Sn 4.3 — DUTTHATTHAKA SUTTA:
KINH VỀ TÀ KIẾN
Bài kinh này trong đoạn cuối (bài kệ 787), câu “không nắm giữ gì, cũng không bác bỏ gì” được Thanissaro Bhikkhu ghi chú rằng đó là theo bản Pali của Thái Lan, Sri Lanka và PTS, nhưng bản Pali Miến Điện viết khác, dịch ra Anh văn là “Vị này không có tự ngã, cũng không có cái đối nghịch lại tự ngã” (“He has no self, nor what’s opposed to self.”); nghĩa là, không gọi là ngã, cũng không gọi là phi-ngã. Trong khi đó, Bhikkhu Bodhi dịch thêm phần luận về chú giải kinh này, nói rằng với người đã buông bỏ 62 kiến giải, sẽ không còn thấy gì để nắm giữ hay buông bỏ nữa.
Trong Thiền sử Việt Nam, có ngài Tông Diễn (1640-1711), từng dạy: “Hữu vô câu bất lập, nhật cảnh bổn đương bô” (có và không đều không lập, mặt trờitrí tuệ sẽ lên cao). Ngắn gọn, không có gì để tranh cãi. Vì các pháp duyên vào nhau để hiện ra nên gọi là có, nhưng cũng vì duyên vào nhau nên cũng gọi là không. Với người thấy rõ tánh duyên khởihiển lộ trong các pháp, sẽ thấy không cần tranh cãi có/không, đúng/sai nữa.
Kinh này cho biết, với người giữ giới, có khi chỉ tăng thêm ngã chấp. Vấn đề, là phải tịch lặng.
Tóm lược ý kinh: Tâm vắng lặng, lìa tranh cãi, không thấy tự ngã nào để khoe, lìa mọi quan kiến/giáo thuyết dù Có hay Không…
Kinh này gồm các bài kệ từ 780 tới 787.
780
Một số người tranh cãi với tâm bất thiện,
một số người tranh cãi với tâm hướng về sự thật.
Bậc hiền giả không tham dự các cuộc tranh cãi khởi lên,
và do vậy, dù đi bất cứ nơi nào cũng không bận tâm.
781
Làm sao một người vượt quađịnh kiến riêng của họ
khi bị tâm tham dẫn đi, gắn chặt vào điều họ ưa thích
rồi dẫn tới kết luận riêng của họ.
Chỉ nên, biết gì, thì nói nấy.
782
Người trí nói rằng
bất kỳ ai không được hỏi tới
lại tự khoe mình giữ giới kỹ và tu học giỏi
chính là người không ra gì.
783
Người trí nói một tu sĩ cao thượng là khi
sống bình an, tâm hoàn toànvắng lặng
không khoe gì rằng tôi giỏi thế này thế kia
đi đâu trong cõi này cũng không thấy có tự ngã.
784
Những người tìm lợi ích cá nhân
với giáo lýbất tịnh do họ
tự vẽ ra, giảng dạy và thờ phượng
là đang dựa vào sự thỏa mãn có gốc rễ bất an.
785
Không dễ vượt qua sự chấp kiến:
khi chọn một giáo thuyết xong, họ giữ chặt lấy
họ sẽ dựa vàoý kiến riêng đã có để
chấp nhận hay bác bỏ một giáo thuyết.
786
Với người đã thanh tịnh,
không định kiến nào khởi lên về bất cứ
những gì là có hay không có (về hữu hay phi hữu)
ở bất cứ nơi đâu trong thế giới này.
Đã xa lìahư vọng và kiêu mạn, làm sao vị này
có thể dính mắc nữa. Họ sống không dính mắc.
787
Làm sao, và về những gì,
những kẻ dính vào tranh cãi về các giáo thuyết
có thể tranh cãi với người không dính mắc gì?
Không nắm giữ bất cứ gì, và không bác bỏ bất cứ gì
người ấy rũ bỏ bất kỳ cái nhìn nào nơi đây.
Hết Kinh Sn 4.3