189.
III. Người Câu Cá (S.iv,158)
1)
…
2)…
3) Ví
như, này các Tỷ-kheo, một người câu cá trong hồ nước sâu,
quăng xuống một lưỡi câu có mắc mồi. Một con cá, với
mắt nhìn vào mồi, nuốt lưỡi câu ấy. Như vậy, này các
Tỷ-kheo, con cá ấy vì nuốt lưỡi câu, đi đến bất hạnh,
đi đến ách nạn, bị người câu cá muốn làm gì thì làm.
Cũng vậy, này các Tỷ-kheo, có sáu lưỡi câu này ở trong
đời, đưa đến bất hạnh cho các loài hữu tình, đưa đến
tai hại cho các loài chúng sanh. Thế nào là sáu?
4-8)
Này
các Tỷ-kheo, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc,
khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn.
Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ sắc ấy, tán dương, tham luyếnan trú,
thời này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là đã nuốt
lưỡi câu của Ác ma, đã đi đến bất hạnh, đã đi đến
ách nạn, đã bị Ác ma muốn làm gì thì làm. Có những tiếng
do tai nhận thức… Có những hương do mũi nhận thức… Có
những vị do lưỡi nhận thức… Có những xúc do thân nhận
thức…
9)
Này các Tỷ-kheo, có những pháp do ý nhận thức khả lạc,
khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn.
Nếu Tỷ-kheo hoan hỷ pháp ấy, tán dương, tham luyếnan trú,
thời này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là đã nuốt
lưỡi câu của Ác ma, đã đi đến bất hạnh, đã đi đến
ách nạn, đã bị Ác ma muốn làm gì thì làm.
10-14)
Này các Tỷ-kheo, có những sắc do mắt nhận thức khả lạc,
khả hỷ, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn. Nếu Tỷ-kheo
không hoan hỷ các sắc ấy, không tán dương, không tham luyếnan trú, thời này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được gọi là
không nuốt lưỡi câu của Ác ma, đã bẻ gãy lưỡi câu, đã
bẻ nát lưỡi câu, không đi đến bất hạnh, không đi đến
ách nạn, không bị Ác ma muốn làm gì thì làm. Này các Tỷ-kheo,
có những tiếng do tai nhận thức… Có những hương do mũi
nhận thức… Có những vị do lưỡi nhận thức… Có những
xúc do thân nhận thức…
15)
Này các Tỷ-kheo, có những pháp do ý nhận thức khả lạc,
khả hỷ, khả ý, khả ái, liên hệ đến dục, hấp dẫn.
Nếu Tỷ-kheo không hoan hỷ pháp ấy, không tán dương, không
tham luyếnan trú, thời này các Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ấy được
gọi là vị không nuốt lưỡi câu của Ác ma, đã bẻ gãy
lưỡi câu, đã bẻ nát lưỡi câu, không đi đến bất hạnh,
không đi đến ách nạn, không bị Ác ma muốn làm gì thì làm.
Trích từ:
Đại
Tạng KinhViệt Nam KINH TƯƠNG
ƯNG BỘ Samyutta Nikàya Hòa
thượng
Thích Minh Châu dịch Việt – Phật Lịch 2537 – 1993 TẬP IV
– THIÊN SÁU XỨ
[35] Chương I Tương Ưng
Sáu Xứ (Đoạn 189)
(ĐTKVN, Tương Ưng Bộ IV, phẩm Biển, phần Người câu cá [trích], Nxb Tôn Giáo, 2001, tr.264)
|