Chuyển Ngữ: Nguyễn Văn Tiến
Picture-Hình: www.thunderboltkids.co.za
Translated by Nyanaponika Thera & Bhikkhu Bodhi – Source: www.bps.lk)
Những Nguyên Nhân Của Hành Động Nầy các Tỳ Kheo, có ba nguyên nhân bắt nguồn của hành động. Ba nguyên nhân nầy là ba nguyên nhân gì? Đó là: lòng tham lam, lòng thù hận, và sự si mê (tham, sân, si). [32] Một hành động khi làm với lòng tham lam, sinh ra từ lòng tham lam, gây ra bởi lòng tham lam, phát sinh ra từ lòng tham lam, sẽ chín muồi bất cứ nơi nào người nầy tái sinh; và bất cứ khi nào hành động chín muồi, người nầy nhận lấy kết quả của hành động, ở trong đời nầy, hoặc là trong đời sau, hoặc là trong những đời kế tiếp sau đó. [33] Một hành động khi làm với lòng thù hận, sinh ra từ lòng thù hận, gây ra bởi lòng thù hận, phát sinh ra từ lòng thù hận, sẽ chín muồi bất cứ nơi nào người nầy tái sinh; và bất cứ khi nào hành động chín muồi, người nầy nhận lấy kết quả của hành động, ở trong đời nầy, hoặc là trong đời sau, hoặc là trong những đời kế tiếp sau đó. Một hành động khi làm với sự si mê, sinh ra từ sự si mê, gây ra bởi sự si mê, phát sinh ra từ sự si mê, sẽ chín muồi bất cứ nơi nào người nầy tái sinh; và bất cứ khi nào hành động chín muồi, người nầy nhận lấy kết quả của hành động, ở trong đời nầy, hoặc là trong đời sau, hoặc là trong những đời kế tiếp sau đó. Nầy các Tỳ Kheo, giống như những hạt giống không bị hư hại, không bị hư thối, không bị hư hỏng bởi gió và mặt trời, hạt có khả năng nẩy mầm, khi chúng được gieo trồng đúng đắn vào trong một thửa ruộng tốt, cắm hạt sâu vào một mảnh đất mầu mỡ: và nếu chúng được tưới tẩm đầy đủ bởi mưa gió, những hạt giống nầy sẽ tăng trưởng, cao vụt lên, và phát triển dồi dào. Nầy các Tỳ Kheo, cũng như thế, bất cứ một hành động nào khi làm với lòng tham sân si, sinh ra từ lòng tham sân si, gây ra bởi lòng tham sân si, phát sinh ra từ lòng tham sân si, sẽ chín muồi bất cứ nơi nào người nầy tái sinh; và bất cứ khi nào hành động chín muồi, người nầy nhận lấy kết quả của hành động, ở trong đời nầy, hoặc là trong đời sau, hoặc là trong những đời kế tiếp sau đó. Nầy các Tỳ Kheo, đấy là ba nguyên nhân bắt nguồn của hành động. Nầy các Tỳ Kheo, có ba nguyên nhân khác bắt nguồn của hành động. Ba nguyên nhân nầy là ba nguyên nhân gì? Đó là: lòng không tham lam, lòng không thù hận, và sự không si mê (không tham, không sân, không si). Nếu một hành động khi làm với lòng không tham lam, sinh ra từ lòng không tham lam, gây ra bởi lòng không tham lam, phát sinh ra từ lòng không tham lam, sẽ chín muồi bất cứ nơi nào người nầy tái sinh; và bất cứ khi nào hành động chín muồi, người nầy nhận lấy kết quả của hành động, ở trong đời nầy, hoặc là trong đời sau, hoặc là trong những đời kế tiếp sau đó. Một hành động khi làm với lòng không thù hận, sinh ra từ lòng không thù hận, gây ra bởi lòng không thù hận, phát sinh ra từ lòng không thù hận, sẽ chín muồi bất cứ nơi nào người nầy tái sinh; và bất cứ khi nào hành động chín muồi, người nầy nhận lấy kết quả của hành động, ở trong đời nầy, hoặc là trong đời sau, hoặc là trong những đời kế tiếp sau đó. Một hành động khi làm với sự không si mê, sinh ra từ sự không si mê, gây ra bởi sự không si mê, phát sinh ra từ sự không si mê, một khi lòng tham sân si biến mất thì hành động lúc đó không còn nữa, đã bị cắt bỏ tận gốc rễ, giống như gốc cây cọ trơ trụi không còn ra hoa trái nữa, bởi vì lòng tham sân si đã bị hoàn toàn xóa sạch, nên chúng không thể nào phát sinh ra trong tương lai. [34] Nầy các Tỳ Kheo, giống như những hạt giống không bị hư hại, không bị hư thối, không bị hư hỏng bởi gió và mặt trời, hạt có khả năng nẩy mầm, và được gieo trồng đúng đắn: nếu người nào đốt những hạt giống nầy thành tro bụi, sau đó để những luồng gió mạnh thổi chúng bay đi, hoặc là để chúng trôi theo giòng suối đang chảy mạnh mẽ, nghĩa là những hạt giống nầy đã bị phá hủyhoàn toàn, hoàn toànbị loại bỏ, hạt không còn nẩy mầm, và không thể nào phát sinh trong tương lai. [35] Nầy các Tỳ Kheo, cũng như thế, những hành động khi làm với lòng không tham lam, với lòng không thù hận, và với sự không si mê. Một khi lòng tham sân si biến mất thì những hành động lúc đó không còn nữa, đã bị cắt bỏ tận gốc rễ, giống như gốc cây cọ trơ trụi không còn ra hoa trái nữa, bởi vì lòng tham sân si đã bị hoàn toàn xóa sạch, nên chúng không thể nào phát sinh ra trong tương lai. Nầy các Tỳ Kheo, đấy là ba nguyên nhân khác bắt nguồn của hành động. 32. Lobha, dosa, moha: (tiếng Phạn, nghĩa là tham sân si), tham sân si là “nguồn gốc của sự bất thiện (akusala-mūla). Từ ngữ “lòng tham lam” gồm có mọi mức độ của sự ưa thích, từ những tỳ vết nhỏ của sự dính mắc cho tới hình thứcthô thiển của lòng tham lam và sự tự phụ; “lòng thù hận” bao gồm mọi mức độ của sự ác cảm, từ sự vi tế của sự hài hước bệnh hoạn đến hình thứccực đoan của cơn thịnh nộ của bạo lực và sự trả thù; “sự si mê” thì giống y hệt như sự vô minh (avijjā), nhưng lại được nhấn mạnh về tác độngtâm lý và đạo đức của nó. 33. Đức Phật ở đây muốn nói đến một quá trình có ba phần trong sự chín muồi của nghiệp. Một nghiệp có thể mang kết quả đến trong đời nầy (diṭṭhadhamma-vedanīya), hoặc trong đời sau (upapajja-vedanīya), hoặc trong bất kỳ đời nào, kế tiếptheo sau đó (aparapariyāya-vedanīya). 34. Các khía cạnh tích cực của ba nguồn gốc thiện lành là: sự không dính mắc (sự từ bỏ, (thí dụ như sự xuất gia), sự buông bỏ), lòng từ bi và trí tuệ. Ở đây, hành động phát sinh từ lòng không tham lam, lòng không thù hận, và sự không si mê không nên được hiểu là một hành động thiện lành bình thường, mà nên hiểu là “nghiệp không tối cũng không sáng, với kết quả không tối cũng không sáng, dẫn đến sự hủy diệt của nghiệp”, có nghĩa là, người có ý chí trong sự phát triển Con Đường Cao Quý Có Tám Phần (Bát Chánh Đạo). Những hành động trần tục phát sinh từ ba nguồn gốc thiện lành không nên chỉ diễn tả như là “chúng (những hành động thiện lành) không còn phát sinh trong tương lai.” Những người có các hành động như vậy, được xem là người làm “nghiệp sáng với kết quả sáng”, sẽ mang đến cho họ kết quả tốt đẹp và giúp cho họ được tái sinh vào cõi an lành. 35. Thí dụ nầy được giải thích như sau: những hạt giống ở đây tượng trưng cho các nghiệp thiện và bất thiện. Người đàn ông đốt cháy chúng bằng lửa tượng trưng cho thiền giả. Ngọn lửa tượng trưng cho sự hiểu biết về con đường cao quý. Thời gian khi người đàn ông đốt cháy các hạt giốngtương tự như thời gian khi thiền giả đốt bỏ những sự ô nhiễm nương vào con đườnghiểu biết. Tương tự như thời gian khi các hạt giốngbiến thành tro bụi là thời gian gốc của năm uẩn bị cắt tận rễ (tức là trong cuộc đời của vị A La Hán, thời gian kể từ khi ông không còn tham ái). Tương tự như thời gian khi tro đã bị gió thổi bay đi mất, hoặc tro bị dòng suối cuốn đi mất và hạt giống nầy không bao giờ mọc lại, là thời gian khi năm uẩnhoàn toàn ngừng lại (khi vị A La Hánđạt đếnNiết Bàn) và không bao giờ còn trở lạiluân hồisinh tử. |
Causes Of Action, Anguttara Nikaya There are, O monks, three causes for the origination of action. What three? Greed, hatred, and delusion. [32] An action done in greed, born of greed, caused by greed, arisen from greed, will ripen wherever the individual is reborn; and wherever the action ripens, there the individual experiences the fruit of that action, be it in this life, or in the next life, or in subsequent future lives. [33] An action done in hatred, born of hatred, caused by hatred, arisen from hatred, will ripen wherever the individual is reborn; and wherever the action ripens, there the individual experiences the fruit of that action, be it in this life, or in the next life, or in subsequent future lives. An action done in delusion, born of delusion, caused by delusion, arisen from delusion, will ripen wherever the individual is reborn; and wherever the action ripens, there the individual experiences the fruit of that action, be it in this life, or in the next life, or in subsequent future lives. It is, monks, as with seeds that are undamaged, not rotten, unspoiled by wind and sun, capable of sprouting and well embedded in a good field, sown in well-prepared soil: if there is plenty of rain, these seeds will grow, shoot up, and develop abundantly. Similarly, monks, whatever action is done out of greed, hatred or delusion … will ripen wherever the individual is reborn; and wherever the action ripens, there the individual experiences the fruit, be it in this life, or in the next life, or in subsequent future lives. These, monks, are three causes for the origination of action. There are, O monks, three other causes for the origination of action. What three? Non-greed, non-hatred, and non-delusion. If an action is done in non-greed, born of non-greed, caused by non-greed, arisen from non-greed. … If an action is done in non-hatred. … If an action is done in non-delusion, born of non-delusion, caused by non-delusion, arisen from non-delusion, once greed, hatred, and delusion have vanished that action is thus abandoned, cut off at the root, made barren like a palm-tree stump, obliterated so that it is no more subject to arise in the future. [34] It is, monks, as with seeds that are undamaged, not rotten, unspoiled by wind and sun, capable of sprouting and well embedded: if a man were to burn them in fire and reduce them to ashes, then winnow the ashes in a strong wind or let them be carried away by a swiftly flowing stream, then those seeds would have been radically destroyed, fully eliminated, made unable to sprout, and would not be liable to arise in the future. [35] Similarly it is, monks, with actions done in non-greed, non-hatred, and non-delusion. Once greed, hatred, and delusion have vanished, these actions are thus abandoned, cut off at the root, made barren like palm-tree stumps, obliterated so that they are no more subject to arise in the future. These, monks, are the other three causes for the origination of action. 32. Lobha, dosa, moha. These three are generally called “roots of the unwholesome” (akusala-mūla). The term “greed” comprises all degrees of attraction, from the slightest trace of attachment up to the crassest form of greed and egotism; “hatred,” all degrees of aversion, from the slightest touch of ill-humour up to the extreme forms of violent wrath and vengefulness; “delusion” is identical with ignorance (avijjā), but with an emphasis on its psychological and ethical implications. For a fuller treatment, see Nyanaponika Thera, The Roots of Good and Evil, BPS, Wheel Publication No. 251–53. 33. The Buddha refers here to a threefold division in the ripening of kamma. A kamma can bring results either in the present life (diṭṭhadhamma-vedanīya), or in the immediately following life (upapajja-vedanīya), or in any life subsequent to the next one (aparapariyāya-vedanīya). See Vism XIX,14. 34. The positive aspects of the three wholesome roots are: dispassion (renunciation, detachment), loving-kindness, and wisdom. Here the action arisen from non-greed, non-hatred, and non-delusion should be understood, not as an ordinary wholesome action, but as the “kamma that is neither dark nor bright, with neither dark nor bright results, which leads to the destruction of kamma” (AN 4:232), that is, the volition in the development of the Noble Eightfold Path. Mundane actions arising from the three wholesome roots could not be described as “no more subject to arise in the future.” Such actions, rather, being “bright kamma with bright result” (AN 4:232), will bring agreeable fruits and generate a fortunate rebirth. 35. A-a explains the simile thus: The seeds here represent the wholesome and unwholesome kammas. The man who burns them with fire represents the meditator. The fire represents the knowledge of the noble path. The time when the man burns up the seeds is like the time when the meditator burns up the defilements with path-knowledge. Like the time when the seeds have been reduced to ashes is the time when the five aggregates stand cut off at the root (i.e. during the arahant’s life, when they are no longer sustained by craving). Like the time when the ashes have been winnowed in the wind or carried away by a stream and can no longer grow is the time when the five aggregates utterly cease (with the arahant’s parinibbāna) and never again become manifest in the round of becoming. Source: http://www.bps.lk/olib/wh/wh155-u.html#S20
|