Những Vết Chân Voi

NHỮNG VẾT CHÂN VOI
Christian Maes
(Hoang Phong chuyển ngữ)

Vài lời
giới thiệu của người dịch:

maes_empreintes-elephantmaes_empreintes-elephantĐây
là một trong số ba-mươi bài kinh trong tập Trung A Hàm do Christian
Maes tuyển chọn để dịch thẳng từ tiếng Pa-li sang tiếng Pháp. Ba-mươi bài kinh
này đã được đưa lên mạng Internet từ nhiều năm nay và vừa được xuất bản thành sách
với tựa đề là Những Vết Chân Voi (Les Empreintes d’Eléphant, nxb ILV,
2012).

Thật
quả hết sức khó để dò tìm một vài chi tiết về tiểu sử của tác giả và dịch giả
Christian Maes. Là một nhà sưphiêu bạtẩn dật, ông sinh vào năm nào thì cũng
không được rõ. Một vài tư liệu cho biết ông từng là một kỹ sư thế nhưng đã từ
bỏ
nghề nghiệp rất sớm và chọn một cuộc sống phiêu bạt, chu du hết Nam Mỹ đến Trung Mỹ và khắp Á Châu.

Ông đến với Phật Giáo vào năm 1974 khi
viếng thăm Tích Lan và sau đó thì tu học trong một thiền viện tên là Dodanduwa
Hermitage. Một thời gian sau thì người ta lại thấy ông xuất hiện ở Phi Châu để tham gia vào các chương trình
cứu trợ trên phần lục địa này của địa cầu. Sau đó thì ông lại quay về với nếp sốngẩn dật. Ông tu tập thiền Ânâpânasati (gần với phép tu tập Vipassana), thiền
Zen, thiền Tây Tạng… và hiện ẩn cư trong một tu việnTây Tạng tại Âu Châu. Một
vài học giả Phật Giáo có tiếng như Patrick Carré và Jacques Brosses (qua đời năm
2008) và nhà sưTây Tạng Pawo Rimpoché (qua đời năm 1991) có quen với ông và biết
ông là một người rất uyên bác nên đã từng khuyến khích ông viết và dịch thuật.
(Độc giả có thể đọc thêm một bài viết của ông tựa là « Làm Thế Nào Để Đạt Được Sự Giải Thoát » trên các trang nhà Thư Viện
Hoa Sen, Quảng Đức,…)

Kết tậpĐạo Pháp lần thứ nhất

Sau buổi lễhỏa tángĐức Phật Cồ-đàm
và xá-lợi được phân phát xong thì vấn đềbảo tồnphương pháptu tậpgiáo lý
– tức là dhamma-vinaya – của vị Thầy
quá cố trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Bằng chứng không chối cãi được là có một
vị tu hành mang tên là Thiện Hiền (Subhadda) tuyên bố rằng mình cảm thấy thật vui
thích
bởi vì Vị Thầy không còn nữa để từ nay sẽ không còn ai để khiển trách mình
và mình được tha hồ muốn làm gì thì làm . Di sảntâm linh do vị Thầy để lại do đó có thể gặp phải nguy cơ sớm bị
thoái hóa nhanh chóng. Hơn nữa hai người đệ tử thân cận nhất của Đức Phật
Xá-lợi-phất (Sâriputra) và Ma-ha Mục-kiền-liên (Mahâmogghallâna) thì lại cũng
vừa viên tịch trước đó không lâu, vì thế mà người đệ tử đứng hàng thứ ba
là Ma-ha Ca-diếp (Mahakassapa) phải đứng ra gánh váctrọng trách trên đây. Ma-ha Ca-diếp đề nghị nên tổ chức một đại hội nhằm mục đíchbảo tồn sự
chính xác cho giáo lý nguyên thủy. Ý kiến này được toàn thểTăng Đoàn tán đồng và Ma-ha
Ca-diếp bèn chọn các vị sư uyên bác nhất để nhờ họ đảm đang công việc này và
sau hết thì toàn thểđại hội sẽ chứng duyệt các kết quả.

Thế
là các vị tu sĩ từ khắp nơi kéo nhau về thủ đô Râjagaha của xứ Ma-kiệt-đà
(Maghadha). Họ phải mất hơn một tháng trời mới dựng xong các lều tạm trú, và sau
đó thì việc bàn thảo thống nhất giáo lý kéo dài suốt bảy tháng trời. Các buổi thảo luận được tổ chức tại một hang
động lớn tên là Sattapanni trên ngọn núi Vebhâra. Ngài Ưu-ba-li (Upâli) phụ
trách
tường trình về Luật Tạng (Vinaya), và Ngài A-nan-đà (Ânanda) thì đảm trách
phần Đạo Pháp (lúc bấy giờ chưa có tạng thứ ba).

Ưu-ba-li
chắc hẳn phải là một nhà sưlỗi lạc thì
mới được giao phó cho trọng trách ôn tập Luật-tạng. Thế nhưng thật ra cho đến
nay người ta vẫn không biết gì nhiều về thân thế của vị đại sư này, và sự kiện ấy
cho thấy là sự hiểu biết của chúng ta về khoảng thời gian đầu tiên của Phật
Giáo
còn rất thiếu sót. Ngài A-nan-đà thì đã nổi danh là người có trí nhớ tốt
và cũng từng là người trợ tá bên cạnh vị Thầy suốt trong nhiều năm. Nhờ lúc nào
cũng ở bên cạnh Đức Phật nên ông là một nhân chứng đáng tin cậy nhất về sự sinh
hoạt
và các buổi tiếp kiến của Ngài. Các vị nào trước đây thường tham dự các buổi
thuyết giảng thì cũng có thể đóng góp thêm bằng sự hiểu biết riêng của mình, hoặc
cũng có thể nêu lên các điểm mà mình không hoàn toànđồng ý. Chỉ khi nào toàn
thể
hội đồng đều chấp nhận là đúng thì khi đó những gì tuyên đọc mới được xem
giáo lýchính thống, và cũng xin nhắc thêm là vào thời bấy giờ thì giáo lý
còn hoàn toàn mang hình thứctruyền khẩu.

Không
lâu sau khi việc chỉnh đốngiáo lýđại hộichấm dứt, có một nhà sư tên là
Parâna trong khi đi khất thực cùng với các đồ đệ của mình ở Râjagaha thì có người
hỏi ông nghĩ gì về việc chỉnh đốn các câu chuyện trong đại hội vừa qua, và vị
này cho biết là theo ông thì ông vẫn thích ôn tập lại những gì do chính vị Thầy
đã thuyết giảng và chính ông đã được nghe.

Sau
lần kết tập thứ nhất trên đây thì các nhà sư chuyên giữ chức vụ ôn tập được
giao phótrọng tráchhọc thuộc lònggiáo lýchính thống để truyền khẩu cho
người khác. Đấy chính là cách mà giáo lý được lưu truyềnbảo tồn từ thế hệ
này sang thế hệ khác.

Kết TậpĐạo Pháp lần thứ hai và thứ ba

Một
trăm năm sau đại hội trên đây thì người ta thấy bắt đầu phát sinh một số khuynh
hướng muốn cải cách các giới luật nơi chùa chiền, và những việc này đã đưa đến nhiều
cuộc tranh cãi. Do đó mọi người thấy cần phải tổ chức lần Kết Tập thứ hai tại
thành Vệ-xá-lị (Vesâli) hầu mượn thêm một dịp nữa để ôn lại giáo lýchính thống
đã được học thuộc trước đây nhằm điều chỉnh lại những điều sai sót. Tuy thế
cũng không tránh khỏibộc phát một sự chia rẽ, bởi vì có một số người chủ
trương phải giữ nguyên giáo lý cũ và các người này thì được gọi là các người xưa(Trưởng Lão Bộ – Theravâdin), và số người còn lại có
vẻ đông hơn và được gọi là các vị đại
chúng
(Đại
Chúng Bộ
– Mahâsangika
)
, thì có khuynh hướng muốn đưa ra một số cải cách.
Ngoài ra trong mỗi nhóm lại còn nẩy sinh ra thêm một số khuynh hướng tách rời
khác nữa. Kết cuộc là nhiều học phái khác nhau đã phát sinh, và theo sử liệu cho
biết
thì có mười-tám học phái tất cả.

Về
sau này vào thế kỷ thứ III trước kỷ nguyên, dưới triều đại của hoàng đế A-Dục
(Azoka), thì có một số vị đạo(guru) có ý lạm dụng, tự mình đưa ra một số giáo
huấn
tuyên bố đấy là giáo huấn đích thật của Đức Phật, và sự kiện này đã gây
ra hoang mang không ít. Vì thế một hội đồng được triệu tập nơi công viên A-dục tại
thủ phủ Pâtaliputa. Đây là lần Kết Tập thứ ba, được tổ chức vào khoảng năm 253 trước kỷ nguyên. Toàn bộgiáo
sau khi đã được chỉnh đốn thì được phân chia thành ba « tạng » như
chúng ta thấy ngày nay. Sau khi đại hộichấm dứt thì một số các phái bộ truyền
giáo
được thành lập để gửi đến chín quốc gia khác nhau, trong số này có Tích
Lan
(Sri Lanka).

Việc truyền giáo tại Tích Lan

Một
thế
kỷ trước khi phái bộ truyền giáo được gửi đến Tích lan thì đã có một người
tên là Vijaya gốc miền bắc Ấn đến chiếm đóng hòn đảo này và đưa dân đến đây lập
nghiệp
. Ngôn ngữ và tập quán trên đảo do đó cũng không khác nhiều so với ngôn
ngữ
và tập quán thuộc vùng đồng bằng sông Hằng. Nhà vua Tích Lan
Devanampiyatissa trị vì Tích Lan từ năm -307 đến năm -267 cũng đã tạo được một
mối giao hảotốt đẹp với hoàng đế A-dục. Trong khi đang đi săn bắn tại Mihintale
(một nơi gần thủ
đô Tích Lan và thuộc vào miền bắc của hòn đảo này
)
thì ông gặp nhà
Mahinda là con trai của hoàng đế A-dục đang trên đường mang trọng trách đưa giáo
Phật Giáo vào Tích Lan. Không lâu sau cuộc gặp gỡ bất ngờ đó thì nhà vua
trên đảo liền tuyên bố là sẽ ủng hộPhật Giáo và ông ra lệnh xây dựng một ngôi
Đại Tự Viện dành cho nhà sư Mahinda. Ngôi chùa to lớn này có chín tầng lầu và
tọa lạc ngay bên cạnh thủ phủ là Anurâdhapura. Ngày nay ngôi Đại Tự Viện và một
vài di tích thành quách thời bấy giờ vẫn còn tồn tạimọi người đều có thể
đến viếng thăm. Nhà vua chính thức đứng ra tiếp nhận quà biếu gồm chiếc bình
bát
khất thực của Đức Phật để lại, một ít xá-lợi và một chồi cây mọc lên từ gốc
cội Bồ-đề nơi mà Đức Phậtđạt đượcViên Mãn. Chỗ trồng chồi cây Bồ-đề này ngày
nay đã trở thành một nơi hành hương trên đảo. Đồng thời dưới triều đại của vị
vua này thì các lời bình giải giáo lý cũng bắt đầu được ghi chép bằng ngôn ngữ
Cingalese (thổ ngữ
của Tích Lan
)
.

Vào
thế kỷ thứ nhất trước kỷ nguyên và dưới triều đại của vua Vattagâmani (104-88),
đã xảy ra nhiều biến cố chính trị khiến các dòng truyền thụ (tức các nhà sư chuyên
đảm trách việc học thuộc lònggiáo lý để phổ biếnlưu truyền về sau
)

gần như bị gián đoạn. Vì thế nên các vị trụ trì ngôi Đại Tự Viện quyết định phải
cho ghi chép bằng chữ viết các câu chuyện(tức các bài kinh) trong giáo lýquyết định
này đã được thực hiện tại một nơi cách xa thủ đô, trong môt ngôi chùa mang tên
là Aluvihare. Ngôi chùa này vẫn còn đứng vững đến nay tại thị trấn Matale thuộc
vào phía bắc của tỉnh Kandy, và mọi người đều có thể đến viếng dễ dàng. Tại đây
có trưng bày các tờ kinh bằng lá bối(một loại cây cau hay cây dừa nhưng mặt lá thì to bản hơn) với
các nét chữ thật tinh xảo khắc bằng đầu kim nhọn. Mặt lá được mài nhẵn, sau đó
thì khắc chữ lên trên, thoa mực và lau sạch, mực chỉ còn giữ lại trong các nét
khắc.

Dưới
triều đại của vua Kutakannalissa (42-20 trước kỷ nguyên) đã xảy ra một số biến
cố
mà người ta không biết đích xác là gì thế nhưng đã khiến các vị trụ trì ngôi
Đại Tự Viện đã quyết định chọn giải pháp là từ đấy phải dựa vào các văn bản ghi
chép bằng chữ viết để bảo trìgiáo lý và việc hoằng pháp phải giữ một vai trò
quan trọng, ưu tiên hơn cả việc tu tập.

Vào
thập niên 430 có một vị đại sư tên là Phật Âm (Buddhaghosa) chuyên dịch các lời
bình giải bằng tiếng Cingalese sang ngôn ngữnguyên thủy mà người ta thường gọi
ngôn ngữ Ma-kiệt-đà (Mâghada), tức là ngôn ngữ của đế quốc Ma-kiệt-đà trước
đây vào thời kỳĐức Phật còn tại thế, và vào thời bấy giờ thì kinh đô là
Râjagaha. Về sau này kinh đô của hoàng đế A-dục là Pataliputta cũng đã được
thiết lập trong địa phận của đế quốc Ma-kiệt-đà trước đây.

Ngày
nay người ta thường dùngthuật ngữ « văn bản Pa-li » để gọi chung toàn bộ «kinh
sách chính thống» nhằm phân biệt với các lời bình giải mang tên là atthakatha. Phật Âmthực hiện một công trình
thật đáng kể là đã dịch lại phần bình giải của bộ Trung A Hàm (Majjhima Nikaya)
mang tên là Papancasudani, tuy rằng trước đó ông cũng đã từng trước tác được một
tập luận mang tên là Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) tổng hợp tất cả các lời
bình giải liên quan đến các văn bản chính thống. Phật Âmtổng kết thật tỉ mỉ lịch
sử
hình thành của giáo lý cổ xưa, có nghĩa là từ thời kỳĐức Phật Cồ-đàm còn
tại thế – thật ra thì một vài biến đổi cũng có thể đã xảy ra trong khoảngthời
gian
kể từ các thời kỳ ấy cho đến thế kỷ thứ III của kỷ nguyên hiện tại. Phật
Âm
gần như không hề góp thêm một quan điểm riêng tư nào của mình, và nếu có thì
ông cũng đều cho biết thật minh bạch rằng đấy là những gì do chính ông đưa ra.

Một câu chuyện nhỏ về
NHỮNG VẾT CHÂN VOI
(Culahatthipadopamasuttam
bài kinh số 27)

Cứ mỗi năm hai lần tại thủ đô Sâvatthi của đế quốc Kiêu-tát-la (Kosala) đều
có tổ chức một ngày lễ hội thật lớn. Vào những ngày trước đó dân chúng đã náo
nức chuẩn bị, nào là họ quét dọn đường xá, rải cát lên mặt đường, chưng hoa, treo
cờ, thắp hương, và lại còn đặt thêm các chiếc vại to đựng đầy nước ở khắp nơi. Từ
lúc tờ mờ sáng vị thủ lãnh Ba-la-môn Jânassoni đã thức dậy, tắm rửa và ăn mặc
toàn màu trắng, sau đó ông trịnh trọngbước ra khỏi lâu đài và bước lên một cỗ
xe thật to trang trí toàn bằng bạc và do bốn con ngựa cái màu trắng kéo, yên
cương thì toàn bằng bạc. Các vị Bà-la-môn khác cũng ăn mặc toàn trắng cầm lọng
trắng đi hộ tống hai bên cỗ xe. Hàng đoàn thanh niên và thiếu nữ nối đuôi theo sau,
họ phân phát hoa quả và ném tiền vào dân chúng đang chen lấn nhau, vừa tung hô
vừa vẫy khăn thật vui vẻ. Đoàn người diễn hành trong thành phố, điềm lànhhiện
ra
khắp nơi. Sau đấy thì các vị chức sắc quay về lâu đài, riêng vị thủ lãnh
Bà-la-môn Jânussoni thì cho xe ra khỏi thành phố qua cổng phía nam để đi một
vòng ngoại thành theo hướng mà thành phố luôn thuộc vào bên tay phải. Trong lúc
xe đang chạy thì ông ta gặp một người trẻ tuổi tên là Pilotika thuộc bộ tộc
Vacchâyana đang từ bên ngoài đi vào thành phố, người này vừa hầu Đấng Thế Tôn
và các vị thành đạt (tăng đoàn) xong và đang quay
về
.

Tôi
từng được nghe như thế này.

Vào
lúc bấy giờ Đấng Thế Tôn đang ngụ gần thành Sâvatthi, nơi khu vuờn Cấp-cô-độc
(Anâthapindika)

Vị Bà-la-môn Jânussoni sở dĩ gặp
được nhà tuphiêu bạt(không nhà cửa) Pilotica, ấy là nhờ vào việc xuất
hành
bằng cỗ xe do bốn con ngựa cái kéo vào lúc trưa hôm nay. Ông ta cất lời
hỏi người tu hành như thế này:

– Thưa ngài đáng kính Vacchâyana,
vậy thì ngài đang đi đâu đấy vào lúc giữa trưa như thế này?

– Thưa ngài đáng kính, tôi vừa cáo biệt vị tu
hành khổ hạnh
Cồ-đàm và đi ngang đây.

– Thưa vị đáng kính Vacchâyana, ngài
nghĩ thế nào về sự thông thái của nhà tu hànhkhổ hạnh Cồ-đàm? Có phải vị ấy là
một bậc hiền nhân hay không?

– Thưa vị đáng kính, tôi ấy à? Nào tôi
có phải là người để mà đánh giá sự thông tháinhà tu hànhkhổ hạnh Cồ-đàm đã
từng biểu lộ đâu? Chỉ có ai ngang hàng thì may ra mới đủ sức để thẩm định sự
thông thái của vị tu hành khổ hạnh Cồ-đàm mà thôi.

– Chẳng qua thì đấy cũng chỉ là
những lời ngợi khenquá đáng mà ngài đáng kính Vacchâyana dùng để tôn vinh vị
tu hành khổ hạnh Cồ-đàm đấy thôi!

– Thưa vị đáng kính, tôi ấy à? Nào tôi
có phải là người để mà tôn vinh vị tu hành khổ hạnh Cồ-đàm đâu? Bởi vì chỉ có
những danh nhân tột đỉnh may ra mới xứng đáng để có thể tôn vinh vị đáng kính
Cồ-đàm mà thôi, Ngài là vị cao đẹp nhất giữa các vị trời và đối với tất cả con
người
.

Vậy thì thưa ngài đáng kính
Vacchâyanna lý do nào đã khiến ngài đặt hết niềm tin vào vị tu hành khổ hạnh Cồ-đàm
như thế?

– Thưa ngài đáng kính, nếu một người
săn voi thiện nghệ tiến vào một khu rừng voi và trông thấy một vết chân thật
lớn, vừa dài lại vừa rộng, thì nhất định hắn sẽ tiên đoán đấy phải là một con
voi khổng lồ. Cũng thế, thưa ngài đáng kính, tôi nhận thấy nơi vị tu khổ hạnh bốn
dấu hiệu khiến tôi hiểu rằng Đấng Thế Tôn phải là một vị Phật Toàn Thiện, Đạo
Pháp
của Đấng Thế Tôn được đưa ra một cách đúng đắnTăng Đoàn thì bước đúng theo con
đường
.


Vậy bốn dấu hiệu ấy là gì?

Tôi từng trông thấy, thưa vị đáng kính, các vị
hiền nhân trong giới quý tộc, họ là những vị thật tinh tế, thắng được tất cả mọi
cuộc tranh biện, rất sâu sắc, đánh đổ được mọi thứ giáo điều bằng sự sáng suốt của mình. Họ dọ
hỏi xem vị tu hành khổ hạnh sẽ đi ngang thị trấn nào
hay ngôi làng nào để chuẩn bị trước một câu hỏi như thế này: « Nếu Vị ấy trả
lời
bằng cách này, thì chúng tôi cũng sẽ vạch trần được sự sai lầm trong câu trả
lời
của Vị ấy theo đúng với cách ấy. Nếu Vị ấy trả lời theo cách kia thì chúng
tôi
cũng sẽ vạch trần được sự sai lầm trong câu trả lời của Vị ấy theo đúng với
cách kia ».

Thế
rồi họ biết được Vị tu hành khổ hạnh sẽ dừng lại tại một thị trấn hay một ngôi
làng đúng như dự tính. Họ bèn tìm gặp Vị tu hành khổ hạnh Cồ-đàm, và Vị tu hành
khổ hạnh
thuyết giảng cho họ nghe một bài Pháp. Thế rồi Ngài chinh phục ngay được
họ, khơi lên lòng nhiệt tâm của họ, mang lại lòng hứng khởi cho họ, và họ không
còn nghĩ đến việc nêu lên câu hỏi của mình với Vị tu hành khổ hạnh nữa. Khi
trông thấy tận mắt dấu hiệu thứ nhất ấy nơi vị tu hành khổ hạnh Cồ-đàm thì tôi
liền hiểu rằng Đấng Thế Tônquả thật là một Vị Phật Toàn Thiện, Đạo Pháp của
Đấng Thế Tôn được đưa ra một cách đúng đắnTăng Đoàn thì bước đúng theo
con đường.

Tôi
đã từng trông thấy, thưa ngài đáng kính, các vị hiền nhân trong giới Bà-la-môn,
họ thật tinh tế…(lập lại đúng với cách
được trình bày trên đây
).

Tôi
đã từng trông thấy, thưa ngài đáng kính, các vị hiền nhân trong số các vị chủ
gia đình, họ thật tinh tế…( lập lại
như trên đây
)
.

Sau
hết tôi cũng từng trông thấy, thưa ngài đáng kính, các vị hiền nhântu hành khổ
hạnh
(lập lại như trên đây và tiếp
theo
như sau
)
… họ cũng không hề nghĩ đến việc nêu lên câu hỏi của mình với
Vị tu hành khổ hạnh Cồ-đàm. Vì thế thì còn có dịp nào để mà bác bỏ được lời giải
đáp
của Vị ấy? Hơn thế nữa họ đã nhân dịp may ấy để xin Vị tu hành khổ hạnh
Cồ-đàm cho phép họ được đi từ nhà này sang nhà khác (có nghĩa là đi khất thực, tức là xin được bước
theo Đức Phật
)
, và Vị tu hành khổ hạnh Cồ-đàm đã đồng ý.

Khi
đã đi từ nhà này sang nhà khác thì tất nhiên là họ cũng sẽ giữ một nếp sốngđơn
độc
, ẩn dật, luôn cảnh giác, hăng say và quyết tâm, và cũng không cần phải chờ lâu
để có thể nhìn thấy họ có thể trông thấy bằng chính mắt họ, bằng sự hiểu biết
trực tiếp của họ, qua hiện thực đang hiện hữu với họ về sự Hoàn Thiệntối
thượng
mang lại từ một nếp sốngthánh thiện mà các người con của các gia đìnhtốt
lành
đã chuyển từ nếp sống nơi tổ ấm sang một nếp sống không gia cư, cũng không
cần phải chờ lâu để có thể trông thấy họ đạt được cuộc sống ấy và an trú trong
cuộc sống ấy. Họ bảo rằng: « Trước đây đối với chúng tôi tất cả toàn là sự mất
mát, và chúng tôi cũng đã gần như đang trong lúc sắp phải mất mát tất cả, bởi
chúng tôi cứ ngỡ mình là những người tu hành khổ hạnh thế nhưng thật ra thì lại
không đúng thế, chúng tôi cứ ngỡ mình là những vị Bà-la-môn thế nhưng thật ra
thì lại không đúng thế, chúng tôi cứ ngỡ mình là những người Toàn Thiện thế
nhưng thật ra thì lại không đúng thế. Hôm nay thì lại khác, chúng tôi đúng thật
đã trở thành người tu hành khổ hạnh, chúng tôi đúng thật đã trở thành người
Bà-la-môn, chúng tôi đúng thật đã trở thành người Toàn Thiện. Khi tôi được
trông thấy dấu hiệu thứ tư ấy (tức bốn trường hợp xảy ra với các vị hiền nhân thuộc bốn
tầng lớp xã hội là: quý tộc, Bà-la-môn, các người chủ gia đình và các người tu
hành khổ hạnh
)
nơi vị tu hành khổ hạnh Cồ-đàm thì tôi liền hiểu ngay
rằng Đấng Thế Tôn là một vị Phật Toàn Thiện, Đạo Pháp của Đấng Thế Tôn được đưa
ra một cách đúng đắnTăng
Đoàn
thì bước đúng theo con đường.

Quả
đúng là như thế, thưa ngài đáng kính, bởi vì tôi đã trông thấy tận mắt bốn dấu
hiệu nơi nhà tu hànhkhổ hạnh Cồ-đàm và tôi đã hiểu ngay rằng Đấng Thế tôn
một vị Phật Toàn Thiện, Đạo Pháp của Đấng Thế Tôn được đưa ra một cách đúng đắn
Tăng Đoàn thì
bước đúng theo con đường ».

Sau
khi nghe được những lời trên đây thì vị Bà-la-môn Jânussoni bèn bước xuống xe
trang trí toàn bằng màu trắng kéo bởi bốn con ngựa cái, sửa lại áo trên vai cho
ngay ngắn chắp tay nhìn về hướng nơi tạm trú của Đấng Thế Tôn để vái lạy và
thốt lên như sau:

«
Xin đảnh lễĐấng Thế Tônhoàn hảo, một vị Phật Toàn Thiện! Xin đảnh lễĐấng Thế
Tôn
hoàn hảo, một vị Phật Toàn Thiện! Xin đảnh lễĐấng Thế Tônhoàn hảo, một vị
Phật Toàn Thiện! Tôi cầu xin trong dịp này hay vào dịp khác được đích thân đến gặp
Vị đáng kính Cồ-đàm. Tôi cầu xin được diễm phúc đàm đạo với Ngài.

 

***

Sau
cuộc gặp gỡ đó thì vị Ba-la-môn Jânussica tìm cách gặp Đấng Thế Tôn. Vị này và
Đấng Thế Tôn trao nhau vài lời chào hỏi và cùng tỏ bày sự kính cẩn thật thân ái
và đáng ghi nhớ, và sau đấy thì trịnh trọng ngồi xuống. Sau khi an tọa thì vị
Bà-la-môn thuật lại với Đấng Thế Tôn cuộc đàm thoại trước đây với vị tu hànhphiêu bạt Pilotika.

Đấng
Thế Tôn
bèn cất lời với vị Bà-la-môn Jânussica như sau:

– Này vị Bà-la-môn, nếu nói như thế
thì quả là các vết chân voi không được đầy đủ chi tiết. Vậy hãy lắng nghe nhé.

Vị
Bà-la-môn đáp lại :

 

– Vâng, thưa vị đáng kính.

– Này vị Bà-la-môn, khi người săn
voi tiến sâu vào khu rừng voi thì hắn trông thấy một vết
chân voi thật to, vừa dài lại vừa rộng, nếu hắn là một người săn voi thiện nghệ
thì hắn sẽ phải thận trọng mà không quyết đoán ngay đấy là một con voi khổng
lồ. Tại vì sao? Bởi vì trong khu rừng có những con voi nhỏ [thế nhưng có thể]để
lại những vết chân thật to, và biết đâu một trong số các vết chân này lại cũng
là vết chân mà hắn đã trông thấy. [Vì thế nên] người săn voi lại tiếp tục tiến sâu hơn vào khu rừng.

Khi tiến sâu hơn vào khu rừng, hắn
lại trông thấy một vết chân voi to lớn, dài và rộng, và cả những dấu vết cọ xát
vào phía trên [vào các thân cây]. Nếu đấy là
một người săn voi thiện nghệ thì hắn không quyết đoán ngay đấy là một con voi to
lớn. Tại vì sao? Bởi vì trong khu rừng có những con voi cái to lớn màu nâu để
lại những vết chân thật to, và vết chân mà người săn voi trông thấy biết đâu
cũng có thể là một trong các vết chân của chúng.

« Người săn voi lại tiếp tục tiến
sâu hơn nữa, hắn lại trông thấy một vết chân to lớn, dài và rộng, hắn trông
thấy các vết cọ xát vào phía trên cũng như các vết vỏ cây bị ngà voi làm cho
tróc ra và các cành trên cao cũng bị gãy. Thế nhưng nếu hắn là một người săn
voi thiện nghệ thì hắn sẽ không quyết đoán ngay đấy là một con voi to lớn. Tại
sao? Bởi vì trong rừng có những con voi cái lớn với cặp ngà mọc chỉa sang
hai bên và chúng cũng để lại các vết chân lớn, và vết chân này biết đâu cũng có
thể là vết chân mà hắn trông thấy. Người săn voi lại tiếp tục tiến sâu hơn nữa.

« Càng đi sâu hơn vào khu rừng
hắn lại tiếp tục trông thấy các vết chân voi to lớn khác, dài và rộng, hắn cũng thấy cả các vết cọ xát phía bên trên,
các vết [vỏ cây] tróc ra trên cao do ngà voi
gây ra, và cả các cành cao bị gãy, và hơn thế nữa hắn còn trông thấy cạnh một
gốc cây hay giữa một khu quang đãng có một con voi thật to, đang đi, đang đứng,
đang ngồi hay đang nằm, và chỉ khi ấy thì hắn mới quả quyết rằng đấy chính thật
là một con voi to lớn.

« Cũng thế, này vị Bà-la-môn, một
Đấng Như Lai(một
Đấng Như Lai ở đây chỉ định một Đấng Giác Ngộ nói chung, không nhất thiết
Đức Phật Thích-ca, chữ một trong câu
này cho thấy ý nghĩa thật tinh tế)
xuất hiện trong thế giới này, đạt
được
sự viên mãn, là một vị Phật hoàn hảo, thông suốt mọi sự, hành xử đạo đức
đúng đắn, là một vị Thầy của các thiên nhâncon người, là Phật, là Đấng Thế
Tôn
(cách diễn đạt này được giải thích
trong Thanh Tịnh Đạo – Visud VII, 2 – ghi chú thêm của Christian Maes
).
Vị
ấy trông thấy tận mắt và bằng sự hiểu biết trực tiếp về thế giới này trong đó gồm
các vị Thiên Nhân, Ma Vương (Mara), các vị Phạm Thiên (Brahma), các vị tu hành
khổ hạnh
, các vị Bà-la-môn, và tất cả nhân loại từ các vị vua chúa oai phong
cho đếncon người, Vị ấy tôn xưng như thế. Vị ấy giảng dạy Đạo Pháp (Dhamma), đúng từ đoạn đầu, đúng trong đoạn
giữa và đúng cả đoạn cuối, từ nội dung cho đếnhình thức. Vị ấy là hiện thân của
một nếp sốngthánh thiện, trọn vẹnhoàn toàntinh khiết(cách diễn đạt này được bình giải trong Thanh Tịnh Đạo, Visud VII, 69 –
ghi chú của Christian Maes)
.

« Một người chủ gia đình, một
người con nơi tổ ấm hay một người sinh ra trong bộ tộc này hay bộ tộc nọ nếu
được nghe giảng về Đạo Pháp và sau đó Đạo Pháp mang lại cho người này lòng tin
nơi Đấng Như Lai thì người ấy tất sẽ nghĩ như thế này: « Gian nhà của tôi
quả là bừa bộn và đầy bụi bặm (1) trong
khi ấy thì những người tu hànhphiêu bạt lại sống giữa trời cao. Quả thậthết
sức
khó cho những ai sống dưới mái gia đình lại có thể noi theo một nếp sốngthánh thiện với tất cả sự toàn vẹn của nó, một nếp sốnghoàn toàntinh khiết
bóng láng như một vỏ sò. Tốt hơn hết là nên cắt tóc, cạo râu, khoác lên người
chiếc áo màu nghệ và đi từ nhà này sang nhà khác.

Sau đó thì người này bỏ lại tất cả cái
khối gia sản của mình dù đấy chỉ là những gì không đáng kể hay thật kếch sù,
hắn rời bỏ cái cái vòng giao du trước đây của mình dù là cái vòng giao du ấy rộng
lớn hay chỉ nhỏ hẹp, để mà cắt tóc, cạo râu và khoác lên người chiếc áo màu
nghệ để đi hết nhà này sang nhà khác.

Sau giai đoạn chuyển tiếp trên đây thì
người ấy lo luyện tập và chọn cho mình nếp sống của một người tu hành. Hắn từ bỏ
không hủy hoại luồng sinh khí(không sát sinh), hắn cố tránh không hủy diệt
luồng sinh khí(tránh
vô tình gây ra sát sinh
)
. Hắn đặt gậy xuống (tránh sự hung bạo), buông thanh
kiếm xuống, hắn biết đè nén cơn giận, phát lộlòng từ bi và quan tâm đến sự an
vui của tất cả những gì hiện hữu và biết hít thở.

Hắn từ bỏ việc trộm cắp và tránh
không lấy những gì mà người khác không cho mình. Hắn chỉ lấy những gì mà người
khác cho mình, chỉ ước muốn những gì mà người khác cho mình, hắn hoàn toàn không
phạm vào việc trộm cắp.

« Hắn từ bỏ các hành viô
nhiễm
, tránh những hành vi ấy. Hắn biết giữ gìn một cuộc sống đoạn dục, tránh
các giao dutự nhiên về tính dục với dân chúng trong làng.

Hắn từ bỏ sự lừa đảo, tránh không
dối gạt. Hắn nói lên sự thật, giữ đúng sự thật và luôn bảo vệsự thật, hắn xứng
đáng là một người tín cẩn, không phỉnh gạt những người chung quanh.

Hắn từ bỏ những lời ác tâm, tránh
không nói lên những lời độc ác. Hắn không thuật lại ở nơi này những gì nghe thấy
tại nơi khác hầu không làm hại các người này, hắn không thuật lại tại nơi khác
những gì nghe thấy ở nơi này hầu không làm hại những người kia, hắn hòa giải
những ai xích míchvới nhau, hắn hàn gắn những người đã được hòa giải, hắn hân
hoan
khi trông thấy sự hòa hợp và luôn thốt ra những lời mang lại sự hòa hợp.

Hắn từ bỏ những lời nặng nề, tránh
không nói năng thô bỉ. Hắn nói lên những lời dịu dàng, dễ nghe, những lời đi
thẳng
vào con tim người khác, những lời nhã nhặn, ngọt ngào và thú vị đối với
tất cả mọi người.

Hắn từ bỏcách ăn nóiba hoa, tránh không
nói năng huyên thiên. Hắn nói đúng lúc, nói toàn sự thật, nói lên Đạo Pháp, nhắc
đến giới luật (Vinaya). Tất cả những lời mà hắn nói lên đều đáng để ghi nhớ, đúng
lúc
, hàm chứa các luận cứ cần thiết, được quy định rõ rệt và bổ ích.

« Hắn tránh không hủy hoại cỏ hoa
và cây cối. Hắn chỉ ăn một bữa mỗi ngày, không ăn chiều và ăn ngoài thời gianquy
định
. Hắn không ca hát, nhảy nhót hay chơi nhạc. Hắn không xem hát xướng mang
tính cách kích động. Hắn không đeo vòng hoa, xức nước hoa, trang điểm, đeo nữ
trang và dùng mỹ phẩm. Hắn từ bỏ giường rộng, giường cao. Hắn từ bỏvàng bạc.
Hắn không ăn các hạt còn sống (giết một mầm sống dù đấy là thực vật). Hắn không
ăn thịt sống. Hắn xa lánh đàn bà con gái. Hắn không dùng người nô lệ, dù đấy là
đàn ông hay đàn bà, hắn không nhận dê cái hay dê đực. Hắn không nhận gà trống
hay heo lợn. Hắn không nhận voi, bò cái, ngựa đực hay ngựa cái. Hắn khước từ
ruộng vườn và đất đai. Hắn khước từ không nhận chuyển lời nhắn gửi. Hắn từ bỏmọi việcmua bán. Hắn không cân đo gian trá, đánh tráo bạc tiền hay sửa gian dụng
cụ cân lường. Hắn tránh không giả mạo, lường gạt hay lừa đảo. Hắn tránh không gây
ra tật nguyền, hành quyết, xiềng xích, tấn công người đi đường, cướp bóc hay
phạm vào các hành động hung bạo. Hắn biết an phận với chiếc cà-sa che thân và
chiếc bình bátkhất thực giúp mình lót dạ, và dù phải đi đến nơi nào thì cũng luôn
phải mang theo những thứ ấy. Tương tự như một con chim, dù có bay đi đâu thì nó
cũng bay bằng đôi cánh của chính nó, một người tu hànhcũng thế phải biết an
phận
với chiếc cà-sa che thân và chiếc bình bátkhất thực hầu tìm lấy miếng ăn,
dù phải đi đến nơi nào thì cũng phải luôn mang theo những thứ ấy.

Khi nào tuân thủ được toàn bộ các
giới luậttinh khiết trên đây thì nhất định hắn cũng sẽ cảm nhận được một niềm hạnh
phúc
trong nội tâm mình.

« Khi hắn trông thấy một biểu
hiện bên ngoài bằng mắt…, khi hắn nghe thấy một âm thanh bằng tai…, khi hắn
ngửi thấy một mùi bằng mũi…, khi hắn nếm một vị bằng lưỡi…, nhận ra một sự
đụng chạm qua thân xác…, hoặc nhận biết được một thứ gì đó có thể nhận biết
được bằng khả năng nhận biết của mình thì hắn cũng sẽ không bám víu vào những
dấu hiệu chính yếu, cũng không bám víu vào các chi tiết biểu hiện khác gây ra sự
thèm muốn, cũng không bám víu vào sự bất toại nguyện hoặc là các tác nhân khác
mang tính cách không tốt lành hay độc hại có thể chi phối mình, cho đến khi nào
hắn chưa đủ khả năng để chủ động được chúng. Hắn quyết tâm phát huy sự chủ động
ấy, duy trìsức mạnh của nó và chú tâm vào việc sử dụngtoàn diện khả năng của
(các lời giáo huấn này được giải thíchcặn kẽ trong Thanh Tịnh Đạo Visud I, 53 – ghi chú thêm của Christian Maes).

« Khi đi tới hay đi lui thì hắn
cũng thực thi với sự sáng suốt(2).
Khi nhìn ra phía trước hay nhìn sang hai bên thì hắn cũng thực thi với sự sáng
suốt
. Khi co duỗi chân tay thì hắn cũng thực thi với sự sáng suốt. Khi mặc
chiếc áo cà-sa, khoác thêm áo ngoài hay đưa tay ôm bình bát thì hắn cũng đều thực
thi với sự sáng suốt. Khi ăn, uống, nhai hay thưởng thức miếng ăn thì hắn cũng
thực thi với sự sáng suốt. Khi tiểu tiện hay đại tiện thì hắn cũng thực thi với
sự sáng suốt. Lúc đi hay đứng, ngồi hay nằm, đang thức, đang nói năng hay giữ yên
lặng thì hắn cũng đều thực thi với sự sáng suốt.

« Khi đã tuân thủ được toàn diện
các giới luậttinh khiết trên đây và hơn thế nữa còn kiểm soát được sự cảm nhận
và các hành động của mình như trên đây một cách minh mẫn và giữ được một tâm
linh
luôn tỉnh thứccảnh giác thì hắn sẽ tìm cho mình một nơi biệt lập:
chẳng hạn như một khu rừng, một gốc cây, một quả núi, một cái hang, một khe
suối, một nghĩa địa, một khu đồi rợp bóng, một túp lều tranh hay một gian nhà
cỏ. Nơi ấy sau khi khất thực về và ăn xong thì hắn tréo chân và ngồi xuống, thẳng
lưng để chú tâm vào sự cảnh giáctrước mặt mình.

« Loại bỏ được mọi sự thèm muốn
đối với thế giới này, hắn an nhiên không phát lộ một sự thèm muốn nào, hắn loại
bỏ
ra khỏi sự chú tâm mọi vướng mắc của sự thèm muốn. Loại bỏ được khuyết điểm
của mọi sự ghét bỏ hắn an nhiên không phát lộ một sự ghét bỏ nào, hắn quan tâm
đến sự an vui của tất cả những gì hiện hữu biết hít thở, và hắn loại bỏ ra khỏi
sự chú tâm mọi vướng mắc của sự ghét bỏ. Loại bỏ được sự mê muội và đờ đẫn, hắn
an nhiên không phát lộ một sự mê muội hay đờ đẫn nào, hắn cảm nhận mọi sự vật một
cách tỉnh táo, giữ được sự cảnh giác, tâm linh luôn tỉnh thức, và hắn loại bỏ
ra khỏi sự chú tâm mọi vướng của sự mê muội và đờ đẫn. Loại bỏ được mọi sự dao
động
lo lắng, hắn an nhiên không phát lộ một sự dao động nào, sự chú tâm của
hắn trở nên thật an bình và hắn loại bỏ ra khỏi sự chú tâm mọi vướng mắc của sự
dao độnglo lắng. Loại bỏ được mọi sự do dự hắn an nhiên không phát lộ một
sự do dự nào, cũng không còn thắc mắc một điều nào nữa, và hắn loại bỏ ra khỏi sự
chú tâm mọi do dự trước sự cám dỗ của lợi lộc.

« Hắn chỉ có thể loại trừ được
năm thứ chướng ngại ấy (3) – tức
những thứ làm ô nhiễm sự chú tâm khiến cho sự minh mẫn phải bị suy giảm – khi
nào hắn biết tách rời mình ra khỏi các thứ giác cảm, tách rời mình ra khỏi những
tác nhânđộc hại, và chỉ khi ấy thì hắn mới có thể đạt được thể dạng jhâna thứ
nhất (đệ nhất
thiền
)
– thể dạng này gồm có sự chú-tâm-vững-chắc và sự duy-trì-vững-bền
và một niềm hân-hoan tràn đầy phúc-hạnh phát sinh từ sự biệt lập -, và hắn sẽ an
trú
trong thể dạng ấy. Này vị Bà-la-môn, đấy chính là những gì mà người ta gọi
là vết chân của Đấng Như Lai, vết cọ xát của Đấng Như Lai, vết thân cây tróc vỏ
ghi khắc bởi Đấng Như Lai. Tuy thế một đệ tửtinh khiết vẫn chưa có đủ khả năng
để kết luận rằng Đấng Thế Tôn là một vị Phật Toàn Thiện, Đạo Pháp của Đầng Thế
Tôn
được đưa ra thật đúng đắnTăng
Đoàn
thì bước đúng theo con đường.

Hơn thế nữa, này vị Bà-la-môn, bằng
cách làm biến mất sự chú-tâm-vững-chắc và sự duy-trì-vững-bền, người tu hành sẽ
đạt được thể dạng jhâna thứ hai (đệ nhị thiền) – thể dạng này gồm có sự
tự-tin-trong-sáng thuộc nội tâm và sự vượt-thoát-độc-đáo của tâm thức, thoát ra
khỏi sự chú-tâm-vững-chắc và sự duy-trì-bền-vững, và đấy cũng là môt sự hân-hoan
ngập tràn phúc-hạnh phát sinh từ sự chú tâm, hắn sẽ an trú trong thể dạng ấy.
Này vị Bà-la-môn, đấy chính là những gì mà người ta gọi là vết chân của Đấng
Như Lai. Tuy thế một người đệ tửtinh khiết vẫn chưa đủ khả năng để kết luận
rằng Đấng Thế Tôn là một vị Phật Toàn Thiện, Đạo Pháp của Đấng Thế Tôn được đưa
ra một cách đúng đắnTăng
Đoàn
thì bước đúng theo con đường.

« Hơn thế nữa, này vị
Bà-la-môn, bằng cách loại bỏ được cả sự hân-hoan, người tu hành sẽ duy trì được
một sự quán-thấy-trung-hòa. Cảnh giáchoàn toàntỉnh thức, người ấy cảm nhận
được một niềm phúc-hạnh trên thân xác và đạt được thể dạng jhâna thứ ba (đệ tam thiền),
đối với thể dạng ấy thì những người Không-Còn-Bị-Ô-Nhiễm sẽ gọi đấy là: « Thể
dạng duy trì được niềm phúc hạnh trong sự trung hòacảnh giác », và người
này sẽ an trú trong thể dạng ấy. Này vị Bà-la-môn, đấy là những gì mà người ta
gọi là vết chân của Đấng Như Lai, vết cọ xát của Đấng Như Lai, vết thân cây tróc
vỏ ghi khắc bởi Đấng Như Lai. Tuy thế người đệ tửtinh khiết vẫn chưa đủ khả
năng
để kết luận rằng Đấng Thế Tôn là một vị Phật Toàn Thiện, Đạo Pháp của Đấng
Thế Tôn
được đưa ra một cách đúng đắnTăng Đoàn thì bước đúng theo con đường.

« Hơn thế nữa, này vị
Bà-la-môn, bằng cách loại bỏ được sự hân-hoan và đau đớn, và hơn nữa nhờ đã loại
bỏ
từ trước được cả sự toại nguyện cũng như bất toại nguyện, người tu hành sẽ đạt
được
thế dạng thứ tư của jhâna (đệ tứ thiền), thể dạng ấy không khó chịu cũng
không thích thú, đấy là thể dạng tinh khiết của sự cảnh giác phát sinh từ một
sự quán-thấy-trung-hòa, và người này sẽ an trú trong thể dạng ấy. Này vị
Bà-la-môn, đấy là những gì mà người ta gọi là vết chân của Đấng Như Lai, vết cọ
xát của Đấng Như Lai, vết thân cây tróc vỏ ghi khắc bởi Đấng Như Lai. Tuy nhiên
người đệ tửtinh khiết vẫn chưa đủ khả năng để kết luận rằng Đấng Thế Tôn
một vị Phật Toàn Thiện, Đạo Pháp của Đấng Thế Tôn đã được đưa ra một cách đúng
đắn
Tăng Đoàn
thì bước đúng theo con đường.

« Khi sự chú tâmđạt được thể
dạng tập trung cao độ trên đây và trở nên hoàn toàntinh khiết, không còn mang một
tì vết nào, không còn một mảy mayô nhiễm nhỏ nhoi nào, thì sự chú tâm ấy cũng sẽ
trở nên mềm dẻo, dễ sử dụng, bền vững, không biến động, và người tu hành sẽ
hướng nó vào sự hiểu-biết-gợi-lại-bằng-trí-nhớ về các trú xứ trước đây (Thanh Tịnh Đạo Visud XIII, 12.) Người ấy nhớ lại được các thể loại trú xứ từ
trước, chẳng hạn đấy là một sự sinh, hai sự sinh, ba, bốn, năm, mười, hai mươi,
ba mươi, bốn mươi, năm mươi, một trăm, một ngàn, một trăm ngàn sự sinh, xuyên
qua
nhiều kỷ nguyên hủy hoại và hình thành: « Tôi mang một tên họ nào đó,
thuộc vào dòng dõi nào đó, màu da như thế này, dinh dưỡng như thế kia, tôi từng
được hạnh phúc hay phải chịu sự bất hạnh ra sao, tôi sống được bao lâu. Sau khi
qua đời thì tôi sinh ra ở một nơi nào đó và tại nơi ấy tôi mang tên như thế
này, thuộc dòng dõi này, màu da thì thế nọ, ăn uống như thế ấy, đạt đượchạnh
phúc
như thế này, phải chịu bất hạnh như thế kia, và kiếp sống của tôi kéo dài
được từng ấy. Sau khi qua đời thì tôi lại sinh ra tại chính nơi đây ». Đấy là
cách mà người ấy nhớ lại các trú xứ khác nhau từ trước qua các thể dạng khác
nhau và bằng những tên gọi khác nhau. Này vị Bà-la-môn, đấy là những gì mà
người ta gọi là vết chân của Đấng Như Lai, vết cọ xát của Đấng Như Lai, vết thân
cây tróc vỏ ghi khắc bởi Đấng Như Lai. Tuy thế người đệ tửtinh khiết vẫn chưa
đủ khả năng để kết luận rằng Đấng Thế Tôn là một vị Phật Toàn Thiện, Đạo Pháp
của Đấng Thế Tôn được đưa ra một cách đúng đắnTăng Đoàn thì bước đúng theo
con đường.

« Khi sự chú tâmđạt được thể
dạng tập trung cao độ trên đây và trở nên hoàn toàntinh khiết, không còn mang một
tì vết nào, không còn một mảy mayô nhiễm nhỏ nhoi nào, thì sự chú tâm ấy cũng sẽ
trở nên mềm dẻo, dễ sử dụng, bền vững, không biến động, và người tu hành sẽ hướng
nó vào sự hiểu biết về cái chết và sự tái sinh cùa các chúng sinh(Thanh Tịnh Đạo, Visud XIII, 71). Người
tu hành, bằng con mắt thiêng liêng, đã được tinh khiết hóa và vượt cao hơn khả
năng con người, sẽ trông thấy được chúng sinh chết và tái sinh trong một cấp bậc
như thế nào: thấp lùn hay cao ráo, xinh đẹp hay xấu xí, giàu có hay cơ hàn. Vị
ấy nhìn thấy được quá trình diễn tiến trong cuộc sống của từng chúng sinhphù
hợp
với nghiệp của họ: « Các chúng sinh hành động một cách tệ hại bằng thân
xác, ngôn từtâm thần, chỉ trích các vị Tinh Khiết(người Tu Hành và các Thánh Nhân), mang
những sự tin tưởngsai lầm và hành động dưới sự chi phối của những sự tin tưởngsai lầm, thì sau khi thân xác mòn mỏi và chết đi thì sẽ lâm vào cảnh thua thiệt,
một kiếp sống tồi tệ, suy sụp, chẳng khác gì nơi cõi địa ngục. Các chúng sinh
nào hành động một cách tốt lành bằng thân xác, ngôn từtâm thần, không chỉ
trích
các vị Tinh Khiết, mang những tin tưởngđúng đắn và hành động dưới ảnh
hưởng
của những sự tin tưởngđúng đắn, thì sau khi thân xác mòn mỏi và chết đi thì
sẽ đưa đến một kiếp sống tốt đẹp hơn nơi cõi thiên nhân. « Đấy là cách mà
bằng con mắt linh thiêng… vị ấy nhìn thấy được quá trình diễn tiến trong cuộc
sống của từng chúng sinhphù hợp với nghiệp của họ. Này vị Bà-là-môn, đấy là
những gì người ta gọi là vết chân của Đấng Như Lai, vết cọ xát của Đấng Như
Lai
, vết thân cây tróc vỏ ghi khắc bởi Đấng Như Lai. Tuy thế người đệ tửtinh
khiết
vẫn không đủ khả năng để kết luận rằng Đấng Thế Tôn là một vị Phật Toàn
Thiện
, Đạo Pháp của Đấng Thế Tôn được đưa ra một cách đúng đắnTăng Đoàn bước đúng theo con
đường
.

« Khi sự chú tâmđạt được thể
dạng tập trung cao độ trên đây và trở nên hoàn toàntinh khiết, không còn mang một
tì vết nào, không còn một mảy mayô nhiễm nhỏ nhoi nào, thì sự chú tâm ấy cũng
sẽ trở nên mềm dẻo, dễ sử dụng, bền vững, không biến động, và người tu hành sẽ
hướng nó vào sự hiểu biết về cách loại bỏ mọi ô nhiễm. Người ấy hiểu thật sâu
xa
, đúng thực: « Đây là sự bất hạnh » (4). Người ấy hiểu thật sâu xa, đúng thực: « Đây là nguồn gốc mang
lại sự bất hạnh ». Người ấy hiểu thật sâu xa, đúng thực: « Đây là sự
chấm dứt mọi sự bất hạnh ». Người ấy hiểu thật sâu xa, đúng thực:
« Đây là con đường đưa đến sự chấm dứt mọi sự bất hạnh ». Người ấy
hiểu thật sâu xa, đúng thực: « Đây là sự ô nhiễm ». Người ấy hiểu
thật sâu xa, đúng thực: « Đây là nguồn gốc đưa đến sự ô nhiễm ». Người
ấy hiểu thật sâu xa, đúng thực: « Đây là sự chấm dứt mọi sự ô
nhiễm
». Người ấy hiểu thật sâu xa, đúng thực: « Đây là con
đường
đưa đến sự chấm dứt mọi sự ô nhiễm ». Này vị Bà-la-môn, đấy là những
gì người ta gọi là vết chân của Đấng Như Lai, vết cọ xát của Đấng Như Lai, vết thân
cây tróc vỏ ghi khắc bởi Đấng Như Lai. Tuy thế người đệ tửtinh khiết vẫn chưa
đủ khả năng để kết luận rằng Đấng Thế Tôn là một vị Phật Toàn Thiện, Đạo Pháp
của Đấng Thế Tôn được đưa ra một cách đúng đắnTăng Đoàn bước đúng theo con
đường
.

« Khi đã hiểu được điều ấy,
nhìn thấy đưọc điều ấy thì tâm thức của người ấy cũng sẽ được giải thoát khỏi mọi
sự ô nhiễm gây ra bởi giác cảm, tâm thức của người ấy sẽ được giải thoát khỏi mọi
ô nhiễm phát sinh từ sự hiện hữu, tâm thức của người ấy được giải thoát khỏi
mọi sự mù quáng. Sự Giải Thoát phát sinh từ sự hiểu biết : hiểu biết tức
có nghĩa là « đạt đượcgiải thoát ». Người ấy biết được một cách chắc
chắn
là sự sinh từ nay đã bị hủy diệt, cuộc sống thánh thiện trước đây cũng đã
chấm dứt, và mình đã làm xong tất cả những gì phải làm, và chẳng còn gì sót lại
để còn phải tiếp tục làm trong thế gian này. Này vị Bà-la-môn, đấy là những gì
mà người ta gọi là vết chân của Đấng Như Lai, vết cọ xát của Đấng Như Lai, vết thân
cây tróc vỏ ghi khắc bởi Đấng Như Lai. Này vị Bà-la-môn, và đấy cũng chính là
thể dạng sau cùng và nhờ vào đó mà người đệ tửtinh khiếtđạt đượchoàn toàn khả
năng để kết luận rằng Đấng Thế Tôn là một vị Phật Toàn Thiện, Đạo Pháp của Đấng
Thế Tôn
đã được đưa ra một cách đúng đắnTăng Đoàn thì bước đúng theo
con đường.

Này vị Bà-la-môn, kể từ lúc này thì
hình ảnh của những vết chân voi đã hoàn toàn đầy đủ từng chi tiết »

Đấng Thế Tônthuyết giảng như thế, và
vị Bà-la-môn Jânussoni đã thốt lên như sau :

Tuyệt vời thay, thưa Đấng-Tôn-Kính
Cồ-đàm ! Tuyệt vời thay, thưa Đấng-Tôn-Kính Cồ-đàm ! Tương tự như
những gì đổ xuống lại được dựng lên, những gì bị che khuất lại được tìm thấy, chẳng
khác gì như chỉ đường cho một người đi lạc, thắp lên một ngọn đèn trong bóng
tối giúp những ai có mắt đều có thể nhìn thấy!

Đấy
cũng chính là cách mà Đấng-Tôn-Kính Cồ-đàm trình bày giáo huấn bằng nhiều phương
pháp
khác nhau. Tôi xin quy y nơi Đấng-Tôn-Kính Cồ-đàm, nơi Đạo Pháp và nơi Tăng Đoàn gồm những người xuất
gia
. Kể từ giây phút này, xin Đấng-Tôn-Kính Cồ-đàm hãy xem tôi như một đệ tử
biết giữ gìn sự quy y của mình cho đến khi nào vẫn còn một luồng sinh khíhiện
hữu
với hắn.

 

Ghi chú của Christian Maes

1- Thật khó để thực hiện một nếp sốngthánh thiện
trong bối cảnh gia đình, nơi đó « bụi bặm » của sự bám víu, ghét bỏ và
ảo giác làm nhơ bẩn tất cả mọi thứ.

2- Lúc đang đi hay khi khom xuống, dù là theo hướng này hay theo hướng kia thì
người ấy cũng luôn nhớ đến phép tu tập của mình để quán xét xem cái động tác ấy
có đúng với phép tu tập của mình hay không. Hắn không tưởng tượng ra một người
đang bước tới hay đang thụt lùi, mà phải nhìn thấy được đấy chỉ là một hành động
tâm thần(tác ý)
hướng dẫn thành phần gió cử động » được xem nhưthành phần « khí »
của tứ đại
)
thành phần gió thì làm chuyển động cấu hợp thân xác.

Người
ta kể lại rằng có một nhà sưuyên bác đang đàm đạo với các đệ tử của mình thì bổng
nhiên gập cánh tay lại. Sau đó thì ông lại duỗi ra thật chậm chạp và gập lại cũng
thật từ tốn. Đám đệ tử ngơ ngác, nhà sư bèn giải thích cho họ như sau:
« Này các bạn, khi tôi đã chọn một đối tượng để tập luyện thì sau đó dù có
thực thi một cử động nào thì tôi cũng không làm cho việc theo dõi đối tượng ấy
phải bị gián đoạn. Thế nhưng trong lúc mà tôi đang nói chuyện với các bạn thì
tôi đột nhiên gập tay lại và quên mất đối tượng. Đấy là lý do tại sao tôi lại
phải đưa cánh tay trở vềvị trí cũ và sau đó thì mới gập trở lại, và lần này
thì tôi theo dõi được đối tượng ».

3- Sự loại bỏ năm thứ chướng ngại xác định một « thể dạng chú tâm gần
kề » (Visud IV, 42) giúp đạt
được
jhâna thứ nhất (tức cấp bậc thứ nhất trong thể dạng lắng sâu vào sự trầm
tư).

4- Sự bất hạnh, hay dukkham, tạo
ra sự tiếp nốiliên tục của từng khoảnh khắc tri thức và nó bao gồm tất cả các
thứ bất hạnh khác như khổ nhọc, đớn đau, thích thú, v.v…

 

Vài lời ghi chú của
người dịch

Trên
đây quả thật là một bài kinh thật trọn vẹntrong sáng, bố cục thật tuyệt vời,
không có gì để bình giải thêm, nếu không thì cũng chỉ cần nhấn mạnh đến sự biến
đổi
của xã hộicon người sau hơn hai-nghìn-năm-trăm năm. Ngày nay trộm cắp
không còn nhất thiết chỉ có nghĩa là thò tay cầm nhầm những gì không phải của
mình mà còn có nghĩa là làm ăn bất chính, dùng quyền lực để nhận hối lộ, tước
đoạt của cải của người lương thiệnvơ vét tài nguyên thiên nhiên. Con người
cũng không còn đặt chiếc gậy xuống hay buông thanh kiếm xuống mà tranh nhau chế
tạo bom hạt nhân. Hơn nữa họ cũng không cần phảisử dụng những lời dối gạt và độc
ác
, cũng không cần phải thuật lại ở nơi này những gì nghe thấy tại nơi khác hầu không
làm hại các người này, cũng không thuật lại tại nơi khác những gì nghe thấy ở
nơi này hầu không làm hại những người kia
, bởi vì hệ thốngtruyền thông,
giáo dục và tuyên truyền thật tinh xảo với các phương tiện và kỹ thuật hiện đại
đã thay cho họ để làm cái công việc « thuật lại » ấy.


thế thiết nghĩ nếu muốn bảo tồn được nhân tínhcon người thì chúng ta cũng nên mở
rộng
lòng mình giúp cho con voi thật to có thể bước vào để dẫm lên tâm thức
mình, đánh thứclương tri của mình, cọ xát thật mạnh vào con tim của mình, hầu
giúp mình trở thành một con người đích thật, một con người biết nhìn vào sự bất
hạnh
của tất cả những sự hiện hữu biết hít thở, bằng con tim rướm máu của chính
mình.

Bures-Sur-Yvette,
27.02.12
Hoang Phongchuyển ngữ

maes_empreintes-elephanttrungbo-biaXem thêm bài kinhliên quan:

27.
Tiểu
kinh Dụ dấu chân voi
(Cùlahatthipadopama sutta) HT. Thích Minh Châu