Về Lịch Sử Bát Nhã Tâm Kinh

VỀ LỊCH SỬBÁT NHÃ TÂM KINH
Vũ Thế Ngọc

 

         bat nha tam kinh 2bat nha tam kinh 2Một ông học trò cũ khi làm giáo thụ ở đại học Bắc Kinh có lần nói với tôi “Thầy có nghĩ Ngô Thừa Ân viết Tây Du Ký chỉ để phúng thích Phật giáo hay không?”[1] Tôi có nói rằng “Nhưng từ một góc cạnh khác, không có truyện nào tuyên truyền và quảng báPhật giáotốt hơn truyện này. Người Hoa trước vốn tuyệt đạiđa sốmù chữ và không được đi học, nhưng nhờ nước này sớm phát triển nghề kể chuyện và tuồng tích nghệ thuật mà người bình dân cũng biết đến văn hóa, học thuậtlịch sử của nước họ. Tây Du Ký đóng góp phần của nó, nhưng Đại Đường Tây Vực Ký mới là một chính sử về lịch sử và địa lý nhân văn của cuộc thỉnh kinh vĩ đại này.”

Khác với quyển tiểu thuyết Tây Du Ký 西遊記 mà sau làm thành tuồng truyện phim ảnh rất phổ thông trong quần chúng, tác phẩmĐại Đường Tây Vực Ký大唐西域記[2] của Huyền Trang là một tác phẩmlịch sửvăn hóa quan trọng. Sách không chỉ có giá trịliên quan đếnPhật giáo, mà còn được coi là một tấm bản đồ văn hóa cũ nhất của nhân loại. Sách tuy không dài nhưng đã tóm lược đầy đủ về lịch sử địa lý văn hóa của hơn 120 tiểu quốc (vùng đất ta thường gọi chung là Ấn Độ) mà Huyền Trang đã trú ngụ hay đi qua trong 17 năm (từ năm 628 đến 645). Đại Đường Tây Vực Ký không những cổ kính mà còn chính xác đến độ khó tin. Cho đến đầu thế kỷ XX, chính nhà khảo cổ học danh tiếng người Anh là Aurel Stein cũng phải tham khảo tập ký sự đó như một tài liệu hướng đạo nhằm xác định các di tíchlịch sử quan trọng xưa kia mà ngày nay đã bị thời gianbiến đổi và che phủ.

            Theo bản tiểu sử đầy đủ về Huyền TrangĐại Đường Đại Từ Ân Tự Tam Tạng Pháp Sư Truyện (大唐大慈恩寺三藏法師傳)[3] của 慧立 (Huệ Lập), người học trò từng biên tập nhiều dịch phẩm của Huyền Trang, thì Huyền Trang (玄奘) tên tục là Trần Y sinh năm 604 tại Lạc Châu, Hà Nam, trong một gia đìnhtruyền thống quan lại. Từ nhỏ ngài đã nổi tiếngthông minh đĩnh ngộ, năm 13 tuổi xuất giathọ giớicụ túc năm 21 tuổi. Ngài tu học với nhiều danh sư nhưng nhận thấy kinh sách khi đó vừa thiếu thốn vừa có nhiều chỗ giảng giảimâu thuẫn. Đó là lý do đã thúc đẩy ngài có chí nguyệnlên đường đi Ấn Độ thỉnh kinh và học hỏi.

Khi Huyền Trangtrưởng thành thì vẫn còn chiến tranh và nhiều hỗn loạntriều đại nhà Tùy (581-618) vừa thống nhất cuộc nội chiến kéo dài nhiều thế kỷ thì lại có chiến tranh quyền bính do họ Lý nổi lên (để thành lập nhà Đường 618-907). Lúc đó có lệnh triều đình mới thành lậptriệt để cấm đi ra ngoại quốc, đặc biệt là đến các vùng ngoài biên ải phía Tây vẫn tiếp tục là khu vực tranh chấp, nhưng Huyền Trang vẫn trốn đi vào năm 628. Sau 17 năm du hành và học tập với các đại sưhọc giả lớn của Ấn Độ như cư sĩJayasena (Thắng Quân) và đặc biệt với đại sưŚīlābhadra (Giới Hiền) viện trưởng học viện Nālandādanh tiếng khi đó đã 106 tuổi.[4]Giới Hiền là một đại sư lớn của Duy Thức Tông (Yogācāra) xuất thân từ một gia đìnhhoàng tộc và cũng là truyền thừa của ngài Dharmapāla (Hộ Pháp). Hộ Pháp lại là học trò của Dignāga (Trần Na 480-540) tổ của Duy Thức tông của thời đại ấy. Hộ Pháp, cũng từng là viện trưởng Nālandā Đại Bồ Đề (Mahābodhi) và nổi tiếng với các luận sớ về Bách Luận của Thánh Thiên (āryadeva) và Duy Thức Tam Thập Tụng của Thế Thân (Vasubandhu). Tư tưởng của Hộ Pháp chính là tư tưởng chủ đạo cho đại tác phẩmThành Duy Thức Luận 成唯識論[5]nổi tiếng của Huyền Trang sau này dịch thuật.

Như thế Huyền Trang có thể được coi là người truyền thừagiáo pháp mônDuy Thức (Yogacāra) là một tông môn mạnh nhất của Phật họcẤn Độ đương thời. Trong nhiều năm Duy Thức đã có nhiều thế hệ cùng với các đại sưTrung Quánlãnh đạoĐại họcNālandā. Tuy nhiên nên nhớ, ở Nālandā và cũng như tại nhiều đại tùng lâm khác ở Ấn Độ ta vẫn có các đạo sư của các tông môn khác nhau sống chung trong một tự viện. Chính tại NālandāHuyền Trang đã trình bầy một luận án viết về hòa hợpgiáo pháp của Trung QuánDuy Thức được Giới Hiền và các đại sư ở viện cực kỳ tán thán.

Trước khi sửa soạn trở về, Huyền Trang còn đại diện cho tu việnNālandā, nơi có hằng ngàn tăng sĩ Phật giáo khắp Ấn Độ theo học, trong một đại tranh luận lớn nhất Ấn Độ đương thời do vua Harshavardhana tổ chức. Chiến thắng các đại luận giaẤn Độ trong cuộc luận đạo lớn này càng làm danh tiếngHuyền Trangnổi tiếng hơn. Chính vua Harshavardhana đã cúng dường con voi quí nhất và toàn thể người tùy tùng cùng phương tiệndi chuyển cho chuyến hành trình theo ngài trở về quê hương năm 642.

 Sau những thành công với danh tiếng lẫy lừng ở Ấn Độ, Huyền Trangtrở về Trung Hoa năm 645 với 657 bộ kinh luận Phạn ngữ chuyên trở trên 20 tuấn mã để bắt đầu sự nghiệpphiên dịch kinh sách. Đây là một cuộc hành trình khác, khác hơn Tây Du thỉnh kinh nhưng vô cùng quan trọng trong việc xây dựng cơ sở Phật học Á Đông ngày sau.

Tại Trung Hoa khi Huyền Trangtrở về đã bước vào một thời gian thống nhất và thịnh trị. Lý Thế Dân (599-649) đã giúp cha là Lý Uyên diệt Tùy Dương Đế để thiết lập nhà Đường. Lúc này Lý Thế Dân đã lên ngôi, tức là Đường Thái Tông. Lúc Huyền Trang vào triều diện kiếnĐường Thái Tông thì nhà vua đã 47 tuổi và Huyền Trang 42 tuồi. Hai người dù ở hai hoạt động khác biệt nhưng cả hai đều là người trí thức từng trải nhiều sóng gió nên rất tương đắc. 

Nhà Đường dưới thời Thái Tông phát triển lớn về kinh tế và quân sự, trở thành đế quốc rộng lớn nhất và hùng mạnh nhất thế giới thời bấy giờ. Nhà Đường lúc đó bao quát đất gồm hầu hết lãnh thổ Trung Quốc ngày nay, một phần Việt Nam và phần lớn Trung Á kéo dài đến tận đến tận phía đông Kazakhstan ngày nay. Sử Trung Hoa vẫn gọi triều đại này là “Khai Nguyên thịnh thế” tức là thời đạihoàng kim nhất trong lịch sử thời phong kiến của họ. Trung Hoa lúc bấy giờ không chỉ là một quốc gia rộng lớn giầu có, mà còn là một trung tâmvăn minhthế giới với mọi sắc thái văn hóa quốc tế, từ âm nhạc nghệ thuật đến khoa học kỹ thuật.

Bằng sự trợ giúp lớn lao của triều đình, đây là lần thứ hai hơn hai trăm năm mươi năm sau Cưu Ma La Thập (Kumārajīva 344-413), Phật giáo Trung Hoa lại có một Quốc Lập Dịch Trường qui mô chuyên về dịch kinh luận Phật giáo. Ngoài Huyền Tranglãnh đạo, Quốc Lập Dịch Trường còn qui tụ nhiều nhà cự học Phật giáo của toàn đế quốc Đại Đường chung sứcphiên dịch. Trong suốt 19 năm miệt màiHuyền Trang đã để lại một sự nghiệpphiên dịchPhật họcvô cùng lớn lao gồm 75 bộ kinh luận của hầu hết các tông môn quan trọng nhất của Phật học.[6] Chỉ cần nhìn tổng quát về các bản dịch công phu và đầy đủ đến chi tiết này, chúng ta thấy Huyền Trang có một tư tưởng rất mở về quan điểmtông môn, chứ không phải là quan điểmtông phái coi ngài chỉ là sơ tổ của Duy Thức hay Pháp Tướng Tông. Rõ ràngcông trình dịch thuật của ngài bao gồm nhiều kinh luận của mọi tông môn, từ Trung Quán đến Duy Thức, lại còn các kinh luậnThắng Luận, Nhất Thiết Hữu Bộ của Phật giáo Nguyên Thủy.[7] Ngài còn là người đầu tiên giới thiệu Nhân Minh Học, một nghành luận lý học Phật giáo mà trước đó Phật học Á Đông chưa biết đến, cũng như các kinh luậnA tì Đạt ma, Đà La Ni về Mật Tông, các kinh luận về Luật tạng v.v.

Kinh luận do Huyền Trang dịch thường nổi tiếng về cách dịch chính xáctrung thực, đã cùng với các dịch phẩm trước đó của Cưu Ma La Thập đã lập nên diện mạo cơ sở cho Phật học trên toàn cỏi Á Đông. Có thể nói từ đây học vấn Phật Pháp của người Á Đông đã thành tựu được một nền tảng Phật học xuất sắc, có những lãnh vực không thua kém với Phật họcẤn Độ trong thời gian đó.

          Riêng về Bát Nhã Tâm Kinh, trong Đại Đường Đại Từ Ân Tự Tam Tạng Pháp Sư Truyện大唐大慈恩寺三藏法師傳 Huệ Lập cũng cho biết khi còn trẻ Huyền Trang học ở tại chùa Không Huệ, Ích Châu, ngài đã tận tụy giúp một nhà sưẤn Độnghèo đói ghẻ lở. Để đáp ơn chính vị sư này đã dạy cho Huyền Trang bài Tâm Kinh ngắn ngủi mà Huyền Trangliên tục trì tụng. Chính trong cuộc hành trình Tây Du cam khổ, nhờ chuyên tụng Tâm Kinh đã giúp Huyền Trang thoát được nhiều khổ nạn.

Tác phẩm này còn cho biết, khi Huyền Trang đến được Nālandā Ấn Độ ngài đã gặp lại vị tăng bệnh hoạnngày xưa. Lần này nhà sư kỳ lạ cho biết ngài chính là Bồ Tác QuánTự Tại vì muốn giúp Huyền Tranghoàn thànhđại nguyện Tây du thỉnh kinh nên đã hóa hiện để đích thân truyền thụ Tâm Kinh cho Huyền Trang để trợ giúp ngài trên đường Tây Du thỉnh kinh gian khổ. Cũng vì chi tiết này mà chúng ta thấy trong bản dịch “Đường Phạn Phiên Đối Tự Âm Thâm Bát NhãBa La Mật Đa Tâm Kinh” 唐梵飜對字音深般若波羅蜜多心經 (Tức bản T256) đại sưAmoghavajra (Bất Không Kim Cương) có ghi rõ rằng “Tâm Kinh do chính Bồ TátQuán Tự Tạiđích thân truyền thụ cho Huyền Trang”. [8]

          Sự tín mộ của cá nhân ngài Huyền Trang với Tâm Kinh còn được chia sẻ với vị hoàng đế đương thời của Trung Hoa là Đường Thái Tông người đã tích cực trợ giúp việc phổ biếnTâm Kinh khắp đế quốc này. Chính sử Trung Hoa còn ghi lại rất nhiều chi tiết về sự tương đắc giửa Lý Thế Dân với ngài Huyền Trang trong đại sựdịch kinhđặc biệt là cả hai đều rất ái mộBát Nhã Tâm Kinh. Cho nên khi Huyền Trang phụng chiếu Đường Thái Tông trong lúc vị vua này còn sống để phiên dịchTâm Kinh ra Hán văn. Bản Hán dịch Tâm Kinh từ lời giới thiệu đến bút khắc trên đá đều viết theo bút pháp Vương Hy Chi (303 – 361) là vị “thánh bút” mà Đường Thái Tông rất ái mộ.[9]Chúng ta nên biết bài đề tựa “Đại Đường Thánh Giáo Tự” 大唐聖教序 của Đường Thái Tông viết khi Huyền Trang còn sống và bản Tâm Kinh khắc trên bia đá danh tiếng năm 672 đều được viết theo bút pháp Lan Đình Tập Tự của Vương Hy Chi. Vì Đường Thái Tông là người rất mê bút pháp Vương Hy Chi, người mà ông tôn là “thiên cổ thánh bút”. Sử Trung Hoa còn ghi chính vịhoàng đế này đã bắt thu giữ tất cả những thư liệu có chữ của Vương Hy Chi[10] và khi chết cũng được chôn theo bản Lan Đình Tập Tựdanh tiếng của Vương Hy Chi. Tôi chưa được xem bút pháp ở bia đá khắc Tâm Kinh năm 661 mới tìm được ở Phòng SơnThạch Kinh(房山石經)[11] nhưng tin tứccho biết vào cuối năm 2016 cơ quanQuốc GiaVăn Vật Cục 国家文物局 của nhà nước Trung Hoa loan báo họ đã tìm được bia đá khắc Tâm Kinh cổ nhất. Tấm bia đá cổ nhất khắc Tâm Kinh mới tìm này cũng đề rõ “kinh do Huyền Trang phụng chiếu dịch” và được khắc vào năm Hiển Khánh thứ sáu đời Đường Cao Tông (năm 661) tức là 3 năm trước khi Huyền Trang mất. Cho nên cho đến năm 2016 học giảthế giới chỉ có biết đến tấm bia đá xưa nhất là bia đá khắc năm 672 (sau khi Huyền Trang mất 7 năm). Bia đá khắc năm 672 hiện đang được trưng bầy ở viên Bảo Tàng Tây An.

Hiện nay chúng ta chưa tìm thấy bản chữ viết Phạn văn nào cổ hơn bản Hán văn, cho nên một vài nhà nghiên cứu cho rằng chỉ có bản Tâm KinhHuyền Trang học được khi còn ở Trung Hoa là bản nguyên thủy mà thôi. Như mọi người đều biết, Phật giáo sử Trung Hoa và tiểu sửHuyền Trang đều có ghi sự tích một hòa thượngẤn Độbệnh hoạnHuyền Trang giúp chăm sóc thời còn trẻ ở chùa Không Huệ, Ích Châu Trung Hoa.[12]Chúng ta cũng nên biết, khi còn ở Ấn ĐộHuyền Trang cũng từng dịch Đạo Đức KinhĐại Thừa Khởi Tín Luận ra Phạn ngữ. Những sự kiện này đã khiến một hai người nghiên cứu đưa ra giả thuyết quá xa khi họ xem Tâm Kinh là kinh của người Trung Hoa viết và Huyền Trang trong thời gianẤn Độ có thể đã dịch ngược lại (back-translation) ra Phạn ngữ.

Như chúng ta đã biết, Tâm Kinh là quyển kinh phổ biến và được tôn thờ từ nhiều thế kỷ trong thế giớiPhật giáo Á Đông, nhưng tuyệt đạiđa sốPhật tử chỉ biết đến bản dịch Bát Nhã Tâm Kinh 260 chữ của Huyền Trang, mặc dù học giới từng ghi nhận có nhiều bản dịch khác. Hiện nay trong Đại Tạng Hán ngữ do Nhật Bản in đầu thế kỷ trước và trở thànhtiêu chuẩn của học giảthế giới hiện nay là Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh 大正新修大藏經, có  chép đến 8 bản Bát Nhã Tâm Kinh mang số hiệu từ T. 250 đến T. 257 hiện có trong Tập VIII là:

1. T. 250 摩訶深般若波羅蜜大明呪經 “Ma ha bát nhã ba la mậtđại minh chú Kinh” do Cưu Ma La Thập (Kumārajīva) dịch vào khoảng năm 412, gồm 299 chữ.

2. T. 251 深般若波羅蜜多心經 “Bát nhã ba la mật đa Tâm Kinh” Huyền Trang dịch vào năm 649, gồm 260 chữ.

3. T. 252 普遍智藏般若波羅蜜多心經 “Phổ biến trí tạng bát nhã ba la mật đa Tâm Kinh” do Pháp Nguyệt (Dharmacandra) dịch năm 732, gồm 648 chữ.

4. T. 253 般若波羅蜜多心經 “Bát nhã ba la mật đa Tâm Kinh” do Bát Nhã (Prajñā) và Lợi Ngôn dịch năm năm 790, gồm 545 chữ.

5. T. 254 般若波羅蜜多心經 “Bát nhã ba la mật đa Tâm Kinh” do Trí Tuệ Luân (Prajñācakra) dịch năm 850, gồm 562 chữ.

6. T. 255 般若波羅蜜多心經 “Bát nhã ba la mật đa Tâm Kinh” do Pháp Thành dịch năm 856, gồm 562 chữ.

7. T. 256 唐梵飜對字音深般若波羅蜜多心經 “Đường Phạm phiên đối tự âm thâm bát nhãba la mật đa Tâm Kinh” của Bất Không (Amoghavajra) dịch khoảng thời gian 750-760. Bản này như thế là gồm hai bản: bản phiên âm Phạn văn và bản dịch Hán văn.

8. T. 257 佛説聖佛母般若波羅蜜多經 “Phật thuyết thánh mẫubát nhã ba la mật đa Kinh” do Thi Hộ (Dānapāla) người Tây Thiên dịch, gồm 627 chữ.

Ngoài 8 bản Hán ngữ danh tiếng trên, người ta còn tìm ra nhiều văn bản Tâm Kinh cổ của nhiều ngôn ngữ khác ở khắp Á Châu, đặc biệt là nhiều văn bản Hán Phạn và Tạng ngữ được tìm thấy trong các di chỉ khảo cổ mà nổi tiếng nhất là ở Đôn Hoàng, Tây An.[13] Nhà ngữ họcdanh tiếng Max Muller (1815-1900) của OxfordUniversity có lẽ là học giảTây Phươngnghiên cứu chân tường sớm nhất về các cổ bản Tâm Kinh. Ông cộng tác với các học giả trẻ Nhật Bản (sau này đều trở nên các học giảnổi tiếngthế giới) như Bunyu Nanjo, Jumjiro Takakusu để nghiên cứu về thánh bản Tâm Kinh chữ Tất Đàn (Siddhaṃ) viết trên lá bối của Hōryū-ji (法隆寺 Pháp Long Tự). Đây là văn bản Phạn ngữHṛdaya theo truyền thuyết chính là bản văn bản Tất Đànnguyên thủyTâm Kinh của Bồ Đề Đạt Mamang đến Trung Hoa và đến năm 609 được đưa về lưu giữ ở Pháp Long Tự (Hōryū-ji) ở Nara (Nại-Lương), Nhật Bản và thường được gọi là Hōryū-ji Hṛdaya.[14]

Văn bản Hōryū-ji Hṛdaya hiện nay vẫn được coi là bản Phạn ngữ cổ nhất nhưng các nhà nghiên cứu sau này không tin đó là bản của Bồ Đề Đạt Ma được mang đến Trung Hoa. Bản Hōryū-ji Hṛdaya được các chuyên gia cho là viết ở Ấn Độ vào đầu thế kỷ VIII. Max Muller đã cho xuất bản bài nghiên cứu và dịch bản Tâm Kinh này trong bộ sách kinh điểnThe Sacred Books of the East (1978-1910).[15]

Nhiều học giả theo chân của Muller đã có những nghiên cứu rất đáng chú ý về Tâm Kinh. Nổi tiếng và quan trọng nhất là công bố văn bản Sanskrit Tâm Kinh năm 1948 (in lại năm 1967 và tu sửa vào năm 1973) của Edward Conze.[16] Trong số các tài liệunghiên cứu về Tâm Kinh, Conze cho biết ông đã có dịp sưu tập được tới 12 cổ bản Tâm Kinh chữ Sanskrit tìm được ở Nepal, trong số này có bản cổ nhất được viết vào thế kỷ XII. Sau khi so sánh với bẩy văn bản khác ở Trung Hoa, cùng hai bản ở Nhật Bản, ông đã cống hiến được một văn bản Sanskrit tuyệt hảo. Cho đến ngày nay văn bản này vẫn được coi là bản Bát Nhã Tâm Kinh chữ Sanskrit tiêu chuẩn cho các học giảthế giới. Các nghiên cứuhọc thuật về Tâm Kinh vẫn được các thế hệtiếp tục, như nghiên cứumới đây của Jonathan Silk (1994) về văn bản Kanjur Tạng ngữ của Tây Tạng. Trong những năm vừa qua, tuy không có các phát kiến nào đáng kể về văn bản (cho đếncuối năm 2016 mới phát hiện thêm bia đá Tâm Kinh khắc năm 661).  Nhưng có rất nhiều bản dịch ra các ngôn ngữhiện đại và nhiều sách nghiên cứu mới viết về Tâm Kinh. Càng ngày càng có nhiều học giả chú ý đến bản kinh rất ngắn gọn này. Lý dothúc đẩycụ thểhiện có một số lượng độc giảtrí thức đông đảo rất trọng thị Tâm Kinh và coi Tâm Kinh như một kết tinh của toàn diệnvăn hóaBát Nhã.[17]Tuy nhiênsự nghiệp nghiên cứu về Tâm Kinh thường tập trung ở Nhật Bản.[18] Hai tác giả đương đại được nhắc đến trong luận này là hai trong số nhiều học giảuy tínnhất thế giới về Tâm Kinhvăn họcBát Nhã là của quốc gia này – giáo sư Harada Waso[19] và Fukui Fumimasa.[20] Nhưng rất tiếc là các nghiên cứu của hai vị này cũng như của nhiều học giả lớn của Nhật Bản đa phần đều viết bằng lối văn Nhật ngữ cổ. Chỉ có một số chương quan trọng được dịch ra Anh ngữ và tóm lược trong các sách của các học giảÂu Mỹ. Ở Tây phương sau lớp trí thức và nghệ sĩ hàng đầu mê chuộng Thiền học, thì hiện nay còn có sự kiệnphổ biếnTâm Kinh vào lớp học giả sâu sắc hơn, đặc biệt còn với khuynh hướng đi vàothế giớiâm nhạc và nghệ thuật,[21] và cả khoa học lượng tử.[22]

Ngoài hai cổ bản BátNhã Tâm Kinh chữ Tất Đàn (Siddhaṃ) viết trên lá bối của Hasedera (Trường Cốc Tự) và Hōryū-ji (Pháp Long Tự) ở Nhật Bản, hai nước Anh và Pháp hiện tàng giữ nhiều cổ bản Bát  Nhã Tâm Kinh nhiều nhất thế giới. Thư viện quốc gia Pháp hiện còn bộ sưu tập kinh luậnPhật giáodanh tiếng của Paul Pelliot. Riêng về Tâm Kinh, mục lục Pelliot cho thấy họ có rất nhiều cổ bản TâmKinh phần lớn do Pelliot tìm được ở Tây Tạng, trong số này có cổ bản chữ Vu Điền viết vào khoảng thế kỷ VII. Thư viện Anh quốc, trong bộ sưu tập kinh luậnPhật họcdanh tiếng của Aurel Stein vẫn tiếp tục là kho báu vật của người nghiên cứuPhật học. Năm 1985 Fumimasa-Bunga Fukui tìm rabản Tâm Kinh (Stein # 5648) của Bất Không (Amoghavajra) do Aurel Stein tìm ra ở động Đôn Hoàng, cũng là nhờ nghiên cứu bộ sưu tập Stein ở Thư viện Luân Đôn. Bản này cũng là bản T256 đã kịp đưa vào Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh mà tôi thường trích dẫn. Trước khi Fukui khảo sát và giới thiệu, bản này thường không được chú ý.

Trung Hoa không có các học giả hàng đầu để tham dự vào các nghiên cứuPhật học quốc tế. Tuy nhiên họ cũng cố gắng rất nhiều trong lãnh vực mà họ có chuyên môn và có phương tiện nhất. Đó là lãnh vực khảo cổ. Như đã giới thiệu ở phần trên, vào năm 2016 cơ quanQuốc GiaVăn Vật Cục 国家文物局 nhà nước công bố việc tìm thấy một bia đá khắc Tâm KinhPhòng Sơn (房山). Phòng SơnThạch Kinh (房山石經) vốn là một danh địa của Phật giáonổi tiếng với khoảng 1500 bia đá khắc cả ngàn kinh Phật trên các bia đá và rừng núi khắp chùa Vân Cư (雲居寺) ở cách Bắc Kinh 70 dặm. Bia đá mới tìm, được khắc vào năm Hiển Khánh thứ sáu (顯㬎六年) Đường Cao Tông (唐高宗) tức năm 661, là 3 năm trước khi Huyền Trang mất (664), cũng có đề rõ “Tam Tạng Pháp sưHuyền Trang phụng chiếu dịch” (三藏法師玄奘奉詔譯).[23] Cũng trong khám phá tại Phòng Sơn, cơ quannghiên cứu này còn tìm thêm được một bản Tâm Kinh khác khắc vào năm 669 cũng đề rõ ràng “Tam Tạng Pháp sưHuyền Trang phụng chiếu dịch”. Sự phát hiện các bia đá này cũng là liều thuốc cuối cùng làm tiêu tángiả thuyết “Tâm Kinh giả” của Nattier từng đánh động dư luận hai thập niên trước.

Như đã nói, Nhật Bảnquốc bảo của họ. Đó là hai bản Tâm Kinh viết bẳng chữ Phạm Tất Đàn (Siddhaṃ) viết trên lá bối của Hasedera (Trường Cốc Tự) và Hōryū-ji (Pháp Long Tự) ở Nại Lương. Bản Hōryūji- Hṛdaya là văn bản Phạn ngữ cổ nhất thế giới mà Suzuki theo môt truyền ký cho là bản kinh tùy thân của Bồ Đề Đạt Ma (470-543) và được đưa về Nhật Bản năm 609. Hiện nay bản Tâm Kinh Hōryūji- Hdayađược bảo trì ở TokyoNationalMuseum. Theo nghiên cứu của Georg Buhler, người sáng lậpdanh tiếng của học thuậtpaleography, thì bản Tâm Kinh lá bối cổ này được viết vào khoảng đầu thế kỷ thứ VIII ở Ấn Độ.[24] Các học giảdanh tiếng như Max Muller (1815-1900), D.T. Suzuki (1870-1966) và Edward Conze (1904-1979) đều đã từng nghiên cứubản Tâm Kinh quí báu này.

Triều Tiên thường vô cùnghãnh diện với bộ Đại Tạng Hán văn Gorye Tripitaka (Cao Ly Đại Tạng) được khắc suốt nửa thế kỷ (1011-1087). Sau chiến tranh với Mông Nguyên, triều đình cho khắc lại và hoàn thành năm 1251 với hơn 82 ngàn tấm mộc bản gồm hơn 52 triệu chữ Hán (con số chính xác là 81,137 tấm mộc bản với 52,382,960 chữ Hán) mà không hề có một chữ nào khắc sai sót. Đây là bộ Đại Tạng Hán văn cổ nhất thế giới và may mắncho đến ngày nay Tâm Kinh cũng như nhiều kinh luận vẫn còn được giữ lại nguyên trạng các bản khắc gỗ.[25] Dù chiến tranh liên miên, toàn bộ mộc bản Đại Tạng Cao Ly vẫn tiếp tục được tàng trữ tại chùa Haein (Hải Ấn Tự 海印寺) ở Nam Triều Tiên từ năm 1398 cho đến nay. Bộ Đại Tạng Hán ngữ danh tiếnghọc giớithường dùng ngày nay là Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh cũng sử dụng rất nhiều tài liệu từ Đại Tạng này.

Riêng ở Động Đôn Hoàng được khám phá ra từ đầu thế kỷ XX thì theo Fukui,[26] chuyên gia về Bát Nhã Tâm Kinh, thì các nhà nghiên cứu đã tìm thấy tới 180 cổ bản Tâm Kinh viết tay bằng Phạm ngữ, Hán ngữ, Tạng ngữ và nhiều ngôn ngữ như Khotan (Vu Điền), Kuche (Quy Tư) của các dân tộc sống trên con đườngthương mại xuyên Á châu này. Nhưng phần lớn các cổ bản Tâm Kinh hiện nay đang được tàng trữ ở thư viện và bảo tàng ở ngoại quốc như thư viện Anh (phòng sưu tập Aurel Stein) và Pháp (phòng sưu tập Paul Pelliot). Kho tàng Đôn Hoàng (hiện nay thu về Đôn HoàngBảo Tàng) vẫn tiếp tục là một kho tài liệu quan trọng cho người nghiên cứuPhật học. Hiện nay Đôn Hoàng là một địa chỉ du lịch và gồm cóĐôn HoàngBảo Tàngdanh tiếng. Năm 2000 tôi có đến thăm nhưng người quản thủ cho biết họ không còn giữ được bản Tâm Kinh thật cổ nào nữa. Tuy nhiên tại đây người ta có nhiều bản chụp các tranh và các bức tường họa rất cổ (trong đó có chép Tâm Kinh) để bán cho du khách.

Các bản Tâm Kinh quan trọng sẽ được tiếp tụcthảo luận trong luận này (Bát Nhã Tâm Kinh: Tổ Long Thọ Giảng) với một số hình ảnh có được về các bản Tâm Kinh cho in trong phần phụ bản. Trong số này có một bản thủ bút của vua Càn Long (1711-1799) tôi muốn in rời để tặng độc giả.[27] Sử Trung Hoa có chép vua Càn Long rất hâm mộBát Nhã Tâm Kinh và thường tự tay chép Tâm Kinh nhiều lần, và bản này chính là một bản trong số các bản do chính vua Càn Long viết mà tôi có được một bản chụp lại. Ngày nay các chùa lớn ở Nhật Bản như chùa Dược Sư (Yakusgiji) vẫn còn giữ mỹ tục này. Chùa Yakusgi nổi tiếng với một dojo lớn trang trọng dành cho mọi người đến chép Tâm Kinh để cầu phước (viết tô theo mẫu chữ có sẵn). Người xin chép kinh sẽ được dẫn vào phòng riêng mặc thêm áo tràng và khẩu trang rồi sẽ được dẫn vào một giảng đường lớn có sẵn nhiều bàn viết với dụng cụ và giấy bút. Tuy nhiên bây giờ mọi người đều có thể mua các dụng cụ tương tự trên Amazon.com (gồm bút mực, giấy viết và bản Tâm Kinh mẫu bằng chữ Hán).

 


[1] Có luận cứ cho rằng Ngô Thừa Ân viết Tây Du ký chỉ để phúng thích Phật Giáo, từ nhân vật Đường Tam Tạng đến cả chuyện phúng thích chữ “vô tự chân kinh” của Thiền gia để nói đến tham nhũng có ngay trong Phật giới cao cấp. Sự thật trước khi có truyện Tây Du Ký của Ngô Thừa Ân ( 吳承恩 1506-1581)  ở Trung Hoa đã có nhiều truyện kể về cuộc Tây Du Ký của Huyền Trang. Các truyện này thường do nhiều người làm nghể kể truyện chuyên nghiệp góp công trứ tác. Lịch sửthành hìnhcác loạitiểu thuyết chương hồi” của Trung Hoa đều phát triển theo trình tự này.

[2]Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh, quyển thứ 51 thuộc Sử Truyện, bộ thứ 3 từ trang 867 đến trang 948, theo thứ tự kinh văn số 2087. Hiện chúng ta đã có một bản dịch Việt Ngữ.

[3] Ibid, T. 2053

[4]Nguyệt Xứng (Chandrakīrti) có thể từng là người kế thừaHộ Pháp (dharmapāla) làm viện trưởng Nālandā. Xem Vũ Thế Ngọc. Nguyệt Xứng Nhập Trung Quán Luận, nxb Hồng Đức, 2018

[5]Thành Duy Thức Luận 成唯識論 (vijñāptimātratāsiddhi) là một bộ luận lớn của Huyền Tranggiới thiệu, dịch và tổng hợp tư tưởng và luận của mười đại luận sư (Thập Đại Luận Sư) của Duy Thức Tông và lấy tư tưởngHộ Pháp làm cơ sở.

[6] Xem danh sách các dịch phẩm của Huyền Trang bằng Việt ngữ trên internet/ Google. Xem Vũ Thế Ngọc, Trí TuệGiải Thoát, nxb Thế Giới 2016, so sánh bản dịch kinhKim Cương Năng Đoạn của Cưu Ma La Thập và của Huyền Trang.

[7] Nhiều khi vì hàm nghĩa lịch sử, tôi phải dùng danh từ Tiểu Thừa, Đại Thừa. Ngày nay các học giả chỉ dùng các chữ tiểu thừa/ đại thừa như là cách gọi tên thế thôi.

[8] Đây là bản năm 1985 Fumimasa-Bunga Fukui tìm được kho tài liệu ở Động Đôn Hoàng hiện được lưu giữ ở Bảo Tàng Viện Anh (Stein #5648). Đây cũng là bản Tâm Kinh mang số hiệu T. 256 trong Đại Chính Tân Tu Đại Tạng Kinh.

[9] Xem Phóng Ảnh bia khắc Tâm Kinh năm 672 – Rất tiếc tôi chưa tìm được phóng ảnh Bia Đá Tâm KinhPhòng Sơn, khắc năm 661 mới tìm ra năm 2016.

[10]Đường Thái Tông tự viết lời bình khen Tấn Thư Vương Hy Chi Truyện rằng “chữ của Vương Hy Chi tường sát cổ kim, tận thiện tận mỹ”. Chính Đường Thái Tông là lý do Tiêu Dực ăn trộmLan Đình Tập Tự của nhà sưBiện Tài, khi Thái Tông chết bài Tự này cũng được táng theo. Năm 2010 trong một cuộc bán đấu giá bức thiếp Khoái Tuyết Thời Tình đời nhà Đường chỉ có 4 dòng chữ viết theo bút pháp Vương Hy Chi (chú ý không phải chữ của Vương Hy Chi) đã bán được 48 triệu Mỹ kim (BBC News Asia-Pacific 22 November 2010).

[11]Phòng SơnThạch Kinh (房山石經) là một địa danh danh tiếng cách Bắc Kinh khoảng 70 dặm, là khu núi đá có khắc hơn một ngàn bản kinh Phật quanh chùa Vân Cư (雲居寺)và trong núi đá và các hang động lớn nhỏ khắp vùng này. Nguyên laitừ Pháp nạn dưới các vua Bắc Ngụy (550-570) và Bắc Châu (550-570) các nhà sư bắt đầu khắc kinh trên đá để mong giữ lại Phật điển. Công việc khắc kinh trên đá cho đến thế kỷ XVII với sự trợ giúp của triều đình, đặc biệt dưới triều đại nhà Đường. Theo thống kê của UNESCO World Heritage (Library Caves and Stone Tablets of Sutra of Yunju Temple) thì tổng số các kinh được khắc ở đây lên đến 1,122 kinh trên 14,200 bia đá. Phòng SơnThạch Kinh từ lâu đã được giới nghiên cứu biết đến, nhưng tấm bia khắc Tâm Kinh năm 661 chỉ mới tìm ra vào cuối năm 2016. Xem các bài giới thiệu về Phòng SơnThạch Kinh này của Li, Jung-shi (1979). “The Stone Scriptures of Fang-shan” The Eastern Buddhist. Vol.12, No.1, pp 104-113. Gjertson, Donald E. (1989) Miraculous Retribution: A Study and Translation of T’ang Lin’s Ming-pao chi. Berkeley Buddhist Studies Series; Centers for South and Southeast Asia Studies; University of California at Berkeley. Lancaster, Lewis R. (1989). ‘The Rock Cut Canon in China: Findings at Fang-shan,’ in The Buddhist Heritage, edited by Tadeusz Skorupski [Buddhica Britannica 1]. 143-156. The Institute for Buddhist Studies

[12] Có thể là bản Bát Nhã Tâm Kinh T250 do La Thập dịch

[13] Xem “Bí Mật Đôn Hoàng” trong Vũ Thế Ngọc, Bồ Đề Đạt MaTuyệt Quán Luận [1983], nxb Văn Nghệ 2006.

[14] Hai chi tiết (1) bản Hōryū-ji Hṛdaya là bản Bồ Đề Đạt Mamang đến Trung Hoa và (2) bản này được truyền đến Nhật Bản năm 609, là do D.T. Suzuki viết trong Essays in Zen Buddhism, 3rd series (1953), trang 222. Hōryūji (Pháp Long Tự) là kiến trúc gỗ cổ nhất thế giới do Thánh Đức Thái Tử (Shotoku Taishi) xây từ năm 607, được tái phục nhiều lần nhưng hiện vẫn còn một phần nguyên vẹn.

[15]Muller, Max (biên tập), Buddhist Mahayana Texts, The Sacred Books of the East, Vol. 49. OxfordUniversity Press 1894. (Xem chương so sánh các bản Tâm Kinh Sanskrit và Hán Dịch trong Bát Nhã Tâm Kinh: tổ Long Thọ Giảng).

[16] Các sách Edward Conze mà tôi đang dùng là Buddhist Wisdom Books: Containing the “Diamond Sutra” and the “Heart Sutra” (New edition), Thorsons 1975; Prajnaparamita and Related System: Studies in Honor of Edward Conze do Lewis Lancaster biên tập do University of California xuất bản (1977) và Budhist Studies 1934-1972 của Edward Conze, do Wheelwright Press, Zen Center, San Francisco, California in lại.

[17]Lẽ dĩ nhiêntuyệt đạiquần chúng thì chẳng có mấy người hiểu Tâm Kinh một cách trí tuệ. Ngay chính họa sĩ kiêm dịch giả Tanahashi từng được mời làm “scholar in residence” (học giả cơ hữu) nhiều năm ở Zen Center nổi tiếng ở San Francisco, tâm sự “tôi đọc tụng với họ ‘emptiness… emptiness… no eys, no ears…’ cứ loạn lên mà thật ra chẳng hiểu gì cả”. Vợ ông, trong sách của ông, cũng phát biểu “Tôi không hiểu gì cả, nhưng cứ nghe thấy tụng no…no…là tôi sảng khoái lập tức.” Xem The Heart Sutra của Kazuaki Tanahashi, nxb Shambhala 2016

[18]Chúng ta cũng nên biết Nhật Bản không chỉ nổi tiếng với khoa học mà còn là một quốc gia từ lâu đã nổi danh về nghiên cứuPhật học. Nhiều đại sư Nhật chỉ chuyên viết bằng Nhật ngữ nên ít người biết đến các thành tíchvăn hóa của họ, nên biết Nhật Bản có đến 27 người được giải thưởng Nobel từ văn chương đến khoa học, số lượng này chỉ đứng sau Hoa Kỳ.

[19] Harada Waso 原田和宗. Hannya shingyō no seiritsu shiron (般若心経」の成立史論)(History of the Establishment of Prajñāpāramitāhṛdayasūtram). 東京: 大蔵出版  2010. Cũng xem Harada Waso [komoto hannya shingyō] 梵文 (小本・般若心経)和訳 (The Prajñāpāramitāhṛdaya). Association of Esoteric Buddhist Studies, 2002,

[20] Fukui Fukui Fumimasa 福井文雅 (1987). Hannya shingyō no rekishiteki kenkyū 般若心経の歴史的研究. 東京: 春秋社. 

[21] Mời độc giả vào thế giới Internet nghe thử các bài tụng kinhTâm Kinh của các Lạt Ma trên Hy Mã Lạp Sơn hoặc xem các bài Tâm Kinh Hip-hop vui nhộn hay hợp xướng nghiêm trang trên sân khấu broadway với các ca sĩ và các dàn nhạc giao hưởng danh tiếng.

[22] Xem Nāgārjuna and the Quantum World.

[24] Muller, Max, ed. Buddhist Texts from Japan, Oxford: Clarendon Press 1881

[25]Tam Tạng Hán Ngữ này được gọi là Gorye Tripitaka (Cao Ly Tạng) lần đầu được khắc năm 1011 dưới triều đại của vương triều Goryeo (高麗Cao Li) và hoàn tất vào năm 1087. Bộ đại tạng này bị tiêu hủy trong cuộc xâm lăng của Mông Cổ năm 1232. Đến năm 1251 mới được khắc lại.

[26]Fukui, Fumimasa-Bunga. Hannya Shingyo no Sagoteki Kenkyu (

Comprehensive St

udy of the Heart Sutra) Tokyo: Shunjusha, 2000

[27] Theo truyền thuyết thì khi vua Quang Trung (vua giả?) khi đến triều kiến vua Càn Long, cũng được tặng cho một bản ngự bút của Càn Long chép Bát Nhã Tâm Kinh như bản này. Việt Nam thì kinh luậnPhật học đều có nói đến Bát Nhã Tâm Kinh. Tuy nhiêncho đến nay chúng ta chỉ còn biết đến bản chú giải quốc âm cổ nhất có tên là Bát Nhã Tâm Kinh Thích Giải của ngài Minh ChâuHương Hải (1628-1715) của dòng Trúc Lâm Yên Tử.

Nguồn: Thư Viện Hoa Sen