VIJÑAPTI-MĀTRATĀ, DUY THỨC HAY DUY BIỂU?
*******
Đầu tiên, xin nói rõ không thể dịch từ “vijñaptimātratā” là Duy biểu, vì sẽ lầm lẫn với vijñapti trong kāya- hay vāg-vijñapti (thân biểu và ngữ biểu).
Cho nên có lẽ để tránh nhầm lẫn, Huyền Tráng đã dịch vijñapti trong kāya- hay vāg-vijñapti là biểu (nghiệp) để chỉ rõ bản chất thuộc sắc pháp. Trong khi đó, trong hợp từ vijñapti-matratā nó được dịch là ‘thức’ hay ‘liễu biệt’ để chỉ rõ nó thuộc tâm pháp hay thức uẩn.
Vijñapti Hán dịch là biểu, theo nghĩa, nó biểu hiện ra bên ngoài cho người khác thấy và do đó nhận biết. Ví dụ: như Một người vung gươm lên múa; người khác nhìn thấy và có thể phán đoán, nó vung gươm với ý định giết người, hay chỉ để múa biểu diễn mà chơi.
Vậy, thân biểu có nghĩa là sự thông tricho biết động tác của thân được thấy ấy có ý nghĩa gì, nhắm mục đích gì. Ý nghĩa hay mục này là những điều ẩn kín trong thức mà người ngoài không thể biết được nếu chúng không được biểu hiện ra bên ngoài thông qua thân hay ngữ. Nói cách khác, đó là vijñapti dịch là biểu trong thân biểu hay ngữ biểu được liệt kê trong sắc uẩn (rūpa-skandha).
Nhưng trong hợp từ vijñpati-matratā, dịch là duy thức vì trong đó vijñapti là yếu tố thuộc tâm pháp, được liệt kê trong thức uẩn(vijñapti-skandha).
Vậy thì, không phải như thầy sách Duy biểu hoc của Thầy Nhất Hạnh nói: “Duy biểu là tên mới của Duy Thức” (phần dẫn nhập, Duy biểu học, lá bối 1996).
Mặc dù về cơ bản, từ vijñapti có nội hàm chung là sự thông tri, nhưng trong hai ngữ cảnh, một từ vijñapti chỉ cho hai loại pháp khác nhau, không nên lẫn lộn giữa hai trường hợp. Điều này giải thíchlý do tại sao ngài Huyền Trang không dịch vijñapti-matratā là duy biểu, mà dịch là duy thức.
Còn có người đặt vấn đề vậy “vô biểu sắc (avijñapti-rūpa)” phải hiểu thế nào? Vô biểu nghiệp mà thể tính của nó là vô biểu sắc, là điểm đặc thù của ‘Sarvāstivāda’ (Thuyết nhất thiết hữu bộ). Trong đây, duy chỉ thân và ngữ có vô biểu, ý không có vô biểu. Bởi vì tự thể của vô biểu nghiệp là vô biểu sắc, mà nội dung của loại sắc này hàm chứa ý đồ hay mục đích của ý thức, nhưng ý đồ ấy ngấm ngầm, ẩn tang bên trong, không biểu lộ ra ngoài cho người khác biết. Ý thức không phải là sắc pháp nên không thể có vô biểu.
Tóm lại, nếu dịch vijñpati-matratā thành ‘duy biểu’, sẽ làm mất đi ý nghĩa nguyên vẹn của nó, tráo đổi khái niệm một cách hồ đồ, nếu không muốn nói là làm mất đi toàn bộý nghĩa của hệ thống luận về vijñpati-matratā.
Phân tích nặng về ngôn ngữ như vậy, có lẽ không thể tránh khỏi sự phiền trách: ngôn ngữ chỉ dùng để diễn tả các ý tưởng; một ý tưởng mà có nhiều chữ thì có gì đáng phải đính chính, phải thắc mắc?
Vấn đề ở đây không phải cố chấpcâu nệvăn tự. Nhưng thực sự chúng ta nên biết “mồm, mỏm hay miệng” thì cũng chỉ cho một thứ, nhưng không thể thay thế nhau trong bất cứ trường hợp nào cả. Ví dụ như: không thể gọi miệng của một người phải kính trọng là “mồm hay mỏm của Ngài” được. Cho nên cũng không thể nói biểu cũng chính là thức hay ngược lại thức cũng chính là biểu, vì như vậy chẳng khác gì nói, “sắc pháp cũng chính là tâm pháp”, hiểu vậy, là đi sai lệch hoàn toàngiáo nghĩa của duy thức.
Hiểu được thể cáchdiễn đạt của ngôn ngữ như vậy, chúng ta mới dễ dàng vượt qua những vấn đề “phiền toái” này.
Vô Trú Xứ Am, cận ngày vía Chuẩn Đề 2560
Phước Nguyên