Toàn Không
Một thời đức Phật ngự tại rừng trúcCa Lan
Đà thuộc thành La Duyệt, nước Ma Kiệt cùng với 500 Tỳ Kheo. Khi ấy tại cõi Trời
Đạo Lợi có một vị Trời (Thiên Tử) than thở lo buồn khổ não, Vua Trời Đế Thiên
Đế Thích biết vậy, liền đến chỗ vị ấy hỏi:
–
Cớ sao Ông than thởkhổ não lo buồn thế?
Vị Trời ấy đáp:
–
Thưa Thiên Đế! Không lo buồn sao được, mạng tôi sắp hết rồi, có 5 điềm báo mệnh
chung (mạng hết), đó là:
1-
Hoa đội trên đầu đang héo dần đi.
2-
Áo choàng trở nên dơ bẩn.
3-
Mồ hôi ra khó chịu lắm.
4-
Chẳng ưa ngồi tòa nữa.
5-
Các Ngọc Nữ xa lánh dần.
Lại nữa: dù thưởng thức vị ngon hoặc uống
nước cam lộ chẳng còn thấy mùi vị ngon gì cả.
Vua Trời Đế Thích bảo vị Trời:
–
Nay Ông cho rằng ở đời là thường hằng, việc này không đúng, Ông không nghe đức
Thế Tôn nói sao? Đó là:
–
Thưa Thiên Đế, thân Trời như mặt trờimặt trăng chiếu sáng khắp cả, nay sắp bỏ
thân này, tôi phải vào bụng lợn (heo) tại thành La Phiệt, sống nơi dơ, ăn đồ
tạp bẩn cũng không đủ no. Khi bị chết do dao đâm mổ xẻ, thật là khủng khiếp như
thế, việc này không buồn sao được?
–
Nay Ông nên quy y Tam BảoPhật Pháp Tăng, có thể không bị đọa ba đường dữ là
Địa Ngục, Ngạ Quỷ và Súc Sanh. Đức Thế Tôn đã nói kệ ta còn nhớ là:
Nếu Ông muốn đến chỗ Như Lai xin quy y,
hiện Ngài đang ở rừng trúcCa Lan Đà thành La Duyệt nước Ma Kiệt cùng 500 vị
Tăng.
–
Bây giờ tôi không còn đủ sứcthần thôngbiến hóa nữa, nên không thể đến đó
được.
–
Ông nên quỳ gối phải, chắp tay hướng xuống thế gian mà nói:
“Cúi xin đức Thế Tôn khéo quán sát cho.
Nay
con sắp khốn cùng, nguyện xin Như Laithương xót cho.
Nay
con nguyện quy y PhậtPháp Tăng, xin Như Laichứng tri cho.
Nay
con nguyện quy y Tam Bảo được khỏi bị đọa Địa NgụcNgạ QủySúc Sinh, xin Như
Lai chứng cho”.
Vị Trời ấy nghe lời Vua Trời (Đế Thích,
Thích Đề Hoàn Nhân), liền quỳ xuống, hướng mặt xuống thế gian xưng tên họ, xin
tự quy y Tam BảoPhật Pháp Tăng, xin làm Phật tử không làm Thiên tử; vị ấy nói
ba lần như Vua Trời đã bảo, nhất tâm ý trong sự kính ngưỡng.
Sau khi qua đời ở cõi Trời, không bị vào
thai lợn heo, được sinh vào nhà Trưởng Giả ở thành La Duyệt.
Ngay khi tự quy y, Vị Trời ấy thấy được
duyên này, liền hướng qua Đế Thích nói kệ:
Chẳng bao lâu sau đó vợ Trưởng giả tự biết
có thai, gần 10 tháng sinh một bé trai đẹp đẽthế gian hiếm có. Khi đứa bé 10
tuổi, Đế Thích thường đến bảo nó:
–
Ngươi có nhớ nhân khi xưa không? Ngươi đã tự nói: “Ta nhân đó sẽ thấy Phật”,
nay đúng lúc rồi, hãy đến gặp Phật, nếu không sau sẽ hối hận”.
Một hôm, Tôn Giả Xá Lợi Phất vào thành
khất thực, đến nhà Trưởng giả đứng lặng lẽ ngoài cửa, lúc ấy con Trưởng giả
trông thấy hình dạng Tôn giả kỳ đặc, liền đến gần hỏi:
–
Ngài là ai, Ngài là đệ tử của ai?
Tôn giả Xá Lợi Phất đáp:
–
Ta là Xá Lợi Phấthọc đạo nơi Thầy ta là Sa MônCù Đàm là bậc Phật (chí chân
Như Lai Chính Đẳng Chính Giác).
–
Nay Ngài diện mạo uy nghilặng lẽ đứng đây, Ngài mong muốn điều gì?
Tôn giả Xá Lợi Phất nói kệ đáp:
Sau khi nghe Tôn giả nói kệ, liền trở vào
chỗ cha mẹ xin được đi thăm viếngđức Thế Tôn, được cha mẹđồng ý. Rồi con
Trưởng giả mang hương hoa và vải tốt theo Tôn giả Xá Lợi Phất đi đến chỗ đức
Phật cúi đầu lễ. Tôn Giả Xá Lợi Phất thưa:
–
Đức Thế Tôn, con Trưởng giả chưa biết Tam Tôn (Phật Pháp Tăng), cúi mong Thế
Tôn giảng dạy cho con Trưởng giả được sự hiểu biết.
Lúc ấy, con Trưởng giả từ xa trông thấy
đức Phậtdung mạouy nghi, đẹp đẽtrang nghiêm nhìn mãi không chán, liền tiến
lên đến gầnlễ lạy, rồi lấy hương hoa
rải lên thân đức Phật đang ngồi, lại lấy sấp vải dâng lên.
Khi ấy đức Phật thuyết các luận bố thí,
giới cấm, dục là dơ bẩn, các việc làm xấu là tai họa, xuất gia là cần yếu. Khi
chú bé tâm đã khai mở, Ngài nói về khổ, nguyên nhân gây ra khổ, làm sao diệt
khổ, con đườngđạo quả. Lúc ấy chú bé thấm nhuần lãnh thụ hết, sạch hết cái xấu
ở đời, được tâm trong sạch như tờ giấy trắng. Đuợc như thế rồi, con Trưởng giả
liền xin được theo Phật. Ngài bảo:
–
Còn ít tuổi, phải có phép của cha mẹ, không từ giã cha me, chẳng được làm Sa
Môn.
Con Trưởng giả thưa:
-Con sẽ trở về xin cha mẹchấp thuận,
–
Nếu vậy, bây giờ là đúng lúc.
Con Trưởng giả liền đứng dậy cúi lạy rồi
lui về nhà thưa với cha mẹ xin được theo đức Phật làm Sa Môn, nhưng cha mẹ từ
chối và nói:
–
Chỉ có một mình con, trong nhà lại có nhiều của cảitài sản, vả lại tu theo Sa
Môn không dễ dàng đâu, con nên suy nghĩ cho kỹ.
Con Trưởng giả đáp:
–
Ức kiếp mới có Phật ra đời, đúng thời mới xuất hiện, như hoa Ưu đàm bát đúng
thời mới nở chứ không phải lúc nào cũng có đâu, nên con không muốn bỏ mất cơ
hội tốt này, xin cha mẹchấp thuận cho con.
Ông bà Trưởng giả thấy con nói có lý, không
biết làm sao, nên nói:
–
Nếu con đã suy nghĩ kỹ và nhất quyết, thì cha mẹ không ngăn cản.
Lúc ấy, con Trưởng giả vái lạy cha mẹ từ
gĩa ra đi đến chỗ đức Phật cúi lạy rồi thưa:
–
Cha mẹ con đã bằng lòng cho con được theo chân đức Thế Tôn, cúi mong Ngài cho
con được làm Sa Môn.
Bấy giờ đức Phật bảo Tôn giả Xá Lợi Phất:
–
Nay Thầy độ cho con Trưởng giả làm Sa Môn.
–
Xin vâng, thưa Thế Tôn.
Tôn giả Xá Lợi Phấtvâng lờiđức Phật dạy,
độ cho con Trưởng giả làm Sa Di, ngày ngày dạy dỗ. Sa Di ấy ở trong chỗ vắng tu
hành, khắc phục mọi khó khăn tu hành như các vị con nhà danh giáxuất giahọc
đạo, tu phạm hạnh (khuôn mẫu đức hạnh phép tắc) tối cao, muốn được xa lìakhổ
não của cuộc đời. Sau một thời giantu hànhnghiêm chỉnh như thế, Sa Di đạt tới
bậc A La Hán, Tôn giả ấy đến chỗ đức Phật thưa:
–
Con đã học Phật nghe pháp, tu hành đầy đủ, nay không còn nghi ngờgì nữa.
Đức Phật hỏi:
–
Thầy học hỏitu hành như thế nào mà không còn hồ nghi nữa?
Sa Di thưa:
–
Sắc là vô thường, vô thường thì khổ, khổ thì vô ngã, vô ngã tức là không, không
là chẳng phải có, cũng chẳng phải không có.
Thọ, tưởng, hành, thức vô thường, vô
thường thì khổ, khổ thì vô ngã, vô ngã tức là không, không tức là chẳng phải
có, chẳng phải không; người trí hiểu biết như thế, nhiều sự khổ não không thể
trị liệu, không thể giữ mãi, ắt phải quán vô ngã.
Hôm nay con quán sát pháp này, liền thấy
được Như Lai”.
Đức Phật bảo:
–
Lành thay, lành thay!Sa Di, cho Thầy làm đại Sa Môn.
LỜI BÀN:
Bài Kinh này dạy chúng ta điều gì?
1-
Trước hết là dù có được sinh đến cõi Trời, khi hết phúc báo, hết tuổi thọ cõi
Trời rồi lại bị đọa nếu ở cõi Trời không biết tu hành. Vì ở cõi Trờisung sướng
thường thích hưởng thụ nên quên tu hành, trong 6 tầng Trời thuộc Dục giới, chỉ
có cõi Đâu Suất và Đạo Lợi là có Phật Pháp đang lưu hành. Ở các cõi Sắc giới
cũng có Phật pháplưu hành như cõi Phạm Thiên; tuy nhiên ngay cả tại ba cõi vừa
kể, không phải chư Thiên nào cũng biết đến Phật pháp; như ở cõi Người có Phật
pháp đang lưu hành, nhưng không phải mọi người trên địa cầu này đều biết phật
pháp. Ngay cả những người biết Phật pháp, chưa chắc đã tu hành theo.
2-
Thứ nữa là sự quy y PhậtPháp Tăng đã đem lại lợi ích lớn, như vị Trời kia nếu
không được Vua Trời mách bảo, và nếu không tự quy y, thì đã bị đọa sinh vào
loài lợn heo rồi. Cái lợi của sự quy y Tam Bảo to lớn như thế, nhưng đa sốchúng ta không thấy sự lợi lạc này, nên nhiều người đã coi thường sự quy y. Vậy
những ai chưa quy y hãy đến bất cứ Chùa nào mà mình cảm thấy vị Thầy có tâm đạo
hạnh để xin quy y, đừng bỏ lỡ.
3-
Còn việc Tôn giả Xá Lợi Phất đến nhà Trưởng giả đứng làm thinh để độ cho con
Trưởng giả là do nguyên nhân nào?
Có thể rằng Vua Trời Đế Thích đã nói với
Tôn giả sự việc, cũng có thể Tôn giảquán sát biết, hoặc do đức Phật cho Tôn
giả biết.
4-
Một điểm thiếu sót, không hiểu tại sao Kinh này không nói tên của vị đại Sa Môn
ấy?
5- Đến đây, chúng ta thử bàn về đoan chót của
bài Kinh:
Sau khi Sa Ditu hành thấy có kết quả rồi,
bèn đến chỗ đức Phật thưa rằng: “Con đã
học Phật nghe pháp, tu hành đầy đủ, Nay không còn nghi ngờ điều gì nữa”, ý
nói đã học đầy đủ, tu hànhtrọn vẹn, đã đạt mục đích, nên không còn việc gì
phải làm nữa.
Đức Phật liền hỏi: “Thầy học hỏitu hành thế nào mà không còn hồ nghi nữa?” Đức Phật
muốn trắc nghiệm xem Sa Di đã học hỏi như thế nào, hiểu biết ra sao, thực hành
đến đâu rồi?
Sa Di bạch: “Sắc là vô thường, vô thường thì khổ, khổ thì vô ngã, vô ngã tức là
không, không là chẳng phải có, cũng chẳng phải không có”, Chúng ta thử phân
tích xem đoạn này Tôn giảSa Di muốn nói gì?
– Sắc là vô thường:
Sắc là vật chất, mọi vật chất đều biến
đổi, như cái nhà, cái xe, thân xác chúng ta mỗi ngày mỗi thay đổi. Từ mới thành
cũ thành hư, từ trẻ thành già thành bệnh rồi chết; như vậy rõ ràng chẳng có cái
gì chắc chắntrường tồn, nên “sắc là vô thường”.
– Vô thường thì khổ:
Cái nhà cái xe cũ đi, hư hỏng, làm cho ta
lo buồn; thân ta mỗi ngày già đi, yếu đi, sinh bệnh tật rồi chết làm cho ta
buồn khổ. Như vậy vì những sự thay đổi tồi tệ ấy làm cho ta không vui được, như
thế rõ ràng “vô thường thì khổ”.
– Khổ thì vô ngã:
Vô ngã: là không có tôi, không có ta, tại
sao khổ thì vô ngã? Đây chỉ là một cách nói, chính ra nên nói: “Khổ thì phải vô
ngã” vì có ngã có ta nên mới khổ, nếu khôngchấp ngã. không chấp ta thì hết
khổ, nếu không chấp cái của ta thì hết khổ, tại sao? Vì chấp cái thân này là
mình, chấp cái nọ cái kia là của mình, chấp chặt như thế, nên khi thân này già
đi yếu đi, bệnh hoạn đến chết, cái xe bị hư hỏng v.v…, thì cảm thấy buồn khổ.
Nếu không cho thân này là ta, không cho
cái nọ cái kia là của ta, thân này có bệnh hoạn già chết, cái xe hư hỏng
v.v…, cũng chẳng động tâm thì làm sao buồn khổ được, nếu không chấp ta, không
chấp cái của ta sẽ hết khổ, nên nói “khổ thì phải vô ngã để hết khổ”.
Chúng ta cũng nên biết: “Vô thường thì vô ngã”, tại sao? Vì thân
tâmcon ngườigồm có sắc và tâm, Sắc là thân do Bốn Đại “Đất, Nước, Gió, Lửa”
hợp lại mà thành; Tâm gồm “Thọ, Tưởng, Hành, Thức”; thân kết hợp bởi các bộ
phận, tất cả bộ phận thân thể đều do sự kết hợp của các tế bào nguyên tử mà
thành, các tế bào luôn sinh diệt không ngừng, nên nó là vô thường, chẳng có cái
gì có thể gọi là cái ta, đó là về Sắc Thân.
Còn về Tâm gồm: cảm giác (Thọ); suy nghĩ,
tưởng nhớ (Tưởng); tác ý, ý muốn, suy nghĩ (Hành); phân biệt, so sánh (Thức).
Tâm gồm bốn thứ thuộc tinh thần, chúng luôn luôn thay đổi không cố định, như
cảm giác có lúc buồn có lúc vui (Thọ), có lúc suy nghĩ tưởng nhớ có lúc không
suy nghĩ tưởng nhớ (Tưởng), có lúc suy nghĩ muốn làm có lúc không suy nghĩ,
không muốn làm gì cả (Hành), có lúc phân biệtso sánh việc này việc nọ có lúc
không muốn phân biệtso sánh gì cả (Thức). Như vậy bốn món của tâm không đồng
nhất, luôn luôn biến đổi, nên chẳng có cái nào được gọi là ta, do đó “Vô thường
thì vô ngã”.
– Vô ngã tức là không: Tại sao?
Vì đã cho rằng: không có Ngã, tức không
chấp nhận cái thân tâm này là ta rồi, nó chỉ là giả có tạm có, chứ nó không có
thực thể gì, nên nó là không, nên nói “Vô ngã tức là không” là vậy.
– Không là chẳng phải có, cũng chẳng
phải không: Là sao?
Không là chẳng phải có: Là sao? Tức là thân tâm này chẳng phải thật có, chẳng
thể chấp chặt để rồi sinh ra đủ thứ xấu xa, như sinh ra tham lam, giận hờn,
kiêu ngạo, ích kỷ, nói dối v.v… để gìn giữbảo thủ cho cái ta; nếu không chấp
cái thân tâm này là có, đâu còn sinh ra những thứ xấu xa như thế nữa?
Không cũng chẳng phải là không có: Là sao? Tức là tuy coi cái thân này là giả hợp, là
tạm, do nhân duyên hợp mà tạm có, là không, nhưng không phải là là không ngơ
chẳng có gì như trong cái bình không có không khí và bất cứ vật gi. Không phải
là không như thế đâu, mà trong cái thân này còn có một thứ trong sạch, tròn
sáng nhỏ hơn đầu kim nhọn, lớn bằng đại vũ trụ, nó rất quý giá; cái quý giá này
gọi là chân không diệu hữu, không thể nghĩ bàn, nó chính là Phật tánh của mỗi
người mà đức Phật đã chỉ cho chúng ta, bởi vậy mới nói “Không chẳng phải là
không có”, là vậy.
Toàn Không
�