Giới Luật – Tiếng Nói Từ Nguồn Tâm

GIỚI LUẬT
TIẾNG NÓI TỪ
NGUỒN TÂM

Tuệ Hải – Thích Quảng
Văn

Luật
tạng
là một trong ba tạng giáo điển của Phật giáo, và giới luật đóng một vai
trò
hết sức quan trọng trong sự duy trì cũng như sự phát triển giáo đoànPhật
giáo
trong suốt hơn hai nghìn năm trăm năm qua. 

Điều này đã
được khẳng định bằng chính lời của Đức Thế Tôn khi Ngài trả lờitôn giả A Nan
về câu hỏi rằng : “Sau khi như laidiệt độ chúng con biết nương tựa vào đâu
và thờ ai làm thầy ?
Lúc ấyĐức Thế Tôn đã ôn tồn mà nói cùng đại chúng: “Này
A Nan! sau khi ta diệt độ các ông hãy nương tựa vào chính mình và hãy lấy giới
luật
làm thầy
.” Lời phó chúc ấy hẳn là một minh chứng hùng hồn khẳng định
tính
trọng yếu của giới luật đối với sự tồn vong của đạo pháp.

Bất cứ một đoàn
thể hay một tổ chức nào muốn tồn tại và phát triển thì cũng cần phải có nội quy
và điều luật riêng của nó. Phật giáo cũng không ngoài quy luật ấy.

Như chúng ta
biết, sau khi thành lậpgiáo đoàn, trong suốt mười hai năm đầu đức Phật chưa
chế định giới luật. Các tỳ kheolúc ấy chỉ tu tập bằng cách truyền dạy trực
tiếp từ kim khẩu của Đức Thế Tôn và chủ yếu là tu tập định cộng giới và đạo
cộng giới. Bởi vì, trong những năm đầu tiên này, giáo đoàn phần lớn là những
bậc căn cơ cao, một lòng tu tập tiến đến giải thoát và đa phần đều đã chứng quả.

Nhưng đến năm
thứ mười ba, thì pháp hữu lậu bắt đầu phát sinh trong giáo đoàn. Sự thanh tịnh
của tăng không còn được bảo đảm một cách toàn vẹn. Vì vậy, giới luật được chế
định trong lúc này là một điều tối cần thiết để bảo hộ cho sự thanh tịnh của
tăng đồng thời để bảo đảm cho một hành giả trên lộ trình tu tập đoạn trừ dục lạc
tiến đến con đườngthoát lysinh tử.

Giới luậtPhật
giáo
được chế định với ba mục đích chính: thứ nhất là ngăn chặn những điều gì
làm ngăn trở con đườngthánh đạo. Trong giáo đoàn, nếu có bất cứ một điều gì
xảy ra mà nó gây tác hại cho hành giả trên phương diệntu chứng, hay thiền định
thì đức Phật đều chế giới.

Việc chế giới
này được đức Thế Tônthực hiện theo tinh thầntuỳ phạm tuỳ chế”.
Nghĩa là có một pháp hữu lậu phát sinh gây bất lợi cho chính bản thânhành giả
cho tăng thân thì Phật mới chế giới. Đức Phật không bao giờ chế định những điều
gì mà nó chưa hề xảy ra trong cộng đồng các tỷ khiêu. Đức Phậthoàn toàn không đem
giới luật để áp đặt cho đệ tử của Ngài.

Điều thứ hai
khiến Đức Thế Tônchế giới chính là những gì làm ảnh hưởng gây sự xáo trộn
trong sinh hoạt của Tăng đoàn. Bởi vì, bản thể của tăng là thanh tịnhhoà hợp. Sự
thanh tịnhhoà hợp này chính là sức sống là huyết mạch để quyết định sự tồn
vong
của tăng đoàn. Có duy trì đựơc một tăng đoànhoà hợp, thanh tịnh thì đó
mới xứng đáng là hàng tăng bảo làm chỗ quy ngưỡngvững chắc, tôn kính cho hàng
tại giacư sĩ.

Một giáo đoàn
nếu chỉ gồm những tỷ khiêu ham mê dục lạc, đua đòi theo kẻ thế tục, làm những
điều không nên làm, không màng đến sự chê bai của thế gian, thì chắc hẳn giáo đoàn
đó sẽ không thể tồn tạilâu dài. Điều ấy không những làm mất sự tín tâm của
người đời đối với Phật pháp mà còn nhanh chóng đưa Phật giáo đến chỗ hoại diệt.
Chính vì vậy, mục đích thứ ba mà Đức Thế Tôn chế định giới luật là tránh sự cơ
hiềm của người thế tục. Tránh sự cơ hiềm ấy chính là để bảo đảm cho sự thanh
tịnh
hoà hợp của tăng đoàn.

Giới luật
Đức Phật chế định ra cho hàng đê tử thọ trìhoàn toàndựa trêntinh thần tự
nguyện, không hề ép buộctuyệt đối không áp đặt cho một cá nhân nào. Ai thọ
trì
thì người ấy được lợi ích. Bởi vì công năng của giới luật chính là “phòng
phi chỉ ác” , giúp cho hành giả tránh được mọi hố hầm của tội lỗi thẳng tiến đến
bờ giải thoátgiác ngộ. Trong đó nếu vị nào thọ trì thì đều có được những lợi
ích
sau đây: 

1. Nhiếp thủ ư tăng: Vì kiện toàn tăng già thành chúng thanh tịnh.
2. Linh tăng hoan hỷ : Vì tu hànhphạm hạnh nên thiện tâmtăng trưởng khiến được
hoan hỷvới nhau.
3. Linh tăng an lạc : Khiến cho tăng được an lạc.
4. Linh vị tín giả tín : Khiến cho người chưa tin được tin.
5. Dĩ tín giả linh tăng trưởng : Đối những người đã tin khiến cho lòng tin họ thêm
tăng trưởng.
6. Nan điều giả linh điều : Người khó điều phục
khiến họ được điều phục.
7. Tàm quý giả đức an lạc: Khiến ngưòi biết hổ thẹn được an vui.
8. Đoạn hiện tạihữu lậu : Đoạn hết phiền nãohiện tại.
9. Đoan vị laihữu lậu : Đoạn trừ phiền não trong tương lai.
10. Linh chánh phápcửu trụ : Làm cho chánh pháptồn tạilâu dài.

Có được những
lợi ích này thông qua việc tu tập giới, chính là do giới luật được thiết lập
trên hai nền tảng căn bản. Đó là từ bitrí tuệ. Từ bitrí tuệ chẳng những
là nền tảng căn bản của giới luật mà còn là nền tảng căn bản cho toàn bộtam
tạng giáo
điển của phật giáo.

Chúng ta biết
rằng toàn bộgiới luậtPhật giáo được chế định trên thất chi của thập ác
nghiệp
. Do vì ác pháp phát sinh nên giới luật được chế định để phòng hộ cho
chính bản thânhành giả cũng như mang lại sự an bình cho tha nhân. Chẳng hạn
như chúng tagiữ giới không sát sinh thì bản thân người trì giới đoạn trừ được
sân tâm, tăng trưởnglòng từ bi, tránh được những tội lỗinghiệp quả do nghiệp
sát gây ra. Tha nhân cũng như các loài khác đều được an ổn, sống trong sự bình
yên không sợ hãi. Bằng trí tuệ cao siêu Đức Phật thấy rõ được giới nào có thể
đem lại cho người tu tập sự an lạc, lợi ích và có thể dẫn đến con đườnggiải
thoát
tối hậu, đồng thời không trói buộc hay ngăn trở thánh đạo. Không như giới
điều của ngoại đạomê chấpsai lầm, không mang lại lợi ích cho con đường tu tậpgiác ngộgiải thoát.

Mục đích của
giới luật là đem lại lợi ích, an lạc cho mình và người, nên giúp cho người tu
tập
đạt đượcan lạc trong từng bước đi. Giới luật được hiểu đúng nghĩa không phải
là những giới điều trói buộc, gây phiền phức cho người thọ trì giới, mà giới
luật
Phật giáo rất linh động uyển chuyển tuỳ theo mỗi hoàn cảnhquốc độ, tuỳ
theo từng không gianthời gian mà thay đổi ít nhiều để phù hợpthích
nghi
. Bằng chứng là trong 250 giới của tỷ khiêu có chia làm năm thiên thất tụ,
tiêu biểu cho những mức độ khinh trọng khác nhau. Trong những điều giới đó lại
có sự khai mở cho những trường hợp đặc biệt khi phạm phải thì không mắc
tội.

Đơn cử như giới
“không được đứng tiểu tiện” . Vì hàng cư sĩngoại đạochê trách rằng đệ tử
của sa môn Cồ Đàm đều là những người thô tháo, thiếu lịch nhã, nên Phật cấm
không cho đệ tử đứng tiểu tiện. Nhưng khi các tỳ kheo đến một quốc độ khác giáo
hoá
thì họ cho rằng sa mônThích tử giống như đàn bà ngồi mà tiểu tiện không có
tướng trượng phu. Lúc đó đức Phật lại cho phép các tỷ khiêu đứng tiểu tiện.
Những điều như thế được ghi chép rất nhiều trong luật tạng.

Như vậy, ta
thấy rằng giới luậtPhật giáo đâu phải chỉ là những giới điều cứng nhắc, cố
chấp
mà rất uyển chuyển, như chính lời của Đức Thế Tôn đã xác minh trong Ngũ
Phần Luật
: “ Phật dạy : tuy là điều giớ ta chế nhưng phương khác chẳng cho là
thanh tịnh đều chẳng nên dùng. Tuy chẳng phải điều ta chế, nhưng phương khác
cần phải làm thì chẳng được chẳng làm”. Vậy thì, giới luật trong giáo lýPhật giáo
không phải là những điều cố chấp, cứng nhắc mà hoàn toàndựa trêntinh thần tự
nguyện, thiết thực đem lại lợi ích cho mình và tha nhân.

Giới luật từ
khởi thuỷ được chế định chung cho tất cả những ai muốn tu tập theo hạnh giải
thoát
. Bất cứ một đối tượng nào nếu đủ điều kiệnthoát ly sự ràng buộc của gia
đình
gia nhậptăng đoàn đều phải tuân theo. Bởi giới luật là một điều kiệntrọng yếu để bảo trìgiới thể cho một tỳ kheonhư pháp. Nếu khôngthọ trìgiới
luật
một cách nghiêm mật thì bản thểthanh tịnh của một tỳ kheo khó có thể được
bảo toàn. 

Chính vì vậy,
trách nhiệmhọc giớitu tập giới là bổn phận của mỗi một tỷ khiêu. Do đó,
giới luật không phải là một bộ môn học hay một tông phái riêng biệt mà ai thích
thì theo. Vì rằng điều kiện để trở thành một tỷ khiêu như phápbạch tứ yết
ma
thọ trìgiới pháp. Vô tác giới thể của một tỷ khiêu được thành tựu là do
bạch tứ yết ma, nhưng để giữ gìn được bản thểthanh tịnh đó lại là công năng
của giới. Chúng ta không thể trở thành một tỷ khiêu như phápnếu không nghiêm
trì giới luật.

Trên con đường
tiến đến đạo quảbồ đề, giới luật đóng một vai tròhết sức quan trọng nếu
không
muốn nói là yêu tố quyết định. Đó chính là nền tảng là giềng mối cho sự
tu tập tiến đến giác ngộgiải thoát. Tính trọng yếu của giới luậtmột lần nữa
lại được xác quyết và khẳng định bằng bài kệ

Dục tu
thượng bồ đề

Tiên tắc nghiêm
trì giới luật 

Giới luật nhược
bất nghiêm trì

Bồ đề chung bất
thành tựu”

Mỗi một tăng sĩ
chúng ta hãy tinh tiếnnỗ lựctu tập, hành trìgiới luật để tự thăng hoa đời
sống
của chính mình và cũng là để kiện toàn một tăng đoànthanh tịnhhoà
hợp
ngõ hầu duy trì mạng mạch Phật pháp.

Tuệ Hải
Thích Quảng Văn

(phattuvietnam.net)