phật vượt lên trên các tôn giáohữu thần và vô thần thời đức Phật.
Về phân loại, Kinh Trường bộ được chia thành 3 phẩm (vagga):
(i) Phẩm Giới uẩn (Sīlakkhandhavagga) gồm 13 bài kinh nói về đạo đức (sīla) chuẩn mực và thanh cao.
(ii) Phẩm Đại (Mahāvagga) gồm 10 bài kinh nói về cuộc đờiđức Phật và một số giáo phápcăn bản.
(iii) Phẩm Pāthika (Pāthikavagga) gồm 11 bài kinhgiới thiệu về vũ trụ luận, cách tu của ngoại đạo, trách nhiệmgia đình, xã hội và tâm linh.
Về bản dịch tiếng Anh, hiện có 3 bản dịch Anh ngữ hoàn chỉnh và một số bản trích dịch. Quyển Dialogues of the Buddha (Đối thoại của đức Phật) do T. W. Rhys Davids và C. A. F. Rhys Davids dịch, 3 quyển, NXB. Pali Text Society, năm 1899-1921 là bản dịch sớm nhất. Bản dịch của Maurice Walshe với tựa đề: The Long Discourses of the Buddha: A Translation of the Dīgha Nikāya (Các bài kinh dài của đức Phật: Bản dịch KinhTrường bộ) do NXB. Wisdom Publications, Boston, năm 1987; tựa gốc trong bản tiếng Anh là: Thus Have I Heard (Tôi nghe như vầy). Bản dịch của Bhikkhu Sujato có tựa đề: The Long Discourses (Các bài kinh dài), xuất bản năm 2018 dưới dạng E-book (gồm Epub, Kindle, PDF, MS Word) miễn phí tại trang SuttaCentral (www.suttacentral.net).
Ngoài ra, còn có các quyển trích dịch gồm: Long Discourses of the Buddha (Các bài kinh dài của đức Phật) do A. A. G. Bennett dịch và ấn hành tại Bombay năm 1958 gồm các kinh 1-16. Tác phẩm The Buddha’s Philosophy of Man: Early Indian Buddhist Dialogues (Triết học về con người của đức Phật: Các cuộc đối thoại của Phật giáoẤn Độthời kỳ đầu) do Rhys Davids tuyển dịch và Trevor Ling biên tập, NXB. Everyman, London, chọn dịch 10 kinh gồm các kinh số 2, 4, 5, 9, 12, 16, 22, 25, 27, 31. Quyển Ten Suttas from Dīgha Nikāya (Mười kinh dài trong Kinh Trường bộ) do Burma Piṭaka Association ấn hành tại Rangoon, 1985, gồm các kinh 1, 2, 9, 15, 16, 22, 26, 28, 29, 31.
Tại Việt Nam, bản dịch của Trưởng lãoHòa thượng Thích Minh Châu với tựa đề Kinh Trường bộ, xuất bản 3 lần mới trọn bộ. Lần thứ nhất vào năm 1965 với 3 kinh đầu, lần thứ hai vào năm 1967 với 10 kinh (4-13), lần thứ ba vào năm 1972 với 21 kinh (14-34) chia thành 2 tập. Như vậy, Kinh Trường bộ trong giai đoạn đầu gồm 4 tập. Từ năm 1991 đến nay, bộ này được tái bản nhiều lần, 2 tập rồi 1 tập. Bản dịch này của Trưởng lãoHòa thượng Thích Minh Châu được xem là bản dịch trung thành với nguyên tác Pāli, góp phần làm thay đổi tích cựchệ thốngPhật học tại Việt Nam trong hơn bảy thập niên qua.
II. KHÁI QUÁT NỘI DUNG
A. Phẩm Giới uẩn (Sīlakkhandhavagga)
1. Kinh Phạm võng (P. Brahmajāla Sutta, H. 梵網經, “Tấm lưới của Phạm thiên”) tương đương Phạm động kinh.[1] Nhân vì hai thầy trò du sĩ ngoại đạo có quan điểm trái ngược, người thầy là Suppiya dùng nhiều lời chỉ tríchđức Phật, trong khi đệ tử là Brahmadatta lại dùng nhiều lời tán thán, đức Phật đã dạy cách ứng xử thản nhiên trước lời thị phi, đồng thờigiới thiệu ba cấp giới hạnh: Giới hạnh nhỏ, giới hạnh vừa, giới hạnh lớn. Ngoài ra, đức Phậtphê bình và dạy cách chuyển hóa 62 kiến chấp gồm 18 kiến chấp về quá khứ (Thường trú luận, Vô thường luận, Thế giớihữu biên hay vô biên, Thuyết ngụy biện và Vô nhân luận) và 44 kiến chấp về tương lai (gồm Hữu tưởng luận, Vô tưởng luận, Phi hữu tưởng phi vô tưởng luận, Đoạn diệt luận, Hiện tại Niết-bàn luận).
2. Kinh Sa-môn quả (P. Sāmaññaphala Sutta, H. 沙門果經) tương đương kinh cùng tên trong bộ Trường A-hàm.[2] Nhân dịp Vua Ajātasattu nhờ đức Phậtcứu độ về tội giết cha, đức Phậtgiải thíchtác hạità thuyết của sáu ngoại Đạo sư: (i) Thuyết Không có nghiệp báo của Pūraṇa Kassapa; (ii) Thuyết Luân hồi tịnh hóa của Makkhali Gosāla; (iii) Thuyết Đoạn diệt của Ajita Kesakambala; (iv) Thuyết Bảy thân bất hoại của Pakudha Kaccāyana; (v) Thuyết Lõa thể với bốn cấm giới của Nigaṇṭha Nāṭaputta; (vi) Thuyết Ngụy biện của Sañjaya Belaṭṭhaputta. Đồng thời, đức Phậtgiải thích về các công đức của bậc chân tu: Được kính nể, tăng trưởngđạo đức, làm chủ giác quan, chánh niệmtỉnh giác, thiểu dục tri túc, dứt năm trói buộc tâm, chứng đắcbốn thiền, thành tựutrí tuệ, đạt được các thần thông và giải thoát tri kiến.
3. Kinh Ambaṭṭha (A-ma-trú) (P. Ambaṭṭha Sutta, H. 阿摩晝經) tương đương kinh cùng tên trong bộ Trường A-hàm.[3] Trước thái độ cao ngạo về huyết thống của Ambaṭṭha, đức Phật truy nguồn gốc mẹ của Ambaṭṭha là nữ tỳ của dòng họ Sākya. Phủ định giai cấp, đức Phật khẳng định rằng người nào có giới hạnh và trí tuệ đầy đủ sẽ trở thànhtối thắng giữa loài người. Nhân đó, đức Phật giảng về Tứ diệu đế, bố thí, sống đạo đức, quả phước ở các cõi trời.
4. Kinh Chủng Đức (P. Soṇaḍaṇḍa Sutta, H. 種德經) tương đương kinh cùng tên trong bộ Trường A-hàm.[4] Nhân dịp các Bà-la-môn cao ngạo rằng mình là người có huyết thống thuần khiết bảy đời, thông hiểu ba bộ Vệ-đà, giỏi thần chú, tướng mạođoan trang, đầy đủ đức hạnh, sáng suốttrí tuệ, đức Phật cho rằng trí tuệ và đạo đức làm cho con người trở nên tối thắng, chứ không phải giai cấp và huyết thống. Nơi nào có trí tuệ, nơi ấy có đạo đức. Theo đức Phật, người xứng danh Bà-la-môn phải là người thành tựutrí tuệ, đạo đức.
5. Kinh Cứu-la-đàn-đầu (P. Kūṭadanta Sutta, H. 究羅檀頭經) tương đương kinh cùng tên trong bộ Trường A-hàm.[5] Trái với các lễ tế đàn của Bà-la-môn: Đẫm máu, chặt cây, phạt nô tỳ… đức Phật dạy tế đàn cao quý bằng cách cúng dường người đạo đức, xây dựngtự viện, quy ngưỡngTam bảo, giữ năm đạo đức, chứng đắcbốn thiền và giúp người thấy và sống với chân lý. Để chấm dứt các tệ nạn, làm cho xã hộian bình, đức Phật cho rằng hình phạt không phải là giải pháp, mà chính là việc hỗ trợ nhân dân đúng thời, đúng cách.
6. Kinh Mahāli (P. Mahāli Sutta, H. 摩訶梨經) không có bản tương đương trong bộ Trường A-hàm. Thay vì các Bà-la-môn bị vướng kẹt vào thiên sắc, thiên âm và tranh luậnvô ích về thân thể, về quan điểm “tâm thức là một hay khác”; đức Phật dạy con đườngkết thúc khổ đau bằng cách chuyên tuđạo đức qua ba cấp (tiểu giới, trung giới, đại giới), đạt bốn cấp thiền định, phát triển trí tuệ, hướng đến sự kết thúc các khổ đau.
7. Kinh Jāliya (P. Jāliya Sutta, H. 闍利經) không có bản tương đương trong bộ Trường A-hàm. Nhân dịp hai vị xuất giathảo luận về thân và tâm là đồng nhất hay dị biệt, đức Phật hướng dẫn cách phát triển trí tuệ trên nền tảng bốn chân lý Thánh để vượt qua mọi khổ đau.
8. Kinh Ca-diếp Sư tử hống (P. Kassapasīhanāda Sutta, H. 迦叶狮子吼經) tương đương Lõa hình Phạm chí kinh.[6] Ngoài việc chứng minhtác hại của tu khổ hạnhép xác của đạo Bà-la-môn, đức Phật dạy hạnh tu khó làm, bao gồm phát triển tâm từ bi, giữ đầy đủ các điều đạo đức nhỏ, vừa và lớn, làm chủ các giác quan, giải thoát các trói buộc bằng trí tuệ và chứng đạt bốn thiền nhằm vượt qua các khổ đau.
9. Kinh Poṭṭhapāda (Bố-tra-bà-lâu) (P. Poṭṭhapāda Sutta, H. 布吒婆楼經) tương đương bài kinh cùng tựa đề trong bộ Trường A-hàm.[7] Kinh này dạy cách chấm dứt các tạp tưởng bằng phương pháp sống đạo đức, tu tập thiền định, phát triển trí tuệ để vượt qua ba hình thái: Chấp ngã qua hình tướng, chấp ngã qua các đặc điểm thân, chấp ngãquá khứ và tương lai. Không nên mất thời giờ cho các câu chuyện siêu hình, hãy siêng tu bốn chân lý Thánh để giác ngộ và giải thoát.
10. Kinh Subha (Tu-bà) (P. Subha Sutta, H. 須婆經) không có kinh tương đương trong bộ Trường A-hàm, được Tôn giả Ānanda giảng sau khi đức Phật nhập Niết-bàn, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tu tập đạo đức, thiền định và trí tuệ.
11. Kinh Kevaddha (Kiên Cố) (P. Kevaddha Sutta, H. 堅固經) tương đương bài kinh cùng tên trong bộ Trường A-hàm.8 Thấy sự nguy hiểm và mặt trái của việc biểu diễn các thần thôngbiến hóa, đức Phật đề cao “giáo hóa thần thông” tức “giáo dục là phép mầu” chuyển hóa khổ đau bằng cách giáo dụcđạo đức và thiền định để chấm dứt năm trói buộc tâm, trải nghiệm tâm thơ thới, hoan hỷ, khinh an, lạc thọ, định tĩnh. Đồng thời, đức Phật khẳng định Thượng đế không có thật, nếu có thì Thượng đế không phải là đấng Toàn trí, Toàn năng và Toàn bi.
12. Kinh Lohicca (Lộ-già) (P. Lohicca Sutta, H. 露遮經) tương đương bài kinh cùng tựa đề trong bộ Trường A-hàm.[8] Khi được hỏi tại sao nhiều Sa-môn và Bà-la-môn đạt thiện pháp nhưng ích kỷ, không giáo huấn tha nhân, đức Phật phê phán 3 loại Đạo sư: (i) Không tự giác, không giác tha; (ii) Không tự giác nhưng giác tha; (iii) Tự giác nhưng không giác tha. Đồng thời, đức Phật đề cao hạng Đạo sư “tự giác và giác tha”, gồm tu đạođức thanh cao, thực tậpbốn thiền, tháo mở các trói buộc tâm, tinh tấntruyền báChánh pháp để giúp mọi người được lợi ích và an vui.
13. Kinh Tam minh (P. Tevijja Sutta, H. 三明經) tương đương bài kinh cùng tựa đề trong bộ Trường A-hàm.[9] Nhân hai vị Bà-la-môn tranh luận về việc cộng trú ở cõi trờiPhạm thiên, đức Phật khẳng định rằng các Bà-la-môn còn dục ái, hận tâm, sân tâm và nhiễm tâm không thể nào cộng trú ở cõi trờiPhạm thiên được, bởi nơi đây đã vắng mặthoàn toàn các uế trược này. Ngược lại, một vị Tỳ-kheo đoạn trừ sạch năm triền cái, an trú biến mãn với tâm có từ, bi, hỷ, xả có thể cộng trú ở cõi trờiPhạm thiên. Theo đó, đức Phật khích lệ đại chúngtu tậpbốn tâm vô lượng gồm từ, bi, hỷ, xả; kết thúc năm trói buộc tâm, vượt quanăm dục lạc để có được an lạc bây giờ và tại đây.
B. Phẩm Đại (Mahāvagga)
14. Kinh Đại bổn (P. Mahāpadāna Sutta, H. 大本經) tương đương bài kinh cùng tựa đề trong bộ Trường A-hàm.[10] Kinh này kể các tích truyện về sáu vị Phật quá khứ trước Phật Thích-ca gồm: Cách sinh đứng, có 32 tướng Đại nhân, xuất gia vì lý tưởng, khuyến khích tu tập đạo đức và thiền định, thuyết phápphù hợpcăn tính, truyền bá bốn sự thật vì lòng thương tưởng đời, mang lại hạnh phúc cho mọi người.
15. Kinh Đại duyên (P. Mahānidāna Sutta, H. 大緣經) tương đương Đại duyên phương tiện kinh.[11] Trong kinh này, đức Phật dạy rõ sự hỗ tương của chín nhân duyêncăn bản gồm: Thức, danh sắc, xúc, thọ, ái, thủ, hữu, sinh, lão tử theo hai chiều thuận và nghịch. Chính chín mắc xích sự sống này khiến người thiếu trí làm việc bất thiện, chịu khổ đau trong vòngluân hồi. Bài kinh còn nêu các quan niệmngã chấpsai lầm, bảy trú xứ của thức, và việc tu tậpgiải thoát qua tám cách khác nhau.
16. Kinh Đại Bát-niết-bàn (P. Mahāparinibbāna Sutta, H. 大般涅槃經) tương đương với Du hành kinh.[12] Trước lúc nhập Niết-bàn, đức Phật ôn lại những giáo phápcăn bản: Bảy sức mạnh của quốc gia và Tăng đoàn, bảy tài sản Thánh, bảy yếu tố giác ngộ, bảy pháp quán tưởng dứt trừ khổ đau, sáu yếu tốhòa hợp, vai trò của Giới – Định – Tuệ, năm nguy hiểm do phạm giới, Tứ Thánh đế, cảnh giớitái sinh, tin sâu Tam bảo, tu chánh niệm, phát tâmcúng dường, không có mật pháp và thành tựutám giải thoát.
17. Kinh Đại Thiện Kiến Vương (P. Mahāsudassana Sutta, H. 大善見王經).[13] Đức Phậtgiải thíchlý do chọn Kusinārā làm nơi xả bỏ thân tứ đại như truyền thống nhập Niết-bàn của chư Phật quá khứ. Đồng thời, đức Phật kể về kiếp quá khứ của Ngài làm Vua Đại Thiện Kiến thích bố thí, không bóc lột chư hầu, xây dựngChánh pháp khắp đất nước, dứt dục vọng, sân hận, não hại; tu từ, bi, hỷ, xả, chứng đắcbốn thiền, an nhiên trong sinh tử.
18. Kinh Xà-ni-sa (P. Janavasabha Sutta, H. 闍尼沙經) tương đương bài kinh cùng tựa đề trong Trường A-hàm kinh.[14] Vua Bimbisāra (Tần-bà-sa-la) tái sinh vào cõi trời Cātummahārājika (Tứ Thiên Vương), khen ngợi giáo pháp Phật có khả năng giúp người tu tái sinhthiên giới, hưởng các phước báu to lớn. Tại cõi trời, tiếp tục phát triển thiện dục, tinh tấn, thiền định, tu tâm; tu bốn chánh niệm, tám chánh đạo và truyền báPhật pháp, mở cửa bất tử cho con người.
19. Kinh Đại Điển Tôn (P. Mahāgovinda Sutta, H. 大典尊經) tương đương Điển Tôn kinh.[15] Kinh nói về kiếp trước của đức Phật làm Quốc sư Govinda. Sau khi giúp đất nước và nhân dân được giàu có, Govinda đi tu, bỏ lại tất cả lạc thú. Khi giác ngộ, Ngài truyền báBát chánh đạo, giúp mọi ngườigiác ngộ và chứng Niết-bàn. Qua đó, đức Phậtgiải thíchlý tưởngđộ sinh vì thương đời, truyền bá giáo pháp với năm đặc điểm: Dạy đạo đức, chỉ đường Niết-bàn, sống chung hòa hợp, lời nói đi đôi việc làm, không cao ngạo.
20. Kinh Đại hội (P. Mahāsamaya Sutta, H. 大會經) tương đương bài kinh cùng tựa đề trong bộ Trường A-hàm.[16] Chư thiên ở nhiều cõi giới đến thăm viếng, tán dương Phật, nghe chân lý và thực tậpchuyển hóa theo hướng dẫn của Phật.
21. Kinh Đế-thích sở vấn (P. Sakkapañha Sutta, H. 帝釋所問經) tương đương Thích-đề-hoàn-nhân vấn kinh.[17] Đức Phật phân tích mắc xích khổ đau từ hận thù, ganh ghét, bỏn xẻn, ưa ghét; hai mặt của hỷ, ưu và xả; sự dị biệt tôn giáo là do khác nhau về bản chất, nguyên nhân ra đời, mục đíchphụng sự. Đồng thời, đức Phật dạy về lợi ích của tâm không còn hận thù và giá trị của nghe và thực tậpChánh pháp.
22. Kinh Đại niệm xứ (P. Mahāsatipaṭṭhāna Sutta, H. 大念處經) tương đương Niệm xứ kinh[18] trong bộ Trung A-hàm. Phật dạy phương thức quán sát và làm chủ để đạt chánh niệm, tỉnh thức: (i) Làm chủ hơi thở và sự vận động của thân; thân thể được cấu tạo bởi đất, nước, lửa, gió nên vô thường và nhơ uế; quán 9 giai đoạn tử thi để không chấp thân; (ii) Cảm giáchạnh phúc, khổ đau và trung tính đối với thân, tâm; (iii) Tám cặp đặc tính của tâm gồm tham – không tham, sân – không sân, si – không si, tập trung – tán loạn, quảng đại – nhỏ nhoi, hữu hạn – vô hạn, định – không định, giải thoát – trói buộc; (iv) Pháp: Cắt đứt năm trói buộc tâm, không chấpnăm uẩn, sáu giác quan và sáu đối tượng giác quan. Đồng thời tu bảy yếu tố giác ngộ, bốn chân lý để kết thúc khổ đau.
23. Kinh Tệ-túc (P. Pāyāsi Sutta, H. 弊宿經) tương đương bài kinh cùng tựa đề trong bộ Trường A-hàm.[19] Kinh khắc họa cuộc đối thoại triết học về tái sinh giữa một cao Tăng và một vị vua hoài nghi. Một số dụ ngôn được sử dụng trong kinh này nhằm chứng minhsự thật rằng “chết không phải là hết”, thông qua đó, giáo dụcmọi người tin sâu nhân quả, chịu trách nhiệm về những gì mình làm, sống đời đạo đức thanh cao để hưởng an vui và hạnh phúc ở hiện tại và tương lai.
C. Phẩm Pāthika (Pāthikavagga)
24. Kinh Ba-lê (P. Pāthika Sutta, H. 波梨經) tương đương A-nậu-di kinh.21 Nhân sự kiện một Tăng sĩ bỏ tu vì thất vọngđức Phật không thi thốthần thông, không giải thích về nguồn gốc thế giới, đức Phật phân tích việc cho rằng thế giới này được hình thành bởi Thượng đế (chủ nghĩa duy thần), bởi vật chất (chủ nghĩaduy vật), do tâm tạo ra (chủ nghĩaduy tâm) và do sự ngẫu nhiên (ngẫu nhiên luận). Đức Phật khẳng định vai trò của giáo hóa chính là thần thông; thay vì biểu diễn thần thông, kêu gọi mọi ngườitruyền báChánh pháp, giúp cuộc đờikết thúc khổ đau.
25. Kinh Ưu-đàm-bà-la Sư tử hống (P. Udumbarikā Sīhanāda Sutta, H. 優曇婆邏狮子吼經) tương đương Tán-đà-na kinh.[20] Kinh mô tả cuộc đối thoại tôn giáo. Đức Phật không quan tâm đến việc cải đạo người khác theo mình mà tập trung vào việc dẫn dắt mọi ngườikết thúc khổ đau, bất luận họ là ai, theo đạo nào, làm gì trong xã hội. Chánh tri kiến, đạo đức và tu thiền là phương phápthực tập đưa đến dứt khổ, được vui.
26. Kinh Chuyển Luân Thánh Vương Sư tử hống (P. Cakkavatti Sīhanāda Sutta, H. 轉輪聖王狮子吼經) tương đương Chuyển Luân Thánh Vươngtu hành kinh.[21] Lấy kiếp quá khứ của bản thân làm ví dụ, đức Phật nói về nguyên nhân sụp đổ của dòng vua chúa trong quá khứ và sự suy thoái xã hội sau đó. Kinh dự đoán Phật Di-lặc sẽ ra đời trong những kiếp tương lai nhằm phục hưngđạo đức và mang lại hạnh phúc cho con người. Nhân đó, kinh này dạy kỹ năng tự nương tựa với tinh thầnchánh niệm, tỉnh thức, kỷ luật trong tu học, không nương tựa bên ngoài. Thực tậpTứ niệm xứ là sự nương tựa cao quý vào Chánh pháp.
27. Kinh Khởi thế nhân bổn (P. Aggañña Sutta, H. 起世因本經) tương đương Tiểu duyên kinh trong bộ Trường A-hàm.[22] Theo đức Phật, nguồn gốc sự sống không bắt đầu từ nguyên nhân khởi thủy là Thượng đế, vật chất hay tâm. Con người đầu tiên trên địa cầu chúng ta đang sống đến từ địa cầu khác. Khác với quan điểm Ấn giáo về xã hộigiai cấp, đức Phật cho rằng con người chọn lựa nghề nghiệp, thể hiệnquan điểm và cách sống của mình, tự tạo ra hạnh phúc hay khổ đau, giàu hay nghèo, cao hay thấp, quý hay tiện, không có định mệnh an bài. Lòng tham vô đáy của con người đã góp phần hủy hoại thiên nhiên.
28. Kinh Tự hoan hỷ (P. Sampasādanīya Sutta, H. 自歡喜經) tương đương bài kinh cùng tựa đề trong bộ Trường A-hàm.[23] Trước khi viên tịch tại Nāḷandā, Ngài Sāriputta đã tán dươnggiá trịPhật pháp, kêu gọi mọi ngườithực tậpBốn niệm xứ, Bốn chánh cần, Bốn như ý túc, Năm căn, Năm năng lực, Bảy giác ngộ, Tám chánh đạo… nhằm kết thúc khổ đau, trải nghiệm an lạc ngay trong đời sống hiện tại.
29. Kinh Thanh tịnh (P. Pāsādika Sutta, H. 清淨經) tương đương bài kinh cùng tựa đề trong bộ Trường A-hàm.26 Nhân sự kiệntạ thế của Nigaṇṭha Nāṭaputta, lãnh tụ đạo Kỳ-na, đức Phật nhắc nhở các đệ tử cần sống có lý tưởng, đề cao tình huynh đệ và tinh thầnhòa hợp, không tranh chấp, và để chứng Thánh quả, cần thực tập 37 yếu tốgiác ngộ, đặc biệt tu bốn thiền và bốn chân lý Thánh. Các đệ tử nhiệt tâm truyền bá chân lý để Phật phápsoi sángthế gian, giúp cuộc đời được an vui.
30. Kinh Tướng (P. Lakkhaṇa Sutta, H. 相經).[24] Chấp nhậnvăn hóanhân tướng tại Ấn Độ cổ đại, đức Phật khẳng định rằng 32 tướng Đại nhân là kết quả của sự gieo trồng nhân tốt trong các kiếp quá khứ. Người có 32 tướng Đại nhân, nếu làm chính trị sẽ trở thànhChuyển Luân Thánh Vương, nếu xuất gia sẽ trở thành bậc Giác Ngộ Tối Thượng.
31. Kinh Giáo thọ Thi-ca-la-việt (P. Siṅgālovāda Sutta, H. 教授尸迦羅越
經) tương đương Thiện Sanh kinh.[25] Giới thiệu 6 mối quan hệ xã hội. Về gia đình có: (i) Cha mẹ – con cái; (ii) Vợ – chồng; (iii) Bà con – thân quyến. Về giáo dục và nghề nghiệp có: (iv) Thầy cô giáo – học trò; (v) Chủ lao động – người lao động. Về tôn giáo có: (vi) Nhà tôn giáo – tín đồ. Mỗi bên được khuyên nên giữ gìn 5 trách nhiệm cao quý, góp phần xây dựnghạnh phúcgia đình, xã hội và tâm linh.
32. Kinh A-sá-nang-chi (P. Āṭānāṭiya Sutta, H. 阿吒曩胝經).[26] Đức Phật dạy bốn Thiên Vương, dạ-xoa, càn-thát-bà, cưu-bàn-trà về giới pháp, gồm không giết hại, không trộm cắp, không nói láo, không uống rượu; kính trọngPhật pháp; truyền báchân lý; giúp mọi người an vui.
33. Kinh Phúng tụng (P. Saṅgīti Sutta, H. 諷誦經) tương đương Chúng tập kinh.[27] Nhân dịpchứng minh lễ khánh thành giảng đường mới tại nước Mạt-la, đức Phật khích lệ Ngài Sāriputta trùng tuyên 229 pháp số quan trọng, bắt đầu từ 1 pháp đến 10 pháp, tóm tắtchân lý Phật dạy, nhắc nhở mọi ngườithực tập, kết thúc khổ đau.
34. Kinh Thập thượng (P. Dasuttara Sutta, H. 十上經) tương đương bài kinh cùng tựa đề trong bộ Trường A-hàm.[28] Đức Phật khích lệ Ngài Sāriputta giảng 100 pháp số quan trọng, bắt đầu bằng số 1 và kết thúc ở số 10. Mỗi con số có 10 pháp số khác nhau, tóm tắt các học thuyết và hành trì quan trọng của đức Phật.
Bản Kinh Trường bộ được in trong bộ Tam tạngThánh điểnPhật giáo Việt Nam lần này được đánh số theo quy cách của Viện Nghiên cứuThiền quán (Vipassana Research Institute) tại Ấn Độ, hay còn gọi là ấn bản của kỳ kết tậpTam tạngThánh điển Pāli lần thứ sáu, nhằm hỗ trợ cho việc tra cứu bản nguồn Pāli và các bản dịch khác dễ dàng. Đồng thời, ngoài việc bổ túc một số cước chú do các dịch giả trong Hội Thánh điển Pāli chú thích, vốn đã được Hòa thượng Thích Minh Châusử dụng, Ban Biên tập còn đối chiếu bản A-hàm thuộc Hán tạng, cung cấp thêm nguồn dẫn cho các nhà nghiên cứuPhật học và nhuận sắc một vài chỗ cần thiết. Chúng tôihết sứccố gắng cho sự hoàn thiện ấn bản Kinh Trường bộ lần này, hầu mong đem lại lợi lạc, hiệu quả tốt nhất cho người học Phật.
Thượng tọa THÍCH NHẬT TỪ
(Đồng Tổng Biên tậpTam tạngThánh điểnPhật giáo Việt Nam)
[1] 梵動經 (T.01. 0001.21. 0088b12). Tham chiếu: Phạm võng lục thập nhị kiến kinh 梵網六十二見經 (T.01. 0021. 0264a20); Xá-lợi-phất A-tỳ-đàm luận 舍利弗阿毘曇論 (T.28. 1548.19. 0656b19).
[2] 沙門果經 (T.01. 0001.27. 0107a20). Tham chiếu: Tịch chí quả kinh 寂志果經 (T.01. 0022. 0270c27); Tăng. 增 (T.02. 0125.43.7. 0762a07); Tạp. 雜 (T.02. 0099.154. 0043c21); Tạp. 雜 (T.02. 0099.155. 0044a01); Tạp. 雜 (T.02. 0099.156. 0044a11); Tạp. 雜 (T.02. 0099.157-160. 0044a22-b11); Tạp. 雜 (T.02. 0099.161. 0044b16); Tạp. 雜 (T.02. 0099.162. 0044b29); Tạp. 雜 (T.02. 0099.163. 0044c12); Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Tỳ-nại-da 根本說一切有部毘奈耶 (T.23. 1442.13. 0692b01).
[3] 阿摩晝經 (T.01. 0001.20. 0082a06). Tham chiếu: Phật khai giảiPhạm chí A-bạt kinh 佛開解梵志阿颰經 (T.01. 0020. 0259c04).
[4] 種德經 (T.01. 0001.22. 0094a18).
[5] 究羅檀頭經 (T.01. 0001.23. 0096a16).
[6] 倮形梵志經 (T.01. 0001.25. 0102c25).
[7] 布吒婆楼經 (T.01. 0001.28. 0109c22). 8 堅固經 (T.01. 0001.24. 0101b14).
[8] 露遮經 (T.01. 0001.29. 0112c20).
[9] 三明經 (T.01. 0001.26. 0104c17).
[10] 大本經 (T.01. 0001.01. 0001b11). Tham chiếu: Phật thuyếtThất Phật kinh 佛說七佛經 (T.01. 0002. 0150a03); Tỳ-bà-thi Phật kinh 毘婆尸佛經 (T.01. 0003. 0154b05); Thất Phậtphụ mẫu tánh tự kinh 七佛父母姓字經 (T.01. 0004. 0159a27); La-ma kinh 羅摩經 (T.01. 0026.204. 0775c07); Tăng. 增 (T.02. 0125.19.1. 0593a24); Tăng. 增 (T.02. 0125.48.4. 0790a07); Pháp tập yếu tụng kinh, Như Lai phẩm 法集要頌經如來品 (T.04. 0213.21. 0787b22).
[11] 大緣方便經 (T.01. 0001.13. 0060a29). Tham chiếu: Đại nhân kinh 大因經 (T.01. 0026.97. 0578b07); Phật thuyết Nhân bổn dục sanh kinh 佛說人本欲生經 (T.01. 0014. 0241c23); Phật thuyết Đại sanh nghĩa kinh 佛說大生義經 (T.01. 0052. 0844b09); A-tỳ-đạt-ma Tập dị môn túc luận 阿毘達磨集異門足論 (T.26. 1536.18. 0440c23).
[12] 遊行經 (T.01. 0001.02. 0011a07). Tham chiếu: Phật Bát-nê-hoàn kinh 佛般泥洹經 (T.01. 0005. 0160b05); Bát-nê-hoàn kinh 般泥洹經 (T.01. 0006. 0176a02); Đại Bát-niết-bàn kinh 大般涅槃經 (T.01. 0007. 0191b02); Địa động kinh 地動經 (T.01. 0026.36. 0477b23); Tăng. 增 (T.02. 0125.28.5. 0652b13); Tăng. 增 (T.02. 0125.42.5. 0753c11); Xuất diệu kinh, Thủy phẩm 出曜經水品 (T.04. 0212.18. 0706c07); Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Tỳ-nại-da tạp sự 根本說一切有部毘柰耶雜事 (T.24. 1451.35. 0382b29).
[13] Tham chiếu: Du hành kinh 遊行經 (T.01. 0001.02. 0011a07); Đại Thiện Kiến Vương kinh 大善見王經 (T.01. 0026.68. 0515b03); Phật Bát-nê-hoàn kinh 佛般泥洹經 (T.01. 0005. 0160b05); Bát-nê-hoàn kinh 般泥洹經 (T.01. 0006. 0176a02); Đại Bát-niết-bàn kinh 大般涅槃經 (T.01. 0007. 0191b02); Căn Bản Thuyết Nhất Thiết Hữu Bộ Tỳ-nại-da tạp sự 根本說一切有部 毘柰耶 雜事 (T.24. 1451.37. 0393a01).
[14] 闍尼沙經 (T.01. 0001.04. 0034b05). Tham chiếu: Phật thuyếtNhân tiên kinh 佛說人仙經 (T.01. 0009. 0213c22).
[15] 典尊經 (T.01. 0001.03. 0030b10). Tham chiếu: Phật thuyết Đại Kiên Cố Bà-la-môn duyên khởi kinh 佛說大堅固婆羅門緣起經 (T.01. 0008. 0207c18).
[16] 大會經 (T.01. 0001.19. 0079b02). Tham chiếu: Phật thuyết Đại tam-ma-nhạ kinh 佛說大三摩惹經 (T.01. 0019. 0258a10); Tạp. 雜 (T.02. 0099.1192. 0323a12); Biệt Tạp. 別雜 (T.02. 0100.105. 0411a24).
[17] 釋提桓因問經 (T.01. 0001.14. 0062b29). Tham chiếu: Thích vấn kinh 釋問經 (T.01. 0026.134. 0632c27); Phật thuyết Đế-thích sở vấn kinh 佛說帝釋所問經 (T.01. 0015. 0246b03); Phật thuyết Đế-thích vấn sự duyên kinh 佛說帝釋問事緣經 thuộc Tạp Bảo tạng kinh 雜寶藏經 (T.04. 0203.73. 0476a17).
[18] 念處經 (T.01. 0026.98. 0582b07). Tham chiếu: Phân biệt Thánh đế kinh 分別聖諦經 (T.01. 0026.31. 0467a28); Niệm thân kinh 念身經 (T.01. 0026.81. 0554c10); Phật thuyếtTứ đế kinh 佛說四諦經 (T.01. 0032. 0814b08).
[19] 弊宿經 (T.01. 0001.07. 0042b24). Tham chiếu: Tỳ-tứ kinh 蜱肆經 (T.01. 0026.71. 0525a10); Đại Chánh Cú Vương kinh 大正句王經 (T.01. 0045. 0831a06). 21 阿㝹夷經 (T.01. 0001.15. 0066a09).
[20] 散陀那經 (T.01. 0001.08. 0047a17). Tham chiếu: Ưu-đàm-bà-la kinh 優曇婆邏經 (T.01. 0026.104. 0591b26); Phật thuyết Ni-câu-đà Phạm chí kinh 佛說尼拘陀梵志經 (T.01. 0011. 0222a19).
[21] 轉輪聖王修行經 (T.01. 0001.06. 0039a21). Tham chiếu: Chuyển Luân Vương kinh 轉輪王經 (T.01. 0026.70. 0520b16).
[22] 小緣經 (T.01. 0001.05. 0036b28). Tham chiếu: Bà-la-bà đường kinh 婆羅婆堂經 (T.01. 0026.154. 0673b04); Phật thuyếtBạch ykim tràng nhị Bà-la-môn duyên khởi kinh 佛說白衣金幢二婆羅門緣起經
(T.01. 0010. 0216b11).
[23] 自歡喜經 (T.01. 0001.18. 0076b24). Tham chiếu: Phật thuyết Tín Phật công đức kinh 佛說信佛功德經 (T.01. 0018. 0255a11); Tạp. 雜 (T.02. 0099.498. 0130c07). 26 清淨經 (T.01. 0001.17. 0072c12).
[24] Tham chiếu: Tam thập nhị tướng kinh 三十二相經 (T.01. 0026.59. 0493a24).
[25] 善生經 (T.01. 0001.16. 0070a20). Tham chiếu: Thiện Sanh kinh 善生經 (T.01. 0026.135. 0638c06); Phật thuyết Thi-ca-la-việt lục phương lễ kinh 佛說尸迦羅越六方禮經 (T.01. 0016. 0250c11); Thiện Sanh tử kinh 善生子經 (T.01. 0017. 0252b06).
[26] Tham chiếu: Tỳ-sa-môn Thiên Vương kinh 毘沙門天王經 (T.21. 1244. 0215a03); Phật thuyết Tỳ-sa-môn Thiên Vương kinh 佛說毘沙門天王經 (T.21. 1245. 0217a03).
[27] 眾集經 (T.01. 0001.09. 0049b27). Kinh này còn gọi là Đẳng tụng kinh 等誦經, Tăng-kỳ-đà kinh 僧祇陀
經. Tham chiếu: Thập thượng kinh 十上經 (T.01. 0001.10. 0052c17); Phật thuyết Đại tập phápmôn kinh 佛說大集法門經 (T.01. 0012. 0226c03); Tâm uế kinh 心穢經 (T.01. 0026.206. 0780b15); Tăng. 增 (T.02. 0125.37.1. 0708c11); Tăng. 增 (T.02. 0125.39.5. 0730c19); Tăng. 增 (T.02. 0125.44.1. 0764c20); Tăng. 增 (T.02. 0125.51.4. 0817a16).
[28] 十上經 (T.01. 0001.10. 0052c17). Tham chiếu: Chúng tập kinh 眾集經 (T.01. 0001.9. 0049b27); Tăng nhất kinh 增一經 (T.01. 0001.11. 0057b26); Phật thuyết Đại tập phápmôn kinh 佛說大集法門經 (T.01. 0012. 0226c03); Trường A-hàm thập báo pháp kinh 長阿含十報法經 (T.01. 0013. 0233b23); Tâm uế kinh 心穢經 (T.01. 0026.206. 0780b15); Tăng. 增 (T.02. 0125.37.5. 0712a09); Tăng. 增 (T.02. 0125.39.5. 0730c19); Tăng. 增 (T.02. 0125.51.4. 0817a16)
00.-Phần-Mở-Đầu
01.-Kinh-Phạm-võng-(Brahmajāla-Sutta)
02.-Kinh-Sa-môn-quả-(Sāmaññaphala-Sutta)
03-KinhAmbatta (A Ma Trú)
04.-Kinh-Chủng-Đức-(Soṇaḍaṇḍa-Sutta)
05.-Kinh-Cứu-la-đàn-đầu-(Kūṭadanta-Sutta)
06.-Kinh-Mahāli-(Mahāli-Sutta)
07.-Kinh-Jāliya-(Jāliya-Sutta)
08.-Kinh-Ca-diếp-Sư-tử-Hống-(Kassapasīhanāda-Sutta)
09.-Kinh-Poṭṭhapāda-(Poṭṭhapāda-Sutta)
10.-Kinh-Subha-(Tu-bà)-(Subha-Sutta)
11.-Kinh-Kevaddha-(Kiên-Cố)-(Kevaddha-Sutta)
12.-Kinh-Lohicca-(Lộ-già)-(Lohicca-Sutta)
13.-Kinh-Tam-Minh-(Tevijja-Sutta)
14.-Kinh-Đại-Bổn-(Mahāpadāna-Sutta)
15.-Kinh-Đại-Duyên-(Mahānidāna-Sutta)
16.-Kinh-Đại-Bát-Niết-Bàn-(Mahāparinibbāna-Sutta)
17.-Kinh-Đại-Thiện-Kiến-Vương-(Mahāsudassana-Sutta)
18.-Kinh-Xà-ni-sa-(Janavasabha-Sutta)
19.-Kinh-Đại-Điển-Tôn-(Mahāgovinda-Sutta)
20.-Kinh-Đại-Hội-(Mahāsamaya-Sutta)
21.-Kinh-Đế-Thích-Sở-Vấn-(Sakkapañha-Sutta)
22.-Kinh-Đại-Niệm-Xứ-(Mahāsatipaṭṭhāna-Sutta)
21.-Kinh-Đế-Thích-Sở-Vấn-(Sakkapañha-Sutta)
22.-Kinh-Đại-Niệm-Xứ-(Mahāsatipaṭṭhāna-Sutta)
23.-Kinh-Tệ-túc-(Pāyāsi-Sutta)
24.-Kinh-Ba-lê-(Pāthika-Sutta)
25.-Kinh-Ưu-đàm-bà-la-Sư-tử-Hống-(Udumbarikā-Sῑhanāda-Sutta)
26.-Kinh-Chuyển-Luân-Thánh-Vương-Sư-Tử-Hống-(Cakkavatti-Sῑhanāda-Sutta)
27.-Kinh-Khởi-Thế-Nhân-Bổn-(Aggañña-Sutta)
28.-Kinh-Tự-Hoan-Hỷ-(Sampasādanīya-Sutta)
29.-Kinh-Thanh-Tịnh-(Pāsādika-Sutta)
30.-Kinh-Tướng-(Lakkhaṇa-Sutta)
31.-Kinh-Giáo-Thọ-Thi-ca-la-việt-(Siṅgālavāda-Sutta)
32.-Kinh-A-sá-nang-chi-(Āṭānāṭiya-Sutta)
33.-Kinh-Phúng-Tụng-(Saṅgīti-Sutta)
34.-Kinh-Thập-Thượng-(Dasuttara-Sutta)
File List – 1. Trường Bộ Kinh
Phụ-Lục